...Vấn đề ở đây là người sử dụng có thể đo xác định điện áp tĩnh của bộ sạc dễ hơn rất nhiều so với việc đo dòng và điện trở nội của pin khi đang nạp. Có thế mới làm cho người sử dụng dễ thực hiện sao cho an toàn, chứ tranh cãi học thuật làm gì.
Vấn đề chính cũng chưa chắc đã chỉ là "điện trở nội" và có biết thì người dùng cũng chẳng thể can thiệp gì vào quá trình nạp cả. Các mạch bảo vệ pin bên trong khối pin cho ô tô do giá sản xuất thì người ta cũng chỉ đo đến từng nhóm rất nhiều viên pin, chứ không thể đến từng viên!
Các loại lithium chứa được điện là nhờ các thành phần chất ô xy hóa và chất khử bên trong nó. Khi được nạp đầy là lúc 1 bên cực là chất ô xy hóa, bên cực còn lại là chất khử được tích trữ tối đa. Trong các sơ đồ nhìn 2 cực từ bên này và bên kia trang giấy, nhưng trong cục pin thì khoảng cách chỉ độ 1mm, thậm chí ngày càng được thu ngắn hơn nữa để tăng dung lượng.
Xảy ra cháy pin cũng chẳng hoàn toàn là lúc xả hay nạp làm pin nóng, mà có thể do các tác động cơ khí, pin dùng lâu ngày phồng lên ép các viên bên cạnh,... pin bị ép sẽ biến dạng, với khoảng cách các cực rất ngắn sẽ rất dễ xảy ra đoản mạch. Cũng có thể chưa cần đoản mạch mà sự xáo trộn sẽ làm các chất ô xy hóa tiếp xúc với chất khử gây ra phản ứng.
Quá trình cháy của pin không cần phải được cung cấp ô xy từ bên ngoài, vì bên trong cục pin đã đủ thành phần ô xy hóa cho thành phần khử được tích trữ. Phản ứng sẽ làm tăng nhiệt, nhiệt càng tăng, phản ứng càng mạnh, và cứ cái dây chuyền này dẫn đến nổ. Từ 1 viên pin lây sang các viên còn lại. 1 khối pin của ô tô điện có vài ngàn viên pin. Sự không đồng nhất sẽ làm tăng nguy cơ 1 trong vài ngàn viên pin đó phát cháy.
Để dập tắt 1 khối pin đang cháy không thể dùng các biện pháp chữa cháy thông thường là ngăn cách đám cháy với ô xy trong không khí, mà phải giảm nhanh nhiệt độ bên trong khối pin. Điều này rất khó khả thi do cấu tạo "an toàn" của cả khối pin (những clips chữa cháy pin lithium chỉ được quay với các khối pin cho xe máy, được đóng sơ sài hơn rất nhiều so với pin cho ô tô)!