...Tất cả nỗ lực của anh Dũng “kính” và với tất cả những gì có trong tay đã không cứu được chiếc chân trái của thằng Tường. Không cứu được chiếc chân cho thằng Tường, anh buồn 1 thì thằng Tường bi quan và đau khổ 10.
Tỉnh dậy sau khi tan hết thuốc mê, biết mình bị cắt cụt 1 chân đến gần bẹn nó đau buồn và cứ 1-2 đòi chết, không muốn thành kẻ tàn phế như vậy.
Những lúc như vậy anh Dũng “kính” lại trực tiếp xuống khuyên nhủ, động viên nó. Từ lấy khăn lau mặt, lau tay cho nó, rồi bón cho nó từng thìa sữa, thìa cháo. Rồi anh rủ rỉ tâm sự với nó những vui buồn cuộc đời để động viên nó, 1 thằng lính đang chán sống khi bị cụt 1 chân trên chiến trường lúc tuổi còn quá trẻ.
Cứ như vậy cho đến khi thằng Tường mạnh khỏe và vui cười trở lại đúng như tuổi 18 của nó thì cũng là lúc tình cảm 2 anh em nó đã hết sức gắn bó.
Ngày chia tay để thằng Tường theo xe về Việt Nam, hai anh em nó cứ bịn rịn hoài. Nó dặn anh, sau này nếu còn sống, hết chiến tranh thì nhớ về Cao Bằng thăm nó. Anh em nó ôm nhau mà nước mắt ngắn dài sụt sùi khiến cho những ai chứng kiến cũng đều thấy cay mắt cảm động…
Năm 1994, anh Dũng “kính” phục viên về công tác bên ngành đường sắt. Giữ đúng lời hứa năm nào nơi chiến trường với thằng Tường, anh đã tìm về Cao Bằng thăm nó. Chẳng biết duyên số thế nào mà sau chuyến đi đó độ 6-7 tháng anh đã quay lại Cao Bằng và lấy vợ để xây dựng cơ nghiệp mới tại mảnh đất địa đầu nơi miền biên viễn xa ngái.
Người vợ của anh chính là chị gái thằng Tường “tướng lên đài”. Trước kia anh cũng đã có tình yêu sâu nặng với 1 chị là nữ sinh trường Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Đến tháng 4 năm 1975 chị đi theo gia đình người chị gái xuống tầu trong dòng người di tản đông đúc để vượt biên.
Cũng từ đó anh không bao giờ nhận được tin tức gì về chị người yêu cũng như gia đình của chị ấy nữa, không biết mọi người còn sống hay đã làm mồi cho cá trên biển Đông…
Ngày cưới anh, anh em đồng đội trên sư đoàn bộ và dưới trung đoàn, tiểu đoàn, rất nhiều người lên đất Cao Bằng để chung vui cùng anh chị. Bố Ngữ, bố Linh, bố Hưng cũng đều có mặt để mừng cho hạnh phúc mới của anh chị.
Sau này có điều kiện đi đó đây, có vài lần gã đến Cao Bằng vì công việc hoặc đi tìm cây thuốc. Nếu thời gian cho phép là gã lại mò tìm thằng Tường và anh Dũng để nhậu vui và hàn huyên chuyện đời lính, chuyện gia đình, công việc.
Do đa số các quán nhậu ở Cao Bằng đều xây theo kiểu nhà sàn nên lần nào chọn quán gã cũng lựa tầng trệt để thằng Tường đỡ phải vất vả leo thang. Thấy nó lê 1 chân lành, 1 chân gỗ vào, gã đi ra đỡ nó thì nó khoát mạnh tay:
“Anh cứ để em, em đi được”.
Nó đi vào tự kéo ghế 1 cách tự tin như người bình thường vậy. Anh Dũng “kính”: “Em cứ để cậu ấy tự làm, thế mới gọi là tàn mà hổng có phế nha. Trừ trường hợp đi đâu xa quá thì anh mới là chân của cậu ấy. Còn đi loanh quanh thì cậu ấy tự đi xe máy được, khỏi cần lo.
Mà cái thị trấn Xuân Hòa này bé tẹo nên hầu như mọi người đều biết nhau hết hà, nếu có chi thì cũng có người giúp. Bà con dân tộc ở đây tốt lắm bay…”.
Gã cười:
“Anh làm cái chân cho nó, lúc đó là khổ nhất. Vậy lúc nó ngủ với vợ là sướng nhất nó có gọi anh không?”.
Thằng Tường cười khùng khục:
“Anh Nam “chẫu” vẫn vậy. Vẫn tếu táo và chọc ngoáy mọi người như xưa, chẳng thay đổi chút nào cả” “Ờ…tính tao nó vậy, lúc nào cũng phải vui cười thì mới trẻ lâu được thằng em nhá”…
Chẳng có điều lệ, nội quy chi cả, nhưng hễ nhà thằng nào có công chuyện vui buồn là anh em lại ới nhau có mặt. Cũng chẳng có văn bản nào cả, thỉnh thoảng sướng lên, chỉ cần có thằng đầu trò lại rủ rê nhau lập nhóm đi tỉnh để thăm thú nhau.
Thằng nào thích đi và có thời gian thì xách ba lô lên đường. Thằng có điều kiện kinh tế giúp thằng không có điều kiện, miễn là đi vui. Năm thì gặp nhau khu vực Bắc Trung Bộ, năm thì Nam Trung Bộ, năm thì Tây Nguyên.
Có năm lại tổ chức hội quân ở Đông Bắc hoặc Tây Bắc. Lần gần nhất là trước Tết nguyên đán năm 2023 thì tổ chức ở Cần Thơ, tại nhà chị Hoa nuôi quân.
Thời nay thông tin liên lạc đã khác xa mấy chục năm về trước, chỉ cần nhấc máy hoặc vào mạng xã hội là biết được tình hình của nhau. Nhưng với những người cựu chiến binh sư 7, vậy vẫn chưa đủ, phải trực tiếp gặp mặt, phải ngồi nhâm nhi đôi ba chai rượu, vài két bia để hàn huyên và ôn lại chuyện cũ thì mới là biết tình hình của nhau.
Khi xưa đi lại khó khăn, thông tin liên lạc thì khó, đã vậy còn phải lo cơm áo gạo tiền, trăm thứ cần làm sau khi rời quân ngũ. Bây giờ có tuổi, kinh tế tuy không dư giả gì nhiều, nhưng cứ mỗi khi có cơ hội tụ tập là anh chị em mọi phương trời lại về quây quần bên nhau, như ngày nào nằm gác chân lên nhau ngắm sao trời để mơ về 1 ngày xuất ngũ với bao ước mơ…
Tình cảm của những người đồng đội đã từng kề vai sát cánh bên nhau trên chiến trường là vậy đó, không có phân biệt vùng miền, không có phân biệt chiến tuyến, không có phân biệt thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình. Tất cả chỉ có 1 cái tên chung để gọi ĐỒNG ĐỘI CỦA TÔI
Tỉnh dậy sau khi tan hết thuốc mê, biết mình bị cắt cụt 1 chân đến gần bẹn nó đau buồn và cứ 1-2 đòi chết, không muốn thành kẻ tàn phế như vậy.
Những lúc như vậy anh Dũng “kính” lại trực tiếp xuống khuyên nhủ, động viên nó. Từ lấy khăn lau mặt, lau tay cho nó, rồi bón cho nó từng thìa sữa, thìa cháo. Rồi anh rủ rỉ tâm sự với nó những vui buồn cuộc đời để động viên nó, 1 thằng lính đang chán sống khi bị cụt 1 chân trên chiến trường lúc tuổi còn quá trẻ.
Cứ như vậy cho đến khi thằng Tường mạnh khỏe và vui cười trở lại đúng như tuổi 18 của nó thì cũng là lúc tình cảm 2 anh em nó đã hết sức gắn bó.
Ngày chia tay để thằng Tường theo xe về Việt Nam, hai anh em nó cứ bịn rịn hoài. Nó dặn anh, sau này nếu còn sống, hết chiến tranh thì nhớ về Cao Bằng thăm nó. Anh em nó ôm nhau mà nước mắt ngắn dài sụt sùi khiến cho những ai chứng kiến cũng đều thấy cay mắt cảm động…
Năm 1994, anh Dũng “kính” phục viên về công tác bên ngành đường sắt. Giữ đúng lời hứa năm nào nơi chiến trường với thằng Tường, anh đã tìm về Cao Bằng thăm nó. Chẳng biết duyên số thế nào mà sau chuyến đi đó độ 6-7 tháng anh đã quay lại Cao Bằng và lấy vợ để xây dựng cơ nghiệp mới tại mảnh đất địa đầu nơi miền biên viễn xa ngái.
Người vợ của anh chính là chị gái thằng Tường “tướng lên đài”. Trước kia anh cũng đã có tình yêu sâu nặng với 1 chị là nữ sinh trường Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Đến tháng 4 năm 1975 chị đi theo gia đình người chị gái xuống tầu trong dòng người di tản đông đúc để vượt biên.
Cũng từ đó anh không bao giờ nhận được tin tức gì về chị người yêu cũng như gia đình của chị ấy nữa, không biết mọi người còn sống hay đã làm mồi cho cá trên biển Đông…
Ngày cưới anh, anh em đồng đội trên sư đoàn bộ và dưới trung đoàn, tiểu đoàn, rất nhiều người lên đất Cao Bằng để chung vui cùng anh chị. Bố Ngữ, bố Linh, bố Hưng cũng đều có mặt để mừng cho hạnh phúc mới của anh chị.
Sau này có điều kiện đi đó đây, có vài lần gã đến Cao Bằng vì công việc hoặc đi tìm cây thuốc. Nếu thời gian cho phép là gã lại mò tìm thằng Tường và anh Dũng để nhậu vui và hàn huyên chuyện đời lính, chuyện gia đình, công việc.
Do đa số các quán nhậu ở Cao Bằng đều xây theo kiểu nhà sàn nên lần nào chọn quán gã cũng lựa tầng trệt để thằng Tường đỡ phải vất vả leo thang. Thấy nó lê 1 chân lành, 1 chân gỗ vào, gã đi ra đỡ nó thì nó khoát mạnh tay:
“Anh cứ để em, em đi được”.
Nó đi vào tự kéo ghế 1 cách tự tin như người bình thường vậy. Anh Dũng “kính”: “Em cứ để cậu ấy tự làm, thế mới gọi là tàn mà hổng có phế nha. Trừ trường hợp đi đâu xa quá thì anh mới là chân của cậu ấy. Còn đi loanh quanh thì cậu ấy tự đi xe máy được, khỏi cần lo.
Mà cái thị trấn Xuân Hòa này bé tẹo nên hầu như mọi người đều biết nhau hết hà, nếu có chi thì cũng có người giúp. Bà con dân tộc ở đây tốt lắm bay…”.
Gã cười:
“Anh làm cái chân cho nó, lúc đó là khổ nhất. Vậy lúc nó ngủ với vợ là sướng nhất nó có gọi anh không?”.
Thằng Tường cười khùng khục:
“Anh Nam “chẫu” vẫn vậy. Vẫn tếu táo và chọc ngoáy mọi người như xưa, chẳng thay đổi chút nào cả” “Ờ…tính tao nó vậy, lúc nào cũng phải vui cười thì mới trẻ lâu được thằng em nhá”…
Chẳng có điều lệ, nội quy chi cả, nhưng hễ nhà thằng nào có công chuyện vui buồn là anh em lại ới nhau có mặt. Cũng chẳng có văn bản nào cả, thỉnh thoảng sướng lên, chỉ cần có thằng đầu trò lại rủ rê nhau lập nhóm đi tỉnh để thăm thú nhau.
Thằng nào thích đi và có thời gian thì xách ba lô lên đường. Thằng có điều kiện kinh tế giúp thằng không có điều kiện, miễn là đi vui. Năm thì gặp nhau khu vực Bắc Trung Bộ, năm thì Nam Trung Bộ, năm thì Tây Nguyên.
Có năm lại tổ chức hội quân ở Đông Bắc hoặc Tây Bắc. Lần gần nhất là trước Tết nguyên đán năm 2023 thì tổ chức ở Cần Thơ, tại nhà chị Hoa nuôi quân.
Thời nay thông tin liên lạc đã khác xa mấy chục năm về trước, chỉ cần nhấc máy hoặc vào mạng xã hội là biết được tình hình của nhau. Nhưng với những người cựu chiến binh sư 7, vậy vẫn chưa đủ, phải trực tiếp gặp mặt, phải ngồi nhâm nhi đôi ba chai rượu, vài két bia để hàn huyên và ôn lại chuyện cũ thì mới là biết tình hình của nhau.
Khi xưa đi lại khó khăn, thông tin liên lạc thì khó, đã vậy còn phải lo cơm áo gạo tiền, trăm thứ cần làm sau khi rời quân ngũ. Bây giờ có tuổi, kinh tế tuy không dư giả gì nhiều, nhưng cứ mỗi khi có cơ hội tụ tập là anh chị em mọi phương trời lại về quây quần bên nhau, như ngày nào nằm gác chân lên nhau ngắm sao trời để mơ về 1 ngày xuất ngũ với bao ước mơ…
Tình cảm của những người đồng đội đã từng kề vai sát cánh bên nhau trên chiến trường là vậy đó, không có phân biệt vùng miền, không có phân biệt chiến tuyến, không có phân biệt thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình. Tất cả chỉ có 1 cái tên chung để gọi ĐỒNG ĐỘI CỦA TÔI