Chuyện mua ô tô cũ của e:
A. Chập chững:
1. Ban đầu thì e lân la các trang bonbanh, v.v...
Đối tượng ban đầu là những xe đời cực sâu tầm hàng xe cổ. Lúc này e cứ nghĩ đơn giản là xem ảnh, nhắn tin qua lại vài ba câu trên fb thì có thể đến xem và mua luôn. Nhưng hóa ra không phải như vậy.
2. Có 1 lời khuyên e thấy giá trị nhất từ 1 anh thợ chơi xe cổ ở trên fb mà e vẫn áp dụng đến bây giờ, khi e hỏi ý kiến ông anh về 1 tin rao nào đó, ông anh nói là "cứ đi xem 3, 4 xe thực tế rồi cảm nhận". Thực tế thì đến giờ e đã xem hàng chục con xe cổ, xe cũ và cũng có kha khá cảm nhận.
Nếu không có lời khuyên này thì 1 là em là rời bỏ hành trình tìm xe cũ, 2 là em đã trót ôm 1 cục tạ vào người khiến tiền mật tật mang. Tuy nhiên cũng k tránh khỏi việc mất tiền thật sau này.
B. Tư tưởng dần được khai thông
1. Sau thời gian quan sát quá trình "chơi" xe cổ của người khác trên fb. Em nhận thấy cái đó cần rất nhiều thời gian, phải biết sửa chữa, nhưng khó kiếm phụ tùng, lại k có ứng dụng thực tiễn làm phương tiện cho gia đình. Không khả thi, em chuyển hướng nghiên cứu xe cũ đời sâu vừa vừa. Tham khảo ý kiến người xung quanh và nghiên cứu thêm, em nhắm đến altis hoặc civic 2005-2010.
2. Em cũng tự nghiên cứu về cách xem xe cũ, cả cách xem xe cũ kiểu VN, lẫn cách xem xe cũ kiểu Mỹ trên youtube.
2.1. Kiểu VN là xem keo chỉ, vết đinh bấm, mối hàn, vết hàn để dò đâm đụng, xem các con ốc để xác định chưa hạ máy (liên quan đến nghi ngờ thủy kích, tai nạn, máy có vấn đề nên phải đại tu), kiểm tra máy có bị thổi gioăng, hay bị đổ hơi k, xem khói ở pô. Nghe tiếng máy. Thuê thợ, dẫn người quen. Lái thử ra hãng hoặc gagare để check.
2.2. Kiểu Mỹ thì khá là khác: xem tình trạng của xe, ví dụ như xe tai nạn đc phục dựng, xe thay máy, ... đều được dán nhãn và công khai. Yêu cầu chủ xe cung cấp lịch sử bảo dưỡng, thông tin về xe. Có cả dịch vụ check lịch sử xe carfax. Xe đời cũ ở Mỹ từ sớm đã chuẩn OBD2. Nên cũng có thể tự cầm máy đi xem về máy móc, điện. Phổ biển là xe bị lỗi đèn động cơ nên bị bán đi nhưng bị xóa lỗi và chưa được khắc phục. Ngoài ra còn kiểm tra tổng thể khung gầm vỏ tìm dấu hiệu vênh, đâm đụng, hay có mục gỉ k. Kiểm tra rò rỉ và chất lượng các dung dịch như dầu, nước làm mát. Kiểm tra thổi gioăng, đổ hơi, khói pô. Lái thử. Mang xe ra garage độc lập để check.
3. Tất nhiên ở VN nên e cũng áp dụng kiểu VN rồi. E lọc ra các xe rao bán khả thi, liên lạc để hẹn xem xe và đi vòng 1 lượt. Khi tự xem thì cũng có thể biết được xe có đâm đụng không, nhưng khó xem đc keo chỉ và ốc nên vẫn cần thuê thợ và vào hãng check. Khi tự xem đc 1 chiếc xe ưng thì em cũng thuê thợ (dịch vụ quảng cáo trên mạng).
Thuê thợ bên ngoài k hề rẻ, có thể lên hơn 1tr nếu đi xa. Chưa kể một khi đã thuê thợ, họ mặc định cho là mình k hiểu biết về xem xe cũ nên chém gió rất nhiệt tình nếu người thuê giả vờ k biết gì về xe.
Em cũng k tin thợ nên em còn ra hãng. Khi ra hãng thì cần báo trước cho họ biết mình là người mua để có vấn đề, thợ hãng có thể trao đổi riêng sau, tránh để người bán biết nội dung trao đổi. Bản thân e vẫn tin tưởng thợ hãng hơn thuê thợ ngoài check. Vì k thể biết được thợ ngoài có nháy mắt với người bán k. Còn hãng thì rất ít khả năng nháy mắt vì xe cỏ giá trị k lớn, xe cũ đương nhiên check là sẽ ra lỗi nên họ sẽ nói hiện trạng xe khách quan hơn thợ. Tất nhiên, nếu có thợ quen biết vì lợi ích của mình là tốt nhất, có khi k cần vào hãng.
4. Sau các bước check xe thì e cũng chấp nhận hiện trạng xe so với đời xe và giá. Tuy nhiên em lại bỏ qua việc check cực kỳ quan trọng k kém là pháp lý, thủ tục sang tên. Thiếu kinh nghiệm giao dịch, lại nóng vội nên e đặt cọc để về chuẩn bị tiền giao dịch nốt. Từ đây, nhiều nghi vấn nảy sinh, thứ nhất là e chưa kiểm tra giấy tờ để biết tư cách của người bán với xe có hợp pháp k. Mà chỉ tin lời cam kết bằng miệng và trên giấy mua bán. Về cam kết bằng miệng kiểu hứa sẽ lo thủ tục sang tên này thì chả có nghĩa lý gì nếu phát sinh tranh chấp, khi người mua đã thanh toán thì rủi ro vẫn nặng về người mua nếu đã thanh toán mà thủ tục sang tên k đc công chứng. Sau đó, em đành nói khéo để "xin lại" 50% cọc.
5. Sau vụ hủy kèo này thì e cũng vỡ được nhiều thứ. Cũng thấy các bác trên otofun bảo lên fb vào mấy nhóm chuyên về 1 dòng xe để tìm chính chủ bán. Cái này e thử, nhưng phải nói, toàn thợ giả dân để bán. 1 số từ khóa miệng người dân bán xe hiếm khi nói mà hay gặp ở thợ giả dân "cam kết", "không phải nghĩ", "1 chủ từ đầu", "gia đình bán", "dư xe nên bán".... Còn rất nhiều, có lẽ phải tiếp xúc thực tế nhiều mới có trực giác để nhận ra thợ giả dân. Quả thực để tìm được chính chủ bán xịn xò không hề dễ nếu chỉ dựa vào lướt mạng, facebook. Có trường hợp thợ công khai còn rao chủ nhờ bán xe 1 chủ từ đầu, nhưng thực ra xe đã tua ODO nhiều lần, có thể đã mua bán dạng ủy quyền qua rất nhiều người, hoặc xe cho thuê. Xe như vậy k đc chăm sóc như xe gia đình nên rất nát. Vậy mà lại có thể được rao là xe 1 chủ từ đầu chủ đi giữ gìn nhờ garage bán lại (check đc ODO hãng thì ối dồi ôi, 1 năm đi hơn 5v, tua ODO mấy lần)
C. Các bài học của e:
1. Cứ đi xem thật nhiều và cảm nhận, va chạm
2. Không vội mua nếu chưa đủ tự tin, chắc chắn. Đừng để người bán thúc dục chốt. Càng thúc dục thì càng đề phòng kiểm tra thêm
3. Không tin cam kết miệng, cam kết giấy. Mà phải tự kiểm chứng.
4. Không bao giờ đặt cọc
5. Không tốn tiền thuê thợ check xe ngoài chỉ dựa vào quảng cáo mạng
6. Pháp lý của xe là cực kỳ quan trọng. Và phải chuẩn chỉ. Những kiểu mua bán mà người bán vô danh, k chính chủ, chưa rõ uy tín thì e cho next luôn. 1 là nơi bán phải cực kỳ uy tín, 2 là chính chủ bán. Chính chủ hợp đồng công chứng vẫn tốt nhất vì mình còn kiểm soát được thủ tục sang tên.
7. Có bên thứ 3 check xe thì tốt nhất là thợ, garage quen hoặc hãng. Hãng vẫn là lựa chọn tối ưu nếu đã có đủ kinh nghiệm xem xe k cần thợ.
8. Người bán đắn đo việc mang xe đi check thì cho next
9. Nếu trao đổi với người bán mà mọi thứ có vẻ hoàn hảo thì đó có thể là thợ giả dân.
10. Nếu trao đổi với người bán mà thấy toàn nhược điểm thì khả năng cao là dân xịn.