Em không rõ cụ đang nói tới đứa trẻ cỡ tuổi nào mà nghe ngồi phân tích, tâm sự với rút kinh nghiệm. Có lẽ cô bé đấy không cùng độ tuổi với cậu bé nhà mợ chủ thớt.
Khi thằng nhóc nhà em đến cái tuổi ngồi nghe phân tích với tâm sự được
em cũng đã từng thử. Nhưng nhớ lại khi mình còn bé, lúc được 'phân tích, tâm sự' như thế, cái đầu mình nó trống rỗng thế nào, rồi nhìn mặt con đần thối ra, thì em thôi. Phân tích, tâm sự sẽ chỉ là mớ hành động lý thuyết khi không nhìn nhận dưới ánh mắt của một đứa trẻ, hay khi không coi nó là một cá nhân độc lập và có đầy đủ cá tính như mình.
Nếu không bắt đầu ngay từ khi đứa trẻ còn nhỏ thì sau này sẽ khó khăn hơn. Nuôi dạy một đứa trẻ, cha mẹ cũng sẽ phải thay đổi. Nếu không bắt đầu từ khi bé còn đang ẵm ngửa, thì khi đứa trẻ lớn hơn, việc dạy dỗ sẽ khó khăn hơn rất nhiều, và lý do trước hết của sự khó khăn lớn hơn này là thiếu khả năng nhìn nhận như một đứa trẻ nên phải học lại, làm quen lại quá nhiều, và phải thay đổi, điều chỉnh bản thân mình quá nhiều - khó khăn bắt đầu từ chính bản thân mình chứ không phải từ những đứa trẻ.
Ví dụ nhiều khi vì áp lực hoặc vì cái lý do không tên nào đấy, ta đối xử với đứa trẻ như một cá thể lệ thuộc và phụ thuộc, có vị thế kém hơn. Ví dụ khi SO của em SAI con bé con đi lau bàn, cháu sẽ phụng phịu và không vui, đôi khi phản ứng lại mạnh hơn. Còn em thì NHỜ con đi lau bàn, và cháu vui vẻ làm. Sau khi cháu làm xong thì với mẹ cháu là một 'bài học cuộc đời' - theo ngôn ngữ của bọn trẻ. Còn em sau khi cháu làm xong, em CÁM ƠN con và cháu thấy rất vui vẻ nhẹ nhàng. Đứa trẻ cũng cần được tôn trọng. Chúng sẽ thích khi cảm thấy được đối xử một cách tôn trọng, như một người bình đẳng. Chúng cũng có nhu cầu được ghi nhận, được động viên và khích lệ. Vậy nên em NHỜ và CÁM ƠN các con chứ không sai bảo chúng làm việc như một chuyện tất lẽ dĩ ngẫu, và nhờ bằng một giọng vui vẻ để con tiếp nhận điều đó với sự tích cực chứ không phải là một áp lực.
Mỗi lần tâm sự, phân tích, họp gia đình... là một lần áp lực đối với lũ trẻ. Một đứa trẻ khi đấy sẽ phải 'một mình chống lại mafia' - cái này là ngôn ngữ của em
- và một đống các bài học cuộc đời mà thường là lộn xộn, dài dòng và chán ngắt. Một đứa trẻ, xung quanh là những người lớn, mình lúc nào cũng sai, người lớn lúc nào cũng đúng, họ nói gì cũng đùng, còn mình chỉ được phép tiếp nhận, hoặc nói ra sẽ thành sai... Với những đứa trẻ nhạy cảm hoặc có sức tưởng tượng lớn thì cái cảm giác 'một mình chống lại mafia' của nó sẽ được phóng to lên rất nhiều lần, nó sẽ trở thành bé như con kiến trong một căn phòng khổng lồ và đầy những người khổng lồ. Nếu làm thế, dù có kết quả hay không, thì nên đánh người lớn trước.