- Biển số
- OF-755060
- Ngày cấp bằng
- 29/12/20
- Số km
- 2,305
- Động cơ
- 1,769,936 Mã lực
Em học từ ngày xưa rồi và giờ con e cũng thế!
Cấm đoán mà làm gì.
Cấm đoán mà làm gì.
Vì cụ ấy muốn biện hộ cho việc dạy thêm mà cụTại sao cũng kiến thức đấy cháu học trên lớp không được mà đi học thêm lại được?
Số ít thôi cụ, lấy đâu ra giáo viên nào cũng đi Tây Tàu, ăn ngủ sang chảnh vậy. Thời năm 2002, con em học thêm gần nhà cô giáo dạy Toán trường chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình), dạy thêm 100k/ cháu/ buổi, có chồng làm sở thuế tỉnh là có đời sống cao hơn các giáo viên khác. Đi Tây Tàu như đi chợ, còn đa số cũng khó khăn lắm, đấy là ở TP của tỉnh Hòa Bình rồi đó.Nếu biện hộ học thêm là nhu cầu chính đáng của 90% học sinh phụ huynh chứng tỏ chương trình giáo dục không chuẩn cần xem xét lại. Còn nói muốn việc nhẹ lương cao để bao che cho hành vi dạy thêm thu tiền khác nào bào chữa cho tham nhũng có lý do. Nếu thấy lương ko làm giàu được như đòi hòi kỳ vọng (có thể đi làm việc khác như học ngành của LLVT. Tôi thấy hàng năm các trương đều tổ chức đi nghỉ mát xuyên Việt với ra nước ngoài mỗi năm mấy lần. có ông anh vk dạy thêm toán còn khoe nhà anh toàn nghì ks 5*, resort xịn nhất, đầu tư nhà đất chỗ này chỗ kia..thế mà còn muốn gì nữa.
tại cháu tiếp thu kém đó cụ, học đi học lại thì biết thôi ạ.Tại sao cũng kiến thức đấy cháu học trên lớp không được mà đi học thêm lại được? Thậm chí vẫn giáo viên đó dạy.
Giáo dục em nghĩ có thể nhìn nhận từ ba phía. Xã hội, gia đình và chính học sinh.Học chuyên (và 1 phần nào trong học thêm) thì như nhiều người đã viết, quyền lựa chọn là ở phụ huynh!
Em cũng hay tham gia mấy cái chủ đề tương tự thế này và vẫn viết, kiến thức phổ thông (trang bị cho lũ trẻ trong giai đọan học phổ thông) là mớ kiến thức cơ bản mà 1 người phải biết để hòa nhập vào xã hội và sử dụng cho cuộc sống thường ngày khi lớn lên.
Ở xã hội mũi lõ, những người có năng khiếu kiệt xuất được chú ý đào tạo riêng để trở thành chuyên gia, nhà khoa học, nhà chính khách,... luôn nhận được ưu đãi riêng để họ chỉ chuyên tâm phát huy tài năng của họ mà không phải bận tâm trong việc kiếm tiền đủ sống hàng ngày.
Ngày xửa ngày xưa VN mình ảnh hưởng nhiều của hệ thống XHCN, nhưng việc xây dựng các lớp chuyên cũng vẫn theo xu hướng này. Các nhà khoa học, cán bộ cao cấp cũng được chăm sóc theo tiêu chuẩn riêng.
Nhưng trường chuyên ngày nay mở đại trà, nhà trường chỉ tập trung để học sinh của họ đạt thành tích cao trong các cuộc thi để kéo phụ huynh đến trả tiền và cũng cố giảm các môn học khác để chỉ tập trung luyện môn thi. Đại đa số học sinh được luyện để thi này lớn lên sẽ không làm việc gì liên quan đến môn được luyện.
Nếu may mắn được thừa hưởng từ gia đình hay tìm được công việc phù hợp thì không nói, nhưng không may mắn thì việc hổng kiến thức sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống!
Cấp 1 lớp 4, lớp 5 nếu kiến thức không chắc thì lên cấp 2 vất vả lắm. E chia sẻ là đứa bé nhà e năm nay lớp 4 đang học thêm của cô giáo làng bên, còn thằng lớn cấp 3 học thêm Hóa mà thầy dạy đang đứng lớp cấp II. Bản e tối nào cũng sáng đèn các lớp trong trường cấp III, số lượng các cháu đang học ca tối tại trường rất nhiều, nhưng số lượng học trung tâm bồi dưỡng kiến thức ngoài cũng đông không kém.Chuẩn, cháu sẽ trả lời theo góc nhìn của một người con, người học sinh về vấn đề này:
1. Tính tự học. Lớp cháu ngày xưa có 50 bạn, thuộc lớp chọn của trường. Trong số đó, chỉ duy nhất một bạn có tính tự học cao nên không cần đi học thêm, còn lại gần như tất cả đều phải đi. Lý do là vì học thêm cô sẽ củng cố kiến thức cho lớp thông qua bài tập , hoặc có bài tập về nhà để kiểm tra. Ở nhà rảnh cháu khẳng định phần lớn các bạn sẽ về nhà, bỏ cặp sang một bên rồi chơi game, lướt TikTok, chạy theo các trend rất hiếm bạn ngồi học. Giống như người lớn đi làm về mệt có mấy ai ngồi học thêm ngôn ngữ mới hay đọc sách đâu. Thời gian rảnh đó đưa cháu nó cho cô kèm vẫn tốt hơn. Không học thêm mà thiếu sự giám sát từ gia đình, học lực chắc chắn sẽ tụt dốc không phanh.
2. Kiến thức: học trên trường chỉ cung cấp kiến thức cơ bản, nên từ cấp 2 trở đi, học thêm trở thành lựa chọn cần thiết. Ở cấp 1, không học thêm vẫn có thể đạt học sinh giỏi, nhưng cấp 2 với khối lượng kiến thức lớn, đặc biệt là các môn tự nhiên, học sách giáo khoa kỹ cũng chỉ đủ đạt 7 điểm. 3 điểm còn lại thuộc về kiến thức nâng cao, thường chỉ có ở các lớp học thêm ạ. Đời không cho ai cái gì miễn phí.
Học thêm không chỉ cung cấp kiến thức nâng cao mà còn định hướng cách làm bài và luyện các dạng đề. Tự học tuy tốt, nhưng thiếu lộ trình rõ ràng nên dễ vất vả và kém hiệu quả hơn so với việc học thêm có sự hướng dẫn bài bản.
Nếu các cụ mợ không muốn con đi học thêm thì hãy cùng lên kế hoạch với con, ngồi kèm con học và mua các sách về luyện đề.
Em đồng ý với cụ là cho dạy thêm nhưng cấm dạy thêm chính học sinh của mình để tránh xung đột lợi ích. Các con vẫn học thêm, thầy cô vẫn dạy thêm nhưng phụ huynh và các con đều vui vẻ vì không bị ép.Bản chất của vấn đề là gì?
Nó nằm ở việc vào đại học thì sẽ dễ có thu nhập cao hơn không vào đại học; vào ĐH loại tốt, nổi tiếng sẽ dễ có thu nhập cao hơn vào ĐH loại làng nhàng. Không phải tất cả, nhưng xét về trung bình, xét về số đông, thì nó là như vậy.
ĐH loại tốt bao giờ cũng ít, còn nhu cầu thể hiện bằng số lượng học sinh tốt nghiệp cấp 3 thì nhiều. Tất yếu là dẫn đến cạnh tranh. Ở VN, sự cạnh tranh này thể hiện thành thi ĐH.
Đã là cạnh tranh, ai đầu tư nhiều, bỏ công sức lớn, sẽ dễ thắng lợi. Không phải đúng tất, nhưng quy luật phổ biến là như vậy.
Do vậy, học thêm là một nhu cầu tất yếu, sinh ra từ nhu cầu cạnh tranh cũng tất yếu. Đã là nhu cầu tất yếu, tất yếu sẽ hình thành người cung ứng dịch vụ dạy thêm, tạo thành thị trường học thêm, dạy thêm.
Việc dùng mệnh lệnh hành chính để cấm đoán một thị trường tất yếu, xét từ bằng chứng lịch sử như giai đoạn kế hoạch hóa tập trung, rất hiếm khi thành công. Đến bây giờ, phần lớn các hoạt động cấm không thể thực hiện được, chỉ có thể đưa ra một số quy định, VD như phải có chứng chỉ, giấy phép, điều kiện, phải nộp thuế... Một số ngành quá nguy hại cho xã hội VD như kinh doanh ma túy thì cấm, nhưng phải trả giá bằng việc đầu tư và trả lương cho một lực lượng lớn tham gia phòng chống ma túy, do vậy không thể cấm đại trà, cấm lung tung nhiều ngành được.
Do vậy, không nên cấm dạy thêm, học thêm, chỉ nên quản lý, thu thuế.
Theo em về quản lý, cần yêu cầu phải có chứng chỉ sư phạm. Ngoài ra, nếu có thể thì nên cấm các thầy cô dạy học sinh chính trường của mình, nhằm chống xung đột lợi ích. Chỉ 2 nội dung cấm này đã rất phiền phức khó làm rồi.
Con cụ 8,5 là thực lực, còn bạn được9 thì chưa chắc. Vấn đề xây dựng được sự yêu thích, ham học, tự học, tự tìm tòi quan trọng hơn rất nhiều. Khi mà đã tự học mà cảm thấy tự cần đi học thêm thì học sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.bản thân tôi thấy nhưng môn mình học giỏi đều là môn có sự thích thú tự học chứ không phải nhưng môn bị ép đibChính xác cụ ạ
Phải chấp nhận luật chơi thôi
Con em không học thêm , lớp 6 bố dậy và tự học, chỉ được 8.5 kiểm tra giữa kỳ đề của phòng ra+ chấm khách quan, có 2 bạn được 9 (đi học thêm khốc liệt). Độ này Em đành cho con đi học thêm - vợ áp lực quá . Còn t.a con lúc nào cũng top lớp, chưa top khối được, cũng không dám gây áp lực cho con nữa. T.a bố dậy
Em thấy trình độ t.a các bạn trẻ ở tỉnh lẻ hiện tại hơn thế hệ trước rất nhiều, nhiều gia đình có điều kiện cho con học với giáo viên nước ngoài. Em cố gắng động viên con xem film hoạt hình để luyện nghe cho chuẩn. Cũng biết tự download film về laptop và nối vào tivi để xem cho... Sướng
Vui các cụ ạ
Giáo viên thì sẽ có giáo viên this giáo viên that, ngay cả nhưng vùng sâu vùng xa thì bộ đội biên phòng cũng là giáo viên, nhiều cán bộ hưu chí cũng đứng lớp cho học sinh nghèo. Đến ông thích chân quang kia có bẳng tiến sĩ cũng nói ba lăng nhăng toàn rác thì chuẩn mang tính tương đối.Điều kiện dạy:
- Trình độ giáo viên đạt chuẩn không?
- Phòng ốc đạt chuẩn không? Bàn ghế, ánh sáng, âm thanh dạt chuẩn không? (có thể ảnh hưởng mắt, tai học sinh và tư thế ngồi có thể làm gù lưng, vẹo cột sống, ...).
- Anh dạy nội dung gì? (có dạy các nội dung ph.ản động không chẳng hạn).
- Anh có ép học sinh của mình phải học thêm anh không? Anh có dạy lại chương trình mà đáng lý ra anh phải dạy trên lớp không?
...
Đưa vào quản lý là thấy thối rồi, hãy để dân sống, đừng bóp nghẹt người dân nữa hỡi mấy ông bà ở bộ giáo dục , dở giáo dục. Chẳng lẽ người công an xồng xộc vào nhà người dân bắt quả tang dậy thêm học thêm à. Chỉ cần cấm gv dạy thêm chính học sinh chính khoá của mình đủ.Ko ai phản đối dạy thêm, hoc thêm cả, chỉ là muốn đưa vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện để quản lý, đưa việc dạy và hịc thêm về đúng bản chất trong sáng của nó thôi.
Giờ trình độ lớp trải từ 0-10 (với lớp thường, đúng tuyến) thì em đố các cụ trong 45p dạy được cho bọn 0đ hiểu để lên 5 và bọn 9-10 không chán đấy. Nếu không có dạy thêm để bọn kém lên trung bình, bọn 7-8 lên 9, bọn 10 dạy cái gì đó cho chúng nó đỡ chán mà chỉ cào bằng 45p thì giáo viên dạy kiểu gì.