[Funland] Lại là vấn đề học thêm dạy thêm

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
965
Động cơ
200,712 Mã lực
Châu Âu họ cũng miễn phí học ở các cấp dưới, lên ĐH mới đắt. Thực ra bài viết này muốn nói đến việc ép học sinh học nhiều thứ không cần thiết, chứ không phải đòi giáo viên phải dạy giỏi mà đề cập thu nhập làm gì. Giáo viên dù sao cũng làm thời gian bằng 1/2-2/3 nhân viên văn phòng thôi.
Cụ có ai làm trong ngành giáo dục không ạ? Cụ làm ơn cho em biết có phải cụ nghĩ họ chỉ lên lớp rồi về uống chè phải không? Thảo nào!
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,805
Động cơ
400,524 Mã lực
Châu Âu họ cũng miễn phí học ở các cấp dưới, lên ĐH mới đắt. Thực ra bài viết này muốn nói đến việc ép học sinh học nhiều thứ không cần thiết, chứ không phải đòi giáo viên phải dạy giỏi mà đề cập thu nhập làm gì. Giáo viên dù sao cũng làm thời gian bằng 1/2-2/3 nhân viên văn phòng thôi.
Không thích học nhiều thì học những môn mình thích, với cường độ mình thích. Hết cấp 2 vào trường nghề hoặc âm nhạc, hội họa gì đó theo sở thích. Không ai gí súng vào cổ các bác bắt đưa con đi học thêm đâu.
 

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
965
Động cơ
200,712 Mã lực
He heee.., nhà cháu ở trong đấy luôn mà cụ, vài bước chân là về đến nhà hok lo xe cộ, tai nạn....mấy bạn bảo vệ khu rất nice! Sướng cả bố mẹ lẫn con, nhiều lúc con chơi đến khi mấy chú an ninh ra đuổi mới về. Sân trường có đủ loại hình thể thao và trò chơi để các con chơi.
Cậu anh học từ năm 4 tuổi, cô em 2 tuổi đã cho đi học dồi.
Đa phần giờ bố mẹ chọn trường cho con từ cấp 1 đến 2, mà chọn thì sẽ xa nhà, bố mẹ phải đưa đi học vì xa, hoặc không dám và không rèn con tự đi. Trong khi theo thiết kế quy hoạch là mỗi phường và quận/huyện đều có c1-2 tương ứng. Nghĩa là có thể tự đi học. Cũng giống như đi học thêm nếu chấp nhận dám đối mặt việc học như vốn có, không quan tâm đến điểm để khoe thì cứ học theo cách mình muốn. Sao lại đổ lỗi cho nhà trường?
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,815
Động cơ
563,584 Mã lực
Nhiều cụ dị ứng với việc học thêm/dạy thêm nhỉ, học hay không là do mình, không muốn thì chả ai bắt phải học thêm được. Nhóc nhà em mấy năm nữa vào cấp 3, hôm rồi em ngồi nói chuyện với Cô giáo chủ nhiệm hỏi trường, lớp hay Cô có kế hoạch dạy thêm cho các con không thì nhận được câu trả lời 3 không: Nhà trường, lớp học và các cô giáo không dạy thêm anh ah #:-s
Nếu nó chỉ đơn giản là học hay không học là quyền của mỗi người thì nó đã không lên nhẽ.
Có nhiều cách hình thức để ép học sinh đi học, chuyện này chả có gì lạ nhất ở các bậc tiểu học hoặc cấp 2.
Công ty em có bà chị kể đợt thằng đầu đi học bà ấy ở nước ngoài, nó ở nhà với bố mà bố thì cũng không để ý cũng chỉ nghĩ học ở lớp. Chả hiểu làm sao co giáo gọi lên phàn nàn với phụ huynh cháu học kém và thằng cu đó nó cũng đòi nghỉ học không đi học lúc đó nó mới học lớp 2 ~ 3 gì đó.
Sau khi bà kia về hỏi han thì mới biết hóa ra bà giáo viên kia mở lớp dậy thêm, bà ấy giậy hết ở lớp học thêm, lên lớp chỉ dậy qua loa rồi cho làm bài thế nên thằng cu mới không theo được.
Không ai cấm học thêm dậy thêm nhưng nó cứ nhập nhèm bao năm nay mà cách đơn giản là cho phép tổ trức các trung tâm dậy thêm, lò luyện thi,... nhưng những gv đang công tác trong trường thì không thể dậy ở các trung tâm kia và ngược lại. Điều này đảm bảo việc học thêm là tự nguyện.
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,815
Động cơ
563,584 Mã lực
Vì cụ ấy muốn biện hộ cho việc dạy tgeem mà cụ :D
Dạy thêm và học thêm là yêu cầu tất yếu cụ ạ.
Tại sao thì e trả lời câu hỏi trên, không bàn đến chương trình nặng hay nhẹ chỉ đơn giản là trong lớp không phải ai cũng như ai có đứa có thế mạnh môn này đứa môn kia chính vì thế trong khoảng thời gian đó có đứa hiểu có đứa chưa hiểu. Đứa chưa hiểu thì có thể nó có nhu cầu học thêm để hiêu hơn.
Ngoài ra đứa hiểu rồi nhưng nó thích thì nó có thể muốn học thêm để hiểu sâu hơn làm bài khó hơn, vân vân và mây mây.
Nhưng có một điều là cần quản lý việc đó để cho nhu cầu học thêm là tự nguyện chứ không phải bắt buộc mà cái này chỉ có cách là cho phép mở các trung tâm để ql và gv thì không thể làm cho trung tâm nay được và ngược lại.
 

timtoi

Xe tăng
Biển số
OF-356388
Ngày cấp bằng
3/3/15
Số km
1,565
Động cơ
279,413 Mã lực
Em có nói là các con không được đi học đâu.
E chỉ nhấn mạnh là các con tập trung chú ý lắng nghe trong giờ dạy của em. Em dám khẳng định là giờ dạy đó em đảm bảo đầy đủ kiến thức nội hàm, ngoại vi.
Còn bạn nào thấy không đủ thì đi học thêm với thầy cô khác.
Em không bao giờ có chút mảy may là bớt xén kiến thức, dạy không đầy đủ, hay o ép học sinh, đơn giản là em không làm kinh tế từ nghề sư phạm. Em nghỉ dạy được vài 3 năm nay rồi a.
Còn cá nhân em..e đã trình bày với các anh. Em không dạy thêm khi em còn đứng lớp. Đấy là quan điểm cá nhân. Vì em hiểu, em luôn ý thức giữ gìn phẩm giá của nghề này.
Em tâm sự riêng với anh.
Năm học 2006 - 2007 e ra trường, đến 2020 e nghỉ.
Em quán triệt, không hoa, không quà.
Ngày 20/11 là em trốn biệt..e đi cà phê...đi câu.vv.
Duy chỉ từng nhận 1 cái khăn len từ cô bé học trò tên Phương khi cô bé ấy đạt thành tích thi học sinh giỏi.
Cụ tu tốt quá, rất nhiều người như em chưa làm được
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,523
Động cơ
432,239 Mã lực
một điểm nữa dẫn đến dạy thêm, học thêm là sự quá tải về số hs/lớp. các lớp ở HN tầm 50-60 e/lớp, thì thầy cô xoay sở thế nào được với ngần ấy quĩ thời gian.
 

Sonduong.BMV

Xe container
Biển số
OF-17152
Ngày cấp bằng
8/6/08
Số km
9,516
Động cơ
626,518 Mã lực
Nơi ở
Nhà không số phố không tên.
Rồi môn nào cũng quan trọng, môn nào cũng phải học thêm. Phụ huynh lại phải chạy xô đưa đón con đi học thêm. Kinh tế của gia đình chỉ để dành cho con đi học thêm.
 

lta500

Xe tăng
Biển số
OF-405444
Ngày cấp bằng
18/2/16
Số km
1,088
Động cơ
246,028 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Các thầy cô dạy thêm kiến thức cho các cháu là rất tốt. Nhưng đừng dạy trước kiến thức trên lớp, đừng ăn bớt kiến thức trên lớp để về nhà dạy.
Qua em đọc báo thấy cũng đưa dạy thêm vào là 1 ngành kinh doanh có điều kiện. Các thầy cô đăng kí dạy, dạy cái gì. nộp thuế thu nhập cho nhà nước và không vi phạm cái em nêu ở trên thì em đồng ý cả 2 tay.
 

rongnho

Xe tăng
Biển số
OF-15784
Ngày cấp bằng
2/5/08
Số km
1,493
Động cơ
532,164 Mã lực
Bản chất quốc hội đưa cái vụ học thêm vô thưởng vô phạt ra rất có thể dùng làm cả vú lấp miệng em những vấn đề bức thiết khác mà ko muốn nhắc đến thôi, thiếu quái gì việc phải bàn. Ví dụ sao không xây thêm nhiều trường công hơn?
 
Biển số
OF-814996
Ngày cấp bằng
29/6/22
Số km
1,879
Động cơ
73,388 Mã lực
Cụ là giáo viên, cụ thấy chương trình nặng thì cụ phản ảng chi Bộ chủ quản của cụ điều chỉnh vì nó sẽ làm cho cụ có thể ko hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy đc giao. Cụ ko thêr lấy lý do đó để tổ chức học thêm rồi thu tiền.
Tôi chạy xe công nghệ - tôi mà là gv thì tôi đã đối chất với ô bộ trưởng lâu rồi
 

AntiTrump2024

Xe tăng
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
1,955
Động cơ
77,813 Mã lực
Tuổi
74
Các thầy cô dạy thêm kiến thức cho các cháu là rất tốt. Nhưng đừng dạy trước kiến thức trên lớp, đừng ăn bớt kiến thức trên lớp để về nhà dạy.
Qua em đọc báo thấy cũng đưa dạy thêm vào là 1 ngành kinh doanh có điều kiện. Các thầy cô đăng kí dạy, dạy cái gì. nộp thuế thu nhập cho nhà nước và không vi phạm cái em nêu ở trên thì em đồng ý cả 2 tay.
Thống nhất với ý kiến này.
 

AntiTrump2024

Xe tăng
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
1,955
Động cơ
77,813 Mã lực
Tuổi
74
Con cụ 8,5 là thực lực, còn bạn được9 thì chưa chắc. Vấn đề xây dựng được sự yêu thích, ham học, tự học, tự tìm tòi quan trọng hơn rất nhiều. Khi mà đã tự học mà cảm thấy tự cần đi học thêm thì học sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.bản thân tôi thấy nhưng môn mình học giỏi đều là môn có sự thích thú tự học chứ không phải nhưng môn bị ép đib

Giáo viên thì sẽ có giáo viên this giáo viên that, ngay cả nhưng vùng sâu vùng xa thì bộ đội biên phòng cũng là giáo viên, nhiều cán bộ hưu chí cũng đứng lớp cho học sinh nghèo. Đến ông thích chân quang kia có bẳng tiến sĩ cũng nói ba lăng nhăng toàn rác thì chuẩn mang tính tương đối.
Đến ngay giữa thủ đô hà nội vỉa hè còn để xe máy và kinh doanh thì đừng yêu cầu bàn ghế chuẩn.
Tất cả sẽ phát triển theo sự phát triển của xã hội.

Đưa vào quản lý là thấy thối rồi, hãy để dân sống, đừng bóp nghẹt người dân nữa hỡi mấy ông bà ở bộ giáo dục , dở giáo dục. Chẳng lẽ người công an xồng xộc vào nhà người dân bắt quả tang dậy thêm học thêm à. Chỉ cần cấm gv dạy thêm chính học sinh chính khoá của mình đủ.
Cụ có vấn đề khuất tất gì không mà sợ người ta đưa vào quản lý đến thế? :D
 

maimaubinhyen

Xe buýt
Biển số
OF-815219
Ngày cấp bằng
3/7/22
Số km
552
Động cơ
20,268 Mã lực
Tuổi
40
Không nên cấm dạy thêm học thêm mà nên tổ chức thành 1 Trung tâm công khai tại trường. HS tự chọn GV mình muốn học, ai giỏi thì tự có HS, ai kém thì nên đi trau dồi kiến thức.
Các kỳ thi tổ chức tập trung toàn khối và chấm công khai ko theo GV đứng lớp.
Đã là thị trường thì phải có chọn lóc tốt xấu, chất lượng tốt cần phải khuyến khích!
 

Batman

Xe container
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
5,370
Động cơ
285,392 Mã lực
Các cụ nghĩ sao nếu một ngày nào đó, ofer mở trường dạy học?
 

Tuoitan

Xe buýt
Biển số
OF-820370
Ngày cấp bằng
7/10/22
Số km
963
Động cơ
7,669 Mã lực
Tuổi
45
Ở nước ngoài k có học thêm dạy thêm đâu nhỉ
 

AntiTrump2024

Xe tăng
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
1,955
Động cơ
77,813 Mã lực
Tuổi
74
Các cụ nghĩ sao nếu một ngày nào đó, ofer mở trường dạy học?
Em đang có dự định đó đấy.

"Tại hội thảo công bố Báo cáo phân tích ngành Giáo dục Việt Năm năm 2011-2020, GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho biết mức đầu tư cho giáo dục có xu hướng tăng đều trong từng năm của giai đoạn 2011-2020, trung bình đạt khoảng 17-18%, có năm gần 19%. So với Mỹ (13%), Indonesia (17,5%), Singapore (19,9%) và nhiều quốc gia khác, mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục của Việt Nam không thấp.
Tính theo tỷ lệ GDP (tổng sản phẩm quốc nội), mức chi tiêu cho giáo dục của Việt Nam tương đương 4,9% GDP, chỉ kém Malaysia 5%, còn cao hơn các nước khác trong ASEAN gồm Campuchia 1,9%, Singapore 2,9%, Lào 3,3%."
.

Trên đây là mới tính khoản ngân sách nhà nước bỏ ra cho giáo dục, chưa tính phần người dân phải chi như: mua sách vở, học thêm, các khoản đóng góp tự nguyện, ... Nếu tính đủ sẽ là một con số khổng lồ.

Nếu nhà nước chi 4,9% GDP, tức là 430 tỷ đô la x 4,9% =21,07 tỷ đô la. Nếu tính 1$ bằng 25.000 VND thì 21,07 tỷ đô la sẽ là 526.750 tỷ đồng. Cả nước có tầm 20 triệu học sinh, vậy 1 năm 1 em học sinh được nhà nước chu cấp 526.750.000.000.000/20.000.000 thì tầm khoảng 26 triệu đồng.

Nếu cụ mở trường học với quy mô 10 lớp (khoảng 400 HS) thì 1 năm cụ nhận tầm 10,5 tỷ. Cụ chọn 10 giáo viên, 01 quản lý và 01 bảo vệ với mức lương trung bình 30 triệu/tháng (bao gồm cả đóng BHXH và y tế) thì 1 năm cụ trả: 12x30 triệu x 12 tháng thì hết khoảng 4,32 tỷ. Như vậy cụ sẽ còn lại 10,5 - 4,32 = 6,18 tỷ. Mỗi năm cho chi phí điện nước, khấu hao tài sản, ... tầm 1,18 tỷ thì cụ còn khoảng 5 tỷ.

Giả sử cụ xây ngôi trường 15 phòng học với mỗi phòng tầm 500 triệu thì tổng cộng chi phí xây dựng là 7,5 tỷ. Như vậy sau 2 năm dạy học cụ có thể để đút túi được 2,5 tỷ.

Vấn đề còn lại là đất để làm trường. Cái này nhà nước ưu đãi và tiền thuê đất cũng khá thấp. Và với ngôi trường của em, HS chả phải nộp thêm đồng nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

Batman

Xe container
Biển số
OF-9779
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
5,370
Động cơ
285,392 Mã lực
Cảm ơn Cụ;
Em ghi nhận ý kiến của cụ, thông tin của cụ rất có ích cho việc em đang suy nghĩ.
Em đang có dự định đó đấy.

"Tại hội thảo công bố Báo cáo phân tích ngành Giáo dục Việt Năm năm 2011-2020, GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho biết mức đầu tư cho giáo dục có xu hướng tăng đều trong từng năm của giai đoạn 2011-2020, trung bình đạt khoảng 17-18%, có năm gần 19%. So với Mỹ (13%), Indonesia (17,5%), Singapore (19,9%) và nhiều quốc gia khác, mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục của Việt Nam không thấp.
Tính theo tỷ lệ GDP (tổng sản phẩm quốc nội), mức chi tiêu cho giáo dục của Việt Nam tương đương 4,9% GDP, chỉ kém Malaysia 5%, còn cao hơn các nước khác trong ASEAN gồm Campuchia 1,9%, Singapore 2,9%, Lào 3,3%."
.

Trên đây là mới tính khoản ngân sách nhà nước bỏ ra cho giáo dục, chưa tính phần người dân phải chi như: mua sách vở, học thêm, các khoản đóng góp tự nguyện, ... Nếu tính đủ sẽ là một con số khổng lồ.

Nếu nhà nước chi 4,9% GDP, tức là 430 tỷ đô la x 4,9% =21,07 tỷ đô la. Nếu tính 1$ bằng 25.000 VND thì 21,07 tỷ đô la sẽ là 526.750 tỷ đồng. Cả nước có tầm 20 triệu học sinh, vậy 1 năm 1 em học sinh được nhà nước chu cấp 526.750.000.000.000/20.000.000 thì tầm khoảng 26 triệu đồng.

Nếu cụ mở trường học với quy mô 10 lớp (khoảng 400 HS) thì 1 năm cụ nhận tầm 10,5 tỷ. Cụ chọn 10 giáo viên, 01 quản lý và 01 bảo vệ với mức lương trung bình 30 triệu/tháng (bao gồm cả đóng BHXH và y tế) thì 1 năm cụ trả: 12x30 triệu x 12 tháng thì hết khoảng 4,32 tỷ. Như vậy cụ sẽ còn lại 10,5 - 4,32 = 6,18 tỷ. Mỗi năm cho chi phí điện nước, khấu hao tài sản, ... tầm 1,18 tỷ thì cụ còn khoảng 5 tỷ.

Giả sử cụ xây ngôi trường 15 phòng học với mỗi phòng tầm 500 triệu thì tổng cộng chi phí xây dựng là 7,5 tỷ. Như vậy sau 2 năm dạy học cụ có thể để đút túi được 2,5 tỷ.

Vấn đề còn lại là đất để làm trường. Cái này nhà nước ưu đãi và tiền thuê đất cũng khá thấp.
 

Hai Nguyen TB

Xe máy
Biển số
OF-848212
Ngày cấp bằng
19/2/24
Số km
99
Động cơ
1,151 Mã lực
Tuổi
44
Các cụ có cái nhìn của học sinh nhiều quá, với tôi góc nhìn của người nhà giáo viên cụ thể là chồng giáo viên Toán cấp 3. Tôi không nói các thầy cô thuộc loại có số má ở Hà nội dạy luyện cả lò 1-200 Hs nhưng với giáo viên dạy thêm ở trường thuộc loại khá với 20 năm kinh nghiệm tổng thu nhập đâu đó chỉ 30-50tr là cùng mà vất vả chứ cùng tuổi với tôi tôi học hành cũng như vợ ( vợ chồng học cùng cấp 3) thì tôi thu nhập 50tr từ lâu rồi còn giờ cỡ 100tr. Với tôi với sức lao động của giáo viên và bác sỹ ở Việt Nam theo tôi chả ai phải chịu hy sinh nếu chỉ nhận lương nhà nước quá áp lực và nhiều điều tiếng
 

lta500

Xe tăng
Biển số
OF-405444
Ngày cấp bằng
18/2/16
Số km
1,088
Động cơ
246,028 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đưa vào quản lý là thấy thối rồi, hãy để dân sống, đừng bóp nghẹt người dân nữa hỡi mấy ông bà ở bộ giáo dục , dở giáo dục. Chẳng lẽ người công an xồng xộc vào nhà người dân bắt quả tang dậy thêm học thêm à. Chỉ cần cấm gv dạy thêm chính học sinh chính khoá của mình đủ.
Cụ nghĩ gì mà lại bảo quản lý là thối?? Quản lý là để đưa hoạt động dạy thêm vào khuôn khổ không vi phạm pháp luật, công bằng xã hội. Chứ làm gì có chuyện chạy vào nhà bắt quả tang dạy thêm.
Thầy cô dạy 1 buổi 50-100k 15 cháu thì 2 tiếng đã có 1,5tr. tháng đều đều thì cũng có 30-45tr. Mà hiện tại tiền này không phải đóng thuế.
Còn em chạy GSM bạc mặt được 15 -20tr là đã phải trừ thuế rồi cụ ạ.
Chưa kể phần lớn các thầy cô dạy thêm toàn dạy trước, ăn bớt chương trình trên lớp với lý do đông quá nên không dạy hết được...
Ko quản lý để loạn à?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top