[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,566 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Lội qua "CLB Thuỷ Lục Không Quân", em lại thấy "Những hồi ức của CCB chiến trường K". Từ lâu lắm rồi, đã có người trích những sáng tác "Chuyện lính Tây Nam" của bác Trung Sỹ.
Vì nhiều lý do, khi theo dõi trang cá nhân của các CCB - đã từng tham gia chiến trường K; người nọ móc nối, chằng chịt với người kia, nên vòng tròn quen/biết/trò chuyện ấy cứ mở ra, mở ra không ngừng...
Đứng từ xa dõi theo; đọc các bài chia sẻ, cảm giác ấy thật gần gũi. Thỉnh thoảng, trên trang cá nhân, tìm tên một vài CCB từng có những sáng tác chạm đến trái tim mình, lại thấy những trạng thái rất "đời":
"Một năm tuổi lục thập nó trôi nhanh lắm, chỉ như một nhịp chèo khoát nước. Đời người cũng nhanh tan như đám bọt hoa sóng chân bèo, chẳng mấy chốc mà ngô đồng diệp lạc...".

(Nguồn và ảnh: Fb Trung Sy)

IMG_0790.jpeg


Không biết, bác Trung Sỹ có còn theo dõi những biến chuyển trên Diễn đàn không?!
Đọc những câu chuyện trên đó cũng rất hay. Mình ngồi đọc thấy và cảm nhận được những kỷ niệm đã qua hơn 40 năm. Những địa danh quen thuộc, những con đường bụi mù mịt, ngồi trên xe cổ khô đắng, môi nứt nẻ, mắt căng ra nhìn qua đám bụi để phát hiện những bất thường bên đường. Khác với cụ Chẫu luôn chủ động đánh địch, bọn mình thường bị động. Hầu như chuyến công tác nào cũng chạm địch. Khi thì một phát B.40, lúc thì loạt trung liên hoặc vài loạt AK... Xách vũ khí nhảy lên xe là không biết có về với anh em được không ? 😅
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Đọc những câu chuyện trên đó cũng rất hay. Mình ngồi đọc thấy và cảm nhận được những kỷ niệm đã qua hơn 40 năm. Những địa danh quen thuộc, những con đường bụi mù mịt, ngồi trên xe cổ khô đắng, môi nứt nẻ, mắt căng ra nhìn qua đám bụi để phát hiện những bất thường bên đường. Khác với cụ Chẫu luôn chủ động đánh địch, bọn mình thường bị động. Hầu như chuyến công tác nào cũng chạm địch. Khi thì một phát B.40, lúc thì loạt trung liên hoặc vài loạt AK... Xách vũ khí nhảy lên xe là không biết có về với anh em được không ? 😅
Trên đường đi, bác có gặp bụi hoa sim nào không ạ? 😊
Đọc những câu chuyện/hồi ký ấy thì hay, cảm xúc. Nhưng buồn lắm! Buồn mênh mang ấy...!
Cảm thấy có một nỗi thổn thức cứ nghèn nghẹn ở trong lòng. Muốn nấc lên mà không được. Cứ âm ỉ, âm ỉ, gặm nhấm...
[...]
"Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt"...


IMG_0796.jpeg
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,640 Mã lực
Nơi mà gã đã quan sát thấy có mấy bụi dây leo và cây cối um tùm khi nằm phục kích hồi đêm, chỗ đó cũng là góc chết của khẩu 12,7 ly trên tầng 2.
Tiếng 12,7 ly và AK bắn đuổi theo sát sạt. Gã chạy lắt léo hình chữ chi, thỉnh thoảng vẩy súng lại điểm xạ vài viên rồi chạy tiếp.
Chạy 1 đoạn thì khẩu 12,7 ly bị vướng góc chết nên không thể bắn đuổi theo được nữa, phía sau chỉ còn mấy thằng lính Pot đeo bám theo sát sau lưng gã…
Gã đã chạy đến sát bờ tường, quan sát thấy có 1 cành cây cao quá đầu người. Gã nhẩy lên, chỉ 1 chạm gã đã bám được cành cây, khoảng cách từ cành cây sang bờ tường độ 2m. Gã trèo lên, dùng toàn bộ sức nặng cơ thể rung cành cây để tạo lực bật và sau 1 cái nhún, gã đã đứng ở trên bờ tường cao phía trước mặt.
Gã quay lại bắn 1 loạt AK ngắn, tung tiếp 2 trái da láng về phía bọn Pot. Lựa đúng lúc quả lựu đạn nổ, bọn lính Pot nằm xuống để tránh mảnh lựu đạn, gã tháo cái túi mìn Claymore phía trong đựng bông băng cá nhân và mấy phong lương khô, rồi ném mạnh cái túi ra phía đường mòn ở ngoài bờ tường.
Lúc đó gã mới biết là có viên đạn nào đó đã bắn thủng một bên cạnh của túi đựng Claymore, gã thấy mình thật may phúc…
Sau đó gã bám gờ tường và đu ra phía ngoài, nhưng gã không nhảy xuống. Phần vì gã không thể bỏ rơi đồng đội, phần nữa gã nghĩ rằng nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất.
Đúng như gã suy đoán, bọn lính Pot tưởng rằng gã đã nhảy qua bờ tường nên chúng nó hò hét kéo nhau ra cửa chính để truy lùng gã. Gã căng tai nghe ngóng…thấy tiếng bọn lính Pot đã ra xa bờ tường, gã cẩn thận thò đầu lên quan sát thấy không có ai.
Gã lập tức búng người leo lên bờ tường, rồi từ bờ tường gã lại vọt về phía cái cây và tìm chỗ um tùm nhất để nấp.
Gã vừa ổn định chỗ nấp thì thấy bọn lính Pot chạy phía dưới, tiếng hét “chô…chô” của bọn chỉ huy vọng đến chỗ gã nấp...
Tiếp tục Update ạ.
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,417
Động cơ
143,480 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Trên đường đi, bác có gặp bụi hoa sim nào không ạ? 😊
Đọc những câu chuyện/hồi ký ấy thì hay, cảm xúc. Nhưng buồn lắm! Buồn mênh mang ấy...!
Cảm thấy có một nỗi thổn thức cứ nghèn nghẹn ở trong lòng. Muốn nấc lên mà không được. Cứ âm ỉ, âm ỉ, gặm nhấm...
[...]
"Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt"...


IMG_0796.jpeg
Chiến tranh không phải chuyện trò đùa đâu em ơi
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Chúng nó nhặt được túi Claymore của gã và chúng nó cứ theo hướng đường mòn đuổi theo…
Gã nhìn về phía dãy nhà thì thấy bọn thằng Đực đang kéo cổ thằng cố vấn nước lạ tiến về đoạn bờ tường ở phía xa xa…
(cách chúng nó đưa thằng cố vấn nước lạ vượt bờ tường, nếu không nhìn tận mắt thì khó mà tin được. Chuyện đó gã sẽ mô tả kỹ khi có điều kiện).
Khi biết chắc các bạn đồng đội đã thoát được, gã cũng nhảy quay lại bờ tường, tụt xuống đất và chạy ngược lại với hướng của bọn lính Pot.
Khi đã đi khá xa doanh trại, gã nhìn ánh mặt trời âm u để xác định hướng cần đi và gã cứ căn theo hướng Đông Nam để cất bước.
Trời bắt đầu mưa nặng hạt, báo hiệu cho một mùa mưa Campuchia đã về…
Gã cắt rừng và cứ đi lang thang trong rừng, không dám đi ra đường cái hoặc đường mòn vì sợ chạm trán tàn quân Polpot.
Lương khô thì không còn, vì tất cả số lương khô dự phòng trong túi đựng mìn Claymore đã bị gã ném đi để đánh lạc hướng bọn lính Pot. Gã tìm ăn những quả vả dại mọc đầy trong rừng, tuy nó hơi chát, nhưng cũng đủ để chống lại cái đói cồn cào.
Nước thì gã không lo, vì lúc này Campuchia đã bắt đầu vào mùa mưa, gã hứng nước mưa đầy bi đông để dùng dần. Cái khổ nhất là những cơn mưa dai dẳng, mưa tối trời tối đất.
Quần áo, người ngợm gã lúc nào cũng ướt sũng nước mưa và lạnh run người, cái lạnh thấm vào đến tận xương, nhất là khi có những cơn gió mạnh thổi qua, chân tay thì bợt bạt bởi nước.
Lúc này đôi giầy Bát kết đúng là 1 cực hình, nếu không đi thì khó tránh được gai góc. Mà đi, thì nước làm ướt sũng đôi giầy, các ngón chân trong giầy ngâm nước lâu bị bợt hết da.
Nhất là lớp da mỏng ở các đầu ngón chân, chúng bở ra, loét ra, tóe cả máu, đau vô cùng, mỗi bước đi đau thấu óc. Vì đi xuyên rừng, nên quần áo của gã bị gai tre và các cành cây móc rách mấy chỗ to bằng bàn tay…
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
VÔ TÌNH

(Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình...)

Em vô tình đánh rơi em giọt nhớ
Anh nhặt về đem giấu kĩ vào tim
Đêm vụng về len lén mở ra xem
Rồi sung sướng ngỡ mình yêu lần nữa

Em vô tình đánh rơi em một nửa
Anh vội vàng đem ghép lại thành đôi
Dù bây giờ vẫn hai đứa hai nơi
Từ nay nhé sẽ không còn dang dở

Em vô tình đánh rơi em mùa lỡ
Anh nhỡ nhàng gặp được trái hồi xuân
Về nâng niu âu yếm nét đoan trang
Rồi líu ríu ngỡ ngàng đêm vào hạ

Cám ơn vô tình cho ta tất cả
Cuộc đời này được gần gũi bên nhau
Dù mai đây cuộc sống có ra sao
Mong hai đứa được bình yên mãi mãi...
 

Gastby1983

Xe máy
Biển số
OF-667406
Ngày cấp bằng
5/6/19
Số km
51
Động cơ
107,751 Mã lực
Tuổi
41
Kính chào cụ Nam "Chẫu"
Em vẫn hóng câu chuyện của Cụ hàng ngày. Chúc cụ thật nhiều sức khỏe. Em vẫn hay nghe ký ức của các CCB trên Winwin Vn và Ký ức lính lúc lái xe đi làm và về nhà. Không hiểu sao trong hồi ức của các Ccb, em đặc biệt thích nghe hồi ức lính chiến trường K. Ngoài cái hào hùng, bi thương, gian khổ còn có cái gì đó rất thương. Có lẽ lính chiến trường K là những người chịu nhiệt thiệt thòi nhất trong chiến tranh cũng như sau này, có lẽ vì nhiều lí do khác nhau mà người ta đã cố tình hạ thấp, quên đi sự hi sinh vô bờ bến biết bao xương máu người Việt đã đổ trên mảnh đất này. Chúng em là thế hệ sinh sau đẻ muộn, khi các cụ đang lăn mình trong lửa đạn thì thế hệ chúng em mới được thai nghén sinh ra. Nhưng thế hệ chúng em và con cháu sẽ không bao giờ quên công ơn, sự hi sinh của các cụ, các bậc tiền nhân để ngày nay được sống trên mảnh đất Việt thống nhất và bình yên.
P/s. Tuổi cụ chắc gần bằng tuổi ông già em nhưng xin phép gọi cụ xưng em vì trông cụ còn trẻ và phong độ quá, mong là không thất lễ.
 
Chỉnh sửa cuối:

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,417
Động cơ
143,480 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Mong Red_Mer chia sẻ về chuyện tình yêu của mình
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Mong Red_Mer chia sẻ về chuyện tình yêu của mình
Sau những chia sẻ của bác Nam "Chẫu", cụ có cảm nghĩ gì không ạ? Có phải là một cảm giác man mác, mênh mông...thăm thẳm bên trong là một nỗi thổn thức?

Những bài thơ của bác Nam, hay kể cả màu hoa sim tím, cùng với những trích đoạn trong các cuốn hồi ký về chiến trường K em đã đọc, đều phảng phất một màu như thế. Không phải vô tình đặt một bức ảnh hoa sim ở đây cho thật tếu táo. Mà màu hoa này, ở những triền đồi, đường hành quân qua núi, rừng, hầu như người lính nào cũng gặp...

Em rất may mắn, là được tiếp xúc với những người lính từ rất sớm. Được ra thao trường; được chứng kiến những sinh hoạt của họ; được đọc "Văn nghệ Quân đội" cùng với họ sau những giờ huấn luyện...và, ở đây, thì có hẳn một, vài chủ đề về "chiến trường K". Ở thao trường, ngoài ngắm mục tiêu trong huấn luyện, họ cũng có những giờ giải lao cực kỳ dân dã. Những bụi hoa sim kia, ở triền sông, hoang dại, bước vào thơ của bác Hữu Loan một cách đầy bi thương. Số phận bài thơ ấy, cũng hẩm hiu chẳng kém. Rồi những cuộc hành quân qua đêm, khi em nhìn một đoàn dài dằng dặc, tới khi chỉ còn là những chấm đen nhỏ xíu ấy, thành một ký ức không thể phai mờ. Cái hình ảnh balo giắt cành lá nguỵ trang, đi rồi còn vẫy vẫy theo nhịp bước ấy, phơi phới. Nhưng những người lính thì cặm cụi bước đi, dưới ánh mặt trời muộn, núi tím sẫm - chắc cụ mà chứng kiến như em, sẽ lặng người lắm...! Vậy thì, lý do gì, để mua vui bằng một câu chuyện tình yêu nhạt thếch, cụ nhỉ?:D
 

Mainoel

Xe hơi
Biển số
OF-23110
Ngày cấp bằng
29/10/08
Số km
101
Động cơ
497,563 Mã lực
Em đọc topic này một mạch từ tối qua đến giờ. Cám ơn những hy sinh, cống hiến suốt thuở thanh xuân của các thế hệ cha anh đã dành cho đất nước. Cám ơn thời gian, tâm sức của bác Nam "Chẫu" hiện tại đã giúp em mường tượng rõ hơn về quá trình sống và chiến đấu của những người lính, đặc biệt là chiến trường K.

Cá nhân em trước giờ vẫn luôn rất canh cánh về số phận của hai nhân vật văn học của NV Nguyễn Huy Thiệp ở mặt trận này.

Người đầu tiên là con trai của bà cụ người Sơn Tây. Người mẹ trước khi mất đã dồn tất cả để đốt cho con trai một lò gạch cất nhà trong truyện Con gái Thuỷ thần.

Người con trai làm đại đội trưởng công binh, tên là Thế, chưa có vợ. Bà cụ cho tôi xem những bức thư anh viết ở Công Pông Xom, chữ rất thoáng, lời lẽ rõ ràng là của người con có hiếu:
"U ơi, xin U nương nhẹ thân mình, dù chỉ để cho con đỡ khổ. Con xin hứa sang năm con sẽ về phép, con sẽ làm nhà, lấy vợ. U cứ giấm cho con một cô ở làng, mặt rỗ cũng được, goá chồng cũng được, miễn là người ta yêu thương mình. Chỉ mười ngày phép là xong mọi việc, U sẽ mát lòng mát dạ ở nơi suối vàng. Còn con, con khoẻ lắm, được mọi người yêu mến. Con luôn nhớ về U, nỗi nhớ như gai đâm ruột..."


Người thứ hai không được mô tả rõ trong truyện, khi lên phim chủ yếu được nhắc qua hình ảnh, tình cảm và lời kể của người vợ goá. Chị vợ là chị dâu họ của nhân vật Nhâm trong Thương nhớ đồng quê. Chị gày guộc, xanh xao, héo hon như tàu lá... Cuộc sống lặng lẽ trôi, niềm hi vọng chỉ trông vào các buổi chợ phiên, đi bán hàng xén để gom góp tiền thăm mộ chồng ở Tây Ninh.

Những chi tiết văn học dù rất mờ đó vẫn luôn khiến em tự hỏi nhiều lần về chân dung, cuộc sống của các chiến sĩ chiến trường K. Anh Thế có còn sống để về thắp cho mẹ nén hương? Chị vợ chừng nào mới dành dụm đủ tiền để đưa chồng về? Nay các câu chuyện cụ kể đã giúp em có mường tượng và câu trả lời của riêng mình một cách đầy đủ hơn. Đó là những người ba má liệt sĩ dù khó khăn vẫn dành hai chỉ vàng để hết lòng đãi đồng đội con mình; những người trai xứ Nghệ nhập ngũ vì lý tưởng như hơi thở; hai liệt sĩ được cất bốc mộ đôi để có đôi có lứa; người cựu binh xơ gan uống rượu với đồng đội cứu mình thoát chết trong gang tấc; tay anh chị khét tiếng bậc nhất đất Cảng giúp gia đình một người lính mà không hay biết nhờ hai người lính khác...

Nhân sắp đến ngày giỗ thứ 35 của bác Đực, em xin hiến với cụ Nam thêm 1 kênh mong tìm lại thân nhân của bác, đó là Hội Hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ TPHCM. Bên em chung tay hỗ trợ Hội từ ngày mới thành lập nên em rõ được phần nào mạng lưới, tâm sức và nỗ lực của các chú các bác bên đó. Em ở SG nên nếu cụ cần, em sẽ kết nối ạ.
 

Gastby1983

Xe máy
Biển số
OF-667406
Ngày cấp bằng
5/6/19
Số km
51
Động cơ
107,751 Mã lực
Tuổi
41
Bác Nam Chẫu ko quên đc nhg kus ức của cuộc chiến này là rất khổ!
Đọc còm này của cụ em chợt nhớ đến nhân vật Kiên của Nỗi buồn chiến tranh....
Mong bác Nam nguôi ngoai dần được nỗi buồn thương, tìm được bình an trong cuộc sống.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Đọc còm này của cụ em chợt nhớ đến nhân vật Kiên của Nỗi buồn chiến tranh....
Mong bác Nam nguôi ngoai dần được nỗi buồn thương, tìm được bình an trong cuộc sống.
Có lẽ, cuốn tiểu thuyết gây ám ảnh nhất, thuộc về "Nỗi buồn chiến tranh" ấy cụ nhỉ?
Năm 2019, em đặt 3 cuốn sách: Biên bản chiến tranh, Nỗi buồn chiến tranh Quân khu Nam Đồng. Đọc được nửa cuốn của chú Bảo Ninh, thì thấy một không khí nặng nề quá, nên dừng lại. Có lúc, cảm thấy u uất và rùng rợn vì chú ấy viết trần trụi đến ghê rợn...
Bị ám ảnh một thời gian, nên em chuyển sang "Quân khu Nam Đồng". Màu sắc tươi sáng và dí dỏm hơn. Sau này có thêm "Đi trốn" cũng rất lí lắc. Nếu được hỏi để giới thiệu một cuốn sách về đề tài chiến tranh, em sẽ giới thiệu: Nỗi buồn chiến tranh. Nhưng, để bắt đầu bước chân vào câu chuyện của những người lính, thì "Rừng khộp mùa thay lá" sẽ là cuốn gối đầu giường, nên có...
 

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,436
Động cơ
59,612 Mã lực
Chúng nó nhặt được túi Claymore của gã và chúng nó cứ theo hướng đường mòn đuổi theo…
Gã nhìn về phía dãy nhà thì thấy bọn thằng Đực đang kéo cổ thằng cố vấn nước lạ tiến về đoạn bờ tường ở phía xa xa…
(cách chúng nó đưa thằng cố vấn nước lạ vượt bờ tường, nếu không nhìn tận mắt thì khó mà tin được. Chuyện đó gã sẽ mô tả kỹ khi có điều kiện).
Khi biết chắc các bạn đồng đội đã thoát được, gã cũng nhảy quay lại bờ tường, tụt xuống đất và chạy ngược lại với hướng của bọn lính Pot.
Khi đã đi khá xa doanh trại, gã nhìn ánh mặt trời âm u để xác định hướng cần đi và gã cứ căn theo hướng Đông Nam để cất bước.
Trời bắt đầu mưa nặng hạt, báo hiệu cho một mùa mưa Campuchia đã về…
Gã cắt rừng và cứ đi lang thang trong rừng, không dám đi ra đường cái hoặc đường mòn vì sợ chạm trán tàn quân Polpot.
Lương khô thì không còn, vì tất cả số lương khô dự phòng trong túi đựng mìn Claymore đã bị gã ném đi để đánh lạc hướng bọn lính Pot. Gã tìm ăn những quả vả dại mọc đầy trong rừng, tuy nó hơi chát, nhưng cũng đủ để chống lại cái đói cồn cào.
Nước thì gã không lo, vì lúc này Campuchia đã bắt đầu vào mùa mưa, gã hứng nước mưa đầy bi đông để dùng dần. Cái khổ nhất là những cơn mưa dai dẳng, mưa tối trời tối đất.
Quần áo, người ngợm gã lúc nào cũng ướt sũng nước mưa và lạnh run người, cái lạnh thấm vào đến tận xương, nhất là khi có những cơn gió mạnh thổi qua, chân tay thì bợt bạt bởi nước.
Lúc này đôi giầy Bát kết đúng là 1 cực hình, nếu không đi thì khó tránh được gai góc. Mà đi, thì nước làm ướt sũng đôi giầy, các ngón chân trong giầy ngâm nước lâu bị bợt hết da.
Nhất là lớp da mỏng ở các đầu ngón chân, chúng bở ra, loét ra, tóe cả máu, đau vô cùng, mỗi bước đi đau thấu óc. Vì đi xuyên rừng, nên quần áo của gã bị gai tre và các cành cây móc rách mấy chỗ to bằng bàn tay…
Em xin phép được kính cụ 1 ly cho cụ tỉnh rượu để biên tiếp :D.
Đọc hồi ký của cụ lại làm em nhớ đến những câu chuyện bố em kể khi còn là lính trinh sát ở mặt trận phía Bắc và Đông Bắc Lào. Mặt trận này chủ yếu đánh nhau với quân Tàu và bọn phỉ Vàng Pao, cũng đói khát khô cổ phải nhặt bã mía của dân Lào lên nhai lại để cầm hơi chứ không dám vào nương rẫy lấy ngô, sắn ăn vì sợ lộ vị trí.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Chu Lai viết cũng rất đau xót!

Nhưng họ dầu sao cũng là nhg nhà văn, họ biết cách LÀM NHẸ NỖI ĐAU BẰNG TỪ VÀ CỤM TỪ.

Hồi kí của anh Chẫu nó thô mộc như gạch. Nên nỗi đau như bị ăn củ đậu bay toác đầu. Lành rồi cũng mãi mang sẹo!
Có những nỗi đau, viết hay nói ra được rồi, sẽ nguôi ngoai phần nào, hoặc dần quên được.
Nhưng có những nỗi đau, nuốt ngược hay lặn vào bên trong. Trái gió trở trời, nhức buốt tận tâm can...

...giống như vết sẹo...
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Sau 3 ngày gã đã cắt rừng về đến Tur, nơi chỉ còn cách đơn vị độ 15km đường chim bay, còn tính đường chim…đi bộ thì quãng gần 45km nữa…
Đến chiều muộn ngày thứ tư gã đã nhìn thấy nóc vọng tiêu của vệ binh sư đoàn.
Lúc này gã đã thấm mệt, người thì gây gây sốt. Gã cứ đi loạng choạng độ vài trăm mét lại đứng thở…
Lúc đó đang là ca gác của thằng Tiến “méo” dân Vĩnh Long, từ trên vọng tiêu thằng Tiến soi ống nhòm nhìn thấy gã đang lắc lư như thằng say rượu trên đường.
Nó quay xuống hò hét gì với ai đó ở dưới, chỉ 1 loáng đã thấy anh em của các bộ phận ùa ra và chạy về phía gã.
Thằng Đực chạy đầu tiên, nó lao đến ôm chặt lấy gã, chẳng hiểu nước mưa hay nước mắt nó chảy tràn trên mặt. Nó ôm gã: “Tao biết mà…tao biết mày sẽ về mà, mày cao số lắm, không “tiêu” được đâu…”.
Bọn chạy sau cũng thằng trước, thằng sau chạy ra chỗ gã và thằng Đực. Gã lả đi trong vòng tay đồng đội...thằng Long “Polpot” ghé lưng lại, thằng Trượng “khỉ”, thằng Lân “choắt” xốc nách gã để thằng Long cõng gã về lán của trung đội.
Chẳng biết thằng nào đưa cho gã cái bát sắt đựng nước đường, gã ngồi dậy nhấp vài ngụm thấy tỉnh táo hẳn ra.
Gã nhìn khắp lượt những thằng bạn chiến đấu, thấy mặt thằng nào cũng hân hoan, cười ngoác cả mồm. Gã thấy thằng Tiến “chuột” ngồi ở đầu sạp của gã, lén lút dấu cái gì đó trong chiếc mũ vải cầm ở tay. Gã hất hàm: “Ê…Mày dấu cái gì đó…”, nó lắp bắp: “Không…em có dấu gì đâu…”.
Gã thấy thằng Long “Polpot” đưa mắt nhấm nháy với thằng Tiến “chuột” làm gã càng nghi: “Đưa đây…mày dấu cái gì…tao đập chết bây giờ…”, gã trợn mắt, gằn giọng với thằng Tiến “chuột”.
Thằng Tiến “chuột” sợ quá, líu ríu rồi ngoan ngoãn đưa cho gã bát cơm dấu trong chiếc mũ vải.
À…thì ra chúng nó tưởng gã “tiêu” rồi, nên đặt cho gã bát cơm cúng nơi sạp tre gã nằm thường ngày...
Bụng đang đói, gã bốc một nhúm nhỏ cho vào mồm. Miếng cơm nguội ngắt, khô khốc mà sao gã thấy ngon thế.
Anh Toản C trưởng đang ở trên nhà C bộ, nghe thấy mấy đứa nói gã đã trở về, anh chạy ngay xuống lán trung đội 3.
Thấy gã bốc cơm cho vào mồm, anh quát to: “Thằng kia…bỏ xuống…không ăn nữa. Mày có muốn chết không mà ăn cơm hả?
Mày đang nhịn đói mấy hôm thì uống nước cháo mấy bữa đã rồi mới được ăn cơm…” “Nhưng em đói…” “Đói cũng không được ăn cơm ngay…thằng nào xuống bếp xin nắm gạo nấu cho nó bát cháo, nhớ là nấu loãng thôi, để nó uống nước là chính…thằng nào nhanh chân chạy lên phòng tao…trong cóc ba lô còn ít đậu xanh, mang xuống bếp cho thêm vào cháo cho nó”.
Thằng Quân “nhăn” bên tuyên huấn, láu táu: “Em có hộp sữa bột chiến lợi phẩm, để em chạy về mang cho nó…” “Không…nó đang như vậy mà cho uống loại sữa bột đó là đi ngoài ngay.
Cứ cho nó uống nước cháo loãng với đậu xanh thôi…Còn bây giờ giải tán, chỗ thằng nào ở đâu về đó, để nó nghỉ ngơi. Lát báo quân y lên kiểm tra sức khỏe cho nó”…
Húp xong 1 bát nước cháo, gã lăn ra sạp ngủ luôn, chẳng biết trời đất gì nữa.
Khi gã mở mắt thì đã thấy gần trưa ngày hôm sau rồi, lán vắng tanh. Mọi người đi đâu hết, chỉ còn thằng Trung “cóc”, trung đội trưởng đang ngồi lau súng ở bậu cửa.
Thấy gã dậy, thằng Trung “cóc”: “Bố Hưng nhắn, khi nào anh dậy thì gọi cả anh Long, anh Đực và anh Phú lên gặp bố ngay” “Có chuyện gì vậy mày”, “Dạ, em không biết, thấy thằng Loan công vụ nhắn vậy thôi anh”, “Chúng nó đi đâu hết mà vắng tanh vậy mày”, “Các lán đi be bờ bắt cá suối hết rồi. Em đau chân nên ở nhà”…
Gã cùng bọn thằng Đực, Phú “nhái”, Long “Polpot” khoác miếng vải mưa chạy vội lên Phòng tham mưu...
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Em đọc topic này một mạch từ tối qua đến giờ. Cám ơn những hy sinh, cống hiến suốt thuở thanh xuân của các thế hệ cha anh đã dành cho đất nước. Cám ơn thời gian, tâm sức của bác Nam "Chẫu" hiện tại đã giúp em mường tượng rõ hơn về quá trình sống và chiến đấu của những người lính, đặc biệt là chiến trường K.

Cá nhân em trước giờ vẫn luôn rất canh cánh về số phận của hai nhân vật văn học của NV Nguyễn Huy Thiệp ở mặt trận này.

Người đầu tiên là con trai của bà cụ người Sơn Tây. Người mẹ trước khi mất đã dồn tất cả để đốt cho con trai một lò gạch cất nhà trong truyện Con gái Thuỷ thần.

Người con trai làm đại đội trưởng công binh, tên là Thế, chưa có vợ. Bà cụ cho tôi xem những bức thư anh viết ở Công Pông Xom, chữ rất thoáng, lời lẽ rõ ràng là của người con có hiếu:
"U ơi, xin U nương nhẹ thân mình, dù chỉ để cho con đỡ khổ. Con xin hứa sang năm con sẽ về phép, con sẽ làm nhà, lấy vợ. U cứ giấm cho con một cô ở làng, mặt rỗ cũng được, goá chồng cũng được, miễn là người ta yêu thương mình. Chỉ mười ngày phép là xong mọi việc, U sẽ mát lòng mát dạ ở nơi suối vàng. Còn con, con khoẻ lắm, được mọi người yêu mến. Con luôn nhớ về U, nỗi nhớ như gai đâm ruột..."


Người thứ hai không được mô tả rõ trong truyện, khi lên phim chủ yếu được nhắc qua hình ảnh, tình cảm và lời kể của người vợ goá. Chị vợ là chị dâu họ của nhân vật Nhâm trong Thương nhớ đồng quê. Chị gày guộc, xanh xao, héo hon như tàu lá... Cuộc sống lặng lẽ trôi, niềm hi vọng chỉ trông vào các buổi chợ phiên, đi bán hàng xén để gom góp tiền thăm mộ chồng ở Tây Ninh.

Những chi tiết văn học dù rất mờ đó vẫn luôn khiến em tự hỏi nhiều lần về chân dung, cuộc sống của các chiến sĩ chiến trường K. Anh Thế có còn sống để về thắp cho mẹ nén hương? Chị vợ chừng nào mới dành dụm đủ tiền để đưa chồng về? Nay các câu chuyện cụ kể đã giúp em có mường tượng và câu trả lời của riêng mình một cách đầy đủ hơn. Đó là những người ba má liệt sĩ dù khó khăn vẫn dành hai chỉ vàng để hết lòng đãi đồng đội con mình; những người trai xứ Nghệ nhập ngũ vì lý tưởng như hơi thở; hai liệt sĩ được cất bốc mộ đôi để có đôi có lứa; người cựu binh xơ gan uống rượu với đồng đội cứu mình thoát chết trong gang tấc; tay anh chị khét tiếng bậc nhất đất Cảng giúp gia đình một người lính mà không hay biết nhờ hai người lính khác...

Nhân sắp đến ngày giỗ thứ 35 của bác Đực, em xin hiến với cụ Nam thêm 1 kênh mong tìm lại thân nhân của bác, đó là Hội Hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ TPHCM. Bên em chung tay hỗ trợ Hội từ ngày mới thành lập nên em rõ được phần nào mạng lưới, tâm sức và nỗ lực của các chú các bác bên đó. Em ở SG nên nếu cụ cần, em sẽ kết nối ạ.
Vâng, em cảm ơn bác. Để em hỏi mấy đồng đội ở Sài Gòn xem anh, em đã nhờ bên chỗ bác chưa, có gì em nhắn bác giúp ạ.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
VÔ TÌNH

Phút vô tình ta đi ngang đời nhau
Chẳng hò hẹn hai đứa cùng dừng lại
Anh và em là những người từng trải
Bến tương tư vẫn một nửa cuối chiều

Mình gặp nhau nơi lạc bến tình yêu
Thấy lòng vui chộn rộn bâng khuâng lắm
Xuân đã về cùng trao lời nồng ấm
Dù hoàng hôn vẫn ngùn ngụt lửa lòng

Và từ nay lại sớm nhớ chiều mong
Chờ ánh đèn bật lên từ bên ấy
Có phải là mình nhớ nhau không vậy
Nửa bên này vời vợi ngóng bên kia

Động viên nhau và thủ thỉ sẻ chia
Để được ấm trong vòng tay như thế
Đừng hỏi gì chuyện riêng tư người nhé
Mà chỉ cần hiện tại có nhau thôi

Chuyện buồn vui được mất đã qua rồi
Nếu đồng cảm nắm tay nhau lần nữa
Một nửa anh tìm thấy em một nửa
Hai nửa hoàng hôn mộng đep như mơ...
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,417
Động cơ
143,480 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Sau những chia sẻ của bác Nam "Chẫu", cụ có cảm nghĩ gì không ạ? Có phải là một cảm giác man mác, mênh mông...thăm thẳm bên trong là một nỗi thổn thức?

Những bài thơ của bác Nam, hay kể cả màu hoa sim tím, cùng với những trích đoạn trong các cuốn hồi ký về chiến trường K em đã đọc, đều phảng phất một màu như thế. Không phải vô tình đặt một bức ảnh hoa sim ở đây cho thật tếu táo. Mà màu hoa này, ở những triền đồi, đường hành quân qua núi, rừng, hầu như người lính nào cũng gặp...

Em rất may mắn, là được tiếp xúc với những người lính từ rất sớm. Được ra thao trường; được chứng kiến những sinh hoạt của họ; được đọc "Văn nghệ Quân đội" cùng với họ sau những giờ huấn luyện...và, ở đây, thì có hẳn một, vài chủ đề về "chiến trường K". Ở thao trường, ngoài ngắm mục tiêu trong huấn luyện, họ cũng có những giờ giải lao cực kỳ dân dã. Những bụi hoa sim kia, ở triền sông, hoang dại, bước vào thơ của bác Hữu Loan một cách đầy bi thương. Số phận bài thơ ấy, cũng hẩm hiu chẳng kém. Rồi những cuộc hành quân qua đêm, khi em nhìn một đoàn dài dằng dặc, tới khi chỉ còn là những chấm đen nhỏ xíu ấy, thành một ký ức không thể phai mờ. Cái hình ảnh balo giắt cành lá nguỵ trang, đi rồi còn vẫy vẫy theo nhịp bước ấy, phơi phới. Nhưng những người lính thì cặm cụi bước đi, dưới ánh mặt trời muộn, núi tím sẫm - chắc cụ mà chứng kiến như em, sẽ lặng người lắm...! Vậy thì, lý do gì, để mua vui bằng một câu chuyện tình yêu nhạt thếch, cụ nhỉ?:D
Chuyện tình yêu mà lại bảo là "nhạt thếch"?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top