[Funland] Lại là vấn đề học thêm dạy thêm

AntiTrump2024

Xe tăng
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
1,909
Động cơ
76,731 Mã lực
Tuổi
74
quan điểm của em thì học thêm là 1 nhu cầu có thật và chính đáng. Con nhà em vẫn học thêm bình thường, thậm chí còn quan trọng hơn học ở trường. Em chả phải nhòm xem nó học ở trường thế nào, chả buồn hỏi đến bao giờ, nhưng ở lớp học thêm thì em xem từng nhận xét, báo cáo tình hình học tập, từng điểm chấm của gv qua group zalo, ko những của con mình mà của cả các bạn học cùng nó. Và con em cũng chả học thêm thầy cô dậy nó ở trường chính khóa bao giờ, toàn học lớp ngoài.
Vì học thêm có nhiều mục đích khác nhau tùy theo từng trình độ hs, từng mục đích hướng tới của gia đình. Nên đừng phản đối cực đoan. Nếu chỉ để làng nhàng lên lớp thì cứ học ở lớp cũng khá ổn, miễn là con nó cũng tự giác tàm tạm và bố mẹ cũng có chú ý tương đối đến học hành dạy dỗ, thì nhắc nhở quan tâm chút là đủ, khỏi học thêm. Nhưng với những mục đích lớn hơn như chuyên chọn, trường top đầu vvv thì ko học thêm có đỗ vào mắt ý mà đòi. =))
Nên học thêm hay ko tùy nhu cầu, mục đích, miễn ko ép buộc nhau là ok
Ko ai phản đối dạy thêm, hoc thêm cả, chỉ là muốn đưa vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện để quản lý, đưa việc dạy và hịc thêm về đúng bản chất trong sáng của nó thôi.
 

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,180
Động cơ
127,001 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không cấm dậy thêm, nhưng quản lý bằng các trung tâm rõ ràng và giáo viên trung tâm thì không công tác trong các trường như thế nó mới công tâm.
Nhiều khi không muốn học cũng phải học.
gv dạy ở trung tâm còn đc, vì trung tâm họ cũng chọn gv giỏi rồi. sợ nhất gv dạy ko giỏi tự mở lớp ở nhà xong dạy thêm cho chính hs của mình trong trường ý cụ.
 

Dân miền núi TM

Xe điện
Biển số
OF-755060
Ngày cấp bằng
29/12/20
Số km
2,175
Động cơ
1,065,187 Mã lực
Em học từ ngày xưa rồi và giờ con e cũng thế!
Cấm đoán mà làm gì.
 

cumoc

Xe tải
Biển số
OF-76850
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
258
Động cơ
422,151 Mã lực
Nơi ở
7up
Dòng bôi đậm sai sai cụ à, không đưa đón con tức là xe của nhà trường học xong thì đưa về luôn làm gì có "Học xong toàn ở lại trường để chơi đến chiều muộn" hở cụ.
He heee.., nhà cháu ở trong đấy luôn mà cụ, vài bước chân là về đến nhà hok lo xe cộ, tai nạn....mấy bạn bảo vệ khu rất nice! Sướng cả bố mẹ lẫn con, nhiều lúc con chơi đến khi mấy chú an ninh ra đuổi mới về. Sân trường có đủ loại hình thể thao và trò chơi để các con chơi.
Cậu anh học từ năm 4 tuổi, cô em 2 tuổi đã cho đi học dồi.
 

AMATAX

Xe điện
Biển số
OF-303978
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
2,201
Động cơ
364,937 Mã lực
Nơi ở
Nếu biện hộ học thêm là nhu cầu chính đáng của 90% học sinh phụ huynh chứng tỏ chương trình giáo dục không chuẩn cần xem xét lại. Còn nói muốn việc nhẹ lương cao để bao che cho hành vi dạy thêm thu tiền khác nào bào chữa cho tham nhũng có lý do. Nếu thấy lương ko làm giàu được như đòi hòi kỳ vọng (có thể đi làm việc khác như học ngành của LLVT. Tôi thấy hàng năm các trương đều tổ chức đi nghỉ mát xuyên Việt với ra nước ngoài mỗi năm mấy lần. có ông anh vk dạy thêm toán còn khoe nhà anh toàn nghì ks 5*, resort xịn nhất, đầu tư nhà đất chỗ này chỗ kia..thế mà còn muốn gì nữa.
 

Quannguyenca

Xe đạp
Biển số
OF-732331
Ngày cấp bằng
11/6/20
Số km
17
Động cơ
69,414 Mã lực
Tuổi
44
Em thấy học thêm là thêm kiến thức cho các con nên em ủng hộ ạ. Nhờ các thầy cô bảo các con nên mới lên người như bây giờ.
 

ttvnol.com

Xe tăng
Biển số
OF-323241
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
1,463
Động cơ
294,935 Mã lực
Các cụ tranh cãi nhiều làm gì cho mệt . Chừng nào có cầu thì sẽ ắt có cung . Nhu cầu phụ huynh trong nội cái thớt này muốn cho con đi học thêm còn đếm ko xuể thì có cấm cũng sẽ chỉ chuyển từ "học thêm" sang "học chui" ...hoặc "kèm thêm" ....tiếng Việt ta phong phú lắm .
 

tototata

Xe buýt
Biển số
OF-488634
Ngày cấp bằng
14/2/17
Số km
643
Động cơ
1,067 Mã lực
Học thêm hay không học thêm phải xem năng lực của bản thân cụ ạ. Cháu lấy ví dụ như anh trai cháu, học các môn Toán Lý Hoá rất tốt, anh cháu chẳng cần học thêm cũng không làm cả bài tập về nhà vẫn cứ giỏi. Nói chung anh cháu học rất tốt mà không cần học thêm, về nhà cũng chẳng thèm làm bài tập vẫn cứ giỏi.
Còn cháu thì ngược lại, cùng bố mẹ đẻ ra nhưng cháu chậm hơn rất nhiều, nhiều lúc kiến thức sgk cô giáo dạy trên lớn cháu cũng không nắm hết được nên để theo được với bạn cháu buộc phải về đọc lại sách, nó thực sự rất mất thời gian, sau có lớp phụ đạo của cô chủ nhiệm (cô dạy toán, cháu đi học có 10k 1 buổi thôi ạ, nhưng nó vá lỗ hổng của cháu khá hiệu quả) . Sự cần cù và chăm chỉ cho cháu một kết quả xứng đáng đến bây giờ kể cả về công việc và học hành ạ.

Cháu thấy học thêm và dạy thêm đúng là nhu cầu tất yếu thôi ạ, nhưng vấn đề cần quản lý, nếu con có khả năng tự học và học tốt thì chẳng cần học thêm cho phí thời gian. Còn nếu lực học đuối trung bình thì cần bồi dưỡng để tốt hơn.
Tại sao cũng kiến thức đấy cháu học trên lớp không được mà đi học thêm lại được? Thậm chí vẫn giáo viên đó dạy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Marble Trans

Xe tăng
Biển số
OF-841470
Ngày cấp bằng
10/10/23
Số km
1,208
Động cơ
55,141 Mã lực
Nếu biện hộ học thêm là nhu cầu chính đáng của 90% học sinh phụ huynh chứng tỏ chương trình giáo dục không chuẩn cần xem xét lại. Còn nói muốn việc nhẹ lương cao để bao che cho hành vi dạy thêm thu tiền khác nào bào chữa cho tham nhũng có lý do. Nếu thấy lương ko làm giàu được như đòi hòi kỳ vọng (có thể đi làm việc khác như học ngành của LLVT. Tôi thấy hàng năm các trương đều tổ chức đi nghỉ mát xuyên Việt với ra nước ngoài mỗi năm mấy lần. có ông anh vk dạy thêm toán còn khoe nhà anh toàn nghì ks 5*, resort xịn nhất, đầu tư nhà đất chỗ này chỗ kia..thế mà còn muốn gì nữa.
Số ít thôi cụ, lấy đâu ra giáo viên nào cũng đi Tây Tàu, ăn ngủ sang chảnh vậy. Thời năm 2002, con em học thêm gần nhà cô giáo dạy Toán trường chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình), dạy thêm 100k/ cháu/ buổi, có chồng làm sở thuế tỉnh là có đời sống cao hơn các giáo viên khác. Đi Tây Tàu như đi chợ, còn đa số cũng khó khăn lắm, đấy là ở TP của tỉnh Hòa Bình rồi đó.
 

tuan_bui179

Xe đạp
Biển số
OF-870041
Ngày cấp bằng
20/10/24
Số km
33
Động cơ
107 Mã lực
Quan điểm của em là việc học thêm đều là tự nguyện cụ ạ. Học sinh có nhu cầu ôn tập thêm thì giáo viên cũng vui vẻ mà dạy thôi, nhiều cháu còn thích đi học ấy chứ. Chỉ có cái biến tướng là các thầy cô trên lớp lại phân biệt đối xử, "đì" các cháu không học thêm lớp của mình, cái ấy là cái đáng lên án.
 

smallstar_2404

Xe tải
Biển số
OF-861780
Ngày cấp bằng
20/6/24
Số km
217
Động cơ
7,692 Mã lực
Tuổi
33
Tại sao cũng kiến thức đấy cháu học trên lớp không được mà đi học thêm lại được? Thậm chí vẫn giáo viên đó dạy.
tại cháu tiếp thu kém đó cụ, học đi học lại thì biết thôi ạ.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,110
Động cơ
68,744 Mã lực
Học chuyên (và 1 phần nào trong học thêm) thì như nhiều người đã viết, quyền lựa chọn là ở phụ huynh!
Em cũng hay tham gia mấy cái chủ đề tương tự thế này và vẫn viết, kiến thức phổ thông (trang bị cho lũ trẻ trong giai đọan học phổ thông) là mớ kiến thức cơ bản mà 1 người phải biết để hòa nhập vào xã hội và sử dụng cho cuộc sống thường ngày khi lớn lên.
Ở xã hội mũi lõ, những người có năng khiếu kiệt xuất được chú ý đào tạo riêng để trở thành chuyên gia, nhà khoa học, nhà chính khách,... luôn nhận được ưu đãi riêng để họ chỉ chuyên tâm phát huy tài năng của họ mà không phải bận tâm trong việc kiếm tiền đủ sống hàng ngày.
Ngày xửa ngày xưa VN mình ảnh hưởng nhiều của hệ thống XHCN, nhưng việc xây dựng các lớp chuyên cũng vẫn theo xu hướng này. Các nhà khoa học, cán bộ cao cấp cũng được chăm sóc theo tiêu chuẩn riêng.
Nhưng trường chuyên ngày nay mở đại trà, nhà trường chỉ tập trung để học sinh của họ đạt thành tích cao trong các cuộc thi để kéo phụ huynh đến trả tiền và cũng cố giảm các môn học khác để chỉ tập trung luyện môn thi. Đại đa số học sinh được luyện để thi này lớn lên sẽ không làm việc gì liên quan đến môn được luyện.
Nếu may mắn được thừa hưởng từ gia đình hay tìm được công việc phù hợp thì không nói, nhưng không may mắn thì việc hổng kiến thức sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống!
Giáo dục em nghĩ có thể nhìn nhận từ ba phía. Xã hội, gia đình và chính học sinh.
1. Từ phía xã hội mà BGD là người đại diện thì chi phí, chương trình, giáo viên, tỉ lệ phân cấp, chuyên chọn ntn sẽ phụ thuộc vào nguồn lực, cơ cấu nghề nghiệp, triết lí giáo dục, mặt bằng dân trí... của quốc gia đó. Xét cho cùng sau khi rời ghế nhà trường họ sẽ tham gia vào thị trường lao động cũng như trở thành một phần của xã hội. Quốc gia cần những người lao động như thế nào và xã hội muốn công dân cư xử như thế nào thì sẽ hướng giáo dục theo hướng đó (dựa trên nguồn lực). Đứng trên góc độ này em thấy GDVN đang chuyển mình tốt, kết quả thời gian sẽ trả lời.
2. Đứng trên khía cạnh gia đình thì dựa trên nguồn lực, truyền thống, quan điểm của gia đính muốn hướng con mình trở thành một người như thế nào vào năm 18 (hoặc 22) tuổi. Việc học ở nhà trường là quan trọng nhưng chỉ là một phần của toàn bộ quá trình giáo dục. Giáo dục từ gia đình là gốc rễ, giáo dục từ nhà trường và xã hội là tiếp nối của giáo dục từ gia đình. Có cụ muốn con học Ivy ngay từ bé nên dồn vào định hướng Ivy đấy là một cách, có cụ muốn con có một tuổi thơ dễ chịu học vừa thôi chơi là chủ yếu đấy là một cách, có cụ muốn giáo dục chi phí thấp thì tranh đấu sao cho giáo dục càng rẻ tiền càng tốt, có cụ muốn con có thành tích khoa bảng thì cày thôi, có cụ lại hướng tới giáo dục toàn diện từ toán lí đến văn thể đều được đầu tư hết thì tốn tiền, tốn thời gian vào và phải cân bằng tốt. Giáo dục công lập nói gì nói nó là một thứ dịch vụ công (giống như y tế công, giao thông công cộng) nó chỉ đáp ứng các cụ ở mức cơ bản phổ quát cho toàn dân, các cụ muốn chuyên biệt thì phải điều chỉnh cho con cháu mình thôi. Cụ muốn chơi thì không học thêm, cụ muốn trường chuyên thì học lắm lắm, cụ muốn ít tiền thì chả học gì, cụ muốn văn thể mĩ cân đối thì học văn ở trường còn thêm nếm là thể mĩ. Giáo dục trường lớp là gói cơ bản, học thêm là gói bổ sung.
3. Từ đứa trẻ. 99% trẻ con không muốn học, người lớn không muốn đi làm.
 

TsarPutin

Xe tăng
Biển số
OF-732456
Ngày cấp bằng
12/6/20
Số km
1,769
Động cơ
89,155 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
Em thì ủng hộ dạy thêm nhưng:
1. Là phải đăng ký như mở phòng khám ấy, và nộp thuế thu nhập cá nhân
2 . Là phải dạy ở trường, phải thuê lớp của các cơ sở giáo dục đủ đk
 

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,698
Động cơ
5,180,143 Mã lực
Nhiều cụ dị ứng với việc học thêm/dạy thêm nhỉ, học hay không là do mình, không muốn thì chả ai bắt phải học thêm được. Nhóc nhà em mấy năm nữa vào cấp 3, hôm rồi em ngồi nói chuyện với Cô giáo chủ nhiệm hỏi trường, lớp hay Cô có kế hoạch dạy thêm cho các con không thì nhận được câu trả lời 3 không: Nhà trường, lớp học và các cô giáo không dạy thêm anh ah #:-s
 

tunglam2806

Xe tăng
Biển số
OF-823804
Ngày cấp bằng
12/12/22
Số km
1,830
Động cơ
34,447 Mã lực
Khảo sát trên tàu nhanh đến thời điểm này đây các cụ ạ.
IMG_1290.png
 

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
3,627
Động cơ
332,266 Mã lực
Ngày xưa học thêm ít hơn bây giờ nhiều, chủ yếu thêm môn chuyên. Em cấp 1,2,3 chỉ thi thoảng học thêm môn Toán vì em chuyên toán, giờ em thấy công việc ổn, thiếu là thiếu cái không dạy trong trường lớp thôi.
 

midataka

Xe buýt
Biển số
OF-189411
Ngày cấp bằng
11/4/13
Số km
587
Động cơ
246,172 Mã lực
Chuẩn, cháu sẽ trả lời theo góc nhìn của một người con, người học sinh về vấn đề này:

1. Tính tự học. Lớp cháu ngày xưa có 50 bạn, thuộc lớp chọn của trường. Trong số đó, chỉ duy nhất một bạn có tính tự học cao nên không cần đi học thêm, còn lại gần như tất cả đều phải đi. Lý do là vì học thêm cô sẽ củng cố kiến thức cho lớp thông qua bài tập , hoặc có bài tập về nhà để kiểm tra. Ở nhà rảnh cháu khẳng định phần lớn các bạn sẽ về nhà, bỏ cặp sang một bên rồi chơi game, lướt TikTok, chạy theo các trend rất hiếm bạn ngồi học. Giống như người lớn đi làm về mệt có mấy ai ngồi học thêm ngôn ngữ mới hay đọc sách đâu. Thời gian rảnh đó đưa cháu nó cho cô kèm vẫn tốt hơn. Không học thêm mà thiếu sự giám sát từ gia đình, học lực chắc chắn sẽ tụt dốc không phanh.

2. Kiến thức: học trên trường chỉ cung cấp kiến thức cơ bản, nên từ cấp 2 trở đi, học thêm trở thành lựa chọn cần thiết. Ở cấp 1, không học thêm vẫn có thể đạt học sinh giỏi, nhưng cấp 2 với khối lượng kiến thức lớn, đặc biệt là các môn tự nhiên, học sách giáo khoa kỹ cũng chỉ đủ đạt 7 điểm. 3 điểm còn lại thuộc về kiến thức nâng cao, thường chỉ có ở các lớp học thêm ạ. Đời không cho ai cái gì miễn phí.
Học thêm không chỉ cung cấp kiến thức nâng cao mà còn định hướng cách làm bài và luyện các dạng đề. Tự học tuy tốt, nhưng thiếu lộ trình rõ ràng nên dễ vất vả và kém hiệu quả hơn so với việc học thêm có sự hướng dẫn bài bản.

Nếu các cụ mợ không muốn con đi học thêm thì hãy cùng lên kế hoạch với con, ngồi kèm con học và mua các sách về luyện đề.
Cấp 1 lớp 4, lớp 5 nếu kiến thức không chắc thì lên cấp 2 vất vả lắm. E chia sẻ là đứa bé nhà e năm nay lớp 4 đang học thêm của cô giáo làng bên, còn thằng lớn cấp 3 học thêm Hóa mà thầy dạy đang đứng lớp cấp II. Bản e tối nào cũng sáng đèn các lớp trong trường cấp III, số lượng các cháu đang học ca tối tại trường rất nhiều, nhưng số lượng học trung tâm bồi dưỡng kiến thức ngoài cũng đông không kém.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top