[TT Hữu ích] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Khuc_thuy_du

Xe hơi
Biển số
OF-808946
Ngày cấp bằng
19/3/22
Số km
157
Động cơ
43,372 Mã lực
Cháu nhớ cái món gạo tấm, nấu không cẩn thận là nát nhoét. Và đến giờ vẫn nhớ mùi hôi ở cái bao tải gai đựng gạo mậu dịch. Mùi này có khi đậm đến mức nấu xong cơm phải chờ nguội cho cái mùi đấy bay hết đi mới ăn được.
Hồi đó khổ thật, gạo mục cho vào nước để vo mà nổi lềnh bềnh
Bao đay. Sọc xanh.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,766
Động cơ
1,139,259 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Ông ấy có lẽ không còn. Hồi ở Khe Sanh mình mới 18 thì cụ ấy trên 40 rồi. Giờ cụ ấy còn thì cũng gần trăm tuổi, tuy bị thương cụt tay nhưng to cao khỏe mạnh trông rất ngầu. Hỏi: " Tay chú bị thương hồi nào ?" cụ ấy trả lời tỉnh bơ : " Miểng pháo 130 ly của Việt cộng nó phang đó, hồi 72 ở thành QT"
Tuy vậy nhưng rất quý và thương mấy thằng lính trẻ.
Về cấp hàm, bên VNCH mà Đại úy, lại là TQLC thì cũng là thứ dữ đó Lão huynh

Như tác giả Tháng ba gãy súng, Cao Xuân Huy, cũng mới chỉ trung úy TQLC thì phải ợ
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,766
Động cơ
1,139,259 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Cách nơi trú quân của sư bộ độ 1km có kho gạo dự trữ của quân đoàn và mặt trận, kho gạo do C2 thuộc D vệ binh của quân đoàn trực tiếp canh gác, bảo vệ. Chỗ gạo trong kho đó chỉ dùng để cứu trợ cho những người dân Khmer.
Gã biết chỗ kho gạo, bởi cách đó mấy hôm gã và 1 số thằng khác được điều đi bốc gạo để cấp cho bà con Khmer…
Trong 2 đêm liên tiếp kho gạo của quân đoàn đều bị mất gạo một cách hết sức bí ẩn, mỗi đêm 1 bao loại 50kg.
Sau 2 đêm yên ắng thì đến đêm ngày thứ 5 đến lượt kho gạo của mặt trận nằm sát bên cũng bị mất tiếp 2 bao gạo loại 50kg chỉ trong 1 đêm, dù lực lượng vệ binh luôn gác 24/7.
Toàn bộ các đơn vị về chỉnh huấn, chỉnh quân cùng bộ tư lệnh tiền phương của mặt trận và bộ tư lệnh tiền phương của quân đoàn đều xôn xao trước sự việc chưa từng có.
Lực lượng vệ binh của quân đoàn cùng phòng điều tra hình sự của quân đoàn được tung hết ra để lùng sục kiểm tra, truy xét trong mấy ngày mà vẫn không tìm được chút vết tích nào cả.
Sáng hôm đó, lúc gã và thằng Long “Polpot” vừa đội mưa đi tháo bẫy chuột để mang về làm thức ăn cho Lê Na. Vừa về đến đầu lán của B1 thì chạm trán với thằng Minh “ốc”:
“Này chúng mày, thằng Lượng cơ yếu đi trộm gạo ở kho bị vệ binh túm được đó”.
Mới nghe vậy gã giật mình:
“Thế bây giờ nó ở đâu? Tình hình thế nào?”, gã hỏi dồn dập. Thằng Minh “ốc” bảo: “Tao cũng không biết, bây giờ tao chuẩn bị sang bệnh xá để xem đây”.
Gã đưa mấy con chuột cho thằng Long “Polpot”: “Mày cầm về làm nhé! Tao chạy sang đấy xem sao”. Thằng Long túm chặt tay gã: “Cứ để thằng Minh nó sang trước, lát nữa mấy anh em mình sang sau cũng được”.
Mồm nó nói mà tay nó như gọng kìm thép giữ chặt tay gã lại, mắt nó nhìn xoáy vào mắt gã, ánh mắt của nó thật lạ, hình như nó đã biết ai là người đứng sau tất cả chuyện này.
Mà cũng đúng thôi, vì anh em sống với nhau, cận kề với nhau, vào sinh ra tử với nhau bao trận nên quá hiểu nhau, biết rõ nhau từ chân tơ kẽ tóc. Gã theo nó đi như chạy về lán của B3.
Lúc này ở lán chỉ có 4-5 thằng, trong đó có thằng Đực, Phú “nhái”, Hoàn “sứt” và thằng Cội “híp” B phó.
Bước chân vào đến lán, câu đầu tiên nó hỏi: “Là mày phải không?”, gã khẽ gật đầu và nói với giọng hối lỗi:
“Vì tao thấy bọn thằng Lượng nó đói nên...”.
Giọng nó đầy vẻ tức tối:
“Mồm mày lúc nào cũng kêu là anh em, là bạn bè thì cần đồng cam cộng khổ, coi nhau như anh em 1 nhà, vậy mà mày làm thế coi được sao?”.
Nó nói 1 thôi 1 hồi, gã im lặng không nói gì chỉ đưa mắt nhìn nó. Gã nghĩ thầm:
“Nếu sự việc lộ ra, để cho mấy thằng trong tổ vì chuyện này mà bị liên lụy và làm kiểm điểm thì thật ân hận, không đành lòng, nó tức nó chửi cũng đành chịu thôi”.
Thằng Phú “nhái” kéo áo thằng Long “Polpot”:
“Có chuyện gì mà mày chửi nó ghê thế. Toàn anh em sinh tử với nhau cả, có chuyện gì cứ bình tĩnh mà nói chuyện”.
Thằng Long “Polpot” chỉ vào mặt gã, hậm hực:

“Chính nó là thằng đột kho gạo mấy đêm nay chứ ai…Việc như vậy mà chẳng bàn với anh em, chỉ âm thầm làm 1 mình. Đã là anh em thì nó nói 1 câu tao cũng sẽ đi theo ngay. Đằng này…vậy mà lúc nào cũng nói là anh em”.
Ơ…cứ tưởng nó giận gã làm ảnh hưởng tới cả tổ, ai ngờ nó tức vì gã đi “mượn” gạo mà không rủ nó đi. Điều này thật bất ngờ, ngoài suy nghĩ của gã nha.
Thằng Đực đang ngồi, nghe vậy cũng đứng dậy chỉ tay vào mặt gã:
“Mày làm thế là không đúng rồi. Mày không tin bọn tao sao? Bọn tao cũng thương bọn thằng Lượng chớ. Nếu mày nói ra thì bọn tao ủng hộ luôn và cả tổ cùng đi chứ ngán gì mà không chơi”.
Tiếp đó thằng Phú “nhái” cũng liên kết với 2 thằng kia tổng xỉ vả gã và chụp cho gã cái mũ “coi thường và không tin tưởng anh em”.
Thằng Cội “híp” B phó:
“Thôi chúng mày đừng cãi nhau nữa, giờ phải xem cách xử lý sao, chớ chuyện này không có nhỏ đâu”.

Mấy thằng ngồi xuống bàn nhau cách ứng phó. Thằng Cội “híp”:
“Để tao chạy qua bên bệnh xá xem tình hình thế nào rồi tính tiếp”.
Nói rồi nó khoác tấm vải mưa vụt nhanh ra cửa…Thằng Cội đi khoảng 20 phút thì quay về:
“Bọn thằng Lượng đem gạo nấu cháo nhưng không thủ tiêu vỏ bao, nên khi vệ binh quân đoàn đi kiểm tra thì phát hiện ra, kiểm tra phòng bệnh thì phát hiện 4 bao gạo vẫn còn nguyên giấu dưới gầm sạp…
Cụ anh biên tiếp đi ạ
 

Khuc_thuy_du

Xe hơi
Biển số
OF-808946
Ngày cấp bằng
19/3/22
Số km
157
Động cơ
43,372 Mã lực
Về cấp hàm, bên VNCH mà Đại úy, lại là TQLC thì cũng là thứ dữ đó Lão huynh

Như tác giả Tháng ba gãy súng, Cao Xuân Huy, cũng mới chỉ trung úy TQLC thì phải ợ
Đại úy thời chiến thì cỡ Tiểu đoàn trưởng.

Baba tôi Thiếu úy, Đại đội trưởng trinh sát ở Quảng Trị 1972. Bò vào bò ra để lại 1 góc bánh chè và được giải ngũ. Nên mới có tôi.
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,433
Động cơ
143,438 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Giờ mà bác "Đại uý" còn khoẻ, bác uý lạo bác ấy bằng mấy khúc sắn hấp nước dừa, bở tơi và thơm phức, rồi ngồi kể lại chuyện xửa xừa xưa,...cũng thật là "cảm xúc" ấy ạ.

---
Hồi bố em đi dự nhiệm về, nhà vẫn còn ăn cơm độn sắn. Bác gái làm ở Kho lương thực mang cho bao tải gạo về mà ăn dè sẻn, quý lắm ấy. Thời gian trôi nhanh quá...!
Chiến tranh mà em cứ mơ mộng thế nhỉ?
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,128
Động cơ
551,769 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Ở trên cành cây có nhìu rắn lục lắm. Xuống đây đi, xuống đây rồi ngồi cùng chúng em nghe bác Nam kể chuyện. Hay lắm, :D!
Đi trong rừng sợ nhất rắn lục đấy mợ ạ. Nó lẫn với cây cỏ khó phát hiện lắm. Có lần đang đi phăm phăm trên một lối mòn trong rừng, tự nhiên có linh cảm gì đó nên mình dừng lại đột ngột và nhìn xuống chân...một con rắn lục rất lớn nằm dài dưới chân. Đó là đầu đầu 1978 trong lần đầu tiên sang đất K ( tỉnh Svai riêng - sát Tây ninh)
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,128
Động cơ
551,769 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Về cấp hàm, bên VNCH mà Đại úy, lại là TQLC thì cũng là thứ dữ đó Lão huynh

Như tác giả Tháng ba gãy súng, Cao Xuân Huy, cũng mới chỉ trung úy TQLC thì phải ợ
TQLC của VNCH cũng là một thứ quân dữ dằn và chống cộng quyết liệt. Hồi ở Tây Ninh mình gặp một cha trung úy TQLC bán nước mía. Vì hay ra uống nên cũng thân. Lão tên là Thắng, quay nước mía rất khỏe, nhìn cổ tay lão đầy sẹo, mình hỏi :" Anh Thắng bị thương sao mà lắm sẹo tay vậy ?" " Đù má, đi cải tạo, mấy cha VC bắt xóa xăm đó mày" " Anh xăm gì vậy ?" " À, bọn tao TQLC hồi đó thì thằng nào cũng xăm hai cổ tay. Một bên là TQLC và một bên là SÁT CỘNG 😁. Đua nhau xăm chơi mà "
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Đi trong rừng sợ nhất rắn lục đấy mợ ạ. Nó lẫn với cây cỏ khó phát hiện lắm. Có lần đang đi phăm phăm trên một lối mòn trong rừng, tự nhiên có linh cảm gì đó nên mình dừng lại đột ngột và nhìn xuống chân...một con rắn lục rất lớn nằm dài dưới chân. Đó là đầu đầu 1978 trong lần đầu tiên sang đất K ( tỉnh Svai riêng - sát Tây ninh)
Rắn gì cũng rất đáng sợ ấy bác nhỉ? Ngoằn ngoèo, không chân không tay. Lè cái lưỡi, rồi mắt trân trân nhìn người ta....trời!!!
Em sợ nhất là khi sương xuống. Ngày nhỏ, nghỉ hè không phải học là đi chơi tối cùng các anh chị. Trăng mờ, loạng quạng là nhẫm ngay vào một chú đi ăn sương đêm. Hú hồn!
Quê em thỉnh thoảng có cạp nong, cạp nia. Khúc đen, khúc trắng. Có hôm hàng xóm thấy nó vắt vẻo treo ở cái mành cửa nhà. Mấy đứa nhỏ rú lên kinh hãi. Rắn ấy mà chích một cái thì thôi....lượm ơi!
Bố em mang về một cuốn sách Y khoa. Trong đó có rất nhiều bài thuốc, nhưng riêng về rắn cắn thì rất ít.

Hồi còn học cấp 2, trong nhà em có hổ mang bò vào, ngửi/ăn sữa (người). Do có người họ hàng ở tá túc, sữa rất thơm, con ăn không hết, nên bác vắt sữa rồi vẩy lên tường. Ở đâu cứ "phì phì", hoá ra dưới gầm giường, có một chú hổ mang. Sau đó thì nhà em trồng rất nhiều cây sả, nuôi chó. Một dạo em về không thấy có rắn (kể cả là rắn nước). Một dấu hiệu môi trường tự nhiên bị mất cân bằng sao đó...
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
…Thằng Lượng tự nhận nó đi trộm gạo về cho anh em thương bệnh binh và quả quyết chỉ có mình nó, không có đồng bọn.
Còn thằng Lượng sau khi làm việc với bên phòng điều tra hình sự thì vẫn nằm lại bệnh xá”. Gã nghe mà thấy có lỗi với thằng Lượng quá. Gã bảo:
“Tao sẽ sang điều tra hình sự nhận tội, tội tao làm tao chịu, không thể để thằng Lượng bị oan được”.

Thằng Phú “nhái”:
“Đi, cả tổ cùng sang nhận tội…”.
Gã cắt ngang lời thằng Phú:
“Không, chúng mày đừng có quân tử Tầu, cứ ở nhà. Chuyện này tao làm, tao chịu. Chúng mày còn coi tao là bạn bè thì cứ ở nhà, đừng đi theo tao”.

Thằng Cội “híp”:

“Nam “chẫu” nó nói đúng đó, bây giờ cả tổ chúng mày lên nhận tội mà khi tách ra để hỏi riêng từng thằng mà chúng mày trả lời không khớp, lúc đó thêm tội lừa dối cấp trên thì đã không giúp gì được nó, còn khiến nó tội nặng hơn. Cứ ở nhà, chờ lát nữa anh Toản đi họp về thì lên báo cáo xem anh có ý kiến gì không đã”.
Gã chụp cái mũ cát lên đầu, khoác thêm tấm vải mưa rồi dứt khoát bước ra cửa…Gã sang phòng điều tra hình sự của quân đoàn nằm ngay ngã 3 thị trấn xin được gặp trực ban hình sự.
Người tiếp gã là anh Nhị, thượng úy, người Quảng Ninh. Anh nói:
“Nói thật, bọn tôi cũng chẳng tin cậu kia trộm gạo, vì đang ốm gần chết, đi còn phải vịn tường thì lấy đâu ra sức khỏe để vác cả tạ gạo”, rồi anh đưa giấy bút cho gã ngồi tự khai.
Gã ngồi xuống cắm cúi viết, đại khái là do thương anh em thương bệnh binh ăn đói, trong khi đó gạo đầy ở trong kho thì cấp cho dân Khmer…Gã viết xong đưa anh, anh đọc sơ qua rồi sang phòng bên gọi điện thoại đi đâu đó. Độ 5 phút sau quay trở lại, anh nói:
“Bây giờ ông cứ về đơn vị, khi nào cần chúng tôi sẽ triệu tập”.
Thấy gã về, anh em trong đơn vị đều mừng, nhưng trong lòng gã biết, mọi việc chưa dừng lại ở đó, bầu trời chỉ đứng gió trước khi có bão mà thôi.
Cụ Ngữ gọi gã lên và lắc đầu nói:
“Lần này mày làm to chuyện rồi, cả quân đoàn và mặt trận đều biết...”…
Thời gian cứ trôi, chẳng mấy mà đã qua 2 tháng kể từ ngày gã đột kho gạo mà vẫn chẳng thấy có chuyện gì xảy ra. Đôi lúc gã nghĩ để tự an ủi và tự trấn an:
“Chắc không có sao đâu…”, nhiều thằng trong đơn vị cũng có ý nghĩ như vậy.
Thằng Tiến “méo” và Đăng “dưa” “ra đi” ngày 24 tháng 10 năm 1985 khi đi hái hoa lan rừng để tặng em Hằng quân y, thì độ 10h trưa ngày 25 tháng 10, điều gã không mong đợi đã đến. Lúc đó sư bộ mới chuyển về đóng ở Sangkea thuộc tỉnh Battambang được độ chục hôm.
Gã đang ôm đàn nghêu ngao trong lán thì thằng Loan công vụ chạy vào:
“Anh lên ngay nhà chỉ huy, có cán bộ phòng điều tra hình sự quân đoàn về cho gọi anh”.
Mấy thằng trong lán lao xao bàn tán, rồi thằng nọ báo thằng kia, chỉ 1 loáng hầu hết đơn vị đã biết tin phòng điều tra hình sự quân đoàn về làm việc với gã.
Gã nhét vội bộ quần áo rách, bàn chải, khăn mặt vào ba lô, dắt con dao lê 5 tác dụng vào thắt lưng rồi đưa mắt tìm bọn thằng Phú “nhái”:
“Chúng mày ở nhà nhớ trông Lê Na cho tao nhé!”.

Nói xong gã rảo bước ra cửa. Con Lê Na hình như có linh tính về việc không hay với gã, nó rít lên và nhảy chồm lên đuổi theo gã. Gã quay lại quát thằng Long “Polpot”:
“Mày buộc nó vào đi”.
Đi ngang qua cái xe Uaz mang biển AD của quân đoàn đỗ gần cửa ra vào phòng chỉ huy, liếc qua chỉ thấy lái xe mà không thấy vệ binh hay kiểm soát quân sự đi cùng như thường lệ.
Khi gã vào phòng chỉ huy sư đoàn thì thấy bố Ngữ ngồi cạnh bố Linh, còn bố Hưng ngồi cạnh 1 người mang quân hàm đại tá 3 sao (Lúc đó vẫn bỏ cấp thượng tá, sau đại hội Đảng 6 mới phục hồi lại cấp thượng tá) có gắn phù hiệu thanh kiếm, lá chắn của quân pháp…
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
772
Động cơ
155,783 Mã lực
Tuổi
45
…Thằng Lượng tự nhận nó đi trộm gạo về cho anh em thương bệnh binh và quả quyết chỉ có mình nó, không có đồng bọn.
Còn thằng Lượng sau khi làm việc với bên phòng điều tra hình sự thì vẫn nằm lại bệnh xá”. Gã nghe mà thấy có lỗi với thằng Lượng quá. Gã bảo:
“Tao sẽ sang điều tra hình sự nhận tội, tội tao làm tao chịu, không thể để thằng Lượng bị oan được”.

Thằng Phú “nhái”:
“Đi, cả tổ cùng sang nhận tội…”.
Gã cắt ngang lời thằng Phú:
“Không, chúng mày đừng có quân tử Tầu, cứ ở nhà. Chuyện này tao làm, tao chịu. Chúng mày còn coi tao là bạn bè thì cứ ở nhà, đừng đi theo tao”.

Thằng Cội “híp”:

“Nam “chẫu” nó nói đúng đó, bây giờ cả tổ chúng mày lên nhận tội mà khi tách ra để hỏi riêng từng thằng mà chúng mày trả lời không khớp, lúc đó thêm tội lừa dối cấp trên thì đã không giúp gì được nó, còn khiến nó tội nặng hơn. Cứ ở nhà, chờ lát nữa anh Toản đi họp về thì lên báo cáo xem anh có ý kiến gì không đã”.
Gã chụp cái mũ cát lên đầu, khoác thêm tấm vải mưa rồi dứt khoát bước ra cửa…Gã sang phòng điều tra hình sự của quân đoàn nằm ngay ngã 3 thị trấn xin được gặp trực ban hình sự.
Người tiếp gã là anh Nhị, thượng úy, người Quảng Ninh. Anh nói:
“Nói thật, bọn tôi cũng chẳng tin cậu kia trộm gạo, vì đang ốm gần chết, đi còn phải vịn tường thì lấy đâu ra sức khỏe để vác cả tạ gạo”, rồi anh đưa giấy bút cho gã ngồi tự khai.
Gã ngồi xuống cắm cúi viết, đại khái là do thương anh em thương bệnh binh ăn đói, trong khi đó gạo đầy ở trong kho thì cấp cho dân Khmer…Gã viết xong đưa anh, anh đọc sơ qua rồi sang phòng bên gọi điện thoại đi đâu đó. Độ 5 phút sau quay trở lại, anh nói:
“Bây giờ ông cứ về đơn vị, khi nào cần chúng tôi sẽ triệu tập”.
Thấy gã về, anh em trong đơn vị đều mừng, nhưng trong lòng gã biết, mọi việc chưa dừng lại ở đó, bầu trời chỉ đứng gió trước khi có bão mà thôi.
Cụ Ngữ gọi gã lên và lắc đầu nói:
“Lần này mày làm to chuyện rồi, cả quân đoàn và mặt trận đều biết...”…
Thời gian cứ trôi, chẳng mấy mà đã qua 2 tháng kể từ ngày gã đột kho gạo mà vẫn chẳng thấy có chuyện gì xảy ra. Đôi lúc gã nghĩ để tự an ủi và tự trấn an:
“Chắc không có sao đâu…”, nhiều thằng trong đơn vị cũng có ý nghĩ như vậy.
Thằng Tiến “méo” và Đăng “dưa” “ra đi” ngày 24 tháng 10 năm 1985 khi đi hái hoa lan rừng để tặng em Hằng quân y, thì độ 10h trưa ngày 25 tháng 10, điều gã không mong đợi đã đến. Lúc đó sư bộ mới chuyển về đóng ở Sangkea thuộc tỉnh Battambang được độ chục hôm.
Gã đang ôm đàn nghêu ngao trong lán thì thằng Loan công vụ chạy vào:
“Anh lên ngay nhà chỉ huy, có cán bộ phòng điều tra hình sự quân đoàn về cho gọi anh”.
Mấy thằng trong lán lao xao bàn tán, rồi thằng nọ báo thằng kia, chỉ 1 loáng hầu hết đơn vị đã biết tin phòng điều tra hình sự quân đoàn về làm việc với gã.
Gã nhét vội bộ quần áo rách, bàn chải, khăn mặt vào ba lô, dắt con dao lê 5 tác dụng vào thắt lưng rồi đưa mắt tìm bọn thằng Phú “nhái”:
“Chúng mày ở nhà nhớ trông Lê Na cho tao nhé!”.

Nói xong gã rảo bước ra cửa. Con Lê Na hình như có linh tính về việc không hay với gã, nó rít lên và nhảy chồm lên đuổi theo gã. Gã quay lại quát thằng Long “Polpot”:
“Mày buộc nó vào đi”.
Đi ngang qua cái xe Uaz mang biển AD của quân đoàn đỗ gần cửa ra vào phòng chỉ huy, liếc qua chỉ thấy lái xe mà không thấy vệ binh hay kiểm soát quân sự đi cùng như thường lệ.
Khi gã vào phòng chỉ huy sư đoàn thì thấy bố Ngữ ngồi cạnh bố Linh, còn bố Hưng ngồi cạnh 1 người mang quân hàm đại tá 3 sao (Lúc đó vẫn bỏ cấp thượng tá, sau đại hội Đảng 6 mới phục hồi lại cấp thượng tá) có gắn phù hiệu thanh kiếm, lá chắn của quân pháp…
hấp dẫn quá, e hóng chap tiếp theo.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
…Gã đứng nghiêm chào các thủ trưởng theo điều lệnh. Bố Hưng giới thiệu người sĩ quan đó tên là Cảo, hiện đang là quyền trưởng phòng điều tra hình sự của quân đoàn. (Về sau gã mới biết bố là dân Sông Cầu, Phú Yên).
Bố Cảo thấy gã mặc chiếc quần rách đầu gối, cái áo trận thì rách ở bả vai, cổ áo thì không có (do cổ áo bị rách nên gã xé luôn cho đỡ vướng), cụ nhìn gã, giọng gay gắt pha lẫn bực bội:
“Quần áo đâu mà ăn mặc rách rưới thế kia?”.
Gã chưa kịp trả lời, bố Ngữ đã nói: “Tụi luồn sâu có được mấy đứa quần áo lành lặn đâu”, giọng bố có vẻ rưng rưng, đầy xót xa, thương cảm.
Bố Hưng bập bập điếu thuốc mấy hơi rồi nói: “Chúng nó suốt ngày luồn rừng nên rách hết, theo chế độ 1 năm 2 bộ, thêm 1 bộ bổ xung, sư đoàn đã cố để cấp thêm cho chúng nó 1 bộ nữa mà vẫn không đủ. Đến quần áo của tụi tôi cho chúng nó mà vẫn có thằng phải mặc rách”.
Bố Cảo nhìn gã rồi dịu giọng: “Rách thế sao không chịu khó vá vào, mặc như vậy có khác gì đội quân ô hợp, trông chẳng ra dáng quân nhân chút nào” “Dạ, báo cáo thủ trưởng, tôi có vá, nhưng vừa vá chỗ này thì nó lại rách chỗ khác nên vá không kịp ạ” Bố Cảo hỏi: “Trong ba lô có những gì nữa?”.
Gã móc trong ba lô ra “Dạ, báo cáo thủ trưởng chỉ có bộ quần áo, khăn mặt, bàn chải thôi ạ!”. Nhìn thấy bộ quần áo nữ cụ hỏi với vẻ ngờ vực: “Sao lại có quần áo nữ ở đây?” “Dạ, báo cáo thủ trưởng, do quần áo rách hết nên phải mượn của chị em bên tiểu đoàn quân y mặc tạm ạ”.
Bố Cảo cho gã ngồi, rót nước và đẩy bao du lịch Vĩnh Hội về phía gã. Cụ hỏi han vài câu rồi cho gã ra ngoài chờ để chuẩn bị theo xe về phòng điều tra hình sự của quân đoàn.
Đứng ngoài gã nghe thấy các cụ trao đổi với nhau điều gì đó trong nhà, gã nghe loáng thoáng tiếng bố Linh: “…chúng tôi nhờ anh…chúng nó còn trẻ…”.

Khi quay về đến phòng điều tra hình sự ở bộ tư lệnh tiền phương của quân đoàn đang đóng tại Chol Kiri (Kampong Chhnang), việc đầu tiên là bố đưa cho gã 1 cái quần kaki Ba Lan màu nâu, màu gần giống với màu vải dạ của cấp tá và 1 chiếc áo phin tá còn khá mới.
Cái quần thì gã mặc vừa, cái áo tuy hơi ngắn nhưng mặc cũng tốt và nhìn còn tươm tất hơn bộ đồ trận K82 mủn rách của gã.
Tối hôm đó gã ngủ phòng trực ban, không bị nằm boong ke như gã tưởng. Sáng hôm sau, cụ cho gọi 1 anh đại úy tên là Lưu Thanh Toan (người mà gã hay gọi chệch tên là Lưu Manh Toan), dân Bình Lục, Hà Nam Ninh cùng lên làm việc và ghi lời khai của gã.
Sau khi ghi chép cẩn thận, anh Toan đưa lại biên bản làm việc cho gã đọc và bảo: “Em xem có đúng và cần sửa gì không. Nếu không có gì chỉnh sửa thì ký vào biên bản”.
Gã đọc biên bản thì thấy ghi gần đúng hết, riêng phần lấy gạo thì chỉ có 2 bao loại 50kg của mặt trận mà không thấy bất cứ dòng nào đề cập đến 2 bao gạo của kho quân đoàn.
Gã ngạc nhiên đưa mắt nhìn cụ và anh Toan. Thấy ánh mắt ngạc nhiên của gã, cụ bảo: “Nếu đúng thì ký vào và viết lại hết toàn bộ bản tự khai y như biên bản làm việc”.
Gã thầm hiểu, cụ đang giúp gã nên gã đã viết lại bản tự khai như biên bản mà anh Toan ghi. Viết gần xong thì thấy lao xao ngoài cổng doanh trại, rồi 1 vệ binh chạy vào báo cáo có một nhóm thương bệnh binh tự xưng là bạn của anh Nam “chẫu” muốn được vào thăm.
Cụ vẫy gã lại nhìn qua cửa sổ rồi hỏi: “Mấy cậu kia là bạn cậu hả?”. Gã nhìn 1 lúc rồi lắc đầu: “Dạ, báo cáo tôi không quen ạ”.
Cụ bảo vệ binh cứ cho những người đó vào. Người đi đầu tiên là 1 thương binh chống nạng do cụt 1 chân đến tận bẹn, dáng người to cao, da đen, tóc xoăn, hàm râu quai nón lởm chởm do lâu ngày không cạo, nhìn tướng tá thấy bặm trợn dữ dằn.

Anh ta bước vào phòng: “Báo cáo thủ trưởng, chúng tôi ở F9 là bạn Nam “chẫu”, xin thủ trưởng linh động cho gặp mặt nó chút xíu ạ”.
Cụ Cảo nghiêm mặt: “Đồng chí là bạn của cậu Nam sao?” “Dạ, báo cáo thủ trưởng cũng có quen biết ạ”. Cụ Cảo mỉm cười: “Nói vậy thì đồng chí chưa biết mặt Nam “chẫu” đúng không?”.
Nhìn thái độ lúng túng của người thương binh, cụ chỉ tay về phía gã nói tiếp: “Đó, cậu ta đây này”.

Người thương binh nhìn gã ngờ vực: “Ông là Nam “chẫu” luồn sâu sư 7 thiệt hả?”. “Dạ, em là Nam “chẫu” đây ạ”.
Mắt người thương binh đảo nhanh lên tờ biên bản trên bàn, khi xác định đúng người mà mình cần gặp chính là gã, anh ta chống nạng tiến sát đến rồi ôm chầm lấy gã: “Khá lắm, khá lắm ông bạn”.
Gã ngạc nhiên vì giữa gã và anh ta không quen biết mà thái độ của anh ta với gã thì cứ như thân nhau và quen nhau lâu lắm rồi.
Đã vậy, với cảm giác nhạy bén của lính luồn sâu gã cảm nhận cái vật tròn tròn cài trên thắt lưng của anh ta cạ vào bụng gã chính xác là 2 trái da láng, vì cái đầu mỏ vịt của trái da láng có nhắm mắt gã cũng nhận ra…
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,766
Động cơ
1,139,259 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
…Gã đứng nghiêm chào các thủ trưởng theo điều lệnh. Bố Hưng giới thiệu người sĩ quan đó tên là Cảo, hiện đang là quyền trưởng phòng điều tra hình sự của quân đoàn. (Về sau gã mới biết bố là dân Sông Cầu, Phú Yên).
Bố Cảo thấy gã mặc chiếc quần rách đầu gối, cái áo trận thì rách ở bả vai, cổ áo thì không có (do cổ áo bị rách nên gã xé luôn cho đỡ vướng), cụ nhìn gã, giọng gay gắt pha lẫn bực bội:
“Quần áo đâu mà ăn mặc rách rưới thế kia?”.
Gã chưa kịp trả lời, bố Ngữ đã nói: “Tụi luồn sâu có được mấy đứa quần áo lành lặn đâu”, giọng bố có vẻ rưng rưng, đầy xót xa, thương cảm.
Bố Hưng bập bập điếu thuốc mấy hơi rồi nói: “Chúng nó suốt ngày luồn rừng nên rách hết, theo chế độ 1 năm 2 bộ, thêm 1 bộ bổ xung, sư đoàn đã cố để cấp thêm cho chúng nó 1 bộ nữa mà vẫn không đủ. Đến quần áo của tụi tôi cho chúng nó mà vẫn có thằng phải mặc rách”.
Bố Cảo nhìn gã rồi dịu giọng: “Rách thế sao không chịu khó vá vào, mặc như vậy có khác gì đội quân ô hợp, trông chẳng ra dáng quân nhân chút nào” “Dạ, báo cáo thủ trưởng, tôi có vá, nhưng vừa vá chỗ này thì nó lại rách chỗ khác nên vá không kịp ạ” Bố Cảo hỏi: “Trong ba lô có những gì nữa?”.
Gã móc trong ba lô ra “Dạ, báo cáo thủ trưởng chỉ có bộ quần áo, khăn mặt, bàn chải thôi ạ!”. Nhìn thấy bộ quần áo nữ cụ hỏi với vẻ ngờ vực: “Sao lại có quần áo nữ ở đây?” “Dạ, báo cáo thủ trưởng, do quần áo rách hết nên phải mượn của chị em bên tiểu đoàn quân y mặc tạm ạ”.
Bố Cảo cho gã ngồi, rót nước và đẩy bao du lịch Vĩnh Hội về phía gã. Cụ hỏi han vài câu rồi cho gã ra ngoài chờ để chuẩn bị theo xe về phòng điều tra hình sự của quân đoàn.
Đứng ngoài gã nghe thấy các cụ trao đổi với nhau điều gì đó trong nhà, gã nghe loáng thoáng tiếng bố Linh: “…chúng tôi nhờ anh…chúng nó còn trẻ…”.

Khi quay về đến phòng điều tra hình sự ở bộ tư lệnh tiền phương của quân đoàn đang đóng tại Chol Kiri (Kampong Chhnang), việc đầu tiên là bố đưa cho gã 1 cái quần kaki Ba Lan màu nâu, màu gần giống với màu vải dạ của cấp tá và 1 chiếc áo phin tá còn khá mới.
Cái quần thì gã mặc vừa, cái áo tuy hơi ngắn nhưng mặc cũng tốt và nhìn còn tươm tất hơn bộ đồ trận K82 mủn rách của gã.
Tối hôm đó gã ngủ phòng trực ban, không bị nằm boong ke như gã tưởng. Sáng hôm sau, cụ cho gọi 1 anh đại úy tên là Lưu Thanh Toan (người mà gã hay gọi chệch tên là Lưu Manh Toan), dân Bình Lục, Hà Nam Ninh cùng lên làm việc và ghi lời khai của gã.
Sau khi ghi chép cẩn thận, anh Toan đưa lại biên bản làm việc cho gã đọc và bảo: “Em xem có đúng và cần sửa gì không. Nếu không có gì chỉnh sửa thì ký vào biên bản”.
Gã đọc biên bản thì thấy ghi gần đúng hết, riêng phần lấy gạo thì chỉ có 2 bao loại 50kg của mặt trận mà không thấy bất cứ dòng nào đề cập đến 2 bao gạo của kho quân đoàn.
Gã ngạc nhiên đưa mắt nhìn cụ và anh Toan. Thấy ánh mắt ngạc nhiên của gã, cụ bảo: “Nếu đúng thì ký vào và viết lại hết toàn bộ bản tự khai y như biên bản làm việc”.
Gã thầm hiểu, cụ đang giúp gã nên gã đã viết lại bản tự khai như biên bản mà anh Toan ghi. Viết gần xong thì thấy lao xao ngoài cổng doanh trại, rồi 1 vệ binh chạy vào báo cáo có một nhóm thương bệnh binh tự xưng là bạn của anh Nam “chẫu” muốn được vào thăm.
Cụ vẫy gã lại nhìn qua cửa sổ rồi hỏi: “Mấy cậu kia là bạn cậu hả?”. Gã nhìn 1 lúc rồi lắc đầu: “Dạ, báo cáo tôi không quen ạ”.
Cụ bảo vệ binh cứ cho những người đó vào. Người đi đầu tiên là 1 thương binh chống nạng do cụt 1 chân đến tận bẹn, dáng người to cao, da đen, tóc xoăn, hàm râu quai nón lởm chởm do lâu ngày không cạo, nhìn tướng tá thấy bặm trợn dữ dằn.

Anh ta bước vào phòng: “Báo cáo thủ trưởng, chúng tôi ở F9 là bạn Nam “chẫu”, xin thủ trưởng linh động cho gặp mặt nó chút xíu ạ”.
Cụ Cảo nghiêm mặt: “Đồng chí là bạn của cậu Nam sao?” “Dạ, báo cáo thủ trưởng cũng có quen biết ạ”. Cụ Cảo mỉm cười: “Nói vậy thì đồng chí chưa biết mặt Nam “chẫu” đúng không?”.
Nhìn thái độ lúng túng của người thương binh, cụ chỉ tay về phía gã nói tiếp: “Đó, cậu ta đây này”.

Người thương binh nhìn gã ngờ vực: “Ông là Nam “chẫu” luồn sâu sư 7 thiệt hả?”. “Dạ, em là Nam “chẫu” đây ạ”.
Mắt người thương binh đảo nhanh lên tờ biên bản trên bàn, khi xác định đúng người mà mình cần gặp chính là gã, anh ta chống nạng tiến sát đến rồi ôm chầm lấy gã: “Khá lắm, khá lắm ông bạn”.
Gã ngạc nhiên vì giữa gã và anh ta không quen biết mà thái độ của anh ta với gã thì cứ như thân nhau và quen nhau lâu lắm rồi.
Đã vậy, với cảm giác nhạy bén của lính luồn sâu gã cảm nhận cái vật tròn tròn cài trên thắt lưng của anh ta cạ vào bụng gã chính xác là 2 trái da láng, vì cái đầu mỏ vịt của trái da láng có nhắm mắt gã cũng nhận ra…
Em hóng tiếp Lão anh ạ
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Đã vậy, với cảm giác nhạy bén của lính luồn sâu gã cảm nhận cái vật tròn tròn cài trên thắt lưng của anh ta cạ vào bụng gã chính xác là 2 trái da láng, vì cái đầu mỏ vịt của trái da láng có nhắm mắt gã cũng nhận ra.
Anh ta quay ra nói với mấy người vào sau: “Đây nè…Nam “chẫu” đây nè các ông”.
Mọi người ở ngoài chen nhau vào phòng, ai cũng hồ hởi bắt tay, vỗ vai hết sức thân mật. Bố Cảo: “Tôi cho các đồng chí gặp nhau 1 tiếng thôi đó và nhớ giữ trật tự, đừng có làm ầm ĩ”, nói rồi cụ đưa mắt ra hiệu cho anh Toan rồi 2 người ra khỏi phòng.
Người thương binh đó tên là Thạch Mơn người Khmer ở Sóc Trăng, anh là tiểu đoàn trưởng của bên F9, trước khi về F9 anh là lính của F302 (sau này khi đã thân nhau gã hay gọi anh là Mơn 4 hòn, ý xỏ xiên đến 2 trái da láng anh cài thắt lưng.
Những lúc như vậy anh chỉ cười hiền, khác hẳn với vẻ bề ngoài dữ dằn, bặm trợn. Còn cài theo da láng để đi thăm gã với mục đích gì thì tùy, ai hiểu sao thì hiểu).
Câu đầu tiên anh nói với gã: “Tôi cứ tưởng Nam “chẫu” là thằng 3 đầu 6 tay nào, đâu ngờ gặp ông, tôi thấy ông thư sinh, hiền lành nha. Vậy mà vì anh em thương bệnh binh đã dám làm ra cái chuyện động trời zậy. Mà ông có biết không…nói thiệt nha, tôi rất ghét lính Hà nội. Vì lính Hà nội sống khôn lỏi và ma lanh lắm.
Nhưng khi biết ông là lính Hà nội thì tôi đã suy nghĩ khác về lính Hà nội đó”.
Gã hỏi: “Thế anh đã sống với lính Hà nội rồi sao?” “Chưa, nhưng nghe kể về lính Hà nội nhiều nên không thích, nhưng sau khi biết ông lấy gạo về cho anh em thương bệnh binh thì tôi đã thay đổi cách nghĩ rồi”.
Mấy anh em nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, chẳng mấy chốc đã hết thời gian mà bố Cảo cho phép. Trước khi quay về bệnh xá anh hỏi: “Ông thích gì để mai bọn tôi mang sang”.
Gã nghĩ bụng: “Cụt chân như bố thì làm được cái quái gì, nhà dân thì xa, cái gã thích chắc gì ông đã làm được”, nghĩ vậy thôi nhưng gã thấy hết sức cảm động về những tình cảm chân thành của anh và các anh em thương bệnh binh khác và gã buột miệng: “Em thèm bữa ốc nấu chuối, đậu phụ…”.
Anh ngồi ngẩn ra rồi nói: “Yên tâm, sẽ có bữa ốc như ông muốn…”
Tối đó gã về ngủ cùng phòng với anh Toan. Sau bữa tối, anh Toan pha ấm trà rồi nói: “Khi tao đọc trích ngang của mày là tao đã nhận ra. Mày không biết anh, nhưng anh lại biết bố mày và các bác mày”.
Theo lời anh kể, vào những năm 1946-47, khi cha gã theo chị gái kế ngay trên thoát ly để phục vụ trong ban quân báo tỉnh đội Hà Nam thì cha anh là cấp dưới của ông già gã.
Sau năm 1975 thì cha anh phục viên về công tác tại nhà máy cơ khí Hà Nam nơi bác rể gã, chồng của bác gái kế trên cha gã là đại biếu Quốc hội đang làm giám đốc nhà máy. Cha anh làm phó phòng tổ chức hành chính ở nhà máy cơ khí Hà Nam cho đến khi về hưu.
À ra vậy, bảo sao anh đối xử với gã có phần nhẹ nhàng và tình cảm thế. Đã vậy còn xin bố Cảo cho gã về phòng anh ngủ, không phải co ro trên thùng đựng đạn pháo 150 ly được ghép lại thành giường ở phòng trực ban.
Đúng như lời hứa, trưa hôm sau anh Mơn và mấy anh em thương bệnh binh mang ốc và chuối sang thật, chỉ tiếc là không có đậu phụ. Lúc ăn cơm gã hỏi tại sao anh bắt được ốc.
Thì ra anh và các anh em khác cho các cái bát sứ xuống suối, ốc thấy sáng sáng nên bu vào bám quanh các cái bát nên bắt được, không phí nhiều sức. Để bắt vài tạ thì khó, nhưng để nấu một bữa ốc chuối thì quá dễ. Chuyện này đối với những thằng lính xuất thân thành phố như gã thật là mới mẻ và kỳ lạ…
Trong những ngày gã được “mời nước” ở phòng điều tra hình sự quân đoàn, ngày nào cũng có anh em thương bệnh binh và lính tráng ở các đơn vị gần đó sang chơi. Người thì cho vài quả chuối rừng, người thì cho vài điếu thuốc, người thì dăm quả thốt nốt.
Cũng trong những ngày đó gã nghe được khá nhiều thông tin về trường hợp của gã. Có 2 luồng ý kiến trái chiều nhau, nhóm thì yêu cầu kỷ luật gã thật nặng, đề nghị đưa ra Tòa án binh xử để làm gương...
 

Ba Ngơ

Xích lô
Biển số
OF-99999
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
37,500
Động cơ
7,449,737 Mã lực
Nơi ở
𝕷𝖆̀𝖓𝖌 𝖁𝖚̃ Đ𝖆̣𝖎
Tối đó gã về ngủ cùng phòng với anh Toan. Sau bữa tối, anh Toan pha ấm trà rồi nói: “Khi tao đọc trích ngang của mày là tao đã nhận ra. Mày không biết anh, nhưng anh lại biết bố mày và các bác mày”.
Theo lời anh kể, vào những năm 1946-47, khi cha gã theo chị gái kế ngay trên thoát ly để phục vụ trong ban quân báo tỉnh đội Hà Nam thì cha anh là cấp dưới của ông già gã.
Sau năm 1975 thì cha anh phục viên về công tác tại nhà máy cơ khí Hà Nam nơi bác rể gã, chồng của bác gái kế trên cha gã là đại biếu Quốc hội đang làm giám đốc nhà máy. Cha anh làm phó phòng tổ chức hành chính ở nhà máy cơ khí Hà Nam cho đến khi về hưu.
"bác mày", "chị gái", "chồng của bác gái" thì em biết, và Chap nhắc đến "bác mày", "chị gái" thì cũng đúng là ngày giỗ của "bác mày", "chị gái". (01-09 âm lịch)

Trong này có bác Chaukga cũng biết rõ "bác mày", "chị gái" "chồng của bác gái" và bố của bác Chaukga chắc chắn biến bố của anh Toan. Trước khi ông chuyển ra ủy ban thì thời điểm đấy ông cũng ở Phòng tổ chức hành chính nhà máy cơ khí Hà Nam.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,766
Động cơ
1,139,259 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
"bác mày", "chị gái", "chồng của bác gái" thì em biết, và Chap nhắc đến "bác mày", "chị gái" thì cũng đúng là ngày giỗ của "bác mày", "chị gái". (01-09 âm lịch)

Trong này có bác Chaukga cũng biết rõ "bác mày", "chị gái" "chồng của bác gái" và bố của bác Chaukga chắc chắn biến bố của anh Toan. Trước khi ông chuyển ra ủy ban thì thời điểm đấy ông cũng ở Phòng tổ chức hành chính nhà máy cơ khí Hà Nam.
Đã vậy, với cảm giác nhạy bén của lính luồn sâu gã cảm nhận cái vật tròn tròn cài trên thắt lưng của anh ta cạ vào bụng gã chính xác là 2 trái da láng, vì cái đầu mỏ vịt của trái da láng có nhắm mắt gã cũng nhận ra.
Anh ta quay ra nói với mấy người vào sau: “Đây nè…Nam “chẫu” đây nè các ông”.
Mọi người ở ngoài chen nhau vào phòng, ai cũng hồ hởi bắt tay, vỗ vai hết sức thân mật. Bố Cảo: “Tôi cho các đồng chí gặp nhau 1 tiếng thôi đó và nhớ giữ trật tự, đừng có làm ầm ĩ”, nói rồi cụ đưa mắt ra hiệu cho anh Toan rồi 2 người ra khỏi phòng.
Người thương binh đó tên là Thạch Mơn người Khmer ở Sóc Trăng, anh là tiểu đoàn trưởng của bên F9, trước khi về F9 anh là lính của F302 (sau này khi đã thân nhau gã hay gọi anh là Mơn 4 hòn, ý xỏ xiên đến 2 trái da láng anh cài thắt lưng.
Những lúc như vậy anh chỉ cười hiền, khác hẳn với vẻ bề ngoài dữ dằn, bặm trợn. Còn cài theo da láng để đi thăm gã với mục đích gì thì tùy, ai hiểu sao thì hiểu).
Câu đầu tiên anh nói với gã: “Tôi cứ tưởng Nam “chẫu” là thằng 3 đầu 6 tay nào, đâu ngờ gặp ông, tôi thấy ông thư sinh, hiền lành nha. Vậy mà vì anh em thương bệnh binh đã dám làm ra cái chuyện động trời zậy. Mà ông có biết không…nói thiệt nha, tôi rất ghét lính Hà nội. Vì lính Hà nội sống khôn lỏi và ma lanh lắm.
Nhưng khi biết ông là lính Hà nội thì tôi đã suy nghĩ khác về lính Hà nội đó”.
Gã hỏi: “Thế anh đã sống với lính Hà nội rồi sao?” “Chưa, nhưng nghe kể về lính Hà nội nhiều nên không thích, nhưng sau khi biết ông lấy gạo về cho anh em thương bệnh binh thì tôi đã thay đổi cách nghĩ rồi”.
Mấy anh em nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, chẳng mấy chốc đã hết thời gian mà bố Cảo cho phép. Trước khi quay về bệnh xá anh hỏi: “Ông thích gì để mai bọn tôi mang sang”.
Gã nghĩ bụng: “Cụt chân như bố thì làm được cái quái gì, nhà dân thì xa, cái gã thích chắc gì ông đã làm được”, nghĩ vậy thôi nhưng gã thấy hết sức cảm động về những tình cảm chân thành của anh và các anh em thương bệnh binh khác và gã buột miệng: “Em thèm bữa ốc nấu chuối, đậu phụ…”.
Anh ngồi ngẩn ra rồi nói: “Yên tâm, sẽ có bữa ốc như ông muốn…”
Tối đó gã về ngủ cùng phòng với anh Toan. Sau bữa tối, anh Toan pha ấm trà rồi nói: “Khi tao đọc trích ngang của mày là tao đã nhận ra. Mày không biết anh, nhưng anh lại biết bố mày và các bác mày”.
Theo lời anh kể, vào những năm 1946-47, khi cha gã theo chị gái kế ngay trên thoát ly để phục vụ trong ban quân báo tỉnh đội Hà Nam thì cha anh là cấp dưới của ông già gã.
Sau năm 1975 thì cha anh phục viên về công tác tại nhà máy cơ khí Hà Nam nơi bác rể gã, chồng của bác gái kế trên cha gã là đại biếu Quốc hội đang làm giám đốc nhà máy. Cha anh làm phó phòng tổ chức hành chính ở nhà máy cơ khí Hà Nam cho đến khi về hưu.
À ra vậy, bảo sao anh đối xử với gã có phần nhẹ nhàng và tình cảm thế. Đã vậy còn xin bố Cảo cho gã về phòng anh ngủ, không phải co ro trên thùng đựng đạn pháo 150 ly được ghép lại thành giường ở phòng trực ban.
Đúng như lời hứa, trưa hôm sau anh Mơn và mấy anh em thương bệnh binh mang ốc và chuối sang thật, chỉ tiếc là không có đậu phụ. Lúc ăn cơm gã hỏi tại sao anh bắt được ốc.
Thì ra anh và các anh em khác cho các cái bát sứ xuống suối, ốc thấy sáng sáng nên bu vào bám quanh các cái bát nên bắt được, không phí nhiều sức. Để bắt vài tạ thì khó, nhưng để nấu một bữa ốc chuối thì quá dễ. Chuyện này đối với những thằng lính xuất thân thành phố như gã thật là mới mẻ và kỳ lạ…
Trong những ngày gã được “mời nước” ở phòng điều tra hình sự quân đoàn, ngày nào cũng có anh em thương bệnh binh và lính tráng ở các đơn vị gần đó sang chơi. Người thì cho vài quả chuối rừng, người thì cho vài điếu thuốc, người thì dăm quả thốt nốt.
Cũng trong những ngày đó gã nghe được khá nhiều thông tin về trường hợp của gã. Có 2 luồng ý kiến trái chiều nhau, nhóm thì yêu cầu kỷ luật gã thật nặng, đề nghị đưa ra Tòa án binh xử để làm gương...
Rượu khuya đôi chén nhạt, kính Hai Lão Huynh ạ
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
...Có 2 luồng ý kiến trái chiều nhau, nhóm thì yêu cầu kỷ luật gã thật nặng, đề nghị đưa ra Tòa án binh xử để làm gương.
Nhóm còn lại, nhóm này khá đông và đa phần là các sỹ quan cao cấp thì chỉ yêu cầu cảnh cáo gã là đủ, không cần thiết phải đưa ra Tòa án binh.
Trong số nêu ý kiến cảnh cáo đó, có cả cụ thiếu tướng Hoàng Kim, chủ nhiệm chính trị, phó tư lệnh quân đoàn, người đã yêu cầu kỷ luật gã vì chuyện lấy mấy cây thuốc Samit của lính Pot.
Ngoài ra còn các sĩ quan chủ chốt 1 số phòng ban từ mặt trận cho đến quân đoàn, tuy không nói ra trực tiếp nhưng cũng không phê phán quá nặng nề về hành động của gã trong việc “mượn” gạo nấu cháo cho thương bệnh binh. Còn anh em thương bệnh binh thì khỏi nói, các anh em luôn tỏ thái độ ủng hộ chuyện gã “mượn” gạo ra mặt.
Cứ đưa qua đẩy lại, để rồi cuối cùng gã bị cảnh cáo nghiêm khắc từ trên mặt trận cho đến quân đoàn và bị ghi vào quân tịch. Nhưng thực tế có ghi không hay trong đó ghi điều gì thì chỉ có gã, có trời và những người ký quyết định mới biết chính xác nội dung của nó…
Sau 1 tháng “uống nước” trên quân đoàn gã cũng được trả về đơn vị cũ với lời cảnh cáo: “Nếu còn tái phạm sẽ đưa ra Tòa án binh xử nặng”.
Ngày chia tay với bố Cảo cùng các anh phòng điều tra hình sự quân đoàn và các anh em thương bệnh binh thật bịn rịn, lưu luyến, tràn đầy tình cảm. Nhưng ở đời các cụ xưa hay dạy: “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”.
Ngay ngày đầu tiên trở về đơn vị gã đã lại gây họa khi đánh thằng L…”chột”, cái thằng đã “chôm chỉa” di vật của liệt sĩ đến độ rách gân chóp xoay vai (phần này gã đã kể trong chuyện quân ta đánh quân mình trước đây), đây là lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng gã ra tay với đồng đội.
Mấy hôm sau, vào 1 ngày chẳng đẹp trời lắm, các cụ cho thằng Loan công vụ gọi gã lên nhà chỉ huy nói chuyện...
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Trước khi lên gặp các cụ, bọn thằng Phú “nhái”, thằng Đực, Long “Polpot” đều dự đoán chắc chắn sẽ có chuyện không hay với gã, bản thân gã cũng nghĩ vậy nên gã đã chuẩn bị sẵn tư tưởng để chịu “bão táp” trước các thủ trưởng.
Khi gã vào phòng đã thấy bố Ngữ, bố Linh, bố Hưng và bố Thuật chủ nhiệm kỹ thuật của sư bộ ngồi ở đó và đang nói chuyện về việc chi đó. Bố Hưng vẫy gã ngồi xuống bên cạnh, bố Ngữ rót nước cho gã rồi cụ nheo nheo mắt hỏi: “Lần này may mắn không bị ra Tòa án binh đã thấy sợ và ân hận chưa?”.
Nghe cụ hỏi tự dưng gã “xù lông nhím” gân cổ đáp lại như thách thức mà không chút suy nghĩ: “Dạ, con cám ơn bố và các thủ trưởng đã nói đỡ cho con. Nhưng để lấy gạo nấu cháo cho thương bệnh binh thì con không sợ và cũng không ân hận. Tội con làm con chịu…”.
Bố Hưng cười nhẹ: “Được lắm, có chí khí lắm, nam nhi đại trượng phu phải như vậy. Có gan ăn cắp, có gan chịu đòn. Đúng chất của lính sư 7”.

Cụ nhìn thẳng vào mắt gã, gã cũng giương mắt nhìn thẳng cụ: “Chỉ có điều…danh tiếng sư 7 được xây dựng bằng bao nhiêu gian khổ, vất vả, bằng cả mồ hôi, nước mắt và máu của những người đi trước chỉ vì những người tỏ ra yêng hùng như anh phá nát chỉ trong 1 ngày…”
Giọng cụ vẫn nhẹ nhàng mà sao gã thấy nặng như đá tảng đè vậy. Gã cúi mặt xuống di di ngón tay trên mặt bàn, lúc này gã đã không còn đủ can đảm để nhìn mặt cụ nữa.
Cụ nói nhiều, rất nhiều về những trò nghịch ngợm tinh quái của cụ khi còn là lính trơn. Cũng nghịch ngợm, cũng bốc đồng của tuổi trẻ, cũng chẳng kém cạnh gì so với lớp lính trẻ bây giờ.
Cụ cứ rủ rỉ như đang tâm sự với chính mình và cụ tuyệt nhiên không phê phán hay nhắc gì về những chuyện nghịch ngợm của gã cũng như những trò tinh quái của những thằng lính thuộc quyền, kể cả chuyện gã oánh thằng L…“chột”, không 1 câu nặng lời, khác hẳn với ngày thường.
Nhưng gã hiểu, cụ đang nhẹ nhàng dạy dỗ gã như 1 người cha dạy bảo 1 thằng con ngang bướng, ngỗ ngược. Ngồi nghe cụ nói mà gã không dám cãi câu nào, vì câu nào của cụ cũng thấm đẫm tình thương và như rút gan rút ruột để nói với gã vậy.
Kết thúc câu chuyện cụ nói: “Thôi về nghỉ ngơi đi, lúc nãy bố bảo thằng Loan mang con gà xuống cho mấy thằng cải thiện và xả xui đó”. Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của gã, bố Linh lúc đó mới lên tiếng: “Gà mua lại của bên tiếp phẩm nuôi, bằng lương tháng của tụi tôi đó “ông mãnh” ạ”.
Gã thật sự xúc động và hết sức biết ơn sự quan tâm của các thủ trưởng với lính tráng, những thằng lính nghịch như quỷ, mà toàn nghịch dại, nghịch ngầm.
Gã thấy mình và đồng đội thật vô cùng may mắn khi được chiến đấu dưới quyền của những thủ trưởng tâm lý và hết sức thương yêu lính như vậy…

Năm 2018 khi thằng N.T.C chuyển công tác về Bộ quốc phòng, trong 1 bữa nhậu tại tư gia của nó. Bữa nhậu hôm đó, ngoài gã và thằng N.T.C còn có Tr.T.B và L.M.Q.
Khi nhắc lại những kỷ niệm vui buồn về những ngày ở chiến trường K, thằng Tr.T.B có nhắc lại CÂU CHUYỆN KHÔNG BAO GIỜ MUỐN KỂ của gã và hỏi: “Em hỏi thật, ngày đó anh không ân hận về chuyện “mượn” gạo, bây giờ anh có thấy ân hận không?”.


"Một số đồng đội hiện đang tại ngũ, trong đó có những đồng đội từng ăn bát cháo từ những bao gạo trên. Hiện đang là sĩ quan cao cấp của QĐNDVN nên gã xin phép viết tắt, tránh ảnh hưởng tới các đồng đội"
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
…“Em hỏi thật, ngày đó anh không ân hận về chuyện “mượn” gạo, bây giờ anh có thấy ân hận không?”.
Gã lắc đầu và quả quyết: “Không, tao chưa bao giờ ân hận về chuyện đó. Nếu như vì anh em thương bệnh binh thì tao vẫn làm và chắc chắn sẽ làm”.
Gã hỏi ngược lại:
“Mày hỏi thì anh trả lời, giờ anh hỏi lại ba thằng, với vụ như của anh thì chúng mày sẽ xử sao? Anh muốn nghe câu nói thật lòng giữa những thằng lính chiến từng vào sinh ra tử với nhau, không phải câu trả lời của sĩ quan cao cấp”.
Thằng N.T.C trả lời ngay: “Nếu như thực tế chiến trường mà làm như vậy về lý thì không thể bỏ qua, phải đưa ra Tòa án binh xét xử để giữ nghiêm quân kỷ. Nhưng xét về tình thì em sẽ cảnh cáo và tha bổng”.
Thằng L.M.Q xoay xoay ly rượu: “Em sẽ căn cứ tình hình cụ thể, không nhất thiết đưa ra Tòa án binh, nhưng phải kỷ luật. Tất nhiên là kỷ luật nhẹ thôi, nhưng vẫn phải kỷ luật để làm gương, không thể để thành tiền lệ xấu được”.
Riêng thằng Tr.T.B không trả lời thẳng vào câu gã hỏi, nó chỉ trầm ngâm: “Em phải công nhận, các thủ trưởng thời kỳ đó thương và yêu lính thật sự. Để kỷ luật 1 người lính thì quá dễ, nhưng làm sao để người lính nhận thức được việc làm sai của mình, để tự thay đổi và tự hoàn thiện mới là khó.
Các cụ làm gì cũng có tình, có lý khiến cho lính tráng tâm phục, khẩu phục. Vừa nể, vừa sợ. Thương rất thương, nghiêm khắc cũng rất nghiêm khắc, nhưng không quân phiệt.
Chính vì vậy mà tạo ra 1 khối đoàn kết cực kỳ bền chắc, đồng lòng từ trên xuống dưới. Không có khoảng cách, không có sự phân biệt giữa quan với lính và đó cũng là 1 trong những nhân tố tạo cho người lính lòng quả cảm và dũng mãnh, không sợ hy sinh trong chiến đấu. Điều mà rất ít quân đội của các quốc gia khác làm được”.
Nghe nó phân tích mà mấy thằng gã gật gù, công nhận nó nói đúng. Dân chính trị có khác, đã nói đúng lại còn nói to.
Qua bao thăng trầm cuộc sống cơm áo gạo tiền của đời thường sau chiến tranh, nhưng gã vẫn luôn nhớ và thầm biết ơn các thủ trưởng từ mặt trận, quân đoàn đến sư đoàn đã từng bảo ban, dạy dỗ và che chở gã khi xưa.
Trong số những thủ trưởng ngày đó giờ chỉ còn vài người mạnh khỏe, đa số các cụ đã đi về cõi vĩnh hằng với bao niềm thương xót, đau buồn của các thế hệ lính đã từng chiến đấu dưới quyền của các cụ.
Người thì mất về tuổi già, người ra đi vì bệnh tật. Các thủ trưởng như cụ “Năm hỏa lực” Lê Nam Phong, Vũ Văn Thược, Hoàng Kim. Rồi bố Hưng, bố Linh, bố Ngữ, đều đã về miền cực lạc.
Số sĩ quan cao cấp đã từng giúp gã ngày nào, giờ chỉ còn bố Cảo và anh T.X.H nguyên phó phòng quân báo mặt trận 479 năm nào vẫn còn mạnh khỏe và minh mẫn.
Trong cuộc đời chinh chiến của gã trên chiến trường K, thì đây là 1 câu chuyện chẳng hay ho gì, một kỷ niệm mà gã chẳng muốn nhắc đến. Dù đúng hay sai thì đây vẫn là một CÂU CHUYỆN KHÔNG BAO GIỜ MUỐN KỂ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top