[Funland] [Làm tiến sĩ] Có cụ nào nhục nhã khi kể vể công việc mình đang làm

Badinerie

Xe hơi
Biển số
OF-466519
Ngày cấp bằng
30/10/16
Số km
187
Động cơ
203,611 Mã lực
Hiểu chứ, và hiểu rất rỏ . Vì tôi cũng là người ở nhà thuê, chân ướt chân ráo, rất vất vả, khi đi những bước đầu tiên, lập nghiệp nơi xứ người. Vì hiểu rỏ, nên tôi chấp nhận mình ở nhà thuê, và hiểu rằng, tương lai chỉ mở rộng, nếu như có mảnh bằng cấp đh trong tay. Nhờ vào đó, có được thêm thu nhập và đủ kiến thức, để hướng dẫn cho con mình sau nầy.

Cụ trẻ mới bước vào đời, đã dùng tiền làm thước đo cho sự thành công giữa mình và người khác. So đo thì được, nhưng than van quá, không hay. Vì con đường mình bước đi, chính là do mình chọn lựa. Quá so đo, để rồi nản chí, là 1 sự sai lầm rất lớn. F1 nhà tôi, có lẻ, quen với việc dạy dỗ rằng, con đường đi học, lắm vất vả, gian nan. Nhưng khi đạt được mục đích cuối cùng, sẽ có được địa vị cao và sự kính trọng trong xã hội. Kết quả ở cuối con đường học vấn, sẽ là trái ngọt . Tôi là phụ huynh, rất hảnh diện vì những thành tựu của F1 đạt được, không phải lo âu rằng, F1 sẽ bị công ty đào thải khi đến độ tuổi 40- 50, như thế hệ của tôi vậy.

F1 nhà tôi, vừa xong đh, đã được 1 công ty có tiếng tăm, nhận vào làm việc, với tiền lương khá cao. Cùng lúc, được tin báo , nhận vào học ngành Y. F1 phân vân vì những lựa chọn. Đã từng nghĩ đến, muốn đi làm vài năm, rồi mới trở lại học tiếp tục. Tuy nhiên, tôi cho rằng, cánh cửa bước vào ngành y, không phải lúc nào cũng mở rộng. Đôi khi, cơ hội đó chỉ đến 1 lần duy nhất. Bỏ lở, sẽ ân hận sau nầy. Tôi không biết, sự góp ý của mình, có ảnh hưởng bao nhiêu, đối với quyết định của F1. Nhưng thấy sau đó, F1 bỏ việc, ôm cặp trở lại trường học, học thêm 10 năm nữa. Nếu mang 10 năm thời gian ra so sánh, thì bạn bè cùng lớp tuổi với F1, đã thành công và tích luỹ 1 con số tài sản không ít. Nhưng F1 nhà tôi, không nhìn thấy có tự ti hay mặc cảm chút nào. Và tôi nhìn thấy rỏ, sự ngưởng mộ, trong mắt bạn bè của F1, dành cho con tôi, khi họ giao tiếp với nhau. Ngày F1 học xong, được phép hành nghề chính thức, là ngày tôi cảm thấy, tương lai của thế hệ sau, của nhà tôi, tốt đẹp và mở rộng.

15 năm, tính từ ngày, F1 bước chân vào ngưởng cửa ĐH. 15 năm xa nhà, ở nhà thuê. 1 quảng thời gian rất dài. Nếu so đo như chủ thớt, thì F1 nhà tôi, đã không thể tiến xa, trên con đường học vấn.

Có câu nói, " Nhìn lên thì nhiều người hơn mình lắm, nhìn xuống, thì mình hơn hẳn rất nhiều người". Nếu như đã chọn sai ngành, thì chấp nhận hiện thực. Rồi tìm cách thay đổi .Cũng không quá khó khăn để bắt đầu lại, vì tuổi đời vẫn còn trẻ.
Cám ơn mợ đã chia sẻ và cho lời khuyên bổ ích. F1 nhà mợ thật may mắn vì có phụ huynh tâm lý, gia đình hậu thuẫn, ủng hộ. Mỗi cây mỗi hoa, khi em đến tuổi phải lo kinh tế chính cho gia đình, thì em nghĩ học đến một chừng mực nào đó có thể dừng và ra đời đi làm thì hợp lý hơn là cứ leo cao rồi không biết đi về đâu. Khi "học" xong, nhìn ra xung quanh thì chính mình bị tụt hậu và bị đào thải. Cho nên, định hướng đúng đắn khi chọn ngành nghề, quyết định làm gì cũng là một điều rất quan trọng.

Khi về VN chơi, tiếp xúc, chuyện trò với những người xung quanh, đặc biệt là thế hệ trước, họ vẫn coi mảnh bằng "tiến sĩ" là một cái gì đó ghê gớm lắm. Có bằng "tiến sĩ", gán thêm cái chữ TS. vào trước tên, lên "chém gió" phần phật, nói cái gì cũng auto đúng, cho dù đó là những vấn đề không phải chuyên môn của mình. Em tạo thớt này, cũng mong mọi người hiểu đúng nó chỉ là một chứng chỉ đầu tiên để hành nghề nghiên cứu khoa học. Và trong môi trường của em, nói không ngoa, có đến 70-80% những người em tiếp xúc chịu đâm đầu vào làm luận án tiến sĩ, với lý do là 1.- Để gia hạn giấy tờ, ở được lâu hơn và có cơ hội kiếm việc, ở lại nước ngoài lâu dài (hầu hết người nước ngoài làm tiến sĩ em gặp, đều vì lý do này). 2.- Không xin được việc trong hãng thì kiếm đại 1 cái đề tài mà làm, sống qua ngày (đúng cả với nước ngoài và Tây). Khá ít người theo nghiệp học tập vì đam mê thật sự. Có lẽ, đây cũng là một nguyên nhân khiến em nhụt chí.
 

Lọ mọ

Xe buýt
Biển số
OF-73558
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
980
Động cơ
396,168 Mã lực
Em được hưởng lương từ nơi làm việc, khoảng tầm hơn 1400€. Với 1 người thì đủ sống ở Paris, không dư dả gì, 1 năm tiết kiệm tiền vé về VN chơi được 1 lần và không có tích lũy. 2 người sống với mức này thì sống được nhưng khá chật vật ạ. Vấn đề của em chủ yếu là tâm lý khủng hoảng, công việc áp lực và chưa nhìn thấy lối thoát, chứ không hẳn là tiền không đủ sống. Đủ sống, nhưng không dư và không có lực làm được gì cả.

Vể mức lương bạn bè em ra trường đi nếu làm doanh nghiệp thì dao động từ 2500 € đến 3300 € lương net về tay khi mới bắt đầu công việc. Biết là khập khiễng nhưng nếu so sánh kiểu nếu hưởng lương như vậy mà chỉ sống vừa đủ, thì sẽ có tích lũy nhiều hơn :D
thớt của cụ mở Đã tròn một năm em rảnh dỗi em xem lại và muốn biết thông tin Sau một năm cụ thế nào. Giờ cụ đang sống ở đâu Có gì mới chưa và thu nhập thế nào..
 

Giothoibayluon

Xe tải
Biển số
OF-778563
Ngày cấp bằng
27/5/21
Số km
390
Động cơ
88,977 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Bac giang
Em cám ơn cụ đã thông cảm và chia sẻ. Chắc chắn sau này em không làm academia, cái bằng PhD chả để làm gì. Bạn bè cùng lứa em, đi làm 2-3 năm mua nhà, mua xe chạy vi vu ầm ầm. Dù có làm bất cứ việc gì lương cũng cao hơn thằng làm PhD student. Em thấy em đang phí sức trẻ để làm một điều vô nghĩa, không thu lại lợi nhuận ạ. Bạn bè cùng lứa đại học với em, ở lại Hà Nội và chỉ đi dạy luyện thi đại học thu nhập đã hơn 100 triệu/tháng. Em tự hỏi, mình đi du học, học cho cố để rút cuộc lại thành một kẻ thất bại trong cuộc đời làm gì. Tại sao người ta cứ phải cổ xuý học cao nhất cỏ thể, mà không định hướng làm điều gì thực dụng nhất, kiếm được nhất có thể. Những người cổ xuý em cố học cho tốt, lương làng nhàng cho giáo viên cấp 2, cấp 3; giờ về hưu hưởng lương 5-7 triệu cho đến chết. Tụi em cũng phải tiếp tục cuộc đời như vậy sao?
Cụ học xong là bị bế quay lại VN thì chả chán.
Xong rúc vào viện nào đó ăn lương hệ số, cắp ô đi làm còn chán nữa
 

Bonghong_nuocAnh

Xe đạp
Biển số
OF-831700
Ngày cấp bằng
2/4/23
Số km
13
Động cơ
338 Mã lực
Em xin phép đính chính là tây Âu thì làm đủ thời gian, >= 35h/tuần và lương (trợ cấp nghiên cứu) trên mức lương cơ bản (ước tính từ 1500-2000 €/ tháng). Và đó là làm full time chứ không được phép đi làm thêm bên ngoài ạ.


Dạ, cụ đúng ạ. Nhưng chủ quán phở, quán nail thu nhập còn nhiều hơn gấp bao nhiêu lần những người học hành tử tế.
Một thầy giáo trong chỗ em làm, hàm giáo sư (professor), nhưng không vợ, không con, cả đời chỉ đâm đầu vào làm khoa học và hưởng lương hơn 100 triệu VNĐ/tháng khi tuổi đã xết chiều. Cuộc đời liệu có đáng để từ bỏ tất cả chỉ để được như thế vào cỡ tuổi U60, U70 không ạ?

Em cũng mong muốn là thà làm chủ quán nail, quán phở, tiền tiêu không thiếu, êm ấm cả đời, còn hơn là vác cái bằng PhD xong sau vứt xó và phí vài năm của cuộc đời.
Mỗi người có cách nhìn nhận thế nào là hạnh phúc trong cuộc đời. Với bạn có thể có nhà có xe là hạnh phúc. Nhưng với vị prof đó, được nghiên cứu những gì mình say mê, được đóng góp cho khoa học là hạnh phúc. Không có cái nào là sai cả. Lấy bằng tiến sĩ chỉ là lấy cái chứng chỉ để hành nghề khoa học, như luật sư vậy. Không có gì ghê gớm cả. Nếu bạn không thích nghề đó thì bỏ đi, kiếm nghề khác
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,211
Động cơ
895,520 Mã lực
...
Khi về VN chơi, tiếp xúc, chuyện trò với những người xung quanh, đặc biệt là thế hệ trước, họ vẫn coi mảnh bằng "tiến sĩ" là một cái gì đó ghê gớm lắm. Có bằng "tiến sĩ", gán thêm cái chữ TS. vào trước tên, lên "chém gió" phần phật, nói cái gì cũng auto đúng, cho dù đó là những vấn đề không phải chuyên môn của mình...
Chắc các bác chưa trải qua những cuộc thi nghiên cứu sinh thời trước nên mới dễ dàng viết như vậy (em đang viết về thi để đi làm NCS ở nước ngoài).
Trừ trường hợp rất đặc biệt, thi đỗ hồi đó rồi có được đi hay không thì cũng có thể coi như đã làm xong 1 bằng đại học. Thời đó họ mô tả người đăng ký học ôn để đi thi "Hại tiền, hại của, hại thanh danh". Thi đấu loại thải trực tiếp. Đầu tiên chỉ 2 người, sau này 4 người đấu nhau 1 suất đi. Những người dám đứng lên sàn đấu đều không tồi.
Thực ra thanh danh ở đây phải nói là cực nặng với các thầy ở các trường đại học đi thi không đạt. Khi đó rất khó lên lớp nghe sinh viên bên dưới xì xào "thầy thi trượt!".
Ở các cơ sở sản xuất đỡ hơn rất nhiều về đấu nhau để giành được suất đi học, nhưng lại có nhược điểm là gần như không được học ôn, còn ở viện, ở trường, những người tự tin về kiến thức đã bắt đầu ngay tham gia các lớp học luyện từ khi bắt đầu đi làm và thường sau độ 10 năm mới được cử đi thi (tuổi phổ biến là 33, đỗ học xong ngoại ngữ là 34 và 35 là tuổi giới hạn cao nhất các nước bạn nhận NCS).
Khẩu hiệu của người đi thi là "Tìm đường cứu nhà, cứu nước". Sang đó học 1 phần, còn phần lớn là đi buôn, làm mọi thứ, thứ gì cũng làm miễn ra tiền, để khi làm xong thì ngoài cái bằng còn có chút gì mang về nhà nuôi vợ, nuôi con. Có giai đoạn NCS ở Nga rất nổi tiếng về buôn kim cương, vàng, đô la và máy tính (xxx, hải quan họ kiểm soát, bắt rất gắt gao). Bác hàng xóm nhà em bị bắn thủng ngực, gẫy xương sườn.
Họ trải qua những thời gian, việc làm như vậy tức là họ đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm cho cuộc sống, không phải chỉ gói gọn kiến thức ở cái đề tài tiến sỹ của họ!
 
Chỉnh sửa cuối:

Thành Thị 1

Xe điện
Biển số
OF-811147
Ngày cấp bằng
19/4/22
Số km
2,920
Động cơ
96,441 Mã lực
Cám ơn mợ đã chia sẻ và cho lời khuyên bổ ích. F1 nhà mợ thật may mắn vì có phụ huynh tâm lý, gia đình hậu thuẫn, ủng hộ. Mỗi cây mỗi hoa, khi em đến tuổi phải lo kinh tế chính cho gia đình, thì em nghĩ học đến một chừng mực nào đó có thể dừng và ra đời đi làm thì hợp lý hơn là cứ leo cao rồi không biết đi về đâu. Khi "học" xong, nhìn ra xung quanh thì chính mình bị tụt hậu và bị đào thải. Cho nên, định hướng đúng đắn khi chọn ngành nghề, quyết định làm gì cũng là một điều rất quan trọng.

Khi về VN chơi, tiếp xúc, chuyện trò với những người xung quanh, đặc biệt là thế hệ trước, họ vẫn coi mảnh bằng "tiến sĩ" là một cái gì đó ghê gớm lắm. Có bằng "tiến sĩ", gán thêm cái chữ TS. vào trước tên, lên "chém gió" phần phật, nói cái gì cũng auto đúng, cho dù đó là những vấn đề không phải chuyên môn của mình. Em tạo thớt này, cũng mong mọi người hiểu đúng nó chỉ là một chứng chỉ đầu tiên để hành nghề nghiên cứu khoa học. Và trong môi trường của em, nói không ngoa, có đến 70-80% những người em tiếp xúc chịu đâm đầu vào làm luận án tiến sĩ, với lý do là 1.- Để gia hạn giấy tờ, ở được lâu hơn và có cơ hội kiếm việc, ở lại nước ngoài lâu dài (hầu hết người nước ngoài làm tiến sĩ em gặp, đều vì lý do này). 2.- Không xin được việc trong hãng thì kiếm đại 1 cái đề tài mà làm, sống qua ngày (đúng cả với nước ngoài và Tây). Khá ít người theo nghiệp học tập vì đam mê thật sự. Có lẽ, đây cũng là một nguyên nhân khiến em nhụt chí.
có cái đầu nồi ý, ông nào gắn TS vào nói e còn ko thèm nghe, đời ko có thực chiến thì nghe sáo rỗng lắm, bạn e đầy thằng TS,
 
  • Vodka
Reactions: QAZ

savisevic

Xe hơi
Biển số
OF-818412
Ngày cấp bằng
31/8/22
Số km
199
Động cơ
2,531 Mã lực
Tuổi
25
Ít nữa cụ học xong thì cụ định ở lại hay về nước.
Em nghe trà đá kể có người chỉ tốt nghiệp cử nhân làm ở 1 Viện Khoa học ( ở đường HQV), toàn chạy dự án khoa học, thuê các giáo sư, tiến sỹ làm, trả tiền; mỗi dự án dư ra cũng làm cái biệt thự.
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,750
Động cơ
27,426 Mã lực
Ở châu Âu (tây Âu), học tiến sĩ nên nghĩ là làm hơn là học, vì được trả lương nhưng thấp hơn nhiều so với đi làm ngoài công ty.

Cháu đang học lấy bằng tiến sĩ, vài tháng nữa xong mà nhăm nhe muốn bỏ lắm rồi ạ.

Nhìn xung quanh bạn bè cùng lứa mình kể cả nước ngoài (bạn đại học, cao học) lẫn trong nước (bạn cấp 2, cấp 3), đứa nào cũng nhà cửa, xe cộ vi vu đàng hoàng rồi, trong khi mình theo việc học phải ở nhà thuê, đi xe công cộng cháu thấy rất nhục nhã. Chỉ ước thời gian quay trở lại, cháu không vì một phút dại dột mà chọn theo con đường học hành. Cùng lứa cháu, ngoài đam mê, người ta chịu làm tiến sĩ chỉ có hai khả năng: 1 là cần giấy tờ để ở lại, 2 là phế quá không xin được việc, chọn đại cái chủ đề PhD mà làm. Cháu có cả 2 cái rồi: vừa có việc trong công ty, vừa có giấy tờ (quốc tịch), lại đâm đầu vào rọ.

Cháu thấy rất nhục nhã, khốn nạn và mất phương hướng các cụ ạ. Có cụ nào đã từng học ở nước ngoài có tâm lý như cháu không? Xin các cụ cho cháu ít lời khuyên với.
"vừa có giấy tờ (quốc tịch)": Vậy, bác bán cái giấy tờ này cho 1 cuộc hôn nhân giấy tờ nào đó, là có 30-40K Euro rồi.
Thừa đủ để Xe cộ vi vu.
Tạm thế đã.
 

Colza

Xe hơi
Biển số
OF-825417
Ngày cấp bằng
25/1/23
Số km
165
Động cơ
6,024 Mã lực
Lần cuối thấy cụ chủ comment là cuối tháng 8 năm ngoái. Không biết giờ vượt qua được chưa hay đã bỏ rồi. Bỏ cũng tốt cho cụ ấy. PhD/academic chẳng qua chỉ là một lựa chọn, không hợp thì bỏ đi, làm cái khác. Nặng nề ám ảnh làm gì.

Em xong PhD nhảy sang làm Industry lại thấy những ngày làm academy thật êm đềm :D
 
Biển số
OF-781354
Ngày cấp bằng
21/6/21
Số km
315
Động cơ
50,350 Mã lực
Tuổi
25
Ở châu Âu (tây Âu), học tiến sĩ nên nghĩ là làm hơn là học, vì được trả lương nhưng thấp hơn nhiều so với đi làm ngoài công ty.

Cháu đang học lấy bằng tiến sĩ, vài tháng nữa xong mà nhăm nhe muốn bỏ lắm rồi ạ.

Nhìn xung quanh bạn bè cùng lứa mình kể cả nước ngoài (bạn đại học, cao học) lẫn trong nước (bạn cấp 2, cấp 3), đứa nào cũng nhà cửa, xe cộ vi vu đàng hoàng rồi, trong khi mình theo việc học phải ở nhà thuê, đi xe công cộng cháu thấy rất nhục nhã. Chỉ ước thời gian quay trở lại, cháu không vì một phút dại dột mà chọn theo con đường học hành. Cùng lứa cháu, ngoài đam mê, người ta chịu làm tiến sĩ chỉ có hai khả năng: 1 là cần giấy tờ để ở lại, 2 là phế quá không xin được việc, chọn đại cái chủ đề PhD mà làm. Cháu có cả 2 cái rồi: vừa có việc trong công ty, vừa có giấy tờ (quốc tịch), lại đâm đầu vào rọ.

Cháu thấy rất nhục nhã, khốn nạn và mất phương hướng các cụ ạ. Có cụ nào đã từng học ở nước ngoài có tâm lý như cháu không? Xin các cụ cho cháu ít lời khuyên với.
Em trích một đoạn cụ đọc thử xem:

"
bởi thế, mọi hiện tượng đều là Không – thiếu vắng các đặc tính xác định; chúng không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm.
Cho nên, Xá-lợi-phất, trong Không, không có sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức; không có nhãn, không nhĩ, không tỷ, không thiệt, không thân, không ý; không sắc, không thanh, không hương, không vị, không xúc, không pháp. Không có nhãn giới và vân vân cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh cũng không có diệt hết vô minh, và vân vân cho đến không có già, chết cũng không có diệt hết già chết. Không có khổ, tập, diệt đạo. Không có trí huệ, không có chứng đắc, cũng không có không chứng đắc.
Xá-lợi-phất, vì không có chứng đắc nên do đó Bồ-tát an trụ theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì tâm không uế chướng nên không sợ hãi, vượt khỏi sai lầm, đạt cứu cánh niết-bàn."

Ý nói là mộng tưởng vật chất dễ tan biến, chỉ có trí huệ mới tồn tại cùng chúng ta, hay như mấy ông Do nói chỉ có thứ trong đầu là của ta chứ thứ trong bụng còn chưa chắc?

Cụ làm PhD mà chưa có tín tâm bền vững là thiếu minh triết rùi, vật chất rất quan trọng nhưng không mang lại tự do, chỉ có tri thức mới đem lại tự do cả trong cuộc sống lẫn tư duy.

Chúc cụ đi tới cuối con đường bằng mọi giá!
 

banchaophoi

Xe tải
Biển số
OF-565585
Ngày cấp bằng
22/4/18
Số km
217
Động cơ
149,412 Mã lực
Em cám ơn cụ đã thông cảm và chia sẻ. Chắc chắn sau này em không làm academia, cái bằng PhD chả để làm gì. Bạn bè cùng lứa em, đi làm 2-3 năm mua nhà, mua xe chạy vi vu ầm ầm. Dù có làm bất cứ việc gì lương cũng cao hơn thằng làm PhD student. Em thấy em đang phí sức trẻ để làm một điều vô nghĩa, không thu lại lợi nhuận ạ. Bạn bè cùng lứa đại học với em, ở lại Hà Nội và chỉ đi dạy luyện thi đại học thu nhập đã hơn 100 triệu/tháng. Em tự hỏi, mình đi du học, học cho cố để rút cuộc lại thành một kẻ thất bại trong cuộc đời làm gì. Tại sao người ta cứ phải cổ xuý học cao nhất cỏ thể, mà không định hướng làm điều gì thực dụng nhất, kiếm được nhất có thể. Những người cổ xuý em cố học cho tốt, lương làng nhàng cho giáo viên cấp 2, cấp 3; giờ về hưu hưởng lương 5-7 triệu cho đến chết. Tụi em cũng phải tiếp tục cuộc đời như vậy sao?
Em vẫn không hiểu mục tiêu học tiến sĩ của cụ là để làm gì ạ? Tự cụ quyết định việc học hay ai bắt cụ phải học?
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,640 Mã lực
Em cám ơn cụ đã thông cảm và chia sẻ. Chắc chắn sau này em không làm academia, cái bằng PhD chả để làm gì. Bạn bè cùng lứa em, đi làm 2-3 năm mua nhà, mua xe chạy vi vu ầm ầm. Dù có làm bất cứ việc gì lương cũng cao hơn thằng làm PhD student. Em thấy em đang phí sức trẻ để làm một điều vô nghĩa, không thu lại lợi nhuận ạ. Bạn bè cùng lứa đại học với em, ở lại Hà Nội và chỉ đi dạy luyện thi đại học thu nhập đã hơn 100 triệu/tháng. Em tự hỏi, mình đi du học, học cho cố để rút cuộc lại thành một kẻ thất bại trong cuộc đời làm gì. Tại sao người ta cứ phải cổ xuý học cao nhất cỏ thể, mà không định hướng làm điều gì thực dụng nhất, kiếm được nhất có thể. Những người cổ xuý em cố học cho tốt, lương làng nhàng cho giáo viên cấp 2, cấp 3; giờ về hưu hưởng lương 5-7 triệu cho đến chết. Tụi em cũng phải tiếp tục cuộc đời như vậy sao?
Nói thế thì vô cùng. Lớp học phổ thông của em thời xưa những đứa học lên sau đại học giờ cũng chỉ đi làm thuê, lương 30-50 củ, cao nhất chưa được 100 củ mỗi tháng. Trong khi những đứa học hết cấp 3 ở nhà làm kinh doanh nhỏ lẻ như làm đại lý ga, đại lý bán đồ điện dân dụng thì đi Mẹc từ cách đây gần 20 năm luôn. Nhưng nó là cái số rồi, buồn làm gì. :))
 

Hổ Con

Xe tăng
Biển số
OF-4244
Ngày cấp bằng
14/4/07
Số km
1,654
Động cơ
1,080,396 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Em cũng muốn chúng nó biết lắm ạ, để ra đi cho thoải mái. Mà khốn nỗi chúng nó cần cái tiến sĩ của em để trốn thuế. Nên là cộng sinh mợ ạ. Chúng nó không cần em làm ra cái gì, chỉ cần giảm tiền thuế cho chúng nó là ok rồi.
Em cũng muốn chúng nó biết lắm ạ, để ra đi cho thoải mái. Mà khốn nỗi chúng nó cần cái tiến sĩ của em để trốn thuế. Nên là cộng sinh mợ ạ. Chúng nó không cần em làm ra cái gì, chỉ cần giảm tiền thuế cho chúng nó là ok rồi.
Giá trị của bạn được khẳng định qua việc người thuê bạn trả bao nhiêu xèng! Thế thôi. TS mà nó trả thấp hơn Ths là phải xem lại mình. Nếu cụ còn trẻ thì làm TS xong, dùng tri thức kiếm xèng thì tốc độ sẽ nhanh hơn bạn bè nhiều.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,211
Động cơ
895,520 Mã lực
có cái đầu nồi ý, ông nào gắn TS vào nói e còn ko thèm nghe, đời ko có thực chiến thì nghe sáo rỗng lắm, bạn e đầy thằng TS,
Chắc bác chỉ gặp mấy ông TS cạo giấy!
Đội làm TS "hàm thụ" là lãnh đạo sở, lãnh đạo tỉnh cực đông. Có 1 số là COCC cứ tự nhiên người ta xếp lên cho ngồi, nhưng rất nhiều người cũng vật lộn chán mới ngoi được lên. Nếu hỏi về chuyên môn có thể các ông ấy không thạo, nhưng bảo họ không thực chiến có khi cũng lại sáo rỗng đấy!
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
7,554
Động cơ
112,322 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ở châu Âu (tây Âu), học tiến sĩ nên nghĩ là làm hơn là học, vì được trả lương nhưng thấp hơn nhiều so với đi làm ngoài công ty.

Cháu đang học lấy bằng tiến sĩ, vài tháng nữa xong mà nhăm nhe muốn bỏ lắm rồi ạ.

Nhìn xung quanh bạn bè cùng lứa mình kể cả nước ngoài (bạn đại học, cao học) lẫn trong nước (bạn cấp 2, cấp 3), đứa nào cũng nhà cửa, xe cộ vi vu đàng hoàng rồi, trong khi mình theo việc học phải ở nhà thuê, đi xe công cộng cháu thấy rất nhục nhã. Chỉ ước thời gian quay trở lại, cháu không vì một phút dại dột mà chọn theo con đường học hành. Cùng lứa cháu, ngoài đam mê, người ta chịu làm tiến sĩ chỉ có hai khả năng: 1 là cần giấy tờ để ở lại, 2 là phế quá không xin được việc, chọn đại cái chủ đề PhD mà làm. Cháu có cả 2 cái rồi: vừa có việc trong công ty, vừa có giấy tờ (quốc tịch), lại đâm đầu vào rọ.

Cháu thấy rất nhục nhã, khốn nạn và mất phương hướng các cụ ạ. Có cụ nào đã từng học ở nước ngoài có tâm lý như cháu không? Xin các cụ cho cháu ít lời khuyên với.
Kụ học xong ở lại tư bổn mà sinh sống
 

Dacia90

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
2,006
Động cơ
68,261 Mã lực
Tuổi
44
Bọn Tây sở tại nó vừa đi làm vừa học TS là bình thường vì nó có thể sắp xếp lúc học lúc tạm dừng rồi học tiếp được, do có lương của việc đang làm. Nhiều cụ học Phd bị sức ép thời gian và có thể do làm thêm dự án với GS để có nguồn thu nên thấy oải. Đã từng quen và tiếp xúc với nhiều bạn xong Phd dưới độ tuổi 32, có paten nọ kia, đa số hướng tới Mỹ để phát triển tiếp. Nếu không được tuyển dụng ở Mỹ thì họ ra ngoài làm ở tập đoàn EU hoặc về nước làm cho các tập đoàn lớn trong nước. Họ đều thành công cả, vì các tập đoàn lớn toàn tuyển dụng các quái kiệt.
 

woodencar

Xe tải
Biển số
OF-293345
Ngày cấp bằng
21/9/13
Số km
334
Động cơ
319,259 Mã lực
Ở Đức có hai bậc đào tạo tiến sỹ, bậc thứ nhất khi hoàn thành thì mới chỉ gọi là biết cách làm nghiên cứu (VD như Dr. Ing, Dr. rer. nat....) bậc thứ hai thì học cách làm team leader một nhóm nghiên cứu (Dr. Habil - ở Việt Nam gọi là TSKH). Học càng cao thì lĩnh vực chuyên sâu càng hẹp lại, nên không thể vỗ ngực có bằng cấp này nọ là biết tuốt.

Ở Nhật và Hàn Quốc họ cần một lượng lớn nhân lực có bằng TS để làm R&D (Ví dụ như Samsung, LG) nên họ có thể tạo ra nhiều nghiên cứu có tính ứng dụng cao. Ở VN ngược lại phần lớn đi làm quan chức. (xem đồ thị bên dưới).

Với những người làm TS và sau đó giảng dạy ở bậc ĐH họ có đóng góp rất lớn cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ SV. Tuy nhiên ở VN mỗi khi có ông nông dân nào làm ra cái công cụ lao động nào hay cái tàu ngầm đểu, trực thăng đểu... thì lại réo tên các GS., TS. đâu?!?

1690713410391.png
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
2,778
Động cơ
275,840 Mã lực
Sao mà nhục nhã, ăn cắp ăn trộm, hủ hoá đâu mà nhục nhã. Học cho xong rồi về mà kiếm tiền,
 

Bonghong_nuocAnh

Xe đạp
Biển số
OF-831700
Ngày cấp bằng
2/4/23
Số km
13
Động cơ
338 Mã lực
Bạn chủ thớt có vẻ là người đi học PhD chỉ để kiếm tiền chứ ko phải vì muốn làm công việc nghiên cứu, giảng dạy gì cả. Không biết ai xúi bạn ấy làm PhD. Chứ từ trước đến giờ không ai làm tỉ phú từ PhD cả. Muốn kiếm thật nhiều tiền thì đi buôn, kinh doanh, chứ ai đi buôn cái chữ hả trời. Nhưng mình biết một số giáo sư có tiếng tăm trong ngành tầm thế giới. Chả ai là nghèo cả. Họ có thể ko lái siêu xe, ko đeo túi hiệu nhưng họ đều ở nhà 2-3 triệu đô trở lên, và mỗi năm kiếm nửa triệu đô là bình thường. Chuyện khoe tiền, khoe xe trong giới academia được coi là nông cạn và kém cỏi đó
 

Thành Thị 1

Xe điện
Biển số
OF-811147
Ngày cấp bằng
19/4/22
Số km
2,920
Động cơ
96,441 Mã lực
Chắc bác chỉ gặp mấy ông TS cạo giấy!
Đội làm TS "hàm thụ" là lãnh đạo sở, lãnh đạo tỉnh cực đông. Có 1 số là COCC cứ tự nhiên người ta xếp lên cho ngồi, nhưng rất nhiều người cũng vật lộn chán mới ngoi được lên. Nếu hỏi về chuyên môn có thể các ông ấy không thạo, nhưng bảo họ không thực chiến có khi cũng lại sáo rỗng đấy!
Hehe cụ giỏi thật, e bị cả làng cả xóm noa chửi là sáo rỗng, nhưng to còi...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top