[Funland] Lại chuyện tranh cãi về Grab

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
17,178
Động cơ
522,227 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Cụ cứ bảo Grab chịu khó làm kê khai cho tài xế như taxi đi, vừa phải nộp ít hơn mà dân lẫn nhà nước khỏi kêu ca ;))
Đấy! Nó kê khai cả cho tài xế nên tài xế giãy nảy lên đấy :)) :))
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Cụ lại xem xét cho kỹ, Grab và Gojek được Softbank của Nhật rót vốn (cũng vì thế mà 2 ông này chuẩn bị bắt tay nhau ở VN), mà Nhật là nơi rót ODA nhiều nhất cho VN trong nhiều năm qua, cho nên mối quan hệ không đơn giản đâu. Nói là doanh nghiệp của Sing nhưng phải xem cổ đông lớn nhất của nó là ai mới chuẩn.
Của ai rót vốn thì nó đóng thuế nhiều hơn taxi truyền thống, tạo công ăn việc làm, mang lại tiện ích cho người tiêu dùng, đang vận hành tốt thì sao lại giở quẻ VAT 10%, bắt bí nhau? Thế này gọi là phá hoại.
 

Lò Văn Sò

Xe hơi
Biển số
OF-495888
Ngày cấp bằng
8/3/17
Số km
183
Động cơ
188,415 Mã lực
Thế thì ra tòa.
Choang choang "thực chất là kinh doanh taxi".
Thằng Grab nó bảo "thực chất dek phải taxi, tôi không thu VAT của tài xế, ông thuế đi mà thu".
Mà tài xế Grab làm sao mà khai thuế được.
VAT nào của tài xế vậy? VAT do khách hàng bỏ ra nộp. Grab không kinh doanh thì sao lại quyết định giá cước, có chính sách thưởng phạt tài xế
 

luutu21

Xe buýt
Biển số
OF-316866
Ngày cấp bằng
22/4/14
Số km
732
Động cơ
2,644 Mã lực
Có phức tạp thì cùng lắm bằng những gì bên Taxi phải làm thôi mà. Những chi phí quản lý đó cũng được tính vào giá cước đấy, Grab định khôn lỏi xin bỏ qua để có lợi hơn taxi à.
Đối với taxi, cái xe là tài sản cty việc kê khai khấu trừ thì không khó. Đối với Grab, cái xe là tài sản của tài xế không phải của Grab thì Grab nó khấu trừ kiểu gì? Đối với ô tô thì có hợp tác xã, nhưng hiện nay vai trò của hợp tác xã = 0. Đối với Grabbike theo cụ làm thế nào?
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
VAT nào của tài xế vậy? VAT do khách hàng bỏ ra nộp. Grab không kinh doanh thì sao lại quyết định giá cước, có chính sách thưởng phạt tài xế
Quy định ở đâu mà việc quyết định giá cước, có chính sách thưởng phạt thì là kinh doanh?
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Đối với taxi, cái xe là tài sản cty việc kê khai khấu trừ thì không khó. Đối với Grab, cái xe là tài sản của tài xế không phải của Grab thì Grab nó khấu trừ kiểu gì? Đối với ô tô thì có hợp tác xã, nhưng hiện nay vai trò của hợp tác xã = 0. Đối với Grabbike theo cụ làm thế nào?
Đây nó là cái mới, là kinh tế chia sẻ, cứ xoen xoét "phải có cách quản lý hiện đại" cuối cùng lại gò nó vào thành doanh nghiệp nghiệp taxi để thu thuế, không tính đến đặc thù.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,373
Động cơ
351,405 Mã lực
Đối với taxi, cái xe là tài sản cty việc kê khai khấu trừ thì không khó. Đối với Grab, cái xe là tài sản của tài xế không phải của Grab thì Grab nó khấu trừ kiểu gì? Đối với ô tô thì có hợp tác xã, nhưng hiện nay vai trò của hợp tác xã = 0. Đối với Grabbike theo cụ làm thế nào?
Thì em mới chỉ nói đến mảng car thôi, tương lai sẽ bỏ xe máy nên thôi không tính toàn bike với xe ôm nữa.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,373
Động cơ
351,405 Mã lực
Nhưng 10% VAT là hiện nay phải đóng.
Thì em chỉ đang nói mảng car thôi, không áp dụng cho bike. Nếu cụ không phản đối ý kiến em về mảng car thì coi như xong mảng này. Lát em rảnh nghiên cứu về bike sẽ có tham luận sau :)
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,956
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Các cụ hiểu thêm về thuế GTGT nhé:
- Hiện nay, đối với hoạt động vận tải thì mức thuế suất thuế GTGT luôn là 10%, người tiêu dùng chịu
- Có 2 phương pháp tính thuế là Khấu trừ và Trực tiếp:
+ Khấu trừ: ông nào sổ sách kế toán tốt, doanh thu đạt 1 mức nhất định sẽ áo dụng; thuế suất 10% đầu ra; được trừ thuế GTGT của hàng hoá mua vào
+ Trực tiếp: dành cho cá nhân KD, Hộ gia đình không có sổ sách kế toán; sau khi tính toán tỷ lệ Giá trị gia tăng ở mức 30%; thuế suất GTGT là 10% => thuế suất trực tiếp là 30% x 10% = 3% trên tổng doanh thu.
Quay trở lại đối với Grab: Chính phủ quyết định hoạt động của họ là Vận tải; Grab quyết định tất Cả các thứ trong kinh doanh (giá, khách hàng, lái xe,...) nên Grab là người kinh doanh và họ phải khai thuế GTGT (hộ người tiêu dùng). Grab lại áp dụng phương pháp khấu trừ trong khai thuế GTGT nên thuế suất 10% là chính xác.
Vấn đề ở đây là Grab phải cơ cấu lại để các chi phí của lái xe được khấu trừ đầu vào (cái này không khó, nhất là với xăng xe, trang phục lái xe...)

Em nghĩ ông Grab được ưu ái quá nhiều rồi. Các cụ có thể search chính sách của các nước đối với Grab hay Uber... cũng giống như mình thôi.
Cái này cụ võ đoán quá.
Em đố DN nào có thể làm được nếu không phình thêm lao động quản lý, bất kể được công nghệ cỡ nào.
Đơn cử, không ai có thể kiểm soát được lượng xăng của một ông Grab? Vì chưa kể tính gian lận của cá nhân, thì xe các loại khác nhau nên tiêu thụ cũng khác nhau. Chạy đi tìm khách hoặc việc cá nhân thì ai quản được lượng xăng tiêu thụ để cho khấu trừ?
Hay cụ cứ nghĩ cứ việc ra cây xăng đổ xăng, có cái hóa đơn điện tử là được khấu trừ toàn bộ?
Nếu chỉ căn cứ vào mỗi cái hóa đơn đó thì nhà nước chả thu được mà có khi còn hoàn ốm.... vì cả họ nhà em đi đổ xăng hàng ngày cho em hóa đơn đầy.
 

luutu21

Xe buýt
Biển số
OF-316866
Ngày cấp bằng
22/4/14
Số km
732
Động cơ
2,644 Mã lực
Thì em mới chỉ nói đến mảng car thôi, tương lai sẽ bỏ xe máy nên thôi không tính toàn bike với xe ôm nữa.
Vâng, nhưng Thuế đang chối bỏ trách nhiệm của mình và đẩy tất cả về cho Grab và tài xế. Cái cần nhất bây giờ là một hướng dẫn cụ thể để Grab, tài xế, hợp tác xã kê khai, khấu trừ sao cho đúng luật. Lý do gì TCT không làm? Còn việc DN nó nộp thuế nhiều hay ít là do nó lách giỏi + sự hỗ trợ của nhân viên ngành...
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,956
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Với mô hình xe công nghệ (chia sẻ) thì thực tế nhà nước đã tạo điều kiện để nó phát triển từ tầm 5 năm trước, đến nay nó đã đủ lớn thậm chí vượt taxi truyền thống rồi. Do đó có thể nói nhà nước đã góp phần thúc đẩy mô hình này. Tuy nhiên, vì hiện nó đã đủ trưởng thành nên phải coi nó như một người chơi bình đẳng với các mô hình đã có. Ông đã tự coi mình là hiệu quả tiến bộ hơn trước thì phải chơi trong cùng một luật chứ. Post trước cụ bảo Grab đóng 3% còn nhiều hơn Taxi truyền thống thì Grab hoàn toàn có thể giúp tài xế kê khai chi phí đầu vào để tính GTGT cho đúng. Hãng taxi dạng hợp tác xã làm được sao Grab lại không làm được?
Cun có thể nói rõ hơn chỗ này được không?
Theo cụ thì HTX quản lý và kê khai khấu trừ cho toàn bộ đầu xe thuộc HTX?
 

luutu21

Xe buýt
Biển số
OF-316866
Ngày cấp bằng
22/4/14
Số km
732
Động cơ
2,644 Mã lực
Cái này cụ võ đoán quá.
Em đố DN nào có thể làm được nếu không phình thêm lao động quản lý, bất kể được công nghệ cỡ nào.
Đơn cử, không ai có thể kiểm soát được lượng xăng của một ông Grab? Vì chưa kể tính gian lận của cá nhân, thì xe các loại khác nhau nên tiêu thụ cũng khác nhau. Chạy đi tìm khách hoặc việc cá nhân thì ai quản được lượng xăng tiêu thụ để cho khấu trừ?
Hay cụ cứ nghĩ cứ việc ra cây xăng đổ xăng, có cái hóa đơn điện tử là được khấu trừ toàn bộ?
Nếu chỉ căn cứ vào mỗi cái hóa đơn đó thì nhà nước chả thu được mà có khi còn hoàn ốm.... vì cả họ nhà em đi đổ xăng hàng ngày cho em hóa đơn đầy.
Em tính sơ sơ 200k tài xế, mỗi ông 10 hoá đơn. Vậy là một tháng Grab xử lý 2 triệu hoá đơn, một năm 24 triệu hoá đơn, khối lượng cũng không nhỏ. Đến khi bên Thuế vào quyết toán, họ ứ chấp nhận thì việc Grab làm là việc vô ích.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,489
Động cơ
623,437 Mã lực
Giúp kiểu gì được cụ? Chiếc xe không phải tài sản Grab, tài xế cũng không phải nhân viên của Grab nên nó muốn giúp cũng không được. Nó đã có công văn sang bên TCT từ cách đây mấy tháng hỏi về vấn đề tính khấu trừ thuế cho tài xế. Bà Vụ phó trả lời muốn tính khấu hao và khấu trừ thuế thì tài xế phải thành lập cty. Theo cụ ai là người vô trách nhiệm với tài xế? Grab hay TCT?
Grab đối xử với tài xế chả khác gì nhân viên của mình, áp đặt toàn diện, vì thế nên có trách nhiệm hơn. Có 2 hướng: 1 là Grab xử lý hoàn thuế VAT cho TX, 2 là đấu tranh với TCT để TX được tình VAT theo phương pháp đơn giản (3% trên doanh thu). Còn phia TCT thì đương nhiên họ chọn cách dễ cho họ là 10% trên DT tổng rồi. Trách nhiệm của TCT và trách nhiệm của Grab là 2 vấn đề riêng. Không thể nói TCT vô trách nhiệm thì Grab cũng được quyền vô trách nhiệm.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,028
Động cơ
523,923 Mã lực
"
Đại diện Grab thông tin đã gửi văn bản đề nghị Tổng cục Thuế làm rõ các vấn đề về nghĩa vụ thuế đối với phần doanh thu của tài xế xe 2 bánh nhưng đến nay vẫn chưa được nhận ý kiến trả lời.

Grab cho rằng việc cơ quan quản lý áp dụng Nghị định 10/2020 ngày 17/1/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô để tính thuế GTGT đối với hình thức xe 2 bánh là không hợp pháp. Hiện chưa có quy định nào về điều kiện kinh doanh và cấp giấy kinh doanh vận chuyển hành khách xe 2 bánh.

Theo Grab, trong thực tế, hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe 2 bánh vẫn phải dựa vào các nguyên tắc của Bộ Luật Dân sự giữa tài xế và hành khách. Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe 2 bánh hoàn toàn không có tính chất kinh doanh là hoạt động kiếm sống của những người có thu nhập thấp (đa phần dưới 100 triệu đồng/năm).

"Sự hợp tác giữa Grab và tài xế 2 bánh dựa trên việc khai thác các thế mạnh, nguồn lực của các chủ thể độc lập và bảo đảm quyền tự chủ khi tham gia hợp tác của mỗi bên. Trong đó, Grab chỉ là bên cung cấp dịch vụ kết nối cho các tài xế xe 2 bánh theo mô hình kinh doanh ứng dụng thương mại điện tử mà công ty đã đăng ký với Bộ Công Thương. Tài xế xe 2 bánh là người trực tiếp cung cấp dịch vụ vận tải và hưởng phần lớn doanh thu. Grab được hưởng phí dịch vụ kết nối là 20% doanh thu cuốc xe" - lãnh đạo Grab giải thích.

Đại diện Grab Việt Nam nói "hết sức thất vọng bởi kết quả làm việc đã không đạt được một kết quả tích cực nào" vì Tổng cục Thuế đã không nhất quán trong việc xác định chủ thể phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).

"Chúng tôi rất bức xúc về yêu cầu của Tổng cục Thuế muốn tăng mức thu thuế đối với doanh thu của đối tác tài xế từ 3% lên 10%, dù biết rằng các đối tác tài xế này không có khả năng khấu trừ GTGT đầu vào, nhưng Tổng cục Thuế không có sự giải thích rõ ràng mà dựa vào những luận điểm rất không nhất quán", Grab Việt Nam nói.

Cụ thể, Grab Việt Nam cho biết Tổng cục Thuế tự khẳng định rằng tài xế xe ôm công nghệ là người lao động của Grab và không phải chịu thuế GTGT cho khoản doanh thu của mình.

Tuy nhiên, trước đây, theo công văn 384 cũng do Tổng cục Thuế ban hành vào năm 2017 đã hướng dẫn rằng khoản doanh thu từ hoạt động hợp tác kinh doanh phải được phân định cho hai chủ thể, trong đó phần doanh thu của Grab phải chịu thuế GTGT 10%, còn phần doanh thu của đối tác tài xế xe hai bánh phải chịu mức thuế 3% theo phương pháp tính thuế trực tiếp áp dụng đối với cá nhân kinh doanh.

Grab lập luận rằng văn bản này của Tổng cục Thuế đã phân loại tài xế xe hai bánh là cá nhân kinh doanh và là người nộp thuế theo điều 4 Luật thuế GTGT.

"Chúng tôi cũng hiểu rằng hiện nay Tổng cục Thuế muốn đảm bảo nguồn thu cho ngân sách từ các cá nhân kinh doanh có hợp tác kinh doanh với tổ chức. Nhưng chúng tôi hiểu rằng nghị định 126 nói trên chỉ điều chỉnh thủ tục và phương pháp kê khai, nộp thuế; còn việc xác định những đối tượng nào phải nộp thuế, người nộp thuế - chịu thuế GTGT thì phải căn cứ vào Luật thuế GTGT. "


Bọn Grap nó vẫn đóng thuế GTGT đầu ra 10% trên phần 20% của nó, còn mấy cụ Grap bike đóng 3%. Nhưng Tổng cục Thuế muốn thu thêm 7% của các cụ Grap bike. Hiện tại định hướng dư luận tung ra là kiểu hỏa mù là đổ tất cho thằng Grap phải chịu thêm 7% này cho các cụ Grap bike, vì nó là doanh nghiệp vận tải và các cụ Grap bike là nhân viên của nó :)) . Nhưng khi Grap nó hỏi vậy thì khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho các cụ Grap bike như thế naò, thì Thuế đếch trả lời được.
 
Chỉnh sửa cuối:

cupido1

Xe tải
Biển số
OF-403313
Ngày cấp bằng
30/1/16
Số km
464
Động cơ
233,701 Mã lực
Nói tóm lại là, ba cái khẩu hiệu mồm "kinh tế chia sẻ", "công nghệ 4.0" chỉ là nói cho vui, mồm thì ra rả nhưng khi làm thì cố gom mọi thứ về chỗ cũ?!?
Grab Gojek Be là loại hình khác hoàn toàn với Mai Linh Vinasun, thế nhưng lại cố gom nó vào làm 1 loại.
Bản chất câu chuyện nó là vậy thôi!
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Hay cụ cứ nghĩ cứ việc ra cây xăng đổ xăng, có cái hóa đơn điện tử là được khấu trừ toàn bộ?
Nếu chỉ căn cứ vào mỗi cái hóa đơn đó thì nhà nước chả thu được mà có khi còn hoàn ốm.... vì cả họ nhà em đi đổ xăng hàng ngày cho em hóa đơn đầy.
Nên thu 3% đối với tài xế như đối với các cá nhân kinh doanh tự do khác là cách làm chuẩn rồi. Tự nhiên lại giở quẻ 10%.
 

Bus_nhanh

Xe điện
Biển số
OF-60160
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
2,956
Động cơ
466,731 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào sung sướng
Em tính sơ sơ 200k tài xế, mỗi ông 10 hoá đơn. Vậy là một tháng Grab xử lý 2 triệu hoá đơn, một năm 24 triệu hoá đơn, khối lượng cũng không nhỏ. Đến khi bên Thuế vào quyết toán, họ ứ chấp nhận thì việc Grab làm là việc vô ích.
Đương nhiên là vậy.
Vì theo quy định, chỉ những chi phí có liên quan đến doanh thu thì mới được khấu trừ khi tính thuế. Hay có thể hiểu chi phí phải tương ứng với doanh thu.
Thế em đi làm việc riêng, vẫn đổ xăng bình thường nhưng không tạo ra doanh thu... thì ai kiểm soát việc này?
Chưa kể là em đi xin hóa đơn để kê khai khấu trừ.
Rõ ràng việc này là quá khó cho Grab nói riêng hay bất cứ một tập đoàn kinh doanh lớn nào. Bản thân những người của Grab cũng không thể biết được chi phí nào là hợp lý, hóa đơn nào của grab được khấu trừ. Nếu chơi tù mù như mấy cụ phát biểu ở trên... thì có ngày bán cả tập đoàn đi cũng không đủ nộp thuế.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top