[TT Hữu ích] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Gastby1983

Xe máy
Biển số
OF-667406
Ngày cấp bằng
5/6/19
Số km
51
Động cơ
107,742 Mã lực
Tuổi
41
Có lẽ, cuốn tiểu thuyết gây ám ảnh nhất, thuộc về "Nỗi buồn chiến tranh" ấy cụ nhỉ?
Năm 2019, em đặt 3 cuốn sách: Biên bản chiến tranh, Nỗi buồn chiến tranh Quân khu Nam Đồng. Đọc được nửa cuốn của chú Bảo Ninh, thì thấy một không khí nặng nề quá, nên dừng lại. Có lúc, cảm thấy u uất và rùng rợn vì chú ấy viết trần trụi đến ghê rợn...
Bị ám ảnh một thời gian, nên em chuyển sang "Quân khu Nam Đồng". Màu sắc tươi sáng và dí dỏm hơn. Sau này có thêm "Đi trốn" cũng rất lí lắc. Nếu được hỏi để giới thiệu một cuốn sách về đề tài chiến tranh, em sẽ giới thiệu: Nỗi buồn chiến tranh. Nhưng, để bắt đầu bước chân vào câu chuyện của những người lính, thì "Rừng khộp mùa thay lá" sẽ là cuốn gối đầu giường, nên có...
Vâng Mợ. Nỗi buồn chiến tranh là một trong hai cuốn tiểu thuyết mà em thấy ám ảnh nhất( Cuốn kia là Trăm năm cô đơn). Số phận con người trong NBCT gây ám bởi hằng hà sa những cái chết được mô tả trần trụi, chân thực đến khủng khiếp bằng ngôn từ sắc lạnh như vết dao mổ của một bsy. Cái chết đủ mọi tình huống, mọi tư thế của bên này hay bên kia. Nhưng điều gây ám ảnh nhất có lẽ là số phận người lính: bị thiêu cháy bởi lửa luyện ngục của bom đạn, bị chìm nghỉm, bị kéo đi trong cơn lũ chiến tranh đến mất đi lý tưởng, niềm tin. Rồi khi may mắn sống sót trở về thì tan hoang, bầm dập và không thể sống một cs bình thường. Em cứ ám ảnh mãi với ý nghĩ về số phận của người lính hậu chiến của đất nước mình.
Sau em được đọc hồi ký các CCB, được nghe họ kể chuyện thì em mới bớt dần cái cảm giác đó. Người lính trở về dù mang nhiều đau thương, đối mặt với cuộc chiến khốc liệt mới cơm áo gạo tiền của những năm tháng đất nước tăm tối, khó khăn nhưng vẫn vẹn nguyên khí thế hào hùng, niềm tin và lí tưởng. Những người như Kiên, Phấn... có lẽ là không hiếm nhưng không phải là đại diện cho một lớp thế hệ.
Dù vậy thì em chỉ đọc Nỗi buồn chiến tranh đúng một lần, rồi cất vào góc khuất nhất, không dám đọc lại. Dù theo quan điểm của em nó là một cuốn tiểu thuyết hay với kết cấu mới lạ, ngôn từ đắt giá và xây dưng, phân tích tâm lý nhân vật hoàn hảo nhưng nó quá yếm thế cho người đọc.
Với em, quyển tiểu thuyết chiến tranh mà em đọc nhiều nhất là : Dấu chân người lính, Nắng đồng bằng, Đường về nam, một số hồi ký chiến trường K..
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,210
Động cơ
551,797 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Đọc còm này của cụ em chợt nhớ đến nhân vật Kiên của Nỗi buồn chiến tranh....
Mong bác Nam nguôi ngoai dần được nỗi buồn thương, tìm được bình an trong cuộc sống.
Không bao giờ nguôi ngoai hay quên được, trừ khi trở về cát bụi. Đơn giản như em hồi ở Tây Ninh năm 1978. Hôm đó em nhận nhiệm vụ dẫn hai anh em nữa sang Svai Riêng trinh sát tìm mấy trận địa pháo của Polpot vẫn hay bắn trộm sang mình. Do đêm trước bị Tào Tháo đuổi nên em xin được nghỉ. Đại đội cử một người khác đi thay ( cũng lính HN, nhà ở Giáp Bát) không may cho nhóm đó khi trở về thì gặp địch. Ông bạn ở lại chặn địch cho anh em rút về. Cuối cùng ông bạn hy sinh. Cũng từ đó em mang cảm giác tội lỗi đến tận bây giờ, hầu như cảm giác này bám theo em mấy chục năm nay. Không khi nào quên được. Lúc nào cũng nghĩ do mình nên họ mới hy sinh nếu mình đi thì họ sẽ không sao và mình chưa chắc đã hy sinh.😥
Đấy là em chỉ gián tiếp chứ không trực tiếp như cụ Chẫu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Vâng Mợ. Nỗi buồn chiến tranh là một trong hai cuốn tiểu thuyết mà em thấy ám ảnh nhất( Cuốn kia là Trăm năm cô đơn). Số phận con người trong NBCT gây ám bởi hằng hà sa những cái chết được mô tả trần trụi, chân thực đến khủng khiếp bằng ngôn từ sắc lạnh như vết dao mổ của một bsy. Cái chết đủ mọi tình huống, mọi tư thế của bên này hay bên kia. Nhưng điều gây ám ảnh nhất có lẽ là số phận người lính: bị thiêu cháy bởi lửa luyện ngục của bom đạn, bị chìm nghỉm, bị kéo đi trong cơn lũ chiến tranh đến mất đi lý tưởng, niềm tin. Rồi khi may mắn sống sót trở về thì tan hoang, bầm dập và không thể sống một cs bình thường. Em cứ ám ảnh mãi với ý nghĩ về số phận của người lính hậu chiến của đất nước mình.
Sau em được đọc hồi ký các CCB, được nghe họ kể chuyện thì em mới bớt dần cái cảm giác đó. Người lính trở về dù mang nhiều đau thương, đối mặt với cuộc chiến khốc liệt mới cơm áo gạo tiền của những năm tháng đất nước tăm tối, khó khăn nhưng vẫn vẹn nguyên khí thế hào hùng, niềm tin và lí tưởng. Những người như Kiên, Phấn... có lẽ là không hiếm nhưng không phải là đại diện cho một lớp thế hệ.
Dù vậy thì em chỉ đọc Nỗi buồn chiến tranh đúng một lần, rồi cất vào góc khuất nhất, không dám đọc lại. Dù theo quan điểm của em nó là một cuốn tiểu thuyết hay với kết cấu mới lạ, ngôn từ đắt giá và xây dưng, phân tích tâm lý nhân vật hoàn hảo nhưng nó quá yếm thế cho người đọc.
Với em, quyển tiểu thuyết chiến tranh mà em đọc nhiều nhất là : Dấu chân người lính, Nắng đồng bằng, Đường về nam, một số hồi ký chiến trường K..
"Dấu chân người lính" em nghe trên Winwin, chưa mua được để giấm làm kỷ niệm. Duy nhất một lần, nhìn thấy cuốn này trên giá của một quán cafe, nhưng trong trạng thái rách tả tơi, giấy đã bị "gãy". Hỏi mua chủ quán cũng không bán...

Nhìn chung, những cuốn viết về chiến tranh em đã đọc, đều thấy phảng phất một nỗi buồn thăm thẳm. Người viết "nhẹ" thì man mác; viết quyết liệt thì chỉ thấy tiếng bom, đạn. Tuyệt nhiên không mấy lời oán trách. Chỉ riêng "Nỗi buồn chiến tranh" - như cụ cảm nhận - thì gây một nỗi ám ảnh, rất nhiều.

Thà những người lính ấy cứ một lần gào thét, oán trách, rồi trở về bình yên. Hơn là họ cứ giấu những nỗi buồn đó trong sâu thẳm. Thà cứ bung xoã cảm xúc, hơn phải chịu đựng rồi day dứt đến tâm can người đọc...

Đọc những cuốn ấy, buồn lắm...!


IMG_0811.jpeg
 

hacvuphong

Xe tăng
Biển số
OF-377304
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,896
Động cơ
247,812 Mã lực
Nơi ở
Chốn thiên đường
Biên giới Thái - Miên vẫn căng lắm vì lực lượng Khơ me đỏ vẫn còn mạnh. Thậm chí năm 1989 sau khi VN rút, chúng còn phản công chiếm lại nhiều tỉnh. Đến mức Hunsen hoảng quá cầu cứu VN đưa quân quay lại. Để cứu bạn, 3 trung đoàn của quân khu 7 đã bí mật vượt biên giới sang chiến đấu trong quân phục quân đội Campuchia.
Cái này cụ nhằm rồi. Để nguyên gần 2 sư mặc áo lính cụ Hun Sen. Đội đấy tảo thanh đến 91 mới về hết. Vì vậy e mới nói 91 mới hết chiến tranh. Lâu em quên hình như có sư 331 thì phải về Đồng Nai đóng quân.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,942
Động cơ
320,201 Mã lực
Tuổi
58
Cái này cụ nhằm rồi. Để nguyên gần 2 sư mặc áo lính cụ Hun Sen. Đội đấy tảo thanh đến 91 mới về hết. Vì vậy e mới nói 91 mới hết chiến tranh. Lâu em quên hình như có sư 331 thì phải về Đồng Nai đóng quân.
Hiccc, nước mình ở vị trí đẹp, nhưng xung quanh ...chán đời. Giúp nước bạn như thế đấy mà giờ...hiccc.

Đợt ý, em đang đứng ngắm bản đồ cổ Đế cuốc Kh.Me, trong cung hoàng gia Cam ở Lôngpênh. Một tay Cam sơvin quần âu đứng sau nói to (tiếng Việt) như muốn cho em và mn nghe: Đấy, mn nhìn xem đất nước chúng tôi to lớn như thế đấy, giờ bị chiếm hết còn đâu.
Nói xong quay lưng đi luôn. Vừa rồi có thớt cc chưởi tailon trắng, đi gây họa khắp thế giới hicccc.
 

HUNGCLB

Xe đạp
Biển số
OF-833056
Ngày cấp bằng
28/4/23
Số km
24
Động cơ
367 Mã lực
Không bao giờ nguôi ngoai hay quên được, trừ khi trở về cát bụi. Đơn giản như em hồi ở Tây Ninh năm 1978. Hôm đó em nhận nhiệm vụ dẫn hai anh em nữa sang Svai Riêng trinh sát tìm mấy trận địa pháo của Polpot vẫn hay bắn trộm sang mình. Do đêm trước bị Tào Tháo đuổi nên em xin được nghỉ. Đại đội cử một người khác đi thay ( cũng lính HN, nhà ở Giáp Bát) không may cho nhóm đó khi trở về thì gặp địch. Ông bạn ở lại chặn địch cho anh em rút về. Cuối cùng ông bạn hy sinh. Cũng từ đó em mang cảm giác tội lỗi đến tận bây giờ, hầu như cảm giác này bám theo em mấy chục năm nay. Không khi nào quên được. Lúc nào cũng nghĩ do mình nên họ mới hy sinh nếu mình đi thì họ sẽ không sao và mình chưa chắc đã hy sinh.😥
Đấy là em chỉ gián tiếp chứ không trực tiếp như cụ Chẫu.
Em cũng nghĩ như Cụ, một người lính đã trải qua chiến tranh, còn sống trở về, tận mắt chứng kiến những hy sinh, mất mát của đồng đội như Cụ và Cụ Nam "Chẫu" thì không gì và sẽ không bao giờ có thể nguôi ngoai được. Thế hệ sinh ra sau ngày thống nhất đất nước như chúng em luôn biết ơn và trân trọng những người lính đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc như Cụ và Cụ Nam "Chẫu". Chúc các Cụ luôn mạnh khỏe!
 

hacvuphong

Xe tăng
Biển số
OF-377304
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,896
Động cơ
247,812 Mã lực
Nơi ở
Chốn thiên đường
Hiccc, nước mình ở vị trí đẹp, nhưng xung quanh ...chán đời. Giúp nước bạn như thế đấy mà giờ...hiccc.

Đợt ý, em đang đứng ngắm bản đồ cổ Đế cuốc Kh.Me, trong cung hoàng gia Cam ở Lôngpênh. Một tay Cam sơvin quần âu đứng sau nói to (tiếng Việt) như muốn cho em và mn nghe: Đấy, mn nhìn xem đất nước chúng tôi to lớn như thế đấy, giờ bị chiếm hết còn đâu.
Nói xong quay lưng đi luôn. Vừa rồi có thớt cc chưởi tailon trắng, đi gây họa khắp thế giới hicccc.
Tây trắng khi chiếm thuộc địa chia địa lý rất khắm, k riêng ba nước Đông Dương. Đỡ cho hai ông bạn nhỏ rất nhiều kể cả máu và KT mà ...
May còn tý mặt tiền thôi chịu khó cày cuốc và cố mà giữ lấy thôi
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,432
Động cơ
143,433 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Có những nỗi đau, viết hay nói ra được rồi, sẽ nguôi ngoai phần nào, hoặc dần quên được.
Nhưng có những nỗi đau, nuốt ngược hay lặn vào bên trong. Trái gió trở trời, nhức buốt tận tâm can...

...giống như vết sẹo...
Chia sẻ đi em
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,942
Động cơ
320,201 Mã lực
Tuổi
58
Tây trắng khi chiếm thuộc địa chia địa lý rất khắm, k riêng ba nước Đông Dương. Đỡ cho hai ông bạn nhỏ rất nhiều kể cả máu và KT mà ...
May còn tý mặt tiền thôi chịu khó cày cuốc và cố mà giữ lấy thôi
Em đâu có khen bọn mát dượi về "mục" hám bđs với nước mình, mà đâu chỉ Trắng hiccc.

Nhìn bản đồ chữ S, chỗ Tây Ninh và khúc eo Sơn La - Thanh Hóa tức anh ách, cứ như mũi dao bên sườn. May phía Bắc không thế, như được đội...nón cối hehe.
 
Chỉnh sửa cuối:

DONALD TRAMP

Xe buýt
Biển số
OF-492138
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
635
Động cơ
201,183 Mã lực
Tuổi
54
Em xin góp thêm chuyện về anh lính đi K mà em biết ạ.
Năm 1996-97. em là kỹ sư trẻ đang làm kỹ thuật công trường thì anh phó phòng (lính trinh sát rồi bị thương ở K) đua xuống công trường 1 anh vừa đồng ngũ vừa hàng xóm, vừa là đàn em (nhà máy xay xát L.Y- HBT) để bố trí lái máy xúc. Anh này thuộc Tam QUốc lắm, hồi đó xem film truyền hình Tam Quốc chỉ mong anh ấy sang xem để kể thêm chuyện ngoài lề về các nhân vật, nhưng chuyện xã hội thì anh ấy cả tin đến mức ngây ngô, có lần lấy lương mà mua hắn 1 két cocacola rồi đổ vào xô, cho đá lạnh rồi mời anh em cùng làm.
Chỗ em làm đợt đó lại có vụ Hongkong hồi hương do ko định cư được nên chẳng hiểu sao mà anh ấy lại dính với 1 chị hồi hương tự nguyện. Bọn em cũng gàn bảo anh dính vào chị đó làm gì, anh thì trai tân, chị ấy thì chống nghiện rồi chết nên mới vượt biên. Nhưng anh ấy cứ hềnh hệch, kệ tao.
Được hơn hai năm thì được anh sếp cũ gọi đi thăm anh lái xúc sắp chết rồi. Em có hỏi thì hóa ra do cặp với chị kia nên dính SIDA, lúc đó anh vẫn chưa vợ con gì. Hôm đến hỏi thăm gia đình thì được biết anh ấy đi NVQS, sau khi giải ngũ thì vật vờ, không việc làm nên được ông anh giới thiệu đi lái xúc. Ông anh giới thiệu cứ thở dài "nó không đi với tao thì khéo không dính SIDA".
Chiến tranh kinh khủng thật, kể cả đi qua rồi nhưng vẫn bị hậu quả kéo lại.
 

vuha2107

Xe tải
Biển số
OF-339074
Ngày cấp bằng
17/10/14
Số km
223
Động cơ
253,603 Mã lực
Em cũng kể chuyện ô chú em cũng lính K. Ô vừa có giấy gọi nhập học ĐH Thủy lợi thì phải đi lính, rồi bị thương nhẹ. Năm 1984 được ra quân, đi học ĐH tiếp. Ra trường ban đầu được làm ở P. Kỹ thuật, sau đó bị đưa xuống làm Thủ kho nhà máy😅.
Thấy e chăm chỉ ôn thi đại học những năm đầu 1990s, ô chua chát bảo học lắm làm gì như chú đây😅🤪
 
Chỉnh sửa cuối:

Đông Gioăng

Xe tăng
Biển số
OF-834575
Ngày cấp bằng
28/5/23
Số km
1,270
Động cơ
55,066 Mã lực
...Hết các sĩ quan trên phòng ban rồi đến các chiến hữu thuyết phục, để rồi cuối cùng gã đành phải viết đơn xin vào Đảng sau 5 ngày được phép “suy nghĩ”.
Gã đã được kết nạp Đảng tại chiến trường, đó là ngày 19/08/1986, gọi là đợt kết nạp Đảng viên mới lớp 19 tháng 8.
Chẳng biết đó là vui hay buồn, họa hay phúc, nhưng từ khi ra quân gã chưa sinh hoạt Đảng ở bất cứ đâu, vì gã nghĩ mình “KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH”.
Ngày ra quân, về đến nhà cha gã nói: “Con mà cũng làm đồng chí với bố à?”, gã chỉ nhếch mép cười rồi cất thẻ Đảng vào đáy ngăn tủ cho nó “mới”...

Sau đận đó, tổ của gã được đề nghị cử đi học trường quân chính của quân đoàn tại Việt Nam, nhưng cả 4 thằng đều “sài lắc”. Đi lính nghĩa vụ thì hết nghĩa vụ là ra quân, nếu đi học quân chính thì sẽ phải mặc áo lính, ăn cơm lính đến hết đời, đó là điều mà gã và các chiến hữu không mong đợi.
Đánh nhau như thế đủ rồi, cống hiến như thế đủ rồi. Chỉ mong sớm được ra quân theo đúng niên hạn thôi, mong về nhà với cha với mẹ thôi…

Bây giờ gã và các chiến hữu vẫn thường gặp nhau vào những dịp ma chay, cưới hỏi, những ngày thành lập quân đội 22-12, ngày 27-7, ngày ra quân, ngày sang Campuchia…nói chung là tất cả các ngày nếu tất cả các chiến hữu thu sếp được thời gian.
Ngày nào không quan trọng, chẳng qua lấy ngày để tạo cớ họp mặt cho khí thế thôi và cũng là để hợp pháp hóa thời gian cho các Gấu cấp Visa.
Gặp nhau tay bắt mặt mừng khi thấy nhau còn khỏe mạnh, còn cười đùa được.
Bốn bài hát in dấu nhiều kỷ niệm nhất nơi chiến trường máu lửa lại được hát nghêu ngao như lúc xưa. Cây đàn guitar của đại đội 3 của Xuân Hồng, Hát về anh của Thế Hiển, Ta đã thấy gì trong đêm nay của Trịnh Công Sơn và bài Hãy cho tôi lên đường của Hoàng Hiệp.
Mỗi lần gặp nhau là 1 lần nhậu, mỗi lần nhậu lại ôn lại những chuyện xưa cũ nơi chiến trường, ôn lại quá khứ hào hùng của 1 thời trai trẻ và những kỷ niệm về những thằng bạn đã nằm xuống nơi xứ người, những thằng không bao giờ già, những thằng mãi mãi tuổi 20.
Chúng mày mãi mãi tuổi 20 nha các bạn...
240128871_2665073487131172_979117181354334645_n.jpg
Anh là người thứ 2 từ rìa phải ảnh sang, phải k ạ? a hỏi ở page mấy em không nhớ
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,835
Động cơ
77,880 Mã lực
"Dấu chân người lính" em nghe trên Winwin, chưa mua được để giấm làm kỷ niệm. Duy nhất một lần, nhìn thấy cuốn này trên giá của một quán cafe, nhưng trong trạng thái rách tả tơi, giấy đã bị "gãy". Hỏi mua chủ quán cũng không bán...

Nhìn chung, những cuốn viết về chiến tranh em đã đọc, đều thấy phảng phất một nỗi buồn thăm thẳm. Người viết "nhẹ" thì man mác; viết quyết liệt thì chỉ thấy tiếng bom, đạn. Tuyệt nhiên không mấy lời oán trách. Chỉ riêng "Nỗi buồn chiến tranh" - như cụ cảm nhận - thì gây một nỗi ám ảnh, rất nhiều.

Thà những người lính ấy cứ một lần gào thét, oán trách, rồi trở về bình yên. Hơn là họ cứ giấu những nỗi buồn đó trong sâu thẳm. Thà cứ bung xoã cảm xúc, hơn phải chịu đựng rồi day dứt đến tâm can người đọc...

Đọc những cuốn ấy, buồn lắm...!


IMG_0811.jpeg
Cụ đọc thêm cuốn mở rừng của cụ lê lựu nữa, nói về những ng lính công binh, vận tải. Khốc liệt và kịch tính.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
960
Động cơ
320,270 Mã lực
Các cụ lính vào sinh ra tử rồi viết sẽ dữ dội và trần trụi hơn, ít tính văn học nên hợp với chúng ta hơn là tầng lớp tinh hoa kiểm duyệt. Các câu chuyện đi ra từ đời sống, như các viên đá gai góc và thô ráp, cái chúng ta quen nhìn thấy nên gần gũi hơn, qua lăng kính văn học thì lung linh huyền ảo đầy màu sắc, thậm chí sáo rỗng vì nó đếch còn phải của các cụ ấy nữa, đọc loại đấy như uống phải ly rượu giả, nhạt toẹt.
Vd “Truyện Lính Tây Nam”, đọc từ bản hồi ức trên mạng (trungsyI) thấy sinh động hơn nhiều trên bản xuất bản thành sách (Xuân Tùng), dù các câu chuyện vẫn vậy. Bước lên nhà văn ra bọt khác hẳn =)) .
 
Chỉnh sửa cuối:

Nẫu

Xe tải
Biển số
OF-59007
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
363
Động cơ
16,812 Mã lực
Em đánh dấu ạ
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Lên đến nơi thấy bố Ngữ sư đoàn trưởng, bố Linh sư phó, chủ nhiệm chính trị và bố Hưng sư phó, tham mưu trưởng đang ngồi uống trà và bàn bạc gì đó.
Thấy mấy thằng gã thập thò ở cửa, bố Hưng vẫy tay; “Vào đây, vào cả đây mấy ông mãnh…thằng Nam đỡ mệt chưa con?”.
Gã đáp: “Dạ, con khỏe rồi bố. Ngủ 1 giấc đã mắt, thêm mấy bát nước cháo đường nên khỏe hẳn rồi ạ”.
Bố Hưng cho phép mấy thằng ngồi xuống và rót nước cho mấy thằng, đoạn bố nói: “Uống nước, ngồi chơi rồi lát nữa cả tổ về viết báo cáo và làm đơn xin được xét duyệt chiến sỹ thi đua năm nay của quân đoàn nhé!”.
Gã hơi bất ngờ, sững lại mấy giây rồi không cần suy nghĩ lâu, trả lời ngay: “Con không viết đâu, nếu tụi con đủ thành tích và xứng đáng để xét duyệt thì quân đoàn xét duyệt, nhưng làm đơn để xin xét duyệt thì tụi con không viết…”.
Ba thằng kia thấy gã trả lời bố Hưng rồi nên cũng chẳng thằng nào dám lên tiếng nữa.
Bố Hưng giải thích: “Thì cách làm theo bài bản nó phải như vậy, xét thì vẫn xét, nhưng cũng cần có đơn đề nghị. Nếu tổ khác thì bố không nói, nhưng tổ của mấy đứa là tổ quá nhiều tội lỗi, nếu không có đơn đề nghị thì chẳng ai xét duyệt đâu”.
Bị chạm tự ái, gã nói luôn: “Đã vậy con thấy càng không cần thiết…”. Gã nói thêm mấy câu nữa, bố Hưng nghe mà quai hàm bạnh ra. Gã biết, cụ đang bực ghê lắm rồi.
Thằng Đực mấp máy môi định nói gì đó, gã lừ mắt, câu nói chưa ra khỏi miệng, nó đã vội im bặt. Thằng Long “Polpot” lấy chân đá khẽ vào chân gã.
Gã kệ cho nó đá chân, mặc kệ cả bố Hưng đang bực, gã cóc cần cái danh hão. Gã nghĩ, một khi đã xứng đáng thì sẽ được duyệt, còn đã không được xét duyệt thì viết đơn xin xét duyệt cũng chỉ làm trò cười cho các bộ phận khác, chua mặt lắm…
Bố Ngữ thấy không khí căng thẳng, quay qua bảo bố Hưng: “Thôi ông, để chúng nó suy nghĩ rồi lúc nào viết cũng được…”.
Mấy thằng đứng dậy lí nhí chào các thủ trưởng để quay về lán thì bố Hưng gọi giật lại: “Thằng Nam…chờ bố lấy cho hộp sữa, mang về mà bồi dưỡng…cầm thêm mấy bao thuốc về anh em chia nhau mà hút, tao cũng chỉ còn mấy bao thôi…”.
Rồi bố lục ngăn bàn đưa cho gã mấy bao du lịch Vĩnh Hội bao trắng cùng 1 túi nylon đựng ít trà mạn.
Bố Linh: “Bố cũng có mấy bao Bông Sen, mấy đứa cứ về lán đi, lát bố bảo thằng Loan nó cầm xuống cho…”.
Bố Ngữ cũng cho tổ 2 bao du lịch Vĩnh Hội (Thời đó thuốc lá du lịch Vĩnh Hội loại bao trắng và thuốc Bông Sen đều là loại có đầu lọc mà lính tráng hay gọi là thuốc có cán, thuộc hàng cao cấp nhất. Chỉ dành cho cấp bậc trung tá trở lên.
Từ chuẩn úy đến thiếu tá thì Sông Cầu bao bạc hoặc Thủ Đô. Lính tráng thì mỗi tháng được cấp phát 5 bao Sapa hoặc Tam Đảo hoặc Điện Biên trong định lượng nhu yếu phẩm hàng tháng. Lính thì được cấp miễn phí, sĩ quan thì phải mua.
Thời điểm đó trong quân đội còn tồn tại quân hàm chuẩn úy với 1 gạch bạc, cấp hàm này sau bị bãi bỏ). Mấy thằng cầm mấy bao thuốc và hộp sữa hí hửng chào các cụ để về, ra đến cửa còn nghe bố Hưng “ném” thêm câu: “thằng hâm…” vào lưng mấy thằng.
Các cụ mắng vậy đó, chửi vậy đó nhưng rất yêu và thương lính, coi lính tráng đứa nào cũng như con cháu trong nhà vậy…
Mấy thằng khúc khích cười trong tiếng mưa rơi rào rào như ném đỗ xanh xuống chiếc mâm…
Anh Toản C trưởng nghe chuyện gã không đồng ý cho tổ viết đơn xin xét duyệt thì cũng lắc đầu rồi phán: “THẰNG HÂM”, rồi đến thằng Trượng “khỉ” và thằng Đạo cũng bảo “HÂM…”, mấy thằng cùng trung đội, rồi khác trung đội cũng bảo tổ của gã TOÀN THẰNG HÂM. Ừ…có lẽ gã hâm thật, nhưng 3 thằng còn lại trong tổ, chẳng thằng nào bảo gã hâm cả, thế cũng đủ an ủi cho thằng HÂM rồi…
Đến giữa tháng 11 năm 1985, dưới sức tấn công mạnh mẽ của quân tình nguyện Vietnam, đánh vào các tuyến phòng thủ của tàn quân Pot đang phòng ngự ở Anlong Veng, khiến chúng rút về sát biên giới Thái Lan...
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top