- Biển số
- OF-200649
- Ngày cấp bằng
- 4/7/13
- Số km
- 245
- Động cơ
- 325,183 Mã lực
Em đã có thêm 1 chút kinh nghiệm ở thớt này. Cảm ơn cụ nhé
Cảm ơn kụ Pnew đã phản biện cùng.Cái này quy định về tốc độ sử dụng, em muốn nói đến tốc độ thiết kế, có thể khai thác của đường đô thị
Diễn giải của kụ chưa chính xác, nếu không nói đó là diễn giải lôgic ngược.Như cụ đã trích "Đường đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị" tức là [/b]nó có thể một trong các loại đường: cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh,...[/B]
Cụ litiume phấn tích hay quá, nhưng chốt lại vẫn là câu cuối nó thực tế. :-|Em ngại quote dài dòng nên mạn phép gửi tới các cụ mấy ý kiến cá nhân:
@Cụ cwise & Cụ sgb345:
- Theo các quy định hiện hành, trong khu vực đông dân cư (ứng với loại đường có tốc độ quy định từ 60 km/h trở xuống), chỉ có vạch 1.6 được định nghĩa "là vạch báo hiệu chuẩn bị đến Vạch số 1.1 hay Vạch số 1.11 dùng để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều". Thế nhưng ngay trong định nghĩa của các vạch 1.1 & 1.11 đều không nhắc đến ý cùng chiều này. Dùng để phân làn (hiểu theo nghĩa phân chia dòng xe cùng chiều) chỉ có trong định nghĩa của vạch 1.5 (vạch đứt 10cm). Các loại vạch liền 10/15 cm đều cấm đè, nhưng đều chỉ để phân chia dòng xe đi ngược chiều nhau. Như vậy, có thể nói rằng trong khu đông dân cư không có vạch liền nào được định nghĩa dùng để phân làn. Chỉ ngoài khu đông dân cư (đường có tốc độ quy định > 60km/h), theo định nghĩa thì có vạch 35 là vạch liền trắng rộng 15 cm dùng để cấm thay đổi làn xe.
- Việc kết hợp sử dụng các loại báo hiệu khác nhau trong hệ thống báo hiệu đường bộ để hiệu lệnh và chỉ dẫn giao thông đã có trong quy định (nêu trong quy định chung với vạch kẻ đường và quy định cụ thể với một số vạch). Quy định về độ ưu tiên cao thấp nhằm mục đích tạo ra cách hiểu thống nhất đối với mỗi sự kết hợp, phòng trường hợp gây ra các cách hiểu khác nhau dẫn đến việc thực hiện khác nhau, gây trở ngại hoặc sự cố giao thông.
- Các cụ nên để ý là người ta chia thành 2 nhóm trong quy định về báo hiệu đường bộ: i) người điều khiển & đèn tín hiệu nằm ở nhóm có tác dụng điều khiển toàn bộ hoặc một vài nhóm phương tiện trong phạm vi điều khiển "đi" hay "dừng"; ii) biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu,... nằm ở nhóm có tác dụng hiệu lệnh và/hoặc chỉ dẫn phương tiện tham gia giao thông phải/được phép "đi" (di chuyển, bao gồm cả dừng/đỗ) như thế nào. Nếu lưu ý điểm này, các cụ sẽ hiểu vì sao người ta chỉ đưa ra các cách kết hợp giữa vạch kẻ đường với biển báo mà không nêu luôn cách kết hợp với đèn tín hiệu (người điều khiển thì oai rồi, không kể). Với đèn tín hiệu, người ta chỉ quy định về phạm vi tác động (cả chiều đi hay riêng từng làn, một vài làn) và cách ứng xử của đối tượng chịu tác động. Mâu thuẫn giữa đèn tín hiệu (nhóm 1) và vạch kẻ đường/biển báo (nhóm 2) chỉ "có thể" xảy ra khi người ta sử dụng Dạng 2 của đèn tín hiệu (Phụ lục A, TCQG về BHĐB) trên từng làn vì dạng này có lấn sân nhóm 2 do có lồng với mũi tên chỉ hướng được đi hay dừng, và do sai sót, mũi tên này không phù hợp với làn đường chịu tác động điều khiển của đèn.
@Các cụ:
- Em thấy nói chung trình độ xây dựng luật & các văn bản pháp quy của VN mình rất lởm. Một phần lởm do trình độ của người chịu trách nhiệm xây dựng các văn bản này (viết hổng, thậm chí mâu thuẫn rất nhiều). Một phần lởm nữa do khả năng tiên lượng xã hội rất kém, các quy định luôn chạy theo sau các vụ việc, hiện tượng đã phát sinh trong xã hội.
Ví dụ cho lĩnh vực GTĐB có thể dùng ngay cái TCQG về BHĐB này: cấu trúc lủng củng, điều khoản khi thiếu ý, khi nặng về văn vở, khi thì đá lẫn nhau; việc phân làn & cấm chuyển làn trong nội thành nội thị, như với HN, HCMC phát triển rất rộng hiện nay, là điều hiển nhiên cần có, lại chẳng có cái quy định nào.- Để làm cái gọi là "người dân tự bảo vệ mình", tránh mất $ khi bị xxx vịn, em thấy có thể vận dụng các kẽ hở do sự yếu kém về mặt lập pháp. Ví dụ như nếu trong nội thành bị phạt đè vạch liền, có thể lý luận với xxx rằng chẳng có cái vạch liền đúng quy định nào để dùng trong việc phân làn cả
- Để góp phần giảm bớt ùn tắc, sự cố và tai nạn giao thông, trong khi chờ luật pháp hoàn thiện hơn để thực sự tuân thủ, em nghĩ trước mắt ta cứ nên làm giống như những gì nhiều người cho là đúng hoặc chấp nhận là phải theo. Dù gì thì luật pháp đặt ra cũng chỉ nhằm mục đích điều chỉnh hành vi của các cá nhân nhằm tạo sự thống nhất cao cho đám đông thôi mà.
Em xin giả mic, không tiếp tục chém trong topic này nữa
Em không biết khai niệm tốc độ khai thác cụ trích từ luật nào? Em chỉ thấy mỗi câu này: "15.3. Đối với đường đô thị: căn cứ vào tốc độ khai thác để lựa chọn kích thước biển báo hiệu;" nhưng chẳng liên quan gì đến vạch kẻ đường cả.- Khái niệm "tốc độ khai thác" luật quy định ở đây là mức tốc độ cụ thể mà sở gtvt, thông qua biển báo vạch kẻ đường, quyết định cho phép xe được chạy tối đa bao nhiêu km/h (trong khu đô thị xe được chạy max 50km/h),
Xin hỏi cụ đường trên cao ở Hà Nội là loại đường gì? cao tốc hay đô thị?. Nếu là đường cao tốc sao lại nằm giữa địa giới hành chính thủ đô. Còn nếu là đường đô thị sao lại có tổc độ >60km/h và toàn bộ vạch kẻ đường thuộc Phụ lục G.Diễn giải chính xác sẽ là: dù có nằm trên tuyến của một tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, v.v... nào đó, nhưng khi đoạn đường của tuyến đó nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị thì đoạn đường đó sẽ được phân loại là đường đô thị, được xây dựng thêm và quản lí khai thác như đường đô thị.
Em nghĩ chỗ đánh dấu đỏ là cụ thêm vàohạ tốc độ khai thác đường đô thị xuống tối đa 50km/h, lắp hệ thống biển báo hiệu vạch kẻ đường, đèn giao thông ... phù hợp với cấp đường đô thị
Đoạn này nhà e. Hôm e hỏi mấy a đội 7 a ơi ở kia có vạch thế kia thì ông nào muốn ra ngã 4 lvl thì cả đời k ra đc a nhỉ.Các cụ hôm nào rảnh qua chỗ đường Lê Văn Lương kéo dài đoạn trước cổng Nam Cường (hướng từ Nam Cường về Khuất duy tiến), có quả đường 2 Làn, cả 2 Làn đều có mũi tên rẽ trái. Thế thì đúng là các báo GTCC bắt anh em bay lên trời để đi thẳng .
Mấy cụ xxx ra đấy bắt có mà đầy
Ở Hải Phòng cũng đang có cái vạch ấy cụ ạ (vạch liền trắng, bề ngang 15cm phân các làn phương tiên đi cùng chiều)..Em về xem hết các vạch vẫn ko hiểu nó là cái vạch gì, sao lại dùng ở đấy ? Cụ nào biết thì giải ngố giúp em với...Ha ha ha,
Vấn đề xuất phát từ cái vạch liền trắng, rộng 15cm kẻ sai luật, chia 2 làn cùng chiều, được vẽ trên đường trong Khu dân cư nơi luật cho phép chạy tối đa 50km/h, xxx không có cơ sở pháp lí để phạt khi xe lấn cái vạch kẻ sai luật đó.
Vậy mà kụ Pnew bênh vực cái vạch đó, dẫn dắt câu chuyện lan man đến tận đường cao tốc trong khu đô thị, đường quốc lộ...
Chẳng hiểu kụ còn cho các kụ OF đi du lịch những đâu, nghe lan man những gì nữa đây?
Nhưng kụ đừng quên cái vạch trắng liền, rộng 15cm, kẻ láo trên đường trong khu đô thị đó nhé.
Đường vành đai hay đường tránh nội thị cụ ợ, chẳng qua là bí bách quá mới phải làm cái đường này chứ không thì trong nội thị tắc chết. Ai lại gọi cái đường í là cao tốc bao giờ, dài có vài km, tốc độ tối đa 80km/h, bằng đường ngoại thành gọi cao tốc làm gì cho phí nhời. Chỉ có những nước bị động hoặc quy hoạch kém thì mới có đường kiểu ấy trong nội thị thôi, chứ không tắc đường chả ai muốn làm cái đường ấy cho tốn kém lại xấu mù.Xin hỏi cụ đường trên cao ở Hà Nội là loại đường gì? cao tốc hay đô thị?. Nếu là đường cao tốc sao lại nằm giữa địa giới hành chính thủ đô. Còn nếu là đường đô thị sao lại có tổc độ >60km/h và toàn bộ vạch kẻ đường thuộc Phụ lục G.
Em chẳng bênh cái vạch đó, cũng chẳng lan man mà đi thẳng vào vấn đề đấy cụ.Ha ha ha,
Vấn đề xuất phát từ cái vạch liền trắng, rộng 15cm kẻ sai luật, chia 2 làn cùng chiều, được vẽ trên đường trong Khu dân cư nơi luật cho phép chạy tối đa 50km/h, xxx không có cơ sở pháp lí để phạt khi xe lấn cái vạch kẻ sai luật đó.
Vậy mà kụ Pnew bênh vực cái vạch đó, dẫn dắt câu chuyện lan man đến tận đường cao tốc trong khu đô thị, đường quốc lộ...
Chẳng hiểu kụ còn cho các kụ OF đi du lịch những đâu, nghe lan man những gì nữa đây?
Nhưng kụ đừng quên cái vạch trắng liền, rộng 15cm, kẻ láo trên đường trong khu đô thị đó nhé.
Em hỏi cụ sgb345 để làm rõ không phải tất cả đường trong đô thị là "ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ ≤ 60KM/H" và "ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ ≤ 60KM/H" phải được hiểu rằng là đường được thiết kế, làm để xe có thể chạy tối đa là 60km/h chứ không phải đường bị hạn chế tốc độ ≤ 60Km/hĐường vành đai hay đường tránh nội thị cụ ợ, chẳng qua là bí bách quá mới phải làm cái đường này chứ không thì trong nội thị tắc chết. Ai lại gọi cái đường í là cao tốc bao giờ, dài có vài km, tốc độ tối đa 80km/h, bằng đường ngoại thành gọi cao tốc làm gì cho phí nhời. Chỉ có những nước bị động hoặc quy hoạch kém thì mới có đường kiểu ấy trong nội thị thôi, chứ không tắc đường chả ai muốn làm cái đường ấy cho tốn kém lại xấu mù.
À mà em có câu hỏi này chưa thấy các cụ tích phân giúp để em rộng đường...cãi nhỉ.Vậy khi gặp mũi tên đi thẳng, các làn phân cách bằng vạch đứt thì có được phép chuyển làn không ạ? Hay cứ phải đi thẳng theo mũi tên?
Em cũng bổ sung chút về các định nghĩa:Em chẳng bênh cái vạch đó, cũng chẳng lan man mà đi thẳng vào vấn đề đấy cụ.
Cụ cho rằng cái vạch liền trắng, rộng 15cm kẻ sai luật, chia 2 làn cùng chiều, được vẽ trên đường trong Khu dân cư nơi luật cho phép chạy tối đa 50km/h là sai vì cụ cho rẳng tất cả đường trong đô thị là "ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ ≤ 60KM/H". Mà em đã chỉ ra trong đô thị có cả đường "ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ > 60KM/H" (cụ có thể tham tham khảo quy chuẩn xây dựng đường đô thị).
Nên cụ kết luận "trong đô thị vạch liền trắng, rộng 15cm kẻ sai luật, chia 2 làn cùng chiều" là không hoàn toàn đúng. Nó chỉ đúng khi đường đó là "ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ ≤ 60KM/H" mà thôi.
"ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ ≤ 60KM/H" phải hiểu rằng là ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ THIẾT KẾ ≤ 60KM/H vì nếu hiểu nó là "ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ SỬ DUNG ≤ 60KM/H" thì trong đo thị không ai làm đường có tốc độ >50km/h làm gì và cũng không cần phải có quy chuẩn để làm việc đó nhưng thực tế lại có. (trong độ thị những đường phố chính có thể được thiết kế để xe chạy 80km/h). Do vậy không thể chứng minh được trong đô thị chỉ có "ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ ≤ 60KM/H"
Em chẳng bênh cái vạch đó, cũng chẳng lan man mà đi thẳng vào vấn đề đấy cụ.
Cụ cho rằng cái vạch liền trắng, rộng 15cm kẻ sai luật, chia 2 làn cùng chiều, được vẽ trên đường trong Khu dân cư nơi luật cho phép chạy tối đa 50km/h là sai vì cụ cho rẳng tất cả đường trong đô thị là "ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ ≤ 60KM/H".
Mà em đã chỉ ra trong đô thị có cả đường "ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ > 60KM/H" (cụ có thể tham tham khảo quy chuẩn xây dựng đường đô thị).
Nên cụ kết luận "trong đô thị vạch liền trắng, rộng 15cm kẻ sai luật, chia 2 làn cùng chiều" là không hoàn toàn đúng. Nó chỉ đúng khi đường đó là "ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ ≤ 60KM/H" mà thôi.
"ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ ≤ 60KM/H" phải hiểu rằng là ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ THIẾT KẾ ≤ 60KM/H, vì nếu hiểu nó là "ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ SỬ DUNG ≤ 60KM/H" thì trong đo thị không ai làm đường có tốc độ >50km/h làm gì và cũng không cần phải có quy chuẩn để làm việc đó nhưng thực tế lại có. (trong độ thị những đường phố chính có thể được thiết kế để xe chạy 80km/h). Do vậy không thể chứng minh được trong đô thị chỉ có "ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ ≤ 60KM/H"
Khi nói đường cho vận tốc > 60km/h hay < 60km/h là ý nói về chất lượng đường theo tiêu chuẩn. Trong thành phố vẫn có nhiều đường đạt chuẩn vận tốc > 60km/h. Hạn chế tốc độ là để cho an toàn chứ không phải là áp dụng máy móc như cụ.
Hí hí, cụ cho em xin ví dụ đường nào trong khu đông dân cư đặt chuẩn vận tốc > 60km/h. Em không nghĩ anh # lại quyết định bỏ tiền sắm giày chạy 100m để cho VĐV đi bộ. Tốc độ tối đa trong khu đông dân cư của phương tiện chỉ là 50km/h do đó mình có thể hiểu một cách đơn giản là đường trong khu đông dân cư thì cần áp dụng các vạch quy định ở Phụ lục H. Các các chú giao thông công chính cũng hiểu như thế này.
Mình chiều ý kụ Pnew, tranh luận theo "tốc độ thiết kế" như kụ muốn nhé.Em chẳng bênh cái vạch đó, cũng chẳng lan man mà đi thẳng vào vấn đề đấy cụ.
...
Mà em đã chỉ ra trong đô thị có cả đường "ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ > 60KM/H" (cụ có thể tham tham khảo quy chuẩn xây dựng đường đô thị).