[Thảo luận] Lập luận với bẫy: tại ngã tư, mũi tên đi thẳng và mũi tên rẽ trái quá gần nhau

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,540
Động cơ
434,730 Mã lực
À mà em có câu hỏi này chưa thấy các cụ tích phân giúp để em rộng đường...cãi nhỉ.
Câu hỏi của cụ "Vậy khi gặp mũi tên đi thẳng, các làn phân cách bằng vạch đứt thì có được phép chuyển làn không ạ? Hay cứ phải đi thẳng theo mũi tên?"

Trả lời: Cụ cứ chuyển làn thoải mái. Cái mũi tên chỉ có hiệu lực tại điểm giao nhau gần nhất. tức lè nếu vẫn đi trên làn đó đến điểm giao nhau cụ phải đi thẳng
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,540
Động cơ
434,730 Mã lực
Mình chiều ý kụ Pnew, tranh luận theo "tốc độ thiết kế" như kụ muốn nhé.

Kụ Pnew nói rất chung chung, rằng đường đô thị có cả đường có tốc độ >60 km/h, nhưng kụ không nêu cụ thể đường thế nào thì có cấp thiết kế >60kmh, đường thế nào thì cấp ≤60 km/h. Như vậy có thể gây ngộ nhận rằng vạch liền 15cm vẽ trước giao cắt có thể là đúng luật vì đường đó có thể có cấp thiết kế >60kmh.

Xin khẳng định luôn với các kụ: bất cứ đường đô thị nào có tồn tại giao cắt, thì đường đó chỉ có cấp thiết kế từ 60km/h trở xuống.

Do vậy, vẽ vạch liền trắng rộng 15cm trước giao cắt để chia 2 làn cùng chiều là sai luật.





------------------
Diễn giải:
Trên thực tế ở VN, số lượng đường đô thị có cấp thiết kế >50 rất chi là ít. Kụ nhìn tiêu chuẩn đường >50 thì thấy ngay thôi. Nó phải đảm bảo đạt FC, hoặc PC, trong khi hầu hết đường đô thị VN chỉ ở mức NC mà thôi (xem hình #1).

Hình #1 - Cách xác định tốc độ thiết kế của một đường đô thị cụ thể: theo Quy chuẩn thiết kế đường đô thị, Nếu một đường đô thị có giao cắt ---> đường đó thuộc loại "Không kiểm soát lối ra vào" (No control of access, viết tắt NC) ---> đường đó có cấp thiết kế <50 km/h ( xem Bảng 8 của QC thiết kế đường đô thị).



Hình #2- Minh hoạ mối tương quan giữa số lượng các giao cắt và cấp thiết kế đường đô thị



.
Nhất trí với cụ là quan trọng phải biết đường này là loại đường nào, cấp độ nào? Nhưng trong hệ thống báo hiệu không có biển nào thông báo cấp độ của đường cả nên đối với người tham gia giao thông việc xác định là rất khó.

Diễn giải của cụ (Bảng 8) chỉ là điều kiện cần chưa phải là điều kiện đủ tức là khi quy hoạch, thiết kế phải bảo đảm các điều kiện này chứ không phải các điều kiện đó xác định cấp của đường. Hơn nữa khái niệm kiểm soát một phần rất mờ không xác định cụ thể được.
Mặt khác ví dụ thực tế nhiều đường trong đô thị khi thiết kế, xây dựng theo cấp độ cao nhưng quá trình sử dụng các chuẩn không đạt (như chất lượng mặt đường, độ kiểm soát lối vào ra,..) nhưng trên giấy tờ cấp của đường đó vẫn không thay đổi.
Do vậy dựa vào hiện trạng của đường để xác định cấp của đường và dẫn đến xác định vạch kẻ đó là sai là không chắc chắn
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,090
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Câu hỏi của cụ "Vậy khi gặp mũi tên đi thẳng, các làn phân cách bằng vạch đứt thì có được phép chuyển làn không ạ? Hay cứ phải đi thẳng theo mũi tên?"

Trả lời: Cụ cứ chuyển làn thoải mái. Cái mũi tên chỉ có hiệu lực tại điểm giao nhau gần nhất. tức lè nếu vẫn đi trên làn đó đến điểm giao nhau cụ phải đi thẳng
Vâng, cảm ơn cụ. Em muốn hỏi như vậy để củng cố lý luận cho việc chuyển làn trên các đường dẫn vào cao tốc/đường trên cao. Như vậy ta chuyển làn nhập vào cao tốc trước khi gặp mũi tên rẽ trái ngay cả khi có mũi tên đi thẳng là không sai. Vậy mà hiện nay xxx vẫn bắt lỗi chuyển làn khi nhập vào cao tốc trước khi gặp mũi tên rẽ trái tại các đường dẫn lên đường trên cao, một số cụ cho rằng xxx bắt như thế là đúng.
 

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
22,340
Động cơ
-164,151 Mã lực
Thế nên ở ta có cái gọi là "ko làm chủ tốc độ" các bác ạ hic hic.
Lập luận của xxx em nghĩ cũng vậy, em chưa đủ trình để cãi lỗi cán vạch liền.
 

dhcuong84

Xe buýt
Biển số
OF-58293
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
724
Động cơ
451,341 Mã lực
Vâng, cảm ơn cụ. Em muốn hỏi như vậy để củng cố lý luận cho việc chuyển làn trên các đường dẫn vào cao tốc/đường trên cao. Như vậy ta chuyển làn nhập vào cao tốc trước khi gặp mũi tên rẽ trái ngay cả khi có mũi tên đi thẳng là không sai. Vậy mà hiện nay xxx vẫn bắt lỗi chuyển làn khi nhập vào cao tốc trước khi gặp mũi tên rẽ trái tại các đường dẫn lên đường trên cao, một số cụ cho rằng xxx bắt như thế là đúng.
Em nhớ mang mang có nói về vấn đề này rồi, nôm na là: cái làn tăng tốc ấy là để tăng tốc, miễn có chạy trên làn tăng tốc đó là được. Việc rẽ trái để nhập làn cao tốc ở vị trí nào phụ thuộc vào tốc độ và vạch kẻ giữa 2 làn là vạch liền hay vạch đứt. Còn cái mũi tên vẽ trên đường không có hiệu lực chỉ hướng đi tại làn đường đó (hiển nhiên trên làn chỉ đi thẳng, chả có thằng khùng nào vẽ mũi tên trên đường để cấm...đi lùi cả), chỉ có hiệu lực tại nơi giao nhau thôi. Việc các mũi tên trên làn tăng tốc, nhất là mũi tên "rẽ trái" ở cuối đường tăng tốc đó, là chỉ cho lái xe biết phải rẽ trái, nếu không sẽ tông vào giải phân cách, hoặc xuống ruộng, bởi đến đây là hết đường rồi (hết phần đường tăng tốc). Thực ra nó không vẽ mũi tên ở đó, thì lái xe cũng phải đánh lái sang trái thôi. Ngoài việc mũi tên, cuối làn đường tăng tốc còn nhiều báo hiệu khác: giải phân cách cứng, sơn phản quang, đèn chiếu sáng... Cái mũi tên vẽ đi thẳng ở trên đường tăng tốc ấy không có giá trị báo hiệu liên quan tới chuyển làn hết.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,849
Động cơ
630,428 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhất trí với cụ là quan trọng phải biết đường này là loại đường nào, cấp độ nào? Nhưng trong hệ thống báo hiệu không có biển nào thông báo cấp độ của đường cả nên đối với người tham gia giao thông việc xác định là rất khó.

Diễn giải của cụ (Bảng 8) chỉ là điều kiện cần chưa phải là điều kiện đủ tức là khi quy hoạch, thiết kế phải bảo đảm các điều kiện này chứ không phải các điều kiện đó xác định cấp của đường. Hơn nữa khái niệm kiểm soát một phần rất mờ không xác định cụ thể được.
Mặt khác ví dụ thực tế nhiều đường trong đô thị khi thiết kế, xây dựng theo cấp độ cao nhưng quá trình sử dụng các chuẩn không đạt (như chất lượng mặt đường, độ kiểm soát lối vào ra,..) nhưng trên giấy tờ cấp của đường đó vẫn không thay đổi.
Do vậy dựa vào hiện trạng của đường để xác định cấp của đường và dẫn đến xác định vạch kẻ đó là sai là không chắc chắn
Phản biện của kụ như vậy không thuyết phục. Kụ cũng không có dẫn chứng cụ thể nào từ văn bản luật để chứng minh điều kụ bôi đậm ở trên.

Bây giờ xin quay lại lại cái vạch liền màu trắng rộng 15cm kẻ trước ngã tư chỗ Cầu Diễn. Về bản chất, vạch đó dùng để kẻ trên các đường có tốc độ khai thác (hoặc như kụ nói là tốc độ thiết kế) >60kmh. Nếu kụ cho rằng vạch đó kẻ như vậy là đúng luật, thì kụ phải chứng minh đường đo thị đi ngang Cầu diễn là cấp đường >60 km/h. Nếu kụ không chứng minh được thì ... thôi.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,849
Động cơ
630,428 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vâng, cảm ơn cụ. Em muốn hỏi như vậy để củng cố lý luận cho việc chuyển làn trên các đường dẫn vào cao tốc/đường trên cao. Như vậy ta chuyển làn nhập vào cao tốc trước khi gặp mũi tên rẽ trái ngay cả khi có mũi tên đi thẳng là không sai. Vậy mà hiện nay xxx vẫn bắt lỗi chuyển làn khi nhập vào cao tốc trước khi gặp mũi tên rẽ trái tại các đường dẫn lên đường trên cao, một số cụ cho rằng xxx bắt như thế là đúng.

Em nhớ mang mang có nói về vấn đề này rồi, nôm na là: cái làn tăng tốc ấy là để tăng tốc, miễn có chạy trên làn tăng tốc đó là được. Việc rẽ trái để nhập làn cao tốc ở vị trí nào phụ thuộc vào tốc độ và vạch kẻ giữa 2 làn là vạch liền hay vạch đứt. Còn cái mũi tên vẽ trên đường không có hiệu lực chỉ hướng đi tại làn đường đó (hiển nhiên trên làn chỉ đi thẳng, chả có thằng khùng nào vẽ mũi tên trên đường để cấm...đi lùi cả), chỉ có hiệu lực tại nơi giao nhau thôi. Việc các mũi tên trên làn tăng tốc, nhất là mũi tên "rẽ trái" ở cuối đường tăng tốc đó, là chỉ cho lái xe biết phải rẽ trái, nếu không sẽ tông vào giải phân cách, hoặc xuống ruộng, bởi đến đây là hết đường rồi (hết phần đường tăng tốc). Thực ra nó không vẽ mũi tên ở đó, thì lái xe cũng phải đánh lái sang trái thôi. Ngoài việc mũi tên, cuối làn đường tăng tốc còn nhiều báo hiệu khác: giải phân cách cứng, sơn phản quang, đèn chiếu sáng... Cái mũi tên vẽ đi thẳng ở trên đường tăng tốc ấy không có giá trị báo hiệu liên quan tới chuyển làn hết.
Trong QC báo hiệu đường bộ, tại các nút nhập làn "không hề có mũi tên rẽ trái". Sở gtvt vẽ thêm mũi tên vào là sai luật. Xxx cũng không có cơ sở luật pháp để bắt lỗi đi sai mũi tên, kụ ui. (xin xem hình phía dưới)

Gặp nhà cháu, xxx chẳng thể bắt lỗi đi sai mũi tên. Nhà cháu sẽ lí luận như sau:

1- theo luật quy định, mũi tên rẽ trái có tác dụng bắt phương tiện "buộc phải rẽ sang hướng di chuyển bên trái". Tại điểm nhập làn này không có nhánh đường rẽ trái ---> mũi tên rẽ trái vẽ tại địa điểm đó là sai.

2- trong luật không quy định vẽ mũi tên rẽ trái tại điểm nhập làn ---> vẽ mũi tên như vậy là thừa.

3- xe tôi chỉ chuyển làn, từ làn tăng tốc ra làn chính bên ngoài, nên chỗ nào có vạch đứt là tôi xi nhan chuyển làn.
Mũi tên rẽ trái không phải là mũi tên hướng dẫn chuyển làn xe. Xe tôi cũng không rẽ trái, mà cũng chẳng có nhánh rẽ trái để tôi rẽ, nên tôi không quan tâm đến mũi tên rẽ trái kia.

Trong luật không có vẽ mũi tên rẽ trái tại các đường tăng tốc trước khi nhập làn.



.
 
Chỉnh sửa cuối:

kqt

Xe tải
Biển số
OF-83944
Ngày cấp bằng
27/1/11
Số km
211
Động cơ
413,700 Mã lực
Cũng vạch mũi tên, mời các bác chém tiếp xem dư lào:
Ở trong ngã tư (gọi như vậy cho đến khi có người phản đối) Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng, có biển 411 treo trên cao và các vạch kẻ đường mũi tên ở trên mặt đường. Hỏi các bác, treo biển và kẻ vạch như vậy có đúng với QCVN 41-2012 không?
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,540
Động cơ
434,730 Mã lực
Phản biện của kụ như vậy không thuyết phục. Kụ cũng không có dẫn chứng cụ thể nào từ văn bản luật để chứng minh điều kụ bôi đậm ở trên.

Bây giờ xin quay lại lại cái vạch liền màu trắng rộng 15cm kẻ trước ngã tư chỗ Cầu Diễn. Về bản chất, vạch đó dùng để kẻ trên các đường có tốc độ khai thác (hoặc như kụ nói là tốc độ thiết kế) >60kmh. Nếu kụ cho rằng vạch đó kẻ như vậy là đúng luật, thì kụ phải chứng minh đường đo thị đi ngang Cầu diễn là cấp đường >60 km/h. Nếu kụ không chứng minh được thì ... thôi.
Thì cụ có chứng minh được đường đó có cấp độ <60km/h đâu.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,849
Động cơ
630,428 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Thì cụ có chứng minh được đường đó có cấp độ <60km/h đâu.
Trong QC thiết kế đường đô thị có nêu rõ "đường đô thị có cấp thiết kế từ 50 km/h trở xuống thuộc loại NC, được bố trí giao cắt. Các loại đường đô thị từ 50 kmh trở lên thuộc loại PC và FC, không được bố trí giao cắt".
Như vậy, theo luật quy định, nếu là đường cấp 50 km/h trở lên đều không được quyền bố trí giao cắt, kể cả giao cắt khác mức.
Chứng minh rõ như vậy, kụ cũng không chịu.

Kụ không chịu, nhưng kụ cũng chẳng đưa ra được chứng cứ bằng câu luật cụ thể để phản bác các điều luật nêu trên (được nêu tại Bảng 8 và các điều liên quan ghi trong chính cái Quy chuẩn kụ đã đưa ra).

Nếu kụ không còn chứng cứ gì hơn để chứng minh nữa thì xin dừng tại đây nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,540
Động cơ
434,730 Mã lực
Cũng vạch mũi tên, mời các bác chém tiếp xem dư lào:
Ở trong ngã tư (gọi như vậy cho đến khi có người phản đối) Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng, có biển 411 treo trên cao và các vạch kẻ đường mũi tên ở trên mặt đường. Hỏi các bác, treo biển và kẻ vạch như vậy có đúng với QCVN 41-2012 không?
Cụ thay khái niệm "ngã tư" bằng "điểm giao nhau" thì sẽ rõ. Trong "ngã tư" này có nhiều điểm giao nhau và nhiều chỗ không phải điểm giao nhau, mắc dù nó rất ngắn
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,540
Động cơ
434,730 Mã lực
Trong QC thiết kế đường đô thị có nêu rõ "đường đô thị loại NC, tức là có giao cắt, là loại đường có cấp thiết kế từ 50 km/h trở xuống".
Chứng minh rõ như vậy, kụ cũng không chịu.
Mà kụ cũng chẳng có chứng cứ bằng câu luật cụ thể nào để phản bác được các điều được nêu tại Bảng 8 và các điều liên quan ghi trong chính cái Quy chuẩn kụ đã đưa ra.

Kụ không có chứng cứ gì hơn để chứng minh nữa thì xin dừng tại đây nhé.
Em đã chứng minh rằng bằng chứng của cụ chỉ là điều kiện cần, không phải điều kiện đủ nên không thể suy ngược tư NC ra cấp đừong trong thực tế được.
Em đã chứng minh được là lập luật của cụ về cái vạch đó là không chính xác (có thể đúng, có thể sai)
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,540
Động cơ
434,730 Mã lực
Trong QC báo hiệu đường bộ, tại các nút nhập làn "không hề có mũi tên rẽ trái". Sở gtvt vẽ thêm mũi tên vào là sai luật. Xxx cũng không có cơ sở luật pháp để bắt lỗi đi sai mũi tên, kụ ui. (xin xem hình phía dưới)

Gặp nhà cháu, xxx chẳng thể bắt lỗi đi sai mũi tên. Nhà cháu sẽ lí luận như sau:

1- theo luật quy định, mũi tên rẽ trái có tác dụng bắt phương tiện "buộc phải rẽ sang hướng di chuyển bên trái". Tại điểm nhập làn này không có nhánh đường rẽ trái ---> mũi tên rẽ trái vẽ tại địa điểm đó là sai.

2- trong luật không quy định vẽ mũi tên rẽ trái tại điểm nhập làn ---> vẽ mũi tên như vậy là thừa.

3- xe tôi chỉ chuyển làn, từ làn tăng tốc ra làn chính bên ngoài, nên chỗ nào có vạch đứt là tôi xi nhan chuyển làn.
Mũi tên rẽ trái không phải là mũi tên hướng dẫn chuyển làn xe. Xe tôi cũng không rẽ trái, mà cũng chẳng có nhánh rẽ trái để tôi rẽ, nên tôi không quan tâm đến mũi tên rẽ trái kia.

Trong luật không có vẽ mũi tên rẽ trái tại các đường tăng tốc trước khi nhập làn.



.
Trong QC báo hiệu đường bộ cho phép tại một điểm có thể có nhiều loại vạch do vây tại các nút nhập làn vừa có vạch nhập làn vừa có vạch mũi tên là không sai.
Cái sai ỏ đây chính là hai vạch này chửi nhau (thằng bảo được, thằng bảo chưa).
Nhất trí với cụ trong QC không có vạch nào mà mũi tên lại vẽ tại điểm giao nhau.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,849
Động cơ
630,428 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em đã chứng minh rằng bằng chứng của cụ chỉ là điều kiện cần, không phải điều kiện đủ nên không thể suy ngược tư NC ra cấp đừong trong thực tế được.
Em đã chứng minh được là lập luật của cụ về cái vạch đó là không chính xác (có thể đúng, có thể sai)
Kụ chỉ mới phát biểu theo cảm tính như vậy, chưa hề có chứng minh bằng bất kì câu luật nào để phản bác Bảng 8 đó.
Kụ cũng chẳng nêu được điều kiện đủ như thế nào.

Toàn suy luận cảm tính.
(Giống mấy hotboy nhà cháu thường thấy trên OS)
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,849
Động cơ
630,428 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trong QC báo hiệu đường bộ cho phép tại một điểm có thể có nhiều loại vạch do vây tại các nút nhập làn vừa có vạch nhập làn vừa có vạch mũi tên là không sai.
Cái sai ỏ đây chính là hai vạch này chửi nhau (thằng bảo được, thằng bảo chưa).
Nhất trí với cụ trong QC không có vạch nào mà mũi tên lại vẽ tại điểm giao nhau.
Phiền kụ trích dẫn câu luật nào cho phép như phần đậm kụ nêu trên để nhà cháu cập nhật cho bản thân.

Còn theo nhà cháu nghĩ, Tiêu chuẩn là mẫu để mọi người tuân theo.
Khi tiêu chuẳn đã vẽ một sơ đồ, nêu rõ sơ đồ đó gồm có các cấu thành abcd, không có các cấu thành xyz, thì khi thực hiện không ai có thể tự tiện đưa thêm các cấu thành "phi tiêu chuẩn xyz" khác vào được.

Như vậy mới là tiêu chuẩn quốc gia. Nếu ai thích gì cũng tự tiện vẽ thêm vào tiêu chuẩn quốc gia thì nó biến thành nồi lẩu thập cẩm.
 

kqt

Xe tải
Biển số
OF-83944
Ngày cấp bằng
27/1/11
Số km
211
Động cơ
413,700 Mã lực
Trong QCVN41-2012 thì dùng thuật ngữ "nơi giao nhau". Chỗ "ngã tư" đó là nơi 4 con đường giao nhau chắc đúng là "nơi giao nhau" rồi.


Cụ thay khái niệm "ngã tư" bằng "điểm giao nhau" thì sẽ rõ. Trong "ngã tư" này có nhiều điểm giao nhau và nhiều chỗ không phải điểm giao nhau, mắc dù nó rất ngắn
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,540
Động cơ
434,730 Mã lực
Kụ chỉ mới phát biểu theo cảm tính như vậy, chưa hề có chứng minh bằng bất kì câu luật nào để phản bác Bảng 8 đó.
Kụ cũng chẳng nêu được điều kiện đủ như thế nào.

Toàn suy luận cảm tính.
(Giống mấy hotboy nhà cháu thường thấy trên OS)
Đây không phải cảm tính mà là đọc và hiểu. Quan trọng là với cái bảng 8 đó cụ không thế xác định đựoc cấp của đường. Hơn nữa cụ đọc kỹ đoạn này :
"3.3. Khi thiết kế các tuyến đường phố trong đô thị ngoài việc tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn này, khi cần có thể tham khảo tiêu chuẩn đường ôtô, đường cao tốc và các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật hiện hành khác" để thấy đựoc bảng 8 chưa phải điều kiện đủ.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,540
Động cơ
434,730 Mã lực
Phiền kụ trích dẫn câu luật nào cho phép như phần đậm kụ nêu trên để nhà cháu cập nhật cho bản thân.

Còn theo nhà cháu nghĩ, Tiêu chuẩn là mẫu để mọi người tuân theo.
Khi tiêu chuẳn đã vẽ một sơ đồ, nêu rõ sơ đồ đó gồm có các cấu thành abcd, không có các cấu thành xyz, thì khi thực hiện không ai có thể tự tiện đưa thêm các cấu thành "phi tiêu chuẩn xyz" khác vào được.

Như vậy mới là tiêu chuẩn quốc gia. Nếu ai thích gì cũng tự tiện vẽ thêm vào tiêu chuẩn quốc gia thì nó biến thành nồi lẩu thập cẩm.
Em chắc không đọc nhiều bằng cụ. Nhưng cụ cứ nhìn cái ảnh của cụ xem trong đó có bao nhiệu loại vạch. Vạch nhập làn chính ở đây chi là vạch màu trắng kẻ đứt khúc thôi cụ.
Bổ sung thêm: Nếu lập luận của cụ đúng thì các vạch mắt võng thừong kẻ ơ phần, làn đường cho xe rẽ phải/trái đều sai luật. Tức là trong đô thị có thể dừng đõ trên vạch này
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,849
Động cơ
630,428 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bổ sung thêm: Nếu lập luận của cụ đúng thì các vạch mắt võng thừong kẻ ơ phần, làn đường cho xe rẽ phải/trái đều sai luật. Tức là trong đô thị có thể dừng đõ trên vạch này
Tại sao kụ không thể đưa cái hình vạch mắt võng kụ nói đến lên đây, để xem nó sai luật ở chỗ nào nhỉ?

Khi tranh luận nói chung, giá mà kụ trích dẫn minh họa những ý kiến của kụ bằng hình cụ thể thì đỡ suy luận lan man.



Đây không phải cảm tính mà là đọc và hiểu. Quan trọng là với cái bảng 8 đó cụ không thế xác định đựoc cấp của đường. Hơn nữa cụ đọc kỹ đoạn này :
"3.3. Khi thiết kế các tuyến đường phố trong đô thị ngoài việc tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn này, khi cần có thể tham khảo tiêu chuẩn đường ôtô, đường cao tốc và các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật hiện hành khác" để thấy đựoc bảng 8 chưa phải điều kiện đủ.
1- Phản biện này của kụ chẳng thuyết phục tẹo nào. Dắt dây cà ra dây muống.

Theo nguyên tắc, để phân loại hay đánh giá một cá nhân (phân loại các bộ) hay sản phẩm (cấp chất lượng của sản phẩm), người ta phải có một "ba-rem" rất cụ thể, có thể định tính và định lượng, thể hiện dưới dạng một bảng tiêu chuẩn, có ghi rõ từng mục của ba-rem đó.
Cá nhân hay sản phẩm nào đáp ứng đủ những mục nào trong ba rem đó là tra ngay được kết quả tương ứng xem nó thuộc nhóm nào.

Không thể dùng các "ba-rem mơ hồ" để đánh giá phân loại được.
Câu kụ viện dẫn "khi cần có thể tham khảo tiêu chuẩn đường ôtô, đường cao tốc và các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật hiện hành khác" chính là một "ba-rem mơ hồ", không thể định tính hay định lượng, không thể làm ba-rem để phân loại các cấp đường đô thị được.

Trong câu đó còn ghi chữ "khi cần" nữa chứ.
Thế khi "không cần" thì sao? Thì "không cần tham khảo tiêu chuẩn đường ôtô, đường cao tốc và các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật hiện hành khác". Đúng không kụ ?

2- Đề nghị kụ Pnew liệt kê giúp "các điều kiện đủ" để đường đô thị được xếp vào nhóm <=60 km/h như kụ nói "khi cần có thể tham khảo tiêu chuẩn đường ôtô, đường cao tốc và các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật hiện hành khác", để xem cụ thể nó gồm những gì, kụ nhé.


.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top