[Funland] Lại là vấn đề học thêm dạy thêm

Nobita M6

Xe tải
Biển số
OF-335400
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
342
Động cơ
281,983 Mã lực
Đây là vấn đề nhức nhổi
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,528
Động cơ
432,177 Mã lực
4. Lí do chính là do phụ huynh thì cụ không nhắc :D
p/s: Con trong tay các cụ, tiền trong túi các cụ. Các cụ là người quyền tối cao với các mini cho đến năm 18 tuổi mà học hành thì đổ tại thầy cô, sức khỏe thì đổ tại bác sĩ là như nào ạ. Không thích thì không cho con đi học thêm là xong, quyền các cụ cơ mà cứ đổ tại làm gì.
hỏi khí không phải, cụ có con chưa ạ ?
con của cụ có thể vào dạng xuất sắc ko cần học, cái này chắc chiếm tỷ lệ 10% các cháu. còn 90% các cháu còn lại thì chủ yếu do bố mẹ và thầy cô định hướng.
cái cảnh ko học thêm, thi điểm thấp, rồi lại vật lộn cạnh tranh từng tí một trong thi đầu vào c3 nó áp lực lắm cụ ạ. nên cụ nói ở cái 10% kia nó lạc lõng lắm ấy ạ.
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,528
Động cơ
432,177 Mã lực
ở một diễn biến khác, ko biết có bao nhiêu thầy cô đóng thuế thu nhập từ dạy thêm. cái này cũng 1 phần gián tiếp nói lên đạo đức thầy cô đấy ạ
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,571
Động cơ
77,761 Mã lực
hỏi khí không phải, cụ có con chưa ạ ?
con của cụ có thể vào dạng xuất sắc ko cần học, cái này chắc chiếm tỷ lệ 10% các cháu. còn 90% các cháu còn lại thì chủ yếu do bố mẹ và thầy cô định hướng.
cái cảnh ko học thêm, thi điểm thấp, rồi lại vật lộn cạnh tranh từng tí một trong thi đầu vào c3 nó áp lực lắm cụ ạ. nên cụ nói ở cái 10% kia nó lạc lõng lắm ấy ạ.
Em 2 bạn, 1 bạn lớp 11 thi C3 năm ngoái, 1 bạn lớp 9 năm nay thi, con em bình thường. Em giữ quan điểm học thêm là vô ích nếu học sinh thiếu năng lực tiếp thu hoặc (và) thiếu năng lực tự học. Ngược lại nếu một đứa trẻ có năng lực tiếp thu tốt và khả năng tự học cao thì học thêm là không cần thiết. Học thêm với e chỉ nên cho 2 đối tượng ở 2 đầu thống kê. Còn bản chất cuộc thi c3 là cuộc thi chọn bỏ tức là học có giỏi 100% thì cũng loại ngần ấy mà có kém 100% cũng loại ngần ấy, học hay không học thêm cơ bản không khác nhiều.
p/s: Các cụ ngồi đây có cụ nào làm việc nổi theo lịch trình sáng 7h-11h30, chiều 1h30-5h30, tối 8h-11h trong vòng 1 năm không, cá nhân em thì không. Thế mà chúng ta là người lớn thể chất và tinh thần đều mạnh hơn trẻ con, bản chất làm việc cũng ít vất vả hơn học mà chúng ta còn không làm được sao lại bắt trẻ con học theo cường độ như thế.
 

sweet dream

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-867972
Ngày cấp bằng
15/9/24
Số km
311
Động cơ
4,304 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Paradise
hỏi khí không phải, cụ có con chưa ạ ?
con của cụ có thể vào dạng xuất sắc ko cần học, cái này chắc chiếm tỷ lệ 10% các cháu. còn 90% các cháu còn lại thì chủ yếu do bố mẹ và thầy cô định hướng.
cái cảnh ko học thêm, thi điểm thấp, rồi lại vật lộn cạnh tranh từng tí một trong thi đầu vào c3 nó áp lực lắm cụ ạ. nên cụ nói ở cái 10% kia nó lạc lõng lắm ấy ạ.
Chuẩn, cháu sẽ trả lời theo góc nhìn của một người con, người học sinh về vấn đề này:

1. Tính tự học. Lớp cháu ngày xưa có 50 bạn, thuộc lớp chọn của trường. Trong số đó, chỉ duy nhất một bạn có tính tự học cao nên không cần đi học thêm, còn lại gần như tất cả đều phải đi. Lý do là vì học thêm cô sẽ củng cố kiến thức cho lớp thông qua bài tập , hoặc có bài tập về nhà để kiểm tra. Ở nhà rảnh cháu khẳng định phần lớn các bạn sẽ về nhà, bỏ cặp sang một bên rồi chơi game, lướt TikTok, chạy theo các trend rất hiếm bạn ngồi học. Giống như người lớn đi làm về mệt có mấy ai ngồi học thêm ngôn ngữ mới hay đọc sách đâu. Thời gian rảnh đó đưa cháu nó cho cô kèm vẫn tốt hơn. Không học thêm mà thiếu sự giám sát từ gia đình, học lực chắc chắn sẽ tụt dốc không phanh.

2. Kiến thức: học trên trường chỉ cung cấp kiến thức cơ bản, nên từ cấp 2 trở đi, học thêm trở thành lựa chọn cần thiết. Ở cấp 1, không học thêm vẫn có thể đạt học sinh giỏi, nhưng cấp 2 với khối lượng kiến thức lớn, đặc biệt là các môn tự nhiên, học sách giáo khoa kỹ cũng chỉ đủ đạt 7 điểm. 3 điểm còn lại thuộc về kiến thức nâng cao, thường chỉ có ở các lớp học thêm ạ. Đời không cho ai cái gì miễn phí.
Học thêm không chỉ cung cấp kiến thức nâng cao mà còn định hướng cách làm bài và luyện các dạng đề. Tự học tuy tốt, nhưng thiếu lộ trình rõ ràng nên dễ vất vả và kém hiệu quả hơn so với việc học thêm có sự hướng dẫn bài bản.

Nếu các cụ mợ không muốn con đi học thêm thì hãy cùng lên kế hoạch với con, ngồi kèm con học và mua các sách về luyện đề.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,794 Mã lực
Cơ bản cụ nói đúng nhưng nó chỉ mới đúng 1 nửa :D .

Thứ hai, giáo viên và bác sĩ nếu làm thêm về cơ bản không xung đột lợi ích với nhà nước nhưng lại xung đột lợi ích với người hưởng dịch vụ (người dân nộp thuế và được hưởng các dịch vụ về y tế, giáo duc). Nếu giáo viên, bác sĩ không dạy thêm hay khám bệnh ngoài giờ cho chính học sinh, bệnh nhân của mình thì có thể không có xung đột lợi ích nhưng nếu dạy hay thăm khám cho chính những đối tượng mình phục vụ thì việc xung đột lợi ích là khó tránh khỏi.

Ngoài ra, việc dạy thêm hay chữa trị cho chính học sinh, bệnh nhân của mình (những đối tượng đang hưởng dịch vụ do chính mình cung cấp) là dấu hiệu của việc không hoàn thành nhiệm vụ :D
Vâng, trong các hoạt động kinh tế, xã hội, luôn có sự xung đột lợi ích của các bên, nên cần có cả những quy định tốt và sự giám sát nghiêm túc thực chất (không hình thức đủ ban bệ) để lợi ích của các bên được hài hòa. Hoàn hảo thì không, nhưng hài hòa thì có thể. Bản thân cụ cũng chỉ nêu có một nửa sự thật thôi.
Thứ nhất người dân nộp thuế, nhưng nhà nước dùng thuế chi cho nhiều mục đích, và tiền dành cho giáo dục công lập và y tế công chỉ ở mức độ khiêm tốn so với các nước xung quanh tương đồng về trình độ, cùng với sự quản lý tài sản có lãng phí, dẫn đến không đủ cả số lượng (quá tải ở tp lớn, trường lớp không đạt chuẩn nhiều, chất lượng chương trình, giám sát chất lượng độc lập thiếu và yếu), trường chất lượng tốt ít, chất lượng trung bình và yếu nhiều. Y tế công lập cũng gặp những rắc rối rất nghiêm trọng, định giá dịch vụ duy ý trí, quá tải, dịch vụ y tế theo bhyt quá thấp, ... bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, buộc phải có dịch vụ y tế theo yêu cầu. Bản thân tồn tại nhan nhản dịch vụ y tế theo yêu cầu, chất lượng cao giá cao, ngay tại các BV công lập đã là có xung đột lợi ích rồi. Xóa bỏ nó trong mô hình hiện tại là không thể. Buộc phải chấp nhận "xã hội hóa", rất cần các quy định tốt và có giám sát tốt để "hài hòa" lợi ích.
Thứ hai người dân nộp thuế ít, nhưng muốn được hưởng dịch vụ công tốt. Cứ phải thẳng thắn mức độ chất lượng tốt như người dân mong muốn, giá thành sẽ cao hơn nhiều. Đừng viển vông và cố tình lừa dối. Thực chất thì đa số người dân hiểu và chấp nhận chi trả cao hơn. Phụ huynh trả tiền để con được học Toán, Tin học, Tiếng Anh, Khoa học, ... tốt hơn. Trả tiền dịch vụ y tế tự nguyện. Nhà nước cần chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, và kiểm soát tốt hơn xung đột lợi ích. "Xã hội hóa" là chủ chương nhà nước đã thực hiện trong 1 thời gian dài và không sai trong mô hình hiện tại.
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,528
Động cơ
432,177 Mã lực
Em 2 bạn, 1 bạn lớp 11 thi C3 năm ngoái, 1 bạn lớp 9 năm nay thi, con em bình thường. Em giữ quan điểm học thêm là vô ích nếu học sinh thiếu năng lực tiếp thu hoặc (và) thiếu năng lực tự học. Ngược lại nếu một đứa trẻ có năng lực tiếp thu tốt và khả năng tự học cao thì học thêm là không cần thiết. Học thêm với e chỉ nên cho 2 đối tượng ở 2 đầu thống kê. Còn bản chất cuộc thi c3 là cuộc thi chọn bỏ tức là học có giỏi 100% thì cũng loại ngần ấy mà có kém 100% cũng loại ngần ấy, học hay không học thêm cơ bản không khác nhiều.
p/s: Các cụ ngồi đây có cụ nào làm việc nổi theo lịch trình sáng 7h-11h30, chiều 1h30-5h30, tối 8h-11h trong vòng 1 năm không, cá nhân em thì không. Thế mà chúng ta là người lớn thể chất và tinh thần đều mạnh hơn trẻ con, bản chất làm việc cũng ít vất vả hơn học mà chúng ta còn không làm được sao lại bắt trẻ con học theo cường độ như thế.
em với cụ khác nhau quan điểm nhiều quá. đoạn bôi đen, cứ đành rằng đỗ cả nhưng rất nhiều người còn tranh nhau trong cái đám top trên hay bị rơi xuống bét bẹt cũng là đỗ ấy. đương nhiên chả ai muốn vào cái đoạn bét bẹt ấy cả nên học thêm có gì sai đâu ; học thêm để điểm cao hơn .
con bé lớn nhà em, ơn giời là ko vào dạng đỗ ở dạng bét bẹt, nhưng vòng xoay để vào được chuyên, chọn cũng đâu phải ngồi nhà mà tự học hoặc điểm nó tự vào bài thi được.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,571
Động cơ
77,761 Mã lực
em với cụ khác nhau quan điểm nhiều quá. đoạn bôi đen, cứ đành rằng đỗ cả nhưng rất nhiều người còn tranh nhau trong cái đám top trên hay bị rơi xuống bét bẹt cũng là đỗ ấy. đương nhiên chả ai muốn vào cái đoạn bét bẹt ấy cả nên học thêm có gì sai đâu ; học thêm để điểm cao hơn .
con bé lớn nhà em, ơn giời là ko vào dạng đỗ ở dạng bét bẹt, nhưng vòng xoay để vào được chuyên, chọn cũng đâu phải ngồi nhà mà tự học hoặc điểm nó tự vào bài thi được.
Nếu con cụ học thêm để vượt qua mặt bằng chung hoặc vào top 5% thì cụ phàn nàn gì nữa?! Lúc nào 5% chả là bọn vừa có năng lực vừa có nỗ lực?! Hay cụ muốn con cụ không cần học thêm cũng vào nhóm 5%, thế thì con cụ phải ở nhóm 1% - lười xuống 5% là vừa. "Học thêm với e chỉ nên cho 2 đối tượng ở 2 đầu thống kê" Đây thôi cụ. Còn rong chơi vẫn ở top thì là nhóm 1% rồi.
 

--Lamborghini--

Xì hơi lốp
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,838
Động cơ
563,415 Mã lực
Giáo dục là loại dịch vụ đắt đỏ nhưng lâu nay nhà nc cố ép nó xuống rẻ mạt để vừa lòng đại đa số. Một giáo viên đầy đủ phẩm chất trí tuệ, đạo đức nhưng đòi ngta phải thu nhập thua Osin cơ, thu nhập nthe con ngta thất học trước luôn.
Bảo nó rẻ cũng chả phải, vì đâu phải có mỗi học trên lớp.
Ngoài ra một năm ngân sách đổ vào đây cũng chả ít, đơn cử là số tiền để biên soạn sách cải cách mà cuối cùng không đâu ra đâu.
Có một cái hay là các vị thay đổi xoành xoạch mỗi của bọn tiểu học mà mục đích của bọn này cũng chỉ là biết đọc biết viết, các bậc cao hơn thì chả thấy thay đổi gì mấy.
 

--Lamborghini--

Xì hơi lốp
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,838
Động cơ
563,415 Mã lực
Bản chất của vấn đề là gì?

Nó nằm ở việc vào đại học thì sẽ dễ có thu nhập cao hơn không vào đại học; vào ĐH loại tốt, nổi tiếng sẽ dễ có thu nhập cao hơn vào ĐH loại làng nhàng. Không phải tất cả, nhưng xét về trung bình, xét về số đông, thì nó là như vậy.

ĐH loại tốt bao giờ cũng ít, còn nhu cầu thể hiện bằng số lượng học sinh tốt nghiệp cấp 3 thì nhiều. Tất yếu là dẫn đến cạnh tranh. Ở VN, sự cạnh tranh này thể hiện thành thi ĐH.

Đã là cạnh tranh, ai đầu tư nhiều, bỏ công sức lớn, sẽ dễ thắng lợi. Không phải đúng tất, nhưng quy luật phổ biến là như vậy.

Do vậy, học thêm là một nhu cầu tất yếu, sinh ra từ nhu cầu cạnh tranh cũng tất yếu. Đã là nhu cầu tất yếu, tất yếu sẽ hình thành người cung ứng dịch vụ dạy thêm, tạo thành thị trường học thêm, dạy thêm.

Việc dùng mệnh lệnh hành chính để cấm đoán một thị trường tất yếu, xét từ bằng chứng lịch sử như giai đoạn kế hoạch hóa tập trung, rất hiếm khi thành công. Đến bây giờ, phần lớn các hoạt động cấm không thể thực hiện được, chỉ có thể đưa ra một số quy định, VD như phải có chứng chỉ, giấy phép, điều kiện, phải nộp thuế... Một số ngành quá nguy hại cho xã hội VD như kinh doanh ma túy thì cấm, nhưng phải trả giá bằng việc đầu tư và trả lương cho một lực lượng lớn tham gia phòng chống ma túy, do vậy không thể cấm đại trà, cấm lung tung nhiều ngành được.

Do vậy, không nên cấm dạy thêm, học thêm, chỉ nên quản lý, thu thuế.

Theo em về quản lý, cần yêu cầu phải có chứng chỉ sư phạm. Ngoài ra, nếu có thể thì nên cấm các thầy cô dạy học sinh chính trường của mình, nhằm chống xung đột lợi ích. Chỉ 2 nội dung cấm này đã rất phiền phức khó làm rồi.
Không cấm dậy thêm, nhưng quản lý bằng các trung tâm rõ ràng và giáo viên trung tâm thì không công tác trong các trường như thế nó mới công tâm.
Nhiều khi không muốn học cũng phải học.
 

Chicken113

Xe tải
Biển số
OF-846833
Ngày cấp bằng
17/1/24
Số km
475
Động cơ
62,861 Mã lực
Hầu hết các con ở tp lớn thì học thêm là do nhu cầu của bố mẹ. Cứ thik cho con vào trường điểm, trường chuyên lớp chọn thì phải theo kịp bạn bè. Vì những trường này trọng thành tích, nếu học lực kém kiểu gì cũng bị nhắc nhở, dí…chọn trường làng đơn giản thì sẽ nhẹ nhàng hơn, đỡ đau đầu!
Nhà cháu 2 nhóc học Vin bố mẹ nhàn tênh, chả phải đưa đón, hay học thêm nếm gì. Học xong toàn ở lại trường để chơi đến chiều muộn! Chủ yếu học ngoại khóa mấy môn thể thao hay năng khiếu. Bài vở cực ít và giáo viên cũng hok trọng thành tích, thèng cu từ 1-8 học như chơi. Nhưng giữa lớp 8 muốn con thi chuyên nên vắt chân lên cổ nhồi nhét, kể cũng tội nghiệp. Nhưng nhiều lúc nghĩ con sướng quá sau này ra đời sẽ khó khăn nên 2vc quyết cho con ra ngoài thì thố. Học Vin thì sướng nhất con, nhì bố mẹ các cụ ợ.
Bé thứ 2 thì từ lớp 1-4 cũng chơi suốt, được cái ngoại ngữ học hệ Cam từ mẫu giáo nên lại cũng cho ôn chuyên NN năm lớp 5. Con học mà bố mẹ như đánh vật, đánh nhau.. tình cảm gia đình sứt mẻ liên tọi.?…
Nếu cứ an phận theo Vin hết cấp 3 chắc gia đình lúc nào cũng hạnh phúc. Yên ấm. Con cái nhanh nhẹn khỏe mạnh vì được chơi nhiều, dã ngoại nhiều.
Còn vấn đề học nặng nhẹ, Thực ra nếu đi NN mới thấy VN mình học đã là cái gì đâu, thành tích có gì so với Sinh, Hàn, Đài, Nhật, Tàu, Ấn…, nhưng suốt ngày thấy phê phán, kêu ca, phàn nàn.
Các cụ đặt mục tiêu thấp thì mọi cái đơn giản, chả phải học thêm nhiều. Còn lưng chừng hay cao hẳn thì xác định luôn. Nó phải thế…
Dòng bôi đậm sai sai cụ à, không đưa đón con tức là xe của nhà trường học xong thì đưa về luôn làm gì có "Học xong toàn ở lại trường để chơi đến chiều muộn" hở cụ.
 

smallstar_2404

Xe tải
Biển số
OF-861780
Ngày cấp bằng
20/6/24
Số km
237
Động cơ
8,084 Mã lực
Tuổi
33
dạy thêm là đúng .
vấn đề ở đây chỉ cần quy chuẩn nghiêm ngặt về nhân sự đã hưởng lương trường học không được ký hợp đồng ở bất cứ đâu bên ngoài trường học dể dạy thêm .
thường là giáo viên mà ko đi dạy ở trường hầu như sẽ không có học sinh trừ 1 số rất ít thầy cô thực sự rất nổi tiếng ạ
 

AntiTrump2024

Xe tăng
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
1,961
Động cơ
77,791 Mã lực
Tuổi
74
Công nhân viên chức các ngành khác có thứ để nhai. Họ ngoài lương còn thưởng . Giáo viên ăn gì??? Phấn và ghẻ lau bảng.
Còn vụ học thêm là do ct bộ đưa ra nặng . Học chính khóa mà đủ giờ thì học thêm làm gì. ??? Liên quan gì đến thầy cô???
Cụ là giáo viên, cụ thấy chương trình nặng thì cụ phản ảng chi Bộ chủ quản của cụ điều chỉnh vì nó sẽ làm cho cụ có thể ko hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy đc giao. Cụ ko thêr lấy lý do đó để tổ chức học thêm rồi thu tiền.
 

AntiTrump2024

Xe tăng
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
1,961
Động cơ
77,791 Mã lực
Tuổi
74
Những cái mô hình này rất tuyệt cho những đứa trẻ có năng khiếu để từ bé đã được định hướng lớn lên chỉ chuyên làm những việc theo năng khiếu của chúng. Việc bỏ không học các môn khác để chúng chỉ tập trung để phát triển năng khiếu. Việc này sẽ tạo được ra những chuyên gia thực sự giỏi, kiệt xuất cho xã hội.
Nếu lớn lên mà vì các lý do khác nhau không thể theo năng khiếu, thì chúng sẽ gặp khó khăn hội nhập với xã hội vì hổng rất nhiều kiến thức phổ thông.
Tụi mũi lõ cũng có các trường chuyên, tụi trẻ con nhà chính khách cũng thường được day riêng để lớn lên làm chính khách. Được đào tạo chuyên nên chúng rất chuyên nghiệp, khác với cán bộ "bán chuyên" đi lên từ bên ngang vẫn thấy ở nhà mình. Nhưng khi con đường làm chính khác không thuận lợi, chúng chỉ có thể làm những việc gần giống như trong các tổ chức NGO, từ thiện,... chứ không thể làm các việc khác như tụi trẻ được đào tạo bình thường được. Nhưng dù chẳng làm gì thì chúng vẫn sống khá thoải mái với mớ tài sản thừa hưởng từ gia đình chúng!
Bây giờ em mới hiểu vì sao Trump lên làm Tổng Mỹ ko riêng gù bên trời Đông mà cả trời Tây cũng đều dè bỉu mỉa mai:D
 

smallstar_2404

Xe tải
Biển số
OF-861780
Ngày cấp bằng
20/6/24
Số km
237
Động cơ
8,084 Mã lực
Tuổi
33
Ngày xưa lớp em đầy đứa chả đi học thêm học nếm gì, vẫn điểm cao chót vót, đỗ trường này trường kia.
Em đi học thêm lòi mắt, tốn bao nhiêu tiền của các cụ, cuối cùng điểm vừa đủ đỗ Bách khoa vào cái khoa thấp nhất em nhớ đâu đó 20,5 hay 21 điểm. Đã thế học Bách khoa em còn đúp 1 năm rưỡi.
Bây giờ cái bọn không đi học thêm, nó làm ông này, bà nọ.
Còn em, vẫn chỉ là 1 anh kỹ sư quèn với mức lương đủ sống.
Em thấy có lỗi với những đồng tiền bố mẹ em bỏ ra cho em đi học thêm quá....giá mà tiền ấy, gom lại mua Bitcoin, hay mua vàng....thì có khi giờ em đổi đời.
Hức hức...hức
Học thêm hay không học thêm phải xem năng lực của bản thân cụ ạ. Cháu lấy ví dụ như anh trai cháu, học các môn Toán Lý Hoá rất tốt, anh cháu chẳng cần học thêm cũng không làm cả bài tập về nhà vẫn cứ giỏi. Nói chung anh cháu học rất tốt mà không cần học thêm, về nhà cũng chẳng thèm làm bài tập vẫn cứ giỏi.
Còn cháu thì ngược lại, cùng bố mẹ đẻ ra nhưng cháu chậm hơn rất nhiều, nhiều lúc kiến thức sgk cô giáo dạy trên lớn cháu cũng không nắm hết được nên để theo được với bạn cháu buộc phải về đọc lại sách, nó thực sự rất mất thời gian, sau có lớp phụ đạo của cô chủ nhiệm (cô dạy toán, cháu đi học có 10k 1 buổi thôi ạ, nhưng nó vá lỗ hổng của cháu khá hiệu quả) . Sự cần cù và chăm chỉ cho cháu một kết quả xứng đáng đến bây giờ kể cả về công việc và học hành ạ.

Cháu thấy học thêm và dạy thêm đúng là nhu cầu tất yếu thôi ạ, nhưng vấn đề cần quản lý, nếu con có khả năng tự học và học tốt thì chẳng cần học thêm cho phí thời gian. Còn nếu lực học đuối trung bình thì cần bồi dưỡng để tốt hơn.
 

sunflower09

Xe hơi
Biển số
OF-24853
Ngày cấp bằng
27/11/08
Số km
123
Động cơ
490,701 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không học thêm giáo viên của trường chứ học thêm bên ngoài đầy cụ ơi. Đồng nghiệp em 2 đứa con học Vin ở Time, cuối tuần thứ 7 và CN thấy quần quật đưa đón con đi học thêm, buổi tối thì gia sư đến nhà dậy
Còn bảo học thêm ở trường, Vin học ngày 2 buổi rồi, sao mà học thêm được nữa. Các trường cấp 2 cấp 3 công lập học nửa ngày mới bố trí học thêm được chứ
Các trường tư như Vin có vẻ kiểm soát việc dạy thêm của giáo viên khá hiệu quả nên học sinh không cần đi học thêm. Dĩ nhiên em đoán không cần học thêm là học lại chương trình trên lớp, chứ các nội dung nâng cao ngoài trường dạy thì vẫn phải học ngoài, và khi học ngoài trung tâm vẫn có thể lại chính là giáo viên của trường qua đó dạy.
 

AntiTrump2024

Xe tăng
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
1,961
Động cơ
77,791 Mã lực
Tuổi
74
quan điểm của em thì học thêm là 1 nhu cầu có thật và chính đáng. Con nhà em vẫn học thêm bình thường, thậm chí còn quan trọng hơn học ở trường. Em chả phải nhòm xem nó học ở trường thế nào, chả buồn hỏi đến bao giờ, nhưng ở lớp học thêm thì em xem từng nhận xét, báo cáo tình hình học tập, từng điểm chấm của gv qua group zalo, ko những của con mình mà của cả các bạn học cùng nó. Và con em cũng chả học thêm thầy cô dậy nó ở trường chính khóa bao giờ, toàn học lớp ngoài.
Vì học thêm có nhiều mục đích khác nhau tùy theo từng trình độ hs, từng mục đích hướng tới của gia đình. Nên đừng phản đối cực đoan. Nếu chỉ để làng nhàng lên lớp thì cứ học ở lớp cũng khá ổn, miễn là con nó cũng tự giác tàm tạm và bố mẹ cũng có chú ý tương đối đến học hành dạy dỗ, thì nhắc nhở quan tâm chút là đủ, khỏi học thêm. Nhưng với những mục đích lớn hơn như chuyên chọn, trường top đầu vvv thì ko học thêm có đỗ vào mắt ý mà đòi. =))
Nên học thêm hay ko tùy nhu cầu, mục đích, miễn ko ép buộc nhau là ok
Ko ai phản đối dạy thêm, hoc thêm cả, chỉ là muốn đưa vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện để quản lý, đưa việc dạy và hịc thêm về đúng bản chất trong sáng của nó thôi.
 

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,197
Động cơ
127,425 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không cấm dậy thêm, nhưng quản lý bằng các trung tâm rõ ràng và giáo viên trung tâm thì không công tác trong các trường như thế nó mới công tâm.
Nhiều khi không muốn học cũng phải học.
gv dạy ở trung tâm còn đc, vì trung tâm họ cũng chọn gv giỏi rồi. sợ nhất gv dạy ko giỏi tự mở lớp ở nhà xong dạy thêm cho chính hs của mình trong trường ý cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top