Một năm trôi qua, ở tuổi U4 lưng chừng, thời gian chảy nhanh quá Cụ ạ
Một năm trôi qua, ở tuổi U4 lưng chừng, thời gian chảy nhanh quá Cụ ạ
Những năm 1983-1984, nhà em ăn gạo độn khoai lang, khoai tây, độn mì sợi ...Đời lính buồn có, vui có, gian khổ có, nghịch ngợm có, nhưng trên tất cả vẫn là sự lạc quan tin về 1 ngày mai chiến thắng để còn nguyên vẹn trở về.
Dù là thế hệ trước năm 1954, 1975 hay thời của gã thì đời lính chiến đều gian khổ như nhau. Nếu để so sánh thì thật khập khiễng, nhưng dưới con mắt gã thì những người đồng đội cùng thời ở mặt trận biên giới phía Bắc mới là những người chịu nhiều hy sinh, vất vả nhất.
Nổi bật là sự hy sinh, gian khổ của những người đồng đội không hề quen biết ở mặt trận Vị Xuyên, nơi được mệnh danh “Lò vôi thế kỷ”. Đó thật sự là những người hùng, những người con ưu tú của đất nước và quân đội.
Sự vất vả của gã so ra chẳng thấm vào đâu so với các đồng đội ở mặt trận Vị Xuyên đã trải qua. Đó là lý do mà các bài viết về thời khói lửa ở mặt trận biên giới Tây Nam, gã không bao giờ viết về những vất vả đã trải qua vì thấy không cần thiết.
Những bài viết của gã không dám gọi bằng mỹ từ trang trọng là hồi ký, mà những bài viết đó chỉ là dạng nhật ký chiến trường để ôn lại với bạn bè, đồng đội, những người đã sát cánh bên nhau trong khói lửa chiến tranh của 1 thời trai trẻ sôi nổi, hừng hực nhiệt huyết năm xưa.
Viết có thể không hay như nhà văn, cũng không thể chính xác 100% về các mốc thời gian hoặc địa danh như những người chuyên viết và nghiên cứu về quân sử. Nhưng đó là những câu chuyện hết sức thực tế được viết ra dưới góc nhìn của 1 người lính chiến đã trực tiếp cầm súng chiến đấu trong giai đoạn 1984-1989 từng trải qua.
Gã viết chơi chơi và đăng trên Facebook cá nhân, Otofun nhằm ôn lại kỷ niệm về 1 thời hào hùng của dân tộc khi chiến đấu chống lại 2 kẻ thù cùng lúc ở biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam.
Thật bất ngờ, khi những bài viết của gã được Team hoiuclinhchien phát trên kênh Youtube và bất ngờ hơn khi những bài viết lộn xộn, không theo mạch chuyện, chẳng có thứ tự thời gian gì của gã lại được các khán thính giả nghe kênh đón nhận chân thành và nồng nhiệt.
CHUYỆN KHÔNG BAO GIỜ MUỐN KỂ phần trong câu chuyện này còn liên quan đến đồng đội, hiện đang là cán bộ cấp cao BQP. Phần như gã đã nói trên, nên thật sự gã không bao giờ muốn viết, nhưng sau buổi họp mặt với các cựu chiến binh sư đoàn 7 bộ binh, trung đoàn 48 của sư đoàn 320 (Trung đoàn bảo vệ thành cổ Quảng Trị trong trận chiến lịch sử năm 1972), Biệt động thành, Đặc công, quân báo…do Team hoiuclinhchien tổ chức tại thành phố Thủ Đức, Sài Gòn ngày 20/08/2023.
Gã đã thay đổi suy nghĩ sau khi nhận được sự ủng hộ, động viên của các anh em đồng đội nhiều thế hệ: “Xấu tốt gì cũng là kỷ niệm lính, nên cứ viết đi…”. Vậy thì gã viết thôi…Tất nhiên, những bài viết trên trang Facebook cá nhân, trên Otofun sẽ có nhiều bài viết hơn và đầy đủ hơn, chi tiết hơn khi phát trên Youtube.
Vì có những bài viết gã kể lại cuộc đời lính từ lúc bước chân vào trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu, cho đến khi sang chiến trường Campuchia, cả những chuyện vặt vãnh trong đời sống thường ngày của lính chiến nơi đất nước Chùa Tháp xa lạ.
Qua đây cũng xin được cám ơn sự động viên, khích lệ hết sức chân thành của những người yêu màu áo lính đang theo dõi các bài viết trên trang Facebook cá nhân, trên Diễn đàn Otofun và kênh Youtube Hồi ức lính chiến. Cũng xin được cám ơn các bác trên OF đã theo dõi, cổ vũ và kênh Youtube Hồi ức lính chiến đã đăng bài để các bài viết được lan tỏa rộng đến với cộng đồng. Xin cám ơn giọng đọc truyền cảm của MC kênh Hồi ức lính chiến. Xin chân thành cám ơn vì tất cả.
CHUYỆN KHÔNG BAO GIỜ MUỐN KỂ
Tháng 7, mùa mưa năm 1985, mấy hôm trời mưa liên tiếp, mưa trắng trời, thối đất. Sư bộ sư đoàn 7 từ Pailin được rút về Chol Kiri (Kampong Chhnang) nơi đóng bộ tư lệnh tiền phương của mặt trận và bộ tư lệnh tiền phương quân đoàn 4 để chỉnh huấn, chỉnh quân và nhận bổ sung tân binh chuẩn bị cho chiến dịch truy kích tàn quân Pot tại chiến trường phía Tây Bắc ở các tỉnh Banteay Meanchey, Oddar Meanchey, Preah Vihear…sát biên giới Thailan.
Được xả hơi nên lính tráng được dịp đi lại các đơn vị hỏi thăm nhau, tìm đồng hương, đồng môn, đồng ngũ…Cùng rút về chỉnh huấn, chỉnh quân đợt đó còn có 1 phần của sư bộ tiền phương sư 9, nên cánh luồn sâu càng vui vì được gặp lại những thằng bạn hồi còn thụ huấn cùng nhau tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu ngoài Bắc.
Thời điểm này thiếu lương thực kinh khủng, lính phải ăn độn rất nhiều. Thậm chí đến độn ngô, sắn (khoai mỳ), khoai tây mà ăn vẫn thiếu, không đủ định lượng 7 lạng/ngày.
Theo thư nhà mà anh em lính tráng nhận được, thì giai đoạn đó ở trong nước cũng đói lắm, thiếu gạo phải ăn độn khoai tây và sắn rất nhiều......
(Một vài hình ảnh ngày gặp mặt của trinh sát luồn sâu, quân báo, biệt động thành, đặc công...các thế hệ tại Saigon ngày 20/08/2023 do kênh Youtube Hồi ức lính chiến tài trợ)
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Trường nào bác, trường em (ở HN) vẫn có gạo nhưng toàn gạo mậu dịch ăn đói lắm.Năm 87-88 sinh viên Đại học ăn độn 2/3 là sắn khô. Vì trên cấp là sắn lát phơi khô nguyên vỏ nên nhà bếp luộc cho sv ăn vẫn nguyên thế, ít người nuốt nổi, chúng tôi gọi là bánh xe lịch sử.
Năm ấy về nghỉ tết, báo Nhân dân thông báo hàng loạt trường nghỉ tiếp các tháng sau tết vì hết lương thực ko nuôi được sv.
Các trường ở HN hồi ấy ăn độn bột mì và ko trường nào nghỉ học. Gạo thì ai và ở đâu cũng ăn gạo mậu dịch, tất nhiên trừ nông dân vì ko có quyền được mua nên giáp hạt thì nhịn.Trường nào bác, trường em (ở HN) vẫn có gạo nhưng toàn gạo mậu dịch ăn đói lắm.
Gạo nấu cùng mỳ sợi ăn dẻo ngon cụ nhé.Những năm 1983-1984, nhà em ăn gạo độn khoai lang, khoai tây, độn mì sợi ...
Em vẫn nhớ Bà ở quê lên là kĩu kịt gánh cho khoai lang, đầy 1 gậm giường để thái ra độn cơm ăn dần
Anh trai của e sn 1959, hy sinh tại biên giới Tây nam năm 1979. Đúng là MÃI MÃI TUỔI 20Những nụ cười, những giọt nước mắt đã rơi khi cùng các cựu chiến binh ôn lại những kỷ niệm vui buồn của đời lính trong ngày hội ngộ của những người lính trinh sát, quân báo, đặc công và biệt động thành qua các thời kỳ.
Chúng tôi không gọi những người đồng đội không trở về là hy sinh hay liệt sĩ, chúng tôi gọi những người đồng đội đó là NHỮNG THẰNG BẠN MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI...
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
THường thì mì sợi nấu canh loãng chan với cơm cụ ạGạo nấu cùng mỳ sợi ăn dẻo ngon cụ nhé.
Món cụ, tây lông gọi là súp, nổi tiếng cực, ăn dở như hehe.THường thì mì sợi nấu canh loãng chan với cơm cụ ạ
Vâng. Em hiểu tâm tư của các cụ. Hôm rồi (22 và 23/7) Ban LL CCB sư đoàn 337 ở Lạng sơn tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày thành lập sư đoàn, bọn em có lên tham dự, vào thăm lại chốt gác năm xưa ( nơi đó hiện nay đã có ngôi đền thờ được xây dựng từ tấm lòng các đồng chí, đồng đội và nhà hảo tâm) không biết thế nào về lại có được mấy vần thơ ( mạo muội đưa lên đây chia sẻ cùng cụ chủ thớt): - Tôi lại về đây ĐỒNG ĐỘI ơi - Bốn mươi năm, nơi người nằm lại - Hai mươi tuổi, ĐỒNG ĐỘI tôi trẻ mãi - Hóa đền đài, giữ đất biên cươngChúng tôi không gọi những người đồng đội không trở về là hy sinh hay liệt sĩ, chúng tôi gọi những người đồng đội đó là NHỮNG THẰNG BẠN MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI...
Bia Mì sợi, chai thủy tinh sẫm màu, cổ rụt, nửa lít, nút cao suMón cụ, tây lông gọi là súp, nổi tiếng cực, ăn dở như hehe.
Thay vì nấu cơm độn khoai sắn, thì bằng cuộn mỳ sợi, nó giống như cuộn mỳ nhúng lẩu bây giờ. Dẻo ngon cực.
Quê em có nhà máy mỳ sợi to vật vã, ăn thoải cgm, không phải nghĩ keke.
Em đã thử vài lần cơm độn khoai sắn, gọi độn mỳ sợi bằng cụ hehe.
HD xưa có những nhà máy to đùng tầm Đông Dương, vd nh.m Đá Mài, Sứ...nhưng sau cứ tóp dần lại hiccc.
Đói từ 76 - 88. Bọn này ở tiểu đoàn huấn luyện. Cơm độn sắn. Canh lá sắn, thức ăn là sắn tươi luộc nhuyễn trộn với nước mắm gạo rang. Ăn sáng thì bằng cục mì luộc đen sì bẻ ra toàn xác bọ. Có đồng nào ra cửa tiểu đoàn mua bánh trưng 5 hào một cái của lão đại úy thủy quân lục chiến VNCH. Lão này cũng thương lính. Có hôm hết tiền lão đó cũng cho vài cái hoặc bán chịu, có tiền thì trả. Lão này bị mảnh pháo phang cụt một tay ở QT - 1972.Món cụ, tây lông gọi là súp, nổi tiếng cực, ăn dở như hehe.
Thay vì nấu cơm độn khoai sắn, thì bằng cuộn mỳ sợi, nó giống như cuộn mỳ nhúng lẩu bây giờ. Dẻo ngon cực.
Quê em có nhà máy mỳ sợi to vật vã, ăn thoải cgm, không phải nghĩ keke.
Em đã thử vài lần cơm độn khoai sắn, gọi độn mỳ sợi bằng cụ hehe.
HD xưa có những nhà máy to đùng tầm Đông Dương, vd nh.m Đá Mài, Sứ...nhưng sau cứ tóp dần lại hiccc.
Nhân Cụ anh nhắc đến người sỹ quan VNCHĐói từ 76 - 88. Bọn này ở tiểu đoàn huấn luyện. Cơm độn sắn. Canh lá sắn, thức ăn là sắn tươi luộc nhuyễn trộn với nước mắm gạo rang. Ăn sáng thì bằng cục mì luộc đen sì bẻ ra toàn xác bọ. Có đồng nào ra cửa tiểu đoàn mua bánh trưng 5 hào một cái của lão đại úy thủy quân lục chiến VNCH. Lão này cũng thương lính. Có hôm hết tiền lão đó cũng cho vài cái hoặc bán chịu, có tiền thì trả. Lão này bị mảnh pháo phang cụt một tay ở QT - 1972.
Năm 78 về Thủ Đức được ăn ké tiêu chuẩn lãnh đạo K. Lính sướng nhớn người, cứ tưởng nằm mơ![]()
Ủa cụ cũng xứ Ba Tư ạ, xứ này gơn đẹp, giọng mềm hơn tỵ gái Phồng, cứ oang oang hehe.Bia Mì sợi, chai thủy tinh sẫm màu, cổ rụt, nửa lít, nút cao su
Danh chấn cõi Ba Tư 199x, Lão nhể
Kính Lão huynh 1 ly
Cơm độn mỳ sợi em bẩu ngon là vì gạo mậu dịch tuyền hết đát thì phải hehe, được cái có tý đạm từ con mọt (hay bọ) gạo kkk.Đói từ 76 - 88. Bọn này ở tiểu đoàn huấn luyện. Cơm độn sắn. Canh lá sắn, thức ăn là sắn tươi luộc nhuyễn trộn với nước mắm gạo rang. Ăn sáng thì bằng cục mì luộc đen sì bẻ ra toàn xác bọ. Có đồng nào ra cửa tiểu đoàn mua bánh trưng 5 hào một cái của lão đại úy thủy quân lục chiến VNCH. Lão này cũng thương lính. Có hôm hết tiền lão đó cũng cho vài cái hoặc bán chịu, có tiền thì trả. Lão này bị mảnh pháo phang cụt một tay ở QT - 1972.
Năm 78 về Thủ Đức được ăn ké tiêu chuẩn lãnh đạo K. Lính sướng nhớn người, cứ tưởng nằm mơ![]()