[TT Hữu ích] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Loại mìn nhựa này lính ta ở chiến trường K dính nhiều. Dính mìn này thì chỉ cưa 1/3 xương đùi. Mình có đợt nằm viện 116 ở Phnom Penh thấy toàn lính cụt giò. Đến giờ ăn cơm, xuống nhà ăn 10 ông thì 8 ông chống nạng. Cả cái viện 116 vài trăm thương binh về nằm đó trước khi chuyển về 175. Toàn lính miền nam tuổi từ 18 - 22. Mìn không giết người, chỉ lấy đi đôi chân nên để lại hậu quả lâu dài cho xã hội.
Chuẩn rồi anh ạ.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
...Tất cả nỗ lực của anh Dũng “kính” và với tất cả những gì có trong tay đã không cứu được chiếc chân trái của thằng Tường. Không cứu được chiếc chân cho thằng Tường, anh buồn 1 thì thằng Tường bi quan và đau khổ 10.
Tỉnh dậy sau khi tan hết thuốc mê, biết mình bị cắt cụt 1 chân đến gần bẹn nó đau buồn và cứ 1-2 đòi chết, không muốn thành kẻ tàn phế như vậy.
Những lúc như vậy anh Dũng “kính” lại trực tiếp xuống khuyên nhủ, động viên nó. Từ lấy khăn lau mặt, lau tay cho nó, rồi bón cho nó từng thìa sữa, thìa cháo. Rồi anh rủ rỉ tâm sự với nó những vui buồn cuộc đời để động viên nó, 1 thằng lính đang chán sống khi bị cụt 1 chân trên chiến trường lúc tuổi còn quá trẻ.
Cứ như vậy cho đến khi thằng Tường mạnh khỏe và vui cười trở lại đúng như tuổi 18 của nó thì cũng là lúc tình cảm 2 anh em nó đã hết sức gắn bó.
Ngày chia tay để thằng Tường theo xe về Việt Nam, hai anh em nó cứ bịn rịn hoài. Nó dặn anh, sau này nếu còn sống, hết chiến tranh thì nhớ về Cao Bằng thăm nó. Anh em nó ôm nhau mà nước mắt ngắn dài sụt sùi khiến cho những ai chứng kiến cũng đều thấy cay mắt cảm động…
Năm 1994, anh Dũng “kính” phục viên về công tác bên ngành đường sắt. Giữ đúng lời hứa năm nào nơi chiến trường với thằng Tường, anh đã tìm về Cao Bằng thăm nó. Chẳng biết duyên số thế nào mà sau chuyến đi đó độ 6-7 tháng anh đã quay lại Cao Bằng và lấy vợ để xây dựng cơ nghiệp mới tại mảnh đất địa đầu nơi miền biên viễn xa ngái.
Người vợ của anh chính là chị gái thằng Tường “tướng lên đài”. Trước kia anh cũng đã có tình yêu sâu nặng với 1 chị là nữ sinh trường Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Đến tháng 4 năm 1975 chị đi theo gia đình người chị gái xuống tầu trong dòng người di tản đông đúc để vượt biên.
Cũng từ đó anh không bao giờ nhận được tin tức gì về chị người yêu cũng như gia đình của chị ấy nữa, không biết mọi người còn sống hay đã làm mồi cho cá trên biển Đông…
Ngày cưới anh, anh em đồng đội trên sư đoàn bộ và dưới trung đoàn, tiểu đoàn, rất nhiều người lên đất Cao Bằng để chung vui cùng anh chị. Bố Ngữ, bố Linh, bố Hưng cũng đều có mặt để mừng cho hạnh phúc mới của anh chị.
Sau này có điều kiện đi đó đây, có vài lần gã đến Cao Bằng vì công việc hoặc đi tìm cây thuốc. Nếu thời gian cho phép là gã lại mò tìm thằng Tường và anh Dũng để nhậu vui và hàn huyên chuyện đời lính, chuyện gia đình, công việc.
Do đa số các quán nhậu ở Cao Bằng đều xây theo kiểu nhà sàn nên lần nào chọn quán gã cũng lựa tầng trệt để thằng Tường đỡ phải vất vả leo thang. Thấy nó lê 1 chân lành, 1 chân gỗ vào, gã đi ra đỡ nó thì nó khoát mạnh tay:
“Anh cứ để em, em đi được”.
Nó đi vào tự kéo ghế 1 cách tự tin như người bình thường vậy. Anh Dũng “kính”: “Em cứ để cậu ấy tự làm, thế mới gọi là tàn mà hổng có phế nha. Trừ trường hợp đi đâu xa quá thì anh mới là chân của cậu ấy. Còn đi loanh quanh thì cậu ấy tự đi xe máy được, khỏi cần lo.
Mà cái thị trấn Xuân Hòa này bé tẹo nên hầu như mọi người đều biết nhau hết hà, nếu có chi thì cũng có người giúp. Bà con dân tộc ở đây tốt lắm bay…”.
Gã cười:
“Anh làm cái chân cho nó, lúc đó là khổ nhất. Vậy lúc nó ngủ với vợ là sướng nhất nó có gọi anh không?”.
Thằng Tường cười khùng khục:
“Anh Nam “chẫu” vẫn vậy. Vẫn tếu táo và chọc ngoáy mọi người như xưa, chẳng thay đổi chút nào cả” “Ờ…tính tao nó vậy, lúc nào cũng phải vui cười thì mới trẻ lâu được thằng em nhá”…
Chẳng có điều lệ, nội quy chi cả, nhưng hễ nhà thằng nào có công chuyện vui buồn là anh em lại ới nhau có mặt. Cũng chẳng có văn bản nào cả, thỉnh thoảng sướng lên, chỉ cần có thằng đầu trò lại rủ rê nhau lập nhóm đi tỉnh để thăm thú nhau.
Thằng nào thích đi và có thời gian thì xách ba lô lên đường. Thằng có điều kiện kinh tế giúp thằng không có điều kiện, miễn là đi vui. Năm thì gặp nhau khu vực Bắc Trung Bộ, năm thì Nam Trung Bộ, năm thì Tây Nguyên.
Có năm lại tổ chức hội quân ở Đông Bắc hoặc Tây Bắc. Lần gần nhất là trước Tết nguyên đán năm 2023 thì tổ chức ở Cần Thơ, tại nhà chị Hoa nuôi quân.
Thời nay thông tin liên lạc đã khác xa mấy chục năm về trước, chỉ cần nhấc máy hoặc vào mạng xã hội là biết được tình hình của nhau. Nhưng với những người cựu chiến binh sư 7, vậy vẫn chưa đủ, phải trực tiếp gặp mặt, phải ngồi nhâm nhi đôi ba chai rượu, vài két bia để hàn huyên và ôn lại chuyện cũ thì mới là biết tình hình của nhau.
Khi xưa đi lại khó khăn, thông tin liên lạc thì khó, đã vậy còn phải lo cơm áo gạo tiền, trăm thứ cần làm sau khi rời quân ngũ. Bây giờ có tuổi, kinh tế tuy không dư giả gì nhiều, nhưng cứ mỗi khi có cơ hội tụ tập là anh chị em mọi phương trời lại về quây quần bên nhau, như ngày nào nằm gác chân lên nhau ngắm sao trời để mơ về 1 ngày xuất ngũ với bao ước mơ…
Tình cảm của những người đồng đội đã từng kề vai sát cánh bên nhau trên chiến trường là vậy đó, không có phân biệt vùng miền, không có phân biệt chiến tuyến, không có phân biệt thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình. Tất cả chỉ có 1 cái tên chung để gọi ĐỒNG ĐỘI CỦA TÔI
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
THẰNG TÚ “MỌT”

Chắc nhiều người đã từng nghe ít nhất 1 lần trong đời câu: Mọt ăn cứt sắt ị ra phoi sắt hoặc mọt ăn cứt sắt ị ra xà beng với hàm ý ám chỉ người keo kiệt, bủn xỉn.
Chẳng hiểu các thủ trưởng biết tính thằng Tú “mọt” keo kiệt nên bố trí cho nó làm anh nuôi hay nó làm anh nuôi rồi thì mới phát tiết tính keo kiệt. Nếu nói về tính keo kiệt của nó thì cả sư bộ không ai qua được nó, nói như cách nói thời nay:
“Nếu nó là thứ 2 thì chẳng có ai tên là chủ nhật cả”.
Tuy nó nổi tiếng keo kiệt, nhưng riêng với cánh lính trinh sát luồn sâu và đặc công thì nó là thằng hào phóng hết mình, có cái gì cũng đem ra mời. Chính vì vậy mà cánh đặc công của quân đoàn và mặt trận hay nói với nhau:
“Thiếu cái gì thì cứ xuống sư 7 hỏi thằng Tú “mọt” anh nuôi, nó không có thì thôi, nếu nó có thì kiểu gì nó cũng cho”.
Thằng này nó như cái đuôi của lính trinh sát luồn sâu vậy. Cứ rảnh lúc nào là nó lại mò lên lán của C trinh sát luồn sâu. Đến nỗi mà ban hành chính thấy nó vắng mặt mà muốn tìm thì cứ lên mấy lán của C trinh sát luồn sâu, chắc chắn sẽ có nó ở đó.
Ai mới đến sư bộ sư 7 lần đầu cứ tưởng nó là quân số của C trinh sát luồn sâu. Suốt ngày nó lân la với cánh luồn sâu và bắt bọn lính luồn sâu dạy nó cận chiến tay không, dạy bắn điểm xạ AK 3 viên khi đặt súng ở chế độ liên thanh, dạy phi dao, leo dây tử thần, vượt rào thép gai, rồi bắt kể chuyện đi thám, chuyện tác chiến cho nó nghe.
Nhiều chuyện nghe đến thuộc lòng mà nó vẫn há hốc mồm nghe và nghe không biết chán. Mà mấy thằng luồn sâu rõ là lắm chuyện để kể. Nhưng chuyện nguyên bản thì ít, mà những câu chuyện được chúng nó thêm mắm dặm muối cho sinh động thì nhiều, cũng được nó nghe không bỏ sót chữ nào.
Trong con mắt của nó, mấy thằng luồn sâu là những chiến binh ưu tú nhất, giỏi nhất và nó luôn dành cho lính trinh sát luồn sâu, lính đặc công tình cảm hết sức đặc biệt cùng sự ngưỡng mộ, sùng bái đến mức thần thánh.
Nó mấy lần xin các thủ trưởng cho nó chuyển về đơn vị chiến đấu mà không lần nào được chấp nhận cả. Những lần như vậy các cụ lại cử mấy ông nội phòng chính trị xuống làm công tác tư tưởng với nó. Hết dọa dẫm lại đến ve vuốt nó, đại loại:
“Ở sư bộ, người anh nuôi là quan trọng nhất, quan trọng hơn cả các thủ trưởng. Nếu không có những người như em thì ai cho quân ăn no để đánh giặc được. Cơm chưa chín hoặc chưa đến giờ chia cơm thì thủ trưởng cũng chẳng dám to tiếng trách mắng em…”.
Cũng vì vậy mà anh em cứ hay trêu nó:
“Mày to nhất sư đoàn đó, ai cũng phải kính nể”.
Với nó thì lính trinh sát luồn sâu là những người lính giỏi nhất, là những người văn võ song toàn. Cũng vì sự tôn thờ quá đáng như vậy, mà mỗi lần nó viết thư cho người yêu thì toàn lên nhờ anh em trinh sát luồn sâu viết hộ.
Mà những người nó nhờ cũng có lựa chọn chứ không phải ai nó cũng nhờ. Nó toàn nhè những thằng lính sinh ra, lớn lên ở thành phố để nhờ. Vì nó tin rằng những thằng lính thành phố chắc sành chuyện yêu đương hơn mấy thằng lính nông thôn.
Khổ nỗi, chính những thằng lính thành phố thời đó như gã lại ngờ nghệch chuyện tình cảm nam nữ nhất. Chưa chắc đã rành sáu câu, cái gì cũng biết hết trơn bằng mấy thằng lính nông thôn.
Nói thế nào nó cũng không tin, cứ tìm mấy thằng lính thành phố để nhờ. Mà chẳng riêng gì thằng Tú “mọt”, rất nhiều thằng trong đơn vị cũng có chung suy nghĩ như vậy.
Thật ra thằng nào cũng thích viết hộ thư cho nó, cho dù lúc đó chưa biết bàn tay con gái mềm hay cứng, ngoài bàn tay chai sần của bà, của mẹ. Chưa bao giờ được nghe em gái nào đó thỏ thẻ những lời tình cảm bên tai, nhưng lại rất thích viết thư tình hộ cho thằng Tú “mọt”, vì nó “trả công” khá hậu hĩnh.
Viết hộ thằng khác chỉ được “trả công” 3 điếu Sapa, nhưng riêng với thằng Tú “mọt” chắc chắn là 10 điếu, quả thật là món hời khó cưỡng được với mấy thằng lính lúc nào mồm cũng nghi ngút như bát hương vậy. Nó trả công hậu hĩnh, vì nó chỉ nhậu chứ không hút thuốc, vì vậy tiêu chuẩn thuốc lá hàng tháng của nó còn nguyên, chỉ dùng vào việc “trả công” viết thư thôi.
Nghe nó kể, người yêu nó là cô bé ở xóm đối diện nhà nó bên kia rạch. Em có khuôn mặt tròn vo, nước da màu “bền vững với thời gian, không lo mối mọt. Quanh năm lúc nào cũng như đi tắm biển. Muỗi mà chích chỉ có gãy vòi”, người thì mũm mĩm và rất cao, độ 1,56-1,57m.
Với nó, đó là nàng tiên của cuộc đời nó, đủ để nó vênh mặt với những thằng chưa biết yêu là gì. Cũng phải thôi, thân lính chiến, nơi mũi tên hòn đạn, sống nay chết mai, mà có người con gái để yêu thương, để mong ngóng thì thật sự hạnh phúc, rất đáng để tự hào khiến người khác ghen tị…
Hôm đó gã và thằng Báu “trâu” ở B2 đang chuẩn bị lưới để đi bắt cá thì nó lò dò xuống tìm, nó bảo thằng Báu “trâu”:
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,304
Động cơ
124,982 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Biệt cách dù = Cọp ba đầu rằn
😂
Lính cổ da là TQLC Mỹ. Áo có cổ bằng da cứng để người lính luôn luôn ở tư thế ngẩng cao đầu, hiên ngang.
Cọp 3 đầu rằn = Biệt Động Quân chứ không phải Biệt Cách Dù
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,317
Động cơ
96,671 Mã lực
Tuổi
51
Biệt cách dù = Cọp ba đầu rằn
😂
Lính cổ da là TQLC Mỹ. Áo có cổ bằng da cứng để người lính luôn luôn ở tư thế ngẩng cao đầu, hiên ngang.
Cọp 3 đầu rằn là BĐQ cụ ơi, vì trên mũ và vai áo BĐQ có ảnh đầu cọp

Biệt cách dù 81 là 1 lữ đoàn đặc nhiệm được tách ra từ Sư đoàn Dù.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
“Mày đi bủa lưới 1 mình đi, để thằng Nam “chẫu” nó ở nhà viết hộ tao lá thư cho người yêu”.
Mồm nó nói, tay nó móc bao Điện Biên, rút ra 2 điếu đưa cho thằng Báu. Mắt thằng Báu sáng lên khi thấy được “hối lộ” 2 điếu Điện Biên và tất nhiên là thằng Báu đồng ý ngay.
Gã về lán lấy cây bút bi cho vào túi áo ngực (1 báu vật thời đó mà gã “nhấc” được của 1 thằng sĩ quan tham mưu Khmer đỏ trong lần đột vào căn cứ Her.
Gọi là báu vật, vì thời đó ở chiến trường làm gì biết bút bi là cái gì. Từ quan đến lính toàn dùng bút máy loại bút Cửu Long, Hồng Hà. Ai xịn xò và có điều kiện lắm thì có cây Kim Tinh, Pilot hoặc Parker), rồi theo nó đi về lán của ban hành chính.
Trong lúc gã đang ngẫm nghĩ cách viết sao cho hay, cho tình cảm thì nó lấy cái bát sắt ra rồi cho trà vào để pha, sau đó nó đưa gã bao Điện Biên còn 12 điếu và bảo: “Mày viết hộ tao nha, đến giờ tao phải xuống bếp nấu cơm rồi…”. Nói rồi nó bỏ đi, để gã ngồi lại với tờ giấy viết thư đen xì, cái loại giấy 5 hào 2 thời bao cấp, 1 mặt trơn, 1 mặt sần sùi…
Gã quay về lán của trung đội rồi hối thằng Phú “nhái”: “Đun nước đi mày, tao có trà và thuốc lá này. Trà thuốc của thằng Tú “mọt” nhờ tao viết thư đó”. Mấy thằng ở các lán khác thấy có trà thuốc liền kéo dốc hết về lán của B3 để tụ tập và tán láo.
Cả bọn đang ngồi nhâm nhi tán dóc, bỗng thằng Bảo “sún” ngó qua cửa sổ:
“Ơ…thằng Tú “mọt” đang lên đây, mà làm sao mặt mũi nó hầm hầm thế kia?”.
Nghe vậy gã vội bảo:
“Nó hỏi tao thì chúng mày bảo tao ra suối với thằng Báu “trâu” rồi nhé!”.
Nói xong gã phi người qua cửa sổ phía sau và nấp ở dưới bậu cửa nghe ngóng. Thằng Tú “mọt” chưa bước vào đến cửa lán đã thấy tiếng nó oang oang:
“Đù má thằng Nam “chẫu” đâu rồi, thằng Nam “chẫu” đâu ra đây…”.
Tiếng thằng Long “Polpot”:
“Có chuyện gì đó, mày cứ vào đây cái đã…uống nước rồi kể cho bọn tao nghe có chuyện gì nào?”.
Giọng thằng Tú hậm hực:
“Tao nhờ nó viết thư cho người yêu mà nó viết như thế này thì khác gì nó giết tao. Đây này…tụi bay xem nó viết như này nè…”.
Có tiếng sột soạt, rồi tiếng thằng Long “Polpot”:
“Em yêu quý của anh! Trong lúc nước sôi lửa bỏng, anh cầm cây bút, đút vào lọ mực để thổ tả cho em vài dòng tâm sự của người lính xa nhà…”. Mới đọc đến đó cả lán bùng lên 1 trận cười nghiêng ngả, thằng Tú:
“Bọn bay cười cái gì, nó viết thư hộ tao như vầy mà bọn bay còn cười được à?”.
Thằng Long “Polpot” nghiêm giọng:
“Vậy lúc nó viết thư hộ mày thì mày đi đâu mà không ngồi cạnh nó để xem nó viết cái gì” “Lúc nó viết thư thì tao phải xuống bếp nấu cơm”.

Thằng Long:
“Nó viết thế là đúng rồi. Nó viết trong lúc nước sôi lửa bỏng, thì mày xuống nấu cơm chẳng phải nước đang sôi, lửa đang bỏng hay sao? Chẳng lẽ lại viết thẳng ra cho người yêu mày biết mày là anh nuôi của đơn vị hả? Viết thế mất mặt mày lắm. Mà tao thấy nó viết cho mày mùi mẫn đó chứ! Chỉ cần sửa lại 1-2 đoạn này này…đó…thế là bức thư của mày cực hay rồi”
“Ừ…cũng được đó. Thôi để tao về chép lại ra tờ khác vậy”.
Lúc này thằng Đực mới lên tiếng:
“Mày lên tìm thằng Nam để gây sự, nó mà biết nha, thì lần sau mày có cho vàng nó cũng chẳng viết thư hộ cho mày nữa đâu”.
Thằng Tú “mọt” hạ giọng:
“Thì bọn bay đừng nói là được chớ gì. Thôi tao về chép ra tờ khác…nhớ đó…tụi bay đừng nói với thằng Nam “chẫu” là tao tìm nó nha…nhớ đó…”.
Chờ nó đi khỏi, gã leo trở lại vào lán. Thấy gã, cả bọn lại cười rộ lên. Thằng Phú “nhái”:
“Ông chơi ác bỏ mẹ, nó đã đưa thuốc lẫn trà cho ông mà ông viết thế thì khác gì ông chơi xỏ nó. Viết thì viết cho tử tế, không thì thôi chớ”.
Buổi trưa lúc vào nhà ăn, gã vừa đi vừa gõ đôi đũa vào cái bát sắt, mồm huýt gió theo 1 điệu nhạc thì chợt thấy thằng Tú “mọt” đang đắp than ủ bếp. Thấy bóng gã, thằng Tú “mọt” định lảng đi thì gã gọi:
“Ê…Tú “mọt”…lúc nãy mày tìm tao hả?”.
Nó cười giả lả kiểu cầu tài:
“Không, à…có…tao tìm để cám ơn mày thôi” “Cần gì cám ơn, mày còn điếu thuốc nào đưa tao là được. Cám ơn suông có ăn được méo đâu”
“Ờ, lát nữa tao lên đưa cho”.
Thằng Đực huých bả vai vào gã và nói nhỏ chỉ đủ để gã nghe:
“Ông vừa phải thôi. Trêu nó quá rồi đó”.
Gà quay đi và bấm bụng nín cười khi thấy thái độ của nó…
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,756
Động cơ
1,139,545 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
...Tất cả nỗ lực của anh Dũng “kính” và với tất cả những gì có trong tay đã không cứu được chiếc chân trái của thằng Tường. Không cứu được chiếc chân cho thằng Tường, anh buồn 1 thì thằng Tường bi quan và đau khổ 10.
Tỉnh dậy sau khi tan hết thuốc mê, biết mình bị cắt cụt 1 chân đến gần bẹn nó đau buồn và cứ 1-2 đòi chết, không muốn thành kẻ tàn phế như vậy.
Những lúc như vậy anh Dũng “kính” lại trực tiếp xuống khuyên nhủ, động viên nó. Từ lấy khăn lau mặt, lau tay cho nó, rồi bón cho nó từng thìa sữa, thìa cháo. Rồi anh rủ rỉ tâm sự với nó những vui buồn cuộc đời để động viên nó, 1 thằng lính đang chán sống khi bị cụt 1 chân trên chiến trường lúc tuổi còn quá trẻ.
Cứ như vậy cho đến khi thằng Tường mạnh khỏe và vui cười trở lại đúng như tuổi 18 của nó thì cũng là lúc tình cảm 2 anh em nó đã hết sức gắn bó.
Ngày chia tay để thằng Tường theo xe về Việt Nam, hai anh em nó cứ bịn rịn hoài. Nó dặn anh, sau này nếu còn sống, hết chiến tranh thì nhớ về Cao Bằng thăm nó. Anh em nó ôm nhau mà nước mắt ngắn dài sụt sùi khiến cho những ai chứng kiến cũng đều thấy cay mắt cảm động…
Năm 1994, anh Dũng “kính” phục viên về công tác bên ngành đường sắt. Giữ đúng lời hứa năm nào nơi chiến trường với thằng Tường, anh đã tìm về Cao Bằng thăm nó. Chẳng biết duyên số thế nào mà sau chuyến đi đó độ 6-7 tháng anh đã quay lại Cao Bằng và lấy vợ để xây dựng cơ nghiệp mới tại mảnh đất địa đầu nơi miền biên viễn xa ngái.
Người vợ của anh chính là chị gái thằng Tường “tướng lên đài”. Trước kia anh cũng đã có tình yêu sâu nặng với 1 chị là nữ sinh trường Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn. Đến tháng 4 năm 1975 chị đi theo gia đình người chị gái xuống tầu trong dòng người di tản đông đúc để vượt biên.
Cũng từ đó anh không bao giờ nhận được tin tức gì về chị người yêu cũng như gia đình của chị ấy nữa, không biết mọi người còn sống hay đã làm mồi cho cá trên biển Đông…
Ngày cưới anh, anh em đồng đội trên sư đoàn bộ và dưới trung đoàn, tiểu đoàn, rất nhiều người lên đất Cao Bằng để chung vui cùng anh chị. Bố Ngữ, bố Linh, bố Hưng cũng đều có mặt để mừng cho hạnh phúc mới của anh chị.
Sau này có điều kiện đi đó đây, có vài lần gã đến Cao Bằng vì công việc hoặc đi tìm cây thuốc. Nếu thời gian cho phép là gã lại mò tìm thằng Tường và anh Dũng để nhậu vui và hàn huyên chuyện đời lính, chuyện gia đình, công việc.
Do đa số các quán nhậu ở Cao Bằng đều xây theo kiểu nhà sàn nên lần nào chọn quán gã cũng lựa tầng trệt để thằng Tường đỡ phải vất vả leo thang. Thấy nó lê 1 chân lành, 1 chân gỗ vào, gã đi ra đỡ nó thì nó khoát mạnh tay:
“Anh cứ để em, em đi được”.
Nó đi vào tự kéo ghế 1 cách tự tin như người bình thường vậy. Anh Dũng “kính”: “Em cứ để cậu ấy tự làm, thế mới gọi là tàn mà hổng có phế nha. Trừ trường hợp đi đâu xa quá thì anh mới là chân của cậu ấy. Còn đi loanh quanh thì cậu ấy tự đi xe máy được, khỏi cần lo.
Mà cái thị trấn Xuân Hòa này bé tẹo nên hầu như mọi người đều biết nhau hết hà, nếu có chi thì cũng có người giúp. Bà con dân tộc ở đây tốt lắm bay…”.
Gã cười:
“Anh làm cái chân cho nó, lúc đó là khổ nhất. Vậy lúc nó ngủ với vợ là sướng nhất nó có gọi anh không?”.
Thằng Tường cười khùng khục:
“Anh Nam “chẫu” vẫn vậy. Vẫn tếu táo và chọc ngoáy mọi người như xưa, chẳng thay đổi chút nào cả” “Ờ…tính tao nó vậy, lúc nào cũng phải vui cười thì mới trẻ lâu được thằng em nhá”…
Chẳng có điều lệ, nội quy chi cả, nhưng hễ nhà thằng nào có công chuyện vui buồn là anh em lại ới nhau có mặt. Cũng chẳng có văn bản nào cả, thỉnh thoảng sướng lên, chỉ cần có thằng đầu trò lại rủ rê nhau lập nhóm đi tỉnh để thăm thú nhau.
Thằng nào thích đi và có thời gian thì xách ba lô lên đường. Thằng có điều kiện kinh tế giúp thằng không có điều kiện, miễn là đi vui. Năm thì gặp nhau khu vực Bắc Trung Bộ, năm thì Nam Trung Bộ, năm thì Tây Nguyên.
Có năm lại tổ chức hội quân ở Đông Bắc hoặc Tây Bắc. Lần gần nhất là trước Tết nguyên đán năm 2023 thì tổ chức ở Cần Thơ, tại nhà chị Hoa nuôi quân.
Thời nay thông tin liên lạc đã khác xa mấy chục năm về trước, chỉ cần nhấc máy hoặc vào mạng xã hội là biết được tình hình của nhau. Nhưng với những người cựu chiến binh sư 7, vậy vẫn chưa đủ, phải trực tiếp gặp mặt, phải ngồi nhâm nhi đôi ba chai rượu, vài két bia để hàn huyên và ôn lại chuyện cũ thì mới là biết tình hình của nhau.
Khi xưa đi lại khó khăn, thông tin liên lạc thì khó, đã vậy còn phải lo cơm áo gạo tiền, trăm thứ cần làm sau khi rời quân ngũ. Bây giờ có tuổi, kinh tế tuy không dư giả gì nhiều, nhưng cứ mỗi khi có cơ hội tụ tập là anh chị em mọi phương trời lại về quây quần bên nhau, như ngày nào nằm gác chân lên nhau ngắm sao trời để mơ về 1 ngày xuất ngũ với bao ước mơ…
Tình cảm của những người đồng đội đã từng kề vai sát cánh bên nhau trên chiến trường là vậy đó, không có phân biệt vùng miền, không có phân biệt chiến tuyến, không có phân biệt thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình. Tất cả chỉ có 1 cái tên chung để gọi ĐỒNG ĐỘI CỦA TÔI
Gần 2h sáng, Hà Nội đêm nay trở gió, làm cốc trà đá, miếng bánh, đọc chuyện của Cụ anh ... Ấm áp
IMG_20231113_015207.jpg

Kính Cụ Anh một ly đêm khuya ạ
 

lairai

Xe lăn
Biển số
OF-302219
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
11,762
Động cơ
1,095,848 Mã lực
Nơi ở
Lào Cai
Website
www.facebook.com
Gần 2h sáng, Hà Nội đêm nay trở gió, làm cốc trà đá, miếng bánh, đọc chuyện của Cụ anh ... Ấm áp
IMG_20231113_015207.jpg

Kính Cụ Anh một ly đêm khuya ạ
Em bị mất ngủ nhưng không có bánh trung thu.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Tuy nó “mọt” thành biệt danh, nhưng nó lại chính là thằng đầu tiên tạo tiền lệ cho lính trinh sát luồn sâu ăn bữa “Truy điệu sống. Bữa ăn của tử thần” trước khi đi thám hoặc tham gia tác chiến.
Số là sau hôm buổi trưa bố Linh và bố Hưng xuống nhà ăn kiểm tra, các cụ thấy lính ăn khổ quá nên quyết định bỏ hết chế độ trung táo, tiểu táo, cả sư bộ chuyển sang ăn đại táo ngay trong bữa chiều đó. Các cụ cũng yêu cầu dành những gì tốt nhất cho C trinh sát luồn sâu trong điều kiện và hoàn cảnh cho phép.
Các cụ lo cho lính trinh sát luồn sâu là có nhiều lý do. Ngoài việc thiếu người, thì lính trinh sát luồn sâu khác với lính trinh sát bộ binh tầm gần về mặt nghiệp vụ.
Lính của C trinh sát bộ binh tầm gần chỉ trinh sát trong 1 phạm vi hẹp, thời gian đi thám cũng ngắn ngày hơn và thông tin đó chỉ dùng cho kế hoạch tác chiến của sư đoàn.
Còn C trinh sát luồn sâu, do là cánh tay nối dài của quân báo nên phải đi thám dài ngày hơn, thông tin lấy được sẽ cung cấp cho sư đoàn, ngoài ra còn cung cấp cho cả quân đoàn hoặc toàn mặt trận và cũng vì vậy mà tầm hoạt động của lính trinh sát luồn sâu rất rộng lớn.
Lính trinh sát luồn sâu hoạt động không có giới hạn về không gian, địa lý. Ngoài địa bàn của sư 7 ra, thì còn hoạt động trên địa bàn do các sư đoàn bạn quản lý cho đến các mặt trận khác trên toàn chiến trường K.
Bất cứ chỗ nào cần thu thập tin tức chiến lược thì đều có mặt lính trinh sát luồn sâu và cũng do tính chất nhiệm vụ mà chuyện lính trinh sát luồn sâu lấn sân, hoạt động trên địa bàn của các đơn vị khác là chuyện cơm bữa, không có phân biệt địa bàn hoạt động của đơn vị nào cả. Thậm chí không ít lần cánh luồn sâu đeo bám các đơn vị của Khmer đỏ sang đến tận đất Thailan.
Thông tin lấy về, chỉ biết báo lên tham mưu - tác chiến của sư đoàn. Còn sau đó sư đoàn nào sẽ trực tiếp tham gia tác chiến thì do quân đoàn hoặc trên mặt trận quyết định, đó là bí mật quân sự, không phải là vấn đề để mấy thằng lính luồn sâu như gã quan tâm, tránh trường hợp “làm lính thì non, tham mưu con thì giỏi”. Do tầm hoạt động của lính trinh sát luồn sâu trải rộng như vậy, những chuyến đi cũng dài ngày.
Nên nếu có thằng nào hy sinh thì những thằng còn lại chỉ biết vùi xác bạn giữa rừng chứ không thể mang về hậu cứ như lính trinh sát bộ binh tầm gần hoặc các đơn vị chiến đấu khác được. Vì vậy trước mỗi lần lính của C trinh sát luồn sâu đi thám hoặc tham gia tác chiến đều được ăn ngon hơn mọi ngày và đặc biệt hơn các bộ phận khác chút đỉnh, ví dụ như được ăn cơm đàng hoàng mà không phải ăn độn…
Sau ngày các thủ trưởng yêu cầu ban hành chính chăm sóc tốt hơn cho C trinh sát luồn sâu thì thằng Tú “mọt” bắt đầu nuôi gà. Gà đây là gà nhà, không phải gà rừng. Đàn gà nhà do chiến tranh nên chẳng có ai chăm lo, cứ lang thang sống hoang trong rừng vậy thôi.
Mấy hôm liền, nó lấy ngô xay rồi tẩm nước muối với tỷ lệ sao đó, sau đó vào rừng vãi cho đàn gà ăn. Đàn gà ăn quen mấy ngày rồi nghiện loại ngô xay tẩm nước muối đó như kiểu người nghiện ma túy vậy. Độ 1 tuần chi đó thì đàn gà đã theo chân nó về doanh trại và tự giác để nó nuôi một cách ngoan ngoãn.
Kể từ khi có đàn gà, thì bất cứ ai trong đơn vị bị ốm đều có đồ tươi để bồi dưỡng. Tuy không nhiều, nhưng cũng đỡ hơn là không có gì. Cũng kể từ đó, mỗi lần tổ nào của C trinh sát luồn sâu đi thám hoặc tham gia tác chiến đều được nó ưu tiên cho thêm món trứng gà rán hoặc luộc trong bữa cơm trước lúc lên đường và cũng chỉ riêng lính trinh sát luồn sâu mới được biệt đãi vậy. Các bộ phận khác, ai hỏi mua cũng không bán, hỏi cho thì buồn, dứt khoát không đồng ý, dù có nịnh nó đến gãy lưỡi cũng đừng có mơ.
Ra khỏi khói lửa chiến tranh đã mấy chục năm mà sự ưu ái của nó đối với anh em trong C trinh sát luồn sâu vẫn nguyên vậy, không thay đổi. Cứ như từ khi mới sinh ra nó đã sùng bái lính trinh sát luồn sâu trong từng giọt máu, thớ thịt của nó rồi.
Mỗi lần biết có anh em ở C trinh sát luồn sâu khi xưa vào công tác hay tư tác ở miền Tây, thì dù có bận đến mấy nó cũng gác bỏ đó, để đến với anh em. Lần thì nhậu đã đời, lần chẳng có thời gian thì cũng phải đi café chém gió thì nó mới chịu ra về.
Có lần nó đang ốm nặng mà biết thằng Trượng “khỉ” hiện có mặt tại huyện Ngọc Hiển, Cà Mau, vậy là 2 vợ chồng nó thuê hẳn 1 chuyến taxi lết từ Bạc Liêu xuống Cà Mau để gặp thằng Trượng, khiến thằng Trượng “khỉ” hết sức bất ngờ và cảm động.
Kể lại câu chuyện đó cho gã, mà thằng Trượng rơi nước mắt vì cảm động với sự đối xử chân thành của thằng bạn mang tên Tú “mọt”, cái thằng khi xưa đã từng là anh nuôi của sư bộ sư đoàn 7 bộ binh anh hùng…
 

Khuc_thuy_du

Xe hơi
Biển số
OF-808946
Ngày cấp bằng
19/3/22
Số km
157
Động cơ
43,372 Mã lực
Cảm ơn các anh!

<3
 

phuctapboiphan

Xe tải
Biển số
OF-843664
Ngày cấp bằng
18/11/23
Số km
349
Động cơ
50,302 Mã lực
Tuổi
37
THẰNG TÚ “MỌT”

Chắc nhiều người đã từng nghe ít nhất 1 lần trong đời câu: Mọt ăn cứt sắt ị ra phoi sắt hoặc mọt ăn cứt sắt ị ra xà beng với hàm ý ám chỉ người keo kiệt, bủn xỉn.
Chẳng hiểu các thủ trưởng biết tính thằng Tú “mọt” keo kiệt nên bố trí cho nó làm anh nuôi hay nó làm anh nuôi rồi thì mới phát tiết tính keo kiệt. Nếu nói về tính keo kiệt của nó thì cả sư bộ không ai qua được nó, nói như cách nói thời nay:
“Nếu nó là thứ 2 thì chẳng có ai tên là chủ nhật cả”.
Tuy nó nổi tiếng keo kiệt, nhưng riêng với cánh lính trinh sát luồn sâu và đặc công thì nó là thằng hào phóng hết mình, có cái gì cũng đem ra mời. Chính vì vậy mà cánh đặc công của quân đoàn và mặt trận hay nói với nhau:
“Thiếu cái gì thì cứ xuống sư 7 hỏi thằng Tú “mọt” anh nuôi, nó không có thì thôi, nếu nó có thì kiểu gì nó cũng cho”.
Thằng này nó như cái đuôi của lính trinh sát luồn sâu vậy. Cứ rảnh lúc nào là nó lại mò lên lán của C trinh sát luồn sâu. Đến nỗi mà ban hành chính thấy nó vắng mặt mà muốn tìm thì cứ lên mấy lán của C trinh sát luồn sâu, chắc chắn sẽ có nó ở đó.
Ai mới đến sư bộ sư 7 lần đầu cứ tưởng nó là quân số của C trinh sát luồn sâu. Suốt ngày nó lân la với cánh luồn sâu và bắt bọn lính luồn sâu dạy nó cận chiến tay không, dạy bắn điểm xạ AK 3 viên khi đặt súng ở chế độ liên thanh, dạy phi dao, leo dây tử thần, vượt rào thép gai, rồi bắt kể chuyện đi thám, chuyện tác chiến cho nó nghe.
Nhiều chuyện nghe đến thuộc lòng mà nó vẫn há hốc mồm nghe và nghe không biết chán. Mà mấy thằng luồn sâu rõ là lắm chuyện để kể. Nhưng chuyện nguyên bản thì ít, mà những câu chuyện được chúng nó thêm mắm dặm muối cho sinh động thì nhiều, cũng được nó nghe không bỏ sót chữ nào.
Trong con mắt của nó, mấy thằng luồn sâu là những chiến binh ưu tú nhất, giỏi nhất và nó luôn dành cho lính trinh sát luồn sâu, lính đặc công tình cảm hết sức đặc biệt cùng sự ngưỡng mộ, sùng bái đến mức thần thánh.
Nó mấy lần xin các thủ trưởng cho nó chuyển về đơn vị chiến đấu mà không lần nào được chấp nhận cả. Những lần như vậy các cụ lại cử mấy ông nội phòng chính trị xuống làm công tác tư tưởng với nó. Hết dọa dẫm lại đến ve vuốt nó, đại loại:
“Ở sư bộ, người anh nuôi là quan trọng nhất, quan trọng hơn cả các thủ trưởng. Nếu không có những người như em thì ai cho quân ăn no để đánh giặc được. Cơm chưa chín hoặc chưa đến giờ chia cơm thì thủ trưởng cũng chẳng dám to tiếng trách mắng em…”.
Cũng vì vậy mà anh em cứ hay trêu nó:
“Mày to nhất sư đoàn đó, ai cũng phải kính nể”.
Với nó thì lính trinh sát luồn sâu là những người lính giỏi nhất, là những người văn võ song toàn. Cũng vì sự tôn thờ quá đáng như vậy, mà mỗi lần nó viết thư cho người yêu thì toàn lên nhờ anh em trinh sát luồn sâu viết hộ.
Mà những người nó nhờ cũng có lựa chọn chứ không phải ai nó cũng nhờ. Nó toàn nhè những thằng lính sinh ra, lớn lên ở thành phố để nhờ. Vì nó tin rằng những thằng lính thành phố chắc sành chuyện yêu đương hơn mấy thằng lính nông thôn.
Khổ nỗi, chính những thằng lính thành phố thời đó như gã lại ngờ nghệch chuyện tình cảm nam nữ nhất. Chưa chắc đã rành sáu câu, cái gì cũng biết hết trơn bằng mấy thằng lính nông thôn.
Nói thế nào nó cũng không tin, cứ tìm mấy thằng lính thành phố để nhờ. Mà chẳng riêng gì thằng Tú “mọt”, rất nhiều thằng trong đơn vị cũng có chung suy nghĩ như vậy.
Thật ra thằng nào cũng thích viết hộ thư cho nó, cho dù lúc đó chưa biết bàn tay con gái mềm hay cứng, ngoài bàn tay chai sần của bà, của mẹ. Chưa bao giờ được nghe em gái nào đó thỏ thẻ những lời tình cảm bên tai, nhưng lại rất thích viết thư tình hộ cho thằng Tú “mọt”, vì nó “trả công” khá hậu hĩnh.
Viết hộ thằng khác chỉ được “trả công” 3 điếu Sapa, nhưng riêng với thằng Tú “mọt” chắc chắn là 10 điếu, quả thật là món hời khó cưỡng được với mấy thằng lính lúc nào mồm cũng nghi ngút như bát hương vậy. Nó trả công hậu hĩnh, vì nó chỉ nhậu chứ không hút thuốc, vì vậy tiêu chuẩn thuốc lá hàng tháng của nó còn nguyên, chỉ dùng vào việc “trả công” viết thư thôi.
Nghe nó kể, người yêu nó là cô bé ở xóm đối diện nhà nó bên kia rạch. Em có khuôn mặt tròn vo, nước da màu “bền vững với thời gian, không lo mối mọt. Quanh năm lúc nào cũng như đi tắm biển. Muỗi mà chích chỉ có gãy vòi”, người thì mũm mĩm và rất cao, độ 1,56-1,57m.
Với nó, đó là nàng tiên của cuộc đời nó, đủ để nó vênh mặt với những thằng chưa biết yêu là gì. Cũng phải thôi, thân lính chiến, nơi mũi tên hòn đạn, sống nay chết mai, mà có người con gái để yêu thương, để mong ngóng thì thật sự hạnh phúc, rất đáng để tự hào khiến người khác ghen tị…
Hôm đó gã và thằng Báu “trâu” ở B2 đang chuẩn bị lưới để đi bắt cá thì nó lò dò xuống tìm, nó bảo thằng Báu “trâu”:
Cháu thích cái đoạn cụ viết thư hộ quá,nó giống cái thời sinh viên hồi xưa ,bọn con trai hay chép thư của một người xong gửi cho con gái giống hệt nhau,mãi sau các bạn nữ mới phát hiện ra được.
 

hiep luc

Xe điện
Biển số
OF-5750
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
4,024
Động cơ
580,149 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Website
hieplucjsc.fpt.in
Nói chuyện “nước sôi lửa bỏng” ngày tụi em cũng ghi địa chỉ nhận thư “Trung đội vô tuyến điện, hòm thư xxyy sư đoàn 316.”
30 năm trước “vô tuyến điện” nghe nó oách, gửi thư các em sư phạm ngưỡng mộ lắm. Thực ra nó là cái B 2w thôi :D
 

Khuc_thuy_du

Xe hơi
Biển số
OF-808946
Ngày cấp bằng
19/3/22
Số km
157
Động cơ
43,372 Mã lực
Nói chuyện “nước sôi lửa bỏng” ngày tụi em cũng ghi địa chỉ nhận thư “Trung đội vô tuyến điện, hòm thư xxyy sư đoàn 316.”
30 năm trước “vô tuyến điện” nghe nó oách, gửi thư các em sư phạm ngưỡng mộ lắm. Thực ra nó là cái B 2w thôi :D
Kể cả là các anh bắc loa gò từ tôn gọi cho nhau, thì cũng vô cùng đáng trân trọng. Vì các anh lấy xương máu và mạng sống để mang lại yên bình cho dải đất này!

Trân trọng các anh!
 

Tieububu

Xe tăng
Biển số
OF-146348
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
1,223
Động cơ
368,544 Mã lực
Kính các cụ, các mợ

Sau khi đọc Hồi ký - Lính hậu phương của lão Tiên Tửu Phú Lộc và "Những mẩu chuyện vui, buồn của cựu cựu binh" của anh angkorwat thì bao cảm xúc của người lính tưởng như lính của thời bình, nhưng lại vẫn phải dấn thân vào nơi máu đổ. Lại tràn về với em, với một người cựu binh, ý tưởng viết lại những gì mình nhớ nhen nhóm và sau đây là hồi ký, hồi ký những câu chuyện không đầu không cuối của một người lính thuộc sư đoàn bộ binh số 7 " Hồi ức người lính sư đoàn bộ số 7, sư đoàn nổi tiếng ở chiến trường K. Đã được cựu binh Lê Hiếu ghi lại, và nổi tiếng qua giọng đọc của chị Hải Yến" Nếu ai đọc hay nghe sẽ biết ít nhiều về sư đoàn này.


LẦN ĐẦU BỊ KỶ LUẬT

Tháng 4 năm 1984, sau khi mãn khóa loại ưu với quân hàm Trung sĩ tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu gã được điều động về đại đội trinh sát luồn sâu sư đoàn bộ binh 7 (sư đoàn Bến Tre), quân đoàn 4 đang tham chiến trên mặt trận 479 trải dài qua các tỉnh sát biên giới Thailan từ Pursat, Pailin, Battambang, Poipet đến tận Anlong Veng của đất nước Chùa Tháp.
Quân đoàn 4 còn được gọi là binh đoàn Cửu Long và được phong tặng “Bức tường thép miền Đông Nam bộ”. Gã về đơn vị mới và được phân cùng nhóm với thằng Đực, thằng Phú “nhái” (Lúc đó thằng Long “Polpot” chưa về tổ). Một ngày đầu tháng 5 năm 1984 nhóm gã được tung đi “thám” khu căn cứ 14 của Khmer đỏ nằm chếch Poipet 25 độ về hướng Tây Nam. Đây cũng là lần đầu tiên gã và những thằng bạn đi “thám” thực tế sau thời gian huấn luyện tại Vietnam. Mọi việc khi đi “thám” đều suôn sẻ cho đến khi trên đường trở về.

Lúc về ngang đường chợt cả 3 thằng đều ngửi thấy mùi thuốc lá Samit thơm ngào ngạt. Thời đó thuốc lá Samit từ Thailan tuồn sang cho lính Pot khá nhiều và loại thuốc lá đầu lọc đó cũng ngon hơn hẳn loại thuốc lá Sapa hay Điện Biên mà lính ta được mua phân phối hàng tháng. Cái loại thuốc lá thời bao cấp khét lẹt như lông bò và không có đầu lọc. Ba thằng lò dò tiến về phía mùi thơm của thuốc lá Samit. Vượt qua mấy bụi cây lúp xúp thì thấy trước mặt có căn nhà lá nhỏ nằm cạnh rìa 1 trảng cỏ trống. Ba thằng bọn gã nhẹ nhàng áp sát căn nhà và cẩn thận quan sát xung quanh và trong nhà.
Thấy trong nhà có 1 thằng lính Pot đang nằm đung đưa trên võng, 1 thằng khác ngồi quay lưng ra cửa đang lau khẩu AK Tầu (Với lính chiến, nhất là lính trinh sát luồn sâu, bài học đầu tiên là không bao giờ được phép ngồi ở nơi trống trải không có che chắn hoặc ngồi quay lưng ra cửa để tránh bị tập kích bất ngờ). Tiếng 1 thằng nói gì đó, gã chỉ nghe được loáng thoáng có câu Sách cô (thịt bò).
Tuy mới đặt chân đến đất Miên nhưng mấy thằng gã cũng đã tranh thủ học được vài câu tiếng Miên thông dụng do các bậc đàn anh đi trước dạy cho. Tất nhiên những câu chửi bậy hoặc về ăn uống dễ học hơn với những câu thăm hỏi xã giao, ngoài câu Xua sơ đây (xin chào).

Có câu chuyện mà cánh lính cũ hay kể về tiếng Khmer và tiếng Việt, không biết là chuyện nghiêm túc hay chuyện hài nữa. Đại để, có một đơn vị bộ đội Việt Nam trên đường hành quân qua một phum nhỏ, mùa khô trời nắng nóng, anh em hỏi dân làng: “Nước ở đâu?”. Dân ở đây không biết tiếng Việt nên có nhiều người nói “Ót-che” (không biết). Anh em ta hỏi ở đâu cũng đều được trả lời như thế. Có mấy anh em hơi bực mình: “Tức thật! Tức thật!”. Bà con Khmer nghe nói tiếng “Tức” (trong tiếng Campuchia nghĩa là nước), liền cho người đưa nước đến cho lính.

Nhưng ở đây, người thì đông mà nước lại ít. Một anh lính quê khu Tư nói một câu bâng quơ: “Người “đôông” ra ri mà được từng nớ nác, thì ai uống ai nhịn đây!” (Người đông thế này mà được từng ấy nước thì ai uống ai nhịn đây). Dân nghe lính nói tiếng “đôông” (trong tiếng Campuchia “đôông” nghĩa là nước dừa), liền cho người lên hái dừa cho lính. Mỗi gia đình mang đến mấy trái, cả thôn tập trung lại được số dừa xếp thành đống. Lính ta cười hả hê, có anh chàng quê miền trong nói như tuyên bố: Uống “chết” bỏ. Bà con ở đây nghe tiếng “chết” (tiếng Campuchia “m’chếch” là chuối), tưởng lính Vietnam muốn ăn chuối, nên những buồng chuối chín lại được mang ra.........

(Tấm hình gã chụp cách đây 38 năm, năm 1984 tại thị xã Sơn Tây. Trước lúc lên đường đi chiến trường K. Tuy không nói ra nhưng trong gia đình, họ hàng, bạn bè ai cũng mặc định tấm hình đó sẽ được dùng làm ảnh thờ nếu gã đi mà không trở về)

300764606_2898621130443072_2441552831516520365_n.jpg
 

t_rex

Xe buýt
Biển số
OF-49938
Ngày cấp bằng
2/11/09
Số km
653
Động cơ
711,434 Mã lực
Đoạn tia thấy 1 thằng cách 2 phòng thò đầu ra rồi rụt nhanh vào, nhận định ngay đó là cụ Tơ. Đúng là mắt và nghế trinh sát cụ nhỉ. Con cụ chắc ko qua đc mắt bố cái gì.😂😂😂

...Do vậy khi được cấp phát nhu yếu phẩm thằng nào cũng dành dụm, không dám xài hoang phí.
Riêng với C trinh sát luồn sâu thì dăm ba cái lẻ tẻ đó không quan trọng. Bởi nhiều chuyến đi “thám”, gã và đồng đội kiếm được khá nhiều thứ thiết yếu cần dùng của lính Pot để bổ xung cho đơn vị, từ vải trắng tặng cho chị em dùng khi đến kỳ, rồi cả đèn pin, màn tuyn, sữa, thuốc lá Samit, ba số, Duhill, More…
Có lần tổ của gã còn khuân về được 2 bao đường trắng do Thailan sản xuất, loại 25kg mỗi bao. Loại đường đó trắng tinh, nhưng không ngọt và thơm như đường vàng của Việt Nam sản xuất…Thằng Đực cầm bao nylon đựng đường nên lắc lắc:
“Nó ốm sao mày không cho nó hết, còn lại có ít thế này thì giữ lại làm cái gì?”.
Thằng Phú “nhái”:
“Tao thấy còn 1 ít nên để lại nhỡ chúng mày cần uống lại không có mà dùng”. Thằng Đực lúc lắc cái đầu tua tủa tóc mọc lởm chởm, dựng đứng như ruộng mạ gặt dở:
“Thôi để tao mang xuống cho nó nốt”.
Thấy nó đi xuống ban doanh trại gã cũng lũn cũn chạy theo. Hai thằng vừa đến đầu lán của ban doanh trại thấy thằng Nghiêm “ghẻ” từ trong căn buồng đầu tiên đi ra.
Thằng Đực hỏi:
“Em ơi, thằng Lâm Văn Tơ ở phòng nào zậy?”.
Thằng Nghiêm “ghẻ” thấy 2 thằng “Thiên Lôi” của C luồn sâu xuống hỏi thằng Tơ thì nó có vẻ chột dạ:
“Dạ…2 anh tìm anh Tơ có chuyện gì đó ạ!”.
Thằng Đực:
“Nghe nói nó bị ốm nên lúc nãy lên xin bọn tao đường…nó ở phòng nào zậy?”.
Thằng Cót trợ lý doanh trại từ trong phòng lò dò đi ra hỏi với giọng cảnh giác:
“Có chuyện gì vậy 2 ông…ông ấy lấy đường của các ông à!”.
Gã bảo:
“Không, bọn tao gặp nó chút thôi…”.
Nghe thấy ồn ào, có 1 thằng ở cách đó 2 phòng thò đầu ra nhìn rồi thụt nhanh vào phòng. Gã nghĩ chắc thằng này là thằng Lâm Văn Tơ rồi. Gã kéo tay thằng Đực đi về căn phòng đó, mấy thằng ban doanh trại cũng lẽo đẽo đi theo.
Vừa bước đến cửa thì thấy 2 thằng trong phòng bước ra, chẳng biết thằng nào là thằng Tơ nữa. Hầu như lính các phòng ban trong sư bộ đều biết tên, biết mặt lính C trinh sát luồn sâu, còn bọn gã chỉ biết mặt biết tên vài thằng, chứ chẳng nhớ nhiều, biết tên nhiều.
Mà nhiều lính tráng các bộ phận khác trong sư bộ nhiều hơn bọn gã vài ba tuổi, nhưng cứ gặp lính C trinh sát luồn sâu toàn gọi bọn gã là anh và xưng em cứ ngọt xớt.
Lúc đầu nghe lạ tai và ngượng, nhưng sau cũng quen nên chúng nó muốn gọi là anh hay cụ thì cũng kệ mịa chúng nó. Ngay thằng Tơ cũng vậy, tính tuổi lính thì nó kém gã và thằng Đực cả năm trời, nhưng tính về tuổi đời thì nó hơn gã và thằng Đực đến mấy tuổi.
Vậy mà lần nào gặp nhau, nó cũng gọi mấy thằng gã là anh hết. Sau này khi ra quân mà mỗi lần vào hội ngộ tại nhà chị Hoa nuôi quân ở Cần Thơ, nó vẫn gọi gã và thằng Trượng “khỉ”, Hải “trố” là anh như cách gọi xưa ở chiến trường.
Nhắc nó nhiều lần, vậy mà chỉ 1 chốc nó lại quen mồm tôn mấy thằng gã là anh và tự xưng em luôn. Thằng Đực hất hàm hỏi:
“Thằng nào là Lâm Văn Tơ…”.
Thằng đứng bên trái, người gày và nhỏ như con nhái bén rụt rè:
“Dạ…em…em là Tơ ạ…dạ…lúc nãy em có lên xin các anh ít đường. Em đã hỏi anh Phú rồi và anh Phú cho em chứ em không tự tiện lấy đâu ạ”.
Nó nói mà mặt thì tái mét, chân tay thì run lên, miệng thì lắp bắp. Chẳng hiểu nó run vì sợ hay do bị ốm nữa.
Thằng Đực đưa nó gói đường:
“Mày đang ốm sao không cầm cả về mà dùng, bọn tao thiếu mẹ gì đường (cái này có vẻ điêu điêu, không đúng), mày cầm nốt đi, đừng ngại”.
Nghe vậy mặt thằng Tơ càng tái lại:
“Dạ, thôi em dùng thế đủ rồi. Em xin lỗi các anh ạ…”.
Thằng Đực gắt lên:
“Đù má cái thằng, lỗi phải chi ở đây, tao bảo cầm thì cứ cầm, ai ăn thịt mày đâu mà sợ. Cầm lấy mà bồi dưỡng…mà hình như thằng Long “Polpot” còn hộp sữa bột chiến lợi phẩm đó. Để tao về bảo nó, lát nhờ đứa nào lên mà lấy nha”.
Thằng Cót:
“Hai anh cho thì cứ cầm đi, ngượng cái méo gì”.
Thằng Tơ trịnh trọng chìa 2 tay ra đỡ lấy gói đường, mồm nó nói cám ơn mà 2 mắt nó rưng rưng đỏ hoe như chực khóc…
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
22/12/2023
VỀ ĐI CON...
(Kính tặng hương hồn các đồng đội sư đoàn 7, quân đoàn 4 đã mãi mãi ra đi ở tuổi 20 tại chiến trường Campuchia giai đoạn 1983-1989)

Con hãy về nơi có mẹ có cha
Bao kỷ niệm dưới mái nhà êm ấm
Đã thấm đủ từng dòng châu ướt đẫm
Vị mặn mòi nỗi đắng ngậm nuốt cay

Về đi con bao sương gió dạn dày
Màng chi nữa mà hăng say xứ lạ
Bát cơm người trộn mồ hôi vất vả
Quê mình nghèo về với rạ với rơm

Khói lam chiều quyện mùi lúa đầu thôn
Sông quê mãi vẫn ôn tồn sóng biếc
Mái tranh cũ cơm rau là bữa tiệc
Vẹn nghĩa tình đừng luyến tiếc xứ xa

Về đi con lưng mẹ cõng tuổi già
Về hương khói tấm hình cha bụi phủ
Bao ngày tháng chỉ thiếu con đoàn tụ
Bên ngôi nhà hằng ấp ủ tên con.!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top