- Biển số
- OF-466519
- Ngày cấp bằng
- 30/10/16
- Số km
- 217
- Động cơ
- 203,611 Mã lực
Cám ơn mợ đã chia sẻ và cho lời khuyên bổ ích. F1 nhà mợ thật may mắn vì có phụ huynh tâm lý, gia đình hậu thuẫn, ủng hộ. Mỗi cây mỗi hoa, khi em đến tuổi phải lo kinh tế chính cho gia đình, thì em nghĩ học đến một chừng mực nào đó có thể dừng và ra đời đi làm thì hợp lý hơn là cứ leo cao rồi không biết đi về đâu. Khi "học" xong, nhìn ra xung quanh thì chính mình bị tụt hậu và bị đào thải. Cho nên, định hướng đúng đắn khi chọn ngành nghề, quyết định làm gì cũng là một điều rất quan trọng.Hiểu chứ, và hiểu rất rỏ . Vì tôi cũng là người ở nhà thuê, chân ướt chân ráo, rất vất vả, khi đi những bước đầu tiên, lập nghiệp nơi xứ người. Vì hiểu rỏ, nên tôi chấp nhận mình ở nhà thuê, và hiểu rằng, tương lai chỉ mở rộng, nếu như có mảnh bằng cấp đh trong tay. Nhờ vào đó, có được thêm thu nhập và đủ kiến thức, để hướng dẫn cho con mình sau nầy.
Cụ trẻ mới bước vào đời, đã dùng tiền làm thước đo cho sự thành công giữa mình và người khác. So đo thì được, nhưng than van quá, không hay. Vì con đường mình bước đi, chính là do mình chọn lựa. Quá so đo, để rồi nản chí, là 1 sự sai lầm rất lớn. F1 nhà tôi, có lẻ, quen với việc dạy dỗ rằng, con đường đi học, lắm vất vả, gian nan. Nhưng khi đạt được mục đích cuối cùng, sẽ có được địa vị cao và sự kính trọng trong xã hội. Kết quả ở cuối con đường học vấn, sẽ là trái ngọt . Tôi là phụ huynh, rất hảnh diện vì những thành tựu của F1 đạt được, không phải lo âu rằng, F1 sẽ bị công ty đào thải khi đến độ tuổi 40- 50, như thế hệ của tôi vậy.
F1 nhà tôi, vừa xong đh, đã được 1 công ty có tiếng tăm, nhận vào làm việc, với tiền lương khá cao. Cùng lúc, được tin báo , nhận vào học ngành Y. F1 phân vân vì những lựa chọn. Đã từng nghĩ đến, muốn đi làm vài năm, rồi mới trở lại học tiếp tục. Tuy nhiên, tôi cho rằng, cánh cửa bước vào ngành y, không phải lúc nào cũng mở rộng. Đôi khi, cơ hội đó chỉ đến 1 lần duy nhất. Bỏ lở, sẽ ân hận sau nầy. Tôi không biết, sự góp ý của mình, có ảnh hưởng bao nhiêu, đối với quyết định của F1. Nhưng thấy sau đó, F1 bỏ việc, ôm cặp trở lại trường học, học thêm 10 năm nữa. Nếu mang 10 năm thời gian ra so sánh, thì bạn bè cùng lớp tuổi với F1, đã thành công và tích luỹ 1 con số tài sản không ít. Nhưng F1 nhà tôi, không nhìn thấy có tự ti hay mặc cảm chút nào. Và tôi nhìn thấy rỏ, sự ngưởng mộ, trong mắt bạn bè của F1, dành cho con tôi, khi họ giao tiếp với nhau. Ngày F1 học xong, được phép hành nghề chính thức, là ngày tôi cảm thấy, tương lai của thế hệ sau, của nhà tôi, tốt đẹp và mở rộng.
15 năm, tính từ ngày, F1 bước chân vào ngưởng cửa ĐH. 15 năm xa nhà, ở nhà thuê. 1 quảng thời gian rất dài. Nếu so đo như chủ thớt, thì F1 nhà tôi, đã không thể tiến xa, trên con đường học vấn.
Có câu nói, " Nhìn lên thì nhiều người hơn mình lắm, nhìn xuống, thì mình hơn hẳn rất nhiều người". Nếu như đã chọn sai ngành, thì chấp nhận hiện thực. Rồi tìm cách thay đổi .Cũng không quá khó khăn để bắt đầu lại, vì tuổi đời vẫn còn trẻ.
Khi về VN chơi, tiếp xúc, chuyện trò với những người xung quanh, đặc biệt là thế hệ trước, họ vẫn coi mảnh bằng "tiến sĩ" là một cái gì đó ghê gớm lắm. Có bằng "tiến sĩ", gán thêm cái chữ TS. vào trước tên, lên "chém gió" phần phật, nói cái gì cũng auto đúng, cho dù đó là những vấn đề không phải chuyên môn của mình. Em tạo thớt này, cũng mong mọi người hiểu đúng nó chỉ là một chứng chỉ đầu tiên để hành nghề nghiên cứu khoa học. Và trong môi trường của em, nói không ngoa, có đến 70-80% những người em tiếp xúc chịu đâm đầu vào làm luận án tiến sĩ, với lý do là 1.- Để gia hạn giấy tờ, ở được lâu hơn và có cơ hội kiếm việc, ở lại nước ngoài lâu dài (hầu hết người nước ngoài làm tiến sĩ em gặp, đều vì lý do này). 2.- Không xin được việc trong hãng thì kiếm đại 1 cái đề tài mà làm, sống qua ngày (đúng cả với nước ngoài và Tây). Khá ít người theo nghiệp học tập vì đam mê thật sự. Có lẽ, đây cũng là một nguyên nhân khiến em nhụt chí.