[TT Hữu ích] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Ndchung

Xe buýt
Biển số
OF-12935
Ngày cấp bằng
30/1/08
Số km
705
Động cơ
483,495 Mã lực
Năm '80 có nhà báo phương tây rồi cụ à.Các hãng thông tấn lớn của Pháp,Mỹ,Canada...Em có gặp họ đưa tin về cuộc duyệt binh một năm sau giải phóng 1980 ở Hoàng cung. Đưa tin về toà án diệt chủng Khmer đỏ diễn ra dài ngày ở hội trường bốn mặt Tonle Sap,cho họ đi chụp những hình ảnh thực tế hố chôn tập thể ở cánh đồng chết Choeung Ek,nhà tù Toul Sleng. Bên cạnh các nhà báo của Liên Xô,CHDC Đức, Nhật...Năm 1981 em đã gặp phóng viên người Mỹ quay về bộ phim lịch sử về chiến tranh VN ở CPC ( Cuộc chiến 10 nghìn ngày)
Hay tranh thủ Thớt này Cụ Lầy làm tý Hồi ký K đi. Mỗi người trong cuộc có 1 cách nhìn. Câu chuyện sẽ rất thú vị..
 

7vienngocrong

Xe điện
Biển số
OF-329143
Ngày cấp bằng
30/7/14
Số km
2,178
Động cơ
326,692 Mã lực
Nơi ở
Hcm
Tâm trạng cụ Nam Chẩu theo e hiểu là di chứng tâm lí hậu chiến tranh mà các chiến sĩ tham gia chiến đấu trên chiến trường thường bị. Phàm là con người sinh ra ai cũng bản tính lương thiện k ai muốn giết người hay đánh đấm người khác. Chỉ vì hoàn cảnh chiến tranh nên cụ í phải chiến đấu sinh tử, chứng kiến biết bao cảnh máu đổ người chết nên sau chiến tranh tâm lý bất an, cảm giác dằn vặt vì là người còn sống sót trong khi nhiều a e đồng đội hy sinh. Cảm giác người sống sót sau cuộc chiến đó khó tả, mất mát đau thương...mọi thứ đan xen vào và tùy theo từng cá nhân mà họ phản ứng khác nhau. Các cựu chiến binh ai tâm lý mạnh mẽ thì cuộc sống hậu chiến tiếp tục bình thường, ai tâm lí yếu hay suy nghĩ sẽ bị những hồi ức kinh khủng dày vò, có người phát điên, có người k thể sống bình thường mất niềm tin, có người thì chôn nỗi buồn vào trong rượu...tóm lại đều là nạn nhân của chiến tranh. Cụ Nam Chẩu kể ra được những chuyện vui buồn hồi đó thì lòng cũng nhẹ đi chút, nếu cụ có điều kiện thì giúp đỡ được gia đình các chiến hữu vào sinh ra tử được bao nhiêu quý bấy nhiêu đó là tình ae sống chết có nhau, chúc cụ có duyên gặp lại gđ a Đực sớm nhất có thể.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Đọc báo cáo cụ trích e thấy phấn chấn hẳn ạ, đặc biệt là 1 câu rất ngắn: "Ta an toàn" >:D<

Giai đoạn 1979-1989, Binh chủng Đặc công hoạt động liên tục ở chiến trường K. Hoạt động theo kiểu độc lập, hình thái đặc thù riêng của đặc công.
Trích sử Binh chủng Đăc công, ở MT479, 779, 979... trong khoảng 1983-1986:
Những trận đánh trên và hàng loạt trận đánh khác của đặc công ở phía Nam trong năm 1982 đã hạn chế những hoạt động quân sự quấy phá của bọn tàn quân Pôn Pốt ở vùng này. Xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ quốc tế, theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, ngày 3 tháng 3 năm 1982, Tư lệnh binh chủng ra quyết định thành lập Đoàn A382 làm nhiệm vụ chiến đấu ở Cam-pu-chia. Lực lượng của Đoàn A382 gồm Tiểu đoàn 27 của Trung đoàn 113 và 1 đội của Đoàn 1 gồm 26 cán bộ, chiến sĩ. Lực lượng trên được biên chế thành 4 đội và cơ quan đoàn bộ. Đồng chí Lê Văn Cát - phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 113 được cử làm đoàn trưởng; đồng chí Lê Văn Khoát - tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 27 được cử làm đoàn phó quân sự; đồng chí Đặng Bá Minh - tiểu đoàn phó chính trị Tiểu đoàn 27 được cử làm đoàn phó chính trị.


Sau một tuần lễ làm công tác chuẩn bị, ngày 21 tháng 3 năm 1982, toàn đoàn xuất phát hành quân sang Cam-pu-chia. Ngày 30 tháng 3 năm 1982, toàn đoàn tới Mặt trận 479, đóng quân tại khu vực huyện Sàm Rông, tỉnh Xiêm Riệt và tỉnh ối ĐÔ Mến Chay. Tại đây Đoàn A382 vừa khẩn trương xây dựng căn cứ, ổn định nơi ăn ở, vừa tổ chức đi trinh sát mục tiêu trên các hướng Tà Vựng, bắc Tờ Rôm, An Long Viếng.


Ở Mặt trận 479, cuối tháng 12 năm 1982, Đoàn A382 được lệnh di chuyển về huyện Mông Côn Bờ Rây thuộc tỉnh Bát Đom Boong. Địa hình ở đây là rừng già, núi đá, cây cao rậm rạp, tre gai dày đặc, mùa khô thiếu nước, mùa mưa ngập lụt, thực phẩm và rau xanh khan hiếm. Khí hậu ở vùng Mông Côn Bờ Rây rất độc hại. Hầu hết cán bộ, chiến sĩ trong đoàn bị sốt rét và sốt xuất huyết. Vì thế nhiệm vụ huấn luyện và nghiên cứu tìm địch và đánh địch với xây dựng căn cứ nơi ăn, ở và tăng gia sản xuất bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội đều được chú trọng lãnh đạo thực hiện. Đối với địch, vùng Mông Côn Bờ Rây là địa bàn thuận lợi, địch đóng quân dọc đường biên từ điểm cao 555 đến Cao Mê Lai. Hằng ngày chúng tổ chức tập kích vào các điểm tựa của ta trên tuyến Bua, Năm Sấp, điểm cao 230, đồng thời đưa lực lượng vào lập căn cứ lõm rong Biển Hồ, tây bắc Lô Vi A, tây Tơ Rôm, quấy phá đường 58, đường 5 và hoạt động quấy phá một số khu vực trong nội địa.


Nhiệm vụ của Đoàn A382 là đánh sâu vào căn cứ hậu cứ địch ở khu vực đường biên và đánh địch trong nội địa làm trong sạch địa bàn, bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân.


Tháng 3 năm 1983, đoàn tổ chức đi trinh sát tìm địch ở vùng sâu biên giới nhưng không đạt kết quả. Tiếp theo là hàng chục lần đi trinh sát cũng không tìm thấy địch. Vì thế đoàn không thực hiện được kế hoạch đánh địch ở ngoại biên.


Ở nội địa, công tác trinh sát tìm địch cũng vô cùng khó khăn vất vả. Thủ đoạn đối phó của địch rất tinh khôn xảo quyệt Một mặt chúng sử dụng mọi biện pháp để giừ bí mật căn cứ, kho tàng, lực lượng; mặt khác chúng tìm mọi cách để tiêu hao, tiêu diệt lực lượng ta. Thủ đoạn thường dùng của địch là hên tục cơ động lực lượng, nghi binh đánh lừa ta. Khi trinh sát của ta phát hiện được địch, trở về đưa lực lượng chiến đấu đến, chúng đã chuyển đi nơi khác. Ngược lại khi phát hiện được ta, chúng gài mìn phục kích, tổ chức lực lượng tập kích, đánh lén để tiêu hao lực lượng ta. Quyết tâm đánh địch ngay trên hành lang, đoàn đã sử dụng phương pháp trinh sát vũ trang. Khi gặp địch, ta tổ chức bám địch và chiến đấu ngay.


Ngày 3 tháng 3 năm 1984, Đội 4 tổ chức một bộ phận 15 người do đại đội trưởng Trần Minh Quý chỉ huy phục kích địch trên hành lang từ biên giới vào nội địa. Kết quả, khi phát hiện được toán địch khoảng 30 tên, ta lập tức bao vây đánh ngay, loại khỏi vòng chiến đấu 12 lính Khơ-me đỏ, thu 16 súng các loại. Ta an toàn. Ngày 26 tháng 3 năm 1983, bộ phận trinh sát của đoàn phát hiện được hành lang của địch ở khu vực Năm Sấp. Ngày 21 tháng 4, Đại đội 1 phục kích đánh địch trên hành lang, phá hủy 1 đại liên.


Song song với nhiệm vụ nghiên cứu tìm địch và đánh địch, Đoàn A382 đã tổ chức huấn luyện bổ sung. Nội dung huấn luyện chủ yếu là sử dụng bản đồ, địa bàn, đi góc phương vị, phương pháp trinh sát tìm địch và chiến thuật tập kích, phục kích. Thời gian này đoàn đã tổ chức trồng rau, chăn nuôi lợn và gia cầm. Năm 1983, toàn đoàn đã thu hoạch hàng chục tấn rau xanh, hàng tấn thịt cá, hàng trăm lít mật ong. Những sản phẩm do đơn vị lao động sản xuất được sử dụng ngay trong các bữa ăn hằng ngày, góp phần bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội.


Đầu năm 1984, Đoàn A382, tiếp tục tìm địch và đánh một số trận. Ngày 3 tháng 2, đoàn phục kích đánh một toán địch trên hành lang. Ngày 10 tháng 3, đoàn tập kích căn cứ lõm của địch ở Bua, phá hủy 4 nhà bạt và toàn bộ căn cứ. Trong 2 ngày 6 và 12 tháng 4, đoàn đánh 2 trận, diệt và làm bị thương hàng chục tên, thu 2 súng AK, phá 1 đại liên. Tiếp theo, ngày 12 tháng 5, đoàn đánh địch trên hành lang, diệt 15 tên, thu 6 súng. Từ ngày 20 tháng 5 đến 20 tháng 7, đoàn đánh liên tục 6 trận, diệt hàng chục tên, thu 2 súng. Những trận chiến đấu thắng lợi của Đoàn A382 đã góp phần làm giảm mật độ hoạt động quấy phá của địch ở khu vực Bua.


Ở Mặt trận 979, ngày 12 tháng 12, Tiểu đoàn 209 tập kích quân địch ở núi Mây, diệt 20 tên, trong đó có tên tư lệnh vùng 31 quân khu Tây Nam, thu 9 khẩu súng AK, 100 viên đạn, 20 lựu đạn, phá hủy một số vũ khí, quân trang. Sau trận đánh 2 ngày, 6 tên địch còn lại ra hàng.


Hơn 2 năm làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Cam-pu-chia, cấp ủy, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ Đoàn A382 đã thường xuyên quán triệt nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, chiến đấu thắng lợi. Trong quá trình hoạt động, toàn đoàn đã đánh thắng 16 trận, diệt hàng trăm tên, thu 48 súng, được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công, 2 Huân chương Chiến công, được Nhà nước Cam-pu-chia tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Nhiều cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương Chiến công và bằng khen.


Theo chỉ thị của Bộ, cuối tháng 8 năm 1984, Đoàn A382 đưa lực lượng về nước. Tiểu đoàn 27 trở về đội hình của Trung đoàn 113, Đội 4 về Đoàn 1 tiếp tục xây dựng và sẵn sàng chiến đấu.


Theo yêu cầu của Chính phủ và nhân dân Cam-pu-chia, ngày 27 tháng 11 năm 1982, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 387/QĐ-TM thành lập Đoàn A383 làm nhiệm vụ quốc tế Lực lượng của đoàn gồm Tiểu đoàn đặc công 41 Quân khu 3, Đại đội 6 của Tiểu đoàn 45 Trung đoàn 113 và Đội 1 của Đoàn 1 tăng cường cho Mặt trận 779.


Sau thời gian làm công tác chuẩn bị, ngày 16 tháng 1 năm 1983, Đoàn A383 xuất phát hành quân và ngày 29 tháng 1 toàn đoàn đến mặt trận về trực thuộc Sư đoàn 339 đóng quân tại khu rừng già thuộc huyện Ca Ra Vàng, tỉnh Pua Sát. ở đây khí hậu vô cùng độc hại; ruồi vàng, muỗi, vắt ve cùng với bệnh sốt rét, sốt xuất huyết đã trở thành nạn dịch triền miên. Trong 2 tháng đầu, toàn đoàn có hơn 90% quân số bị sốt rét và xuất huyết. Năm 1983, bệnh sốt rét và xuất huyết đã cướp đi của đoàn hàng chục sinh mạng cán bộ, chiến sĩ, riêng Đội 6 có 12 đồng chí bị chết.


Khó khăn gian khổ, bệnh tật lúc đầu đã làm cho sức khoẻ của cán bộ, chiến sĩ giảm sút. Song do đảng ủy, chỉ huy có biện pháp phòng chống tích cực, anh em tự giác rèn luyện và quen dần với khí hậu thời tiết, bệnh tật tuy chưa tắt hẳn, nhưng sức khoẻ của bộ đội đã được phục hồi. Vì thế các hoạt động của đoàn đã được triển khai theo kế hoạch. Tháng 6 năm 1983, toàn bộ hệ thống hầm hào, công sự chiến đấu của đoàn đã làm xong. Ngày 13 tháng 7, một mũi chiến đấu của Đội 6 phục kích đánh địch tại hàng rào căn cứ lõm trong nội địa, thu toàn bộ hàng hoá gồm vũ khí và quân trang.


Ở Mặt trận 479, ngày 29 tháng 1 năm 1984, Tiểu đoàn 15 đặc công thuộc Sư đoàn 309 tập kích quân địch ở điểm cao 383 (tọa độ 80. 28), diệt 10 tên, thu 1 đại liên, 1 cối 60mm, 1 súng K63, đốt cháy 12 nhà và nhiều quân trang quân dụng. Ta hy sinh 2, bị thương 6 đồng chí. Ngày 23 tháng 7, Tiểu đoàn 47 tập kích quân địch ở tọa độ X, diệt 13 tên, thu 3 súng AK, phá sập 3 nhà ở. Ta bị thương 1 đồng chí.


Chấp hành mệnh lệnh số 23/ML-TM ngày 21 tháng 12 năm 1983 của Bộ Tổng Tham mưu, tháng 1 năm 1984, Tư lệnh binh chủng ra quyết định điều động 2 đoàn A5 và A9 đi làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia tăng cường cho Bộ tư lệnh 479.


Đoàn A9 là Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 113. Lực lượng có 4 đội. Thiếu tá Nguyễn Huy Liệu - phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 113 được cử làm đoàn trưởng, đại úy Nguyễn Đức Thi - tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 được cử làm đoàn phó quân sự, thượng úy Nguyễn Hữu Bằng - tiểu đoàn phó chính trị Tiểu đoàn 9 được cử làm đoàn phó chính trị.


Đoàn A5 là Tiểu đoàn 51 của Trung đoàn 780. Lực lượng có 3 đội và các phân đội trực thuộc. Thiếu tá Hồ Đức Tý làm đoàn trưởng.


Sau thời gian làm công tác tổ chức và huấn luyện bổ sung, ngày 19 tháng 2 năm 1984 cả 2 đoàn xuất phát hành quân sang Cam-pu-chia hoạt động ở khu vực bắc và tây bắc hai tỉnh Bát Đom Boong và Xiêm Riệt. Như vậy đến thời điểm này ở Mặt trận 479, lực lượng đặc công có các đơn vị A5, A9, các tiểu đoàn 13, 14, 15, 47.


Về tác chiến, hội nghị kết luận: Năm 1983 và mùa khô 1983-1984, tất cả các đơn vị đặc công đều tìm được mục tiêu và tổ chức chiến đấu. Các đơn vị đã tổ chức trinh sát tìm địch 113 lần, đánh 91 trận bằng tập kích bí mật, phá hủy bí mật, phục kích, phản kích, đánh hiệp đồng với bộ binh. Kết quả đã diệt hàng trăm tên, thu 159 súng và 12.642 viên đạn các loại, 100 ki-lô-gam thuốc nổ, 40 quả mìn ĐH10 và 31.550 ki-lô-gam gạo; phá hủy 126 khẩu súng, 10 tấn đạn, 8 xe quân sự. Qua thực tiễn xây dựng và chiến đấu, hội nghị đã nêu lên một số ưu điểm, khuyết điểm, phân tích nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm về xây dựng thế đứng, thế đánh, cách đánh và quản lý, giáo dục bộ đội.


Ở Mặt trận 479, các đoàn đặc công A5, A9, các tiểu đoàn 13, 14, 15, 47 đã tổ chức đi trinh sát 19 đợt, đánh 13 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên.


Tại các mặt trận 779 và 979, các đơn vị đặc công đều triển khai nhiệm vụ chiến đấu rất tích cực, đánh nhiều trận trên hành lang và các căn cứ lõm. Tiêu biểu là trận đánh tiêu diệt căn cứ địch ở điểm cao 255 của Tiểu đoàn 208 Mặt trận 979 (19- 12-1984), diệt 25 tên, thu 1 súng cối 100mm, 10 khẩu AK, 2 súng B40, 1000 viên đạn AK và 400 viên đạn cối 100mm.


Bước vào mùa mưa năm 1985, đặc biệt trong mùa khô 1985-1986, lực lượng đặc công trên chiến trường tiếp tục xây dựng thế đứng, thế đánh, đồng thời tăng mật độ các trận chiến đấu tiêu diệt địch trên hành lang ở các căn cứ lõm.


Tại Mặt trận 479, các đơn vị A5, A9, các tiểu đoàn 15 và 47 đã đánh 17 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, thu 30 súng AK, 1 cối 60mm, 1 máy thông tin, 60 viên đạn B40, B41, phá 17 nhà ở. Ta hy sinh 7, bị thương 19 đồng chí. Tiếp theo ngày 17 tháng 1 năm 1986, đặc công Mặt trận 779 lại tập kích căn cứ quân Pôn Pốt ở tọa độ 99.06, loại khỏi vòng chiến đấu 18 tên, phá hủy 1 nhà tôn, 1 xe ô tô. Ta an toàn.


Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ ở chiến trường và trong nước, tháng 6 năm 1986, hai đơn vị A5, A9 được lệnh rút về nước làm nhiệm vụ xây dựng và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tiểu đoàn 9 (A9) về lại đội hình Trung đoàn 113. Tiểu đoàn 51 (A5) về lại đội hình Trung đoàn 780. Hơn 2 năm làm nhiệm vụ quốc tế, đứng chân và hoạt động ở khu vực bắc và tây bắc hai tỉnh Xiêm Riệt và Bát Đom Băng, vừa xây dựng căn cứ, vừa huấn luyện và chiến đấu, hai đoàn A5, A9 đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu.


Đoàn A9 đã đánh 13 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 100 tên, bắt 3 tên, thu 23 khẩu súng và 259 ki-lô-gam thuốc nổ, phá hủy 2 nhà kho gần 10 tấn đạn, 1 xe Ô tô, 50 nhà ở, bảo đảm an mình chính trị, tính mạng và tài sản của nhân dân. Đơn vị và cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng 21 Huân chương Chiến công, được Bộ tư lệnh Mặt trận 479 đánh giá là đơn vị có kỷ luật nghiêm, hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu.


Đoàn A5 đánh 7 trận tập kích, phục kích và 23 lần đánh địch tập kích, bảo vệ căn cứ, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên, bắt 1 tên, gọi hàng 11 tên, thu 21 súng, phá hỏng 3 nhà tôn, 1 xe máy. Ta hy sinh 14, bị thương 34 cán bộ, chiến sĩ. Đơn vị và cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng 10 Huân chương Chiến công, 35 bằng khen, có 21 Chiến sĩ thi đua.


Chiến công chung của hai đoàn trong quá trình xây dựng, chiến đấu là đã xây dựng được thế đứng, thế đánh, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân và thành quả cách mạng của quân dân Cam-pu-chia trong khu vực được phân công.
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,210
Động cơ
551,836 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Giai đoạn 1979-1989, Binh chủng Đặc công hoạt động liên tục ở chiến trường K. Hoạt động theo kiểu độc lập, hình thái đặc thù riêng của đặc công.
Trích sử Binh chủng Đăc công, ở MT479, 779, 979... trong khoảng 1983-1986:
Những trận đánh trên và hàng loạt trận đánh khác của đặc công ở phía Nam trong năm 1982 đã hạn chế những hoạt động quân sự quấy phá của bọn tàn quân Pôn Pốt ở vùng này. Xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ quốc tế, theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, ngày 3 tháng 3 năm 1982, Tư lệnh binh chủng ra quyết định thành lập Đoàn A382 làm nhiệm vụ chiến đấu ở Cam-pu-chia. Lực lượng của Đoàn A382 gồm Tiểu đoàn 27 của Trung đoàn 113 và 1 đội của Đoàn 1 gồm 26 cán bộ, chiến sĩ. Lực lượng trên được biên chế thành 4 đội và cơ quan đoàn bộ. Đồng chí Lê Văn Cát - phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 113 được cử làm đoàn trưởng; đồng chí Lê Văn Khoát - tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 27 được cử làm đoàn phó quân sự; đồng chí Đặng Bá Minh - tiểu đoàn phó chính trị Tiểu đoàn 27 được cử làm đoàn phó chính trị.


Sau một tuần lễ làm công tác chuẩn bị, ngày 21 tháng 3 năm 1982, toàn đoàn xuất phát hành quân sang Cam-pu-chia. Ngày 30 tháng 3 năm 1982, toàn đoàn tới Mặt trận 479, đóng quân tại khu vực huyện Sàm Rông, tỉnh Xiêm Riệt và tỉnh ối ĐÔ Mến Chay. Tại đây Đoàn A382 vừa khẩn trương xây dựng căn cứ, ổn định nơi ăn ở, vừa tổ chức đi trinh sát mục tiêu trên các hướng Tà Vựng, bắc Tờ Rôm, An Long Viếng.


Ở Mặt trận 479, cuối tháng 12 năm 1982, Đoàn A382 được lệnh di chuyển về huyện Mông Côn Bờ Rây thuộc tỉnh Bát Đom Boong. Địa hình ở đây là rừng già, núi đá, cây cao rậm rạp, tre gai dày đặc, mùa khô thiếu nước, mùa mưa ngập lụt, thực phẩm và rau xanh khan hiếm. Khí hậu ở vùng Mông Côn Bờ Rây rất độc hại. Hầu hết cán bộ, chiến sĩ trong đoàn bị sốt rét và sốt xuất huyết. Vì thế nhiệm vụ huấn luyện và nghiên cứu tìm địch và đánh địch với xây dựng căn cứ nơi ăn, ở và tăng gia sản xuất bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội đều được chú trọng lãnh đạo thực hiện. Đối với địch, vùng Mông Côn Bờ Rây là địa bàn thuận lợi, địch đóng quân dọc đường biên từ điểm cao 555 đến Cao Mê Lai. Hằng ngày chúng tổ chức tập kích vào các điểm tựa của ta trên tuyến Bua, Năm Sấp, điểm cao 230, đồng thời đưa lực lượng vào lập căn cứ lõm rong Biển Hồ, tây bắc Lô Vi A, tây Tơ Rôm, quấy phá đường 58, đường 5 và hoạt động quấy phá một số khu vực trong nội địa.


Nhiệm vụ của Đoàn A382 là đánh sâu vào căn cứ hậu cứ địch ở khu vực đường biên và đánh địch trong nội địa làm trong sạch địa bàn, bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân.


Tháng 3 năm 1983, đoàn tổ chức đi trinh sát tìm địch ở vùng sâu biên giới nhưng không đạt kết quả. Tiếp theo là hàng chục lần đi trinh sát cũng không tìm thấy địch. Vì thế đoàn không thực hiện được kế hoạch đánh địch ở ngoại biên.


Ở nội địa, công tác trinh sát tìm địch cũng vô cùng khó khăn vất vả. Thủ đoạn đối phó của địch rất tinh khôn xảo quyệt Một mặt chúng sử dụng mọi biện pháp để giừ bí mật căn cứ, kho tàng, lực lượng; mặt khác chúng tìm mọi cách để tiêu hao, tiêu diệt lực lượng ta. Thủ đoạn thường dùng của địch là hên tục cơ động lực lượng, nghi binh đánh lừa ta. Khi trinh sát của ta phát hiện được địch, trở về đưa lực lượng chiến đấu đến, chúng đã chuyển đi nơi khác. Ngược lại khi phát hiện được ta, chúng gài mìn phục kích, tổ chức lực lượng tập kích, đánh lén để tiêu hao lực lượng ta. Quyết tâm đánh địch ngay trên hành lang, đoàn đã sử dụng phương pháp trinh sát vũ trang. Khi gặp địch, ta tổ chức bám địch và chiến đấu ngay.


Ngày 3 tháng 3 năm 1984, Đội 4 tổ chức một bộ phận 15 người do đại đội trưởng Trần Minh Quý chỉ huy phục kích địch trên hành lang từ biên giới vào nội địa. Kết quả, khi phát hiện được toán địch khoảng 30 tên, ta lập tức bao vây đánh ngay, loại khỏi vòng chiến đấu 12 lính Khơ-me đỏ, thu 16 súng các loại. Ta an toàn. Ngày 26 tháng 3 năm 1983, bộ phận trinh sát của đoàn phát hiện được hành lang của địch ở khu vực Năm Sấp. Ngày 21 tháng 4, Đại đội 1 phục kích đánh địch trên hành lang, phá hủy 1 đại liên.


Song song với nhiệm vụ nghiên cứu tìm địch và đánh địch, Đoàn A382 đã tổ chức huấn luyện bổ sung. Nội dung huấn luyện chủ yếu là sử dụng bản đồ, địa bàn, đi góc phương vị, phương pháp trinh sát tìm địch và chiến thuật tập kích, phục kích. Thời gian này đoàn đã tổ chức trồng rau, chăn nuôi lợn và gia cầm. Năm 1983, toàn đoàn đã thu hoạch hàng chục tấn rau xanh, hàng tấn thịt cá, hàng trăm lít mật ong. Những sản phẩm do đơn vị lao động sản xuất được sử dụng ngay trong các bữa ăn hằng ngày, góp phần bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội.


Đầu năm 1984, Đoàn A382, tiếp tục tìm địch và đánh một số trận. Ngày 3 tháng 2, đoàn phục kích đánh một toán địch trên hành lang. Ngày 10 tháng 3, đoàn tập kích căn cứ lõm của địch ở Bua, phá hủy 4 nhà bạt và toàn bộ căn cứ. Trong 2 ngày 6 và 12 tháng 4, đoàn đánh 2 trận, diệt và làm bị thương hàng chục tên, thu 2 súng AK, phá 1 đại liên. Tiếp theo, ngày 12 tháng 5, đoàn đánh địch trên hành lang, diệt 15 tên, thu 6 súng. Từ ngày 20 tháng 5 đến 20 tháng 7, đoàn đánh liên tục 6 trận, diệt hàng chục tên, thu 2 súng. Những trận chiến đấu thắng lợi của Đoàn A382 đã góp phần làm giảm mật độ hoạt động quấy phá của địch ở khu vực Bua.


Ở Mặt trận 979, ngày 12 tháng 12, Tiểu đoàn 209 tập kích quân địch ở núi Mây, diệt 20 tên, trong đó có tên tư lệnh vùng 31 quân khu Tây Nam, thu 9 khẩu súng AK, 100 viên đạn, 20 lựu đạn, phá hủy một số vũ khí, quân trang. Sau trận đánh 2 ngày, 6 tên địch còn lại ra hàng.


Hơn 2 năm làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Cam-pu-chia, cấp ủy, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ Đoàn A382 đã thường xuyên quán triệt nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, chiến đấu thắng lợi. Trong quá trình hoạt động, toàn đoàn đã đánh thắng 16 trận, diệt hàng trăm tên, thu 48 súng, được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công, 2 Huân chương Chiến công, được Nhà nước Cam-pu-chia tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Nhiều cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương Chiến công và bằng khen.


Theo chỉ thị của Bộ, cuối tháng 8 năm 1984, Đoàn A382 đưa lực lượng về nước. Tiểu đoàn 27 trở về đội hình của Trung đoàn 113, Đội 4 về Đoàn 1 tiếp tục xây dựng và sẵn sàng chiến đấu.


Theo yêu cầu của Chính phủ và nhân dân Cam-pu-chia, ngày 27 tháng 11 năm 1982, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 387/QĐ-TM thành lập Đoàn A383 làm nhiệm vụ quốc tế Lực lượng của đoàn gồm Tiểu đoàn đặc công 41 Quân khu 3, Đại đội 6 của Tiểu đoàn 45 Trung đoàn 113 và Đội 1 của Đoàn 1 tăng cường cho Mặt trận 779.


Sau thời gian làm công tác chuẩn bị, ngày 16 tháng 1 năm 1983, Đoàn A383 xuất phát hành quân và ngày 29 tháng 1 toàn đoàn đến mặt trận về trực thuộc Sư đoàn 339 đóng quân tại khu rừng già thuộc huyện Ca Ra Vàng, tỉnh Pua Sát. ở đây khí hậu vô cùng độc hại; ruồi vàng, muỗi, vắt ve cùng với bệnh sốt rét, sốt xuất huyết đã trở thành nạn dịch triền miên. Trong 2 tháng đầu, toàn đoàn có hơn 90% quân số bị sốt rét và xuất huyết. Năm 1983, bệnh sốt rét và xuất huyết đã cướp đi của đoàn hàng chục sinh mạng cán bộ, chiến sĩ, riêng Đội 6 có 12 đồng chí bị chết.


Khó khăn gian khổ, bệnh tật lúc đầu đã làm cho sức khoẻ của cán bộ, chiến sĩ giảm sút. Song do đảng ủy, chỉ huy có biện pháp phòng chống tích cực, anh em tự giác rèn luyện và quen dần với khí hậu thời tiết, bệnh tật tuy chưa tắt hẳn, nhưng sức khoẻ của bộ đội đã được phục hồi. Vì thế các hoạt động của đoàn đã được triển khai theo kế hoạch. Tháng 6 năm 1983, toàn bộ hệ thống hầm hào, công sự chiến đấu của đoàn đã làm xong. Ngày 13 tháng 7, một mũi chiến đấu của Đội 6 phục kích đánh địch tại hàng rào căn cứ lõm trong nội địa, thu toàn bộ hàng hoá gồm vũ khí và quân trang.


Ở Mặt trận 479, ngày 29 tháng 1 năm 1984, Tiểu đoàn 15 đặc công thuộc Sư đoàn 309 tập kích quân địch ở điểm cao 383 (tọa độ 80. 28), diệt 10 tên, thu 1 đại liên, 1 cối 60mm, 1 súng K63, đốt cháy 12 nhà và nhiều quân trang quân dụng. Ta hy sinh 2, bị thương 6 đồng chí. Ngày 23 tháng 7, Tiểu đoàn 47 tập kích quân địch ở tọa độ X, diệt 13 tên, thu 3 súng AK, phá sập 3 nhà ở. Ta bị thương 1 đồng chí.


Chấp hành mệnh lệnh số 23/ML-TM ngày 21 tháng 12 năm 1983 của Bộ Tổng Tham mưu, tháng 1 năm 1984, Tư lệnh binh chủng ra quyết định điều động 2 đoàn A5 và A9 đi làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia tăng cường cho Bộ tư lệnh 479.


Đoàn A9 là Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 113. Lực lượng có 4 đội. Thiếu tá Nguyễn Huy Liệu - phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 113 được cử làm đoàn trưởng, đại úy Nguyễn Đức Thi - tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 được cử làm đoàn phó quân sự, thượng úy Nguyễn Hữu Bằng - tiểu đoàn phó chính trị Tiểu đoàn 9 được cử làm đoàn phó chính trị.


Đoàn A5 là Tiểu đoàn 51 của Trung đoàn 780. Lực lượng có 3 đội và các phân đội trực thuộc. Thiếu tá Hồ Đức Tý làm đoàn trưởng.


Sau thời gian làm công tác tổ chức và huấn luyện bổ sung, ngày 19 tháng 2 năm 1984 cả 2 đoàn xuất phát hành quân sang Cam-pu-chia hoạt động ở khu vực bắc và tây bắc hai tỉnh Bát Đom Boong và Xiêm Riệt. Như vậy đến thời điểm này ở Mặt trận 479, lực lượng đặc công có các đơn vị A5, A9, các tiểu đoàn 13, 14, 15, 47.


Về tác chiến, hội nghị kết luận: Năm 1983 và mùa khô 1983-1984, tất cả các đơn vị đặc công đều tìm được mục tiêu và tổ chức chiến đấu. Các đơn vị đã tổ chức trinh sát tìm địch 113 lần, đánh 91 trận bằng tập kích bí mật, phá hủy bí mật, phục kích, phản kích, đánh hiệp đồng với bộ binh. Kết quả đã diệt hàng trăm tên, thu 159 súng và 12.642 viên đạn các loại, 100 ki-lô-gam thuốc nổ, 40 quả mìn ĐH10 và 31.550 ki-lô-gam gạo; phá hủy 126 khẩu súng, 10 tấn đạn, 8 xe quân sự. Qua thực tiễn xây dựng và chiến đấu, hội nghị đã nêu lên một số ưu điểm, khuyết điểm, phân tích nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm về xây dựng thế đứng, thế đánh, cách đánh và quản lý, giáo dục bộ đội.


Ở Mặt trận 479, các đoàn đặc công A5, A9, các tiểu đoàn 13, 14, 15, 47 đã tổ chức đi trinh sát 19 đợt, đánh 13 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên.


Tại các mặt trận 779 và 979, các đơn vị đặc công đều triển khai nhiệm vụ chiến đấu rất tích cực, đánh nhiều trận trên hành lang và các căn cứ lõm. Tiêu biểu là trận đánh tiêu diệt căn cứ địch ở điểm cao 255 của Tiểu đoàn 208 Mặt trận 979 (19- 12-1984), diệt 25 tên, thu 1 súng cối 100mm, 10 khẩu AK, 2 súng B40, 1000 viên đạn AK và 400 viên đạn cối 100mm.


Bước vào mùa mưa năm 1985, đặc biệt trong mùa khô 1985-1986, lực lượng đặc công trên chiến trường tiếp tục xây dựng thế đứng, thế đánh, đồng thời tăng mật độ các trận chiến đấu tiêu diệt địch trên hành lang ở các căn cứ lõm.


Tại Mặt trận 479, các đơn vị A5, A9, các tiểu đoàn 15 và 47 đã đánh 17 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, thu 30 súng AK, 1 cối 60mm, 1 máy thông tin, 60 viên đạn B40, B41, phá 17 nhà ở. Ta hy sinh 7, bị thương 19 đồng chí. Tiếp theo ngày 17 tháng 1 năm 1986, đặc công Mặt trận 779 lại tập kích căn cứ quân Pôn Pốt ở tọa độ 99.06, loại khỏi vòng chiến đấu 18 tên, phá hủy 1 nhà tôn, 1 xe ô tô. Ta an toàn.


Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ ở chiến trường và trong nước, tháng 6 năm 1986, hai đơn vị A5, A9 được lệnh rút về nước làm nhiệm vụ xây dựng và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tiểu đoàn 9 (A9) về lại đội hình Trung đoàn 113. Tiểu đoàn 51 (A5) về lại đội hình Trung đoàn 780. Hơn 2 năm làm nhiệm vụ quốc tế, đứng chân và hoạt động ở khu vực bắc và tây bắc hai tỉnh Xiêm Riệt và Bát Đom Băng, vừa xây dựng căn cứ, vừa huấn luyện và chiến đấu, hai đoàn A5, A9 đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu.


Đoàn A9 đã đánh 13 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 100 tên, bắt 3 tên, thu 23 khẩu súng và 259 ki-lô-gam thuốc nổ, phá hủy 2 nhà kho gần 10 tấn đạn, 1 xe Ô tô, 50 nhà ở, bảo đảm an mình chính trị, tính mạng và tài sản của nhân dân. Đơn vị và cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng 21 Huân chương Chiến công, được Bộ tư lệnh Mặt trận 479 đánh giá là đơn vị có kỷ luật nghiêm, hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu.


Đoàn A5 đánh 7 trận tập kích, phục kích và 23 lần đánh địch tập kích, bảo vệ căn cứ, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên, bắt 1 tên, gọi hàng 11 tên, thu 21 súng, phá hỏng 3 nhà tôn, 1 xe máy. Ta hy sinh 14, bị thương 34 cán bộ, chiến sĩ. Đơn vị và cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng 10 Huân chương Chiến công, 35 bằng khen, có 21 Chiến sĩ thi đua.


Chiến công chung của hai đoàn trong quá trình xây dựng, chiến đấu là đã xây dựng được thế đứng, thế đánh, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân và thành quả cách mạng của quân dân Cam-pu-chia trong khu vực được phân công.
Hồi xưa cụ này ở bên tham mưu hay tác chiến mà nhiều tư liệu về chiến trường K vậy ? Lão ở SG thì đợt này vào kiếm lão uống Cafe.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Hồi xưa cụ này ở bên tham mưu hay tác chiến mà nhiều tư liệu về chiến trường K vậy ? Lão ở SG thì đợt này vào kiếm lão uống Cafe.
Mấy năm trước có vào diễn đàn quansu, thấy có một loạt tư liệu, lưu về máy tính, đọc dần cụ angkorwat ạ.
Lúc nào quay về thớt kia của cụ tám tiếp...
 

vnquocviet

Xe máy
Biển số
OF-372125
Ngày cấp bằng
1/7/15
Số km
55
Động cơ
250,567 Mã lực
Kính các cụ, các mợ

Sau khi đọc Hồi ký - Lính hậu phương của lão Tiên Tửu Phú Lộc và "Những mẩu chuyện vui, buồn của cựu cựu binh" của anh angkorwat thì bao cảm xúc của người lính tưởng như lính của thời bình, nhưng lại vẫn phải dấn thân vào nơi máu đổ. Lại tràn về với em, với một người cựu binh, ý tưởng viết lại những gì mình nhớ nhen nhóm và sau đây là hồi ký, hồi ký những câu chuyện không đầu không cuối của một người lính thuộc sư đoàn bộ binh số 7 " Hồi ức người lính sư đoàn bộ số 7, sư đoàn nổi tiếng ở chiến trường K. Đã được cựu binh Lê Hiếu ghi lại, và nổi tiếng qua giọng đọc của chị Hải Yến" Nếu ai đọc hay nghe sẽ biết ít nhiều về sư đoàn này.


LẦN ĐẦU BỊ KỶ LUẬT

Tháng 4 năm 1984, sau khi mãn khóa loại ưu với quân hàm Trung sĩ tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu gã được điều động về đại đội trinh sát luồn sâu sư đoàn bộ binh 7 (sư đoàn Bến Tre), quân đoàn 4 đang tham chiến trên mặt trận 479 trải dài qua các tỉnh sát biên giới Thailan từ Pursat, Pailin, Battambang, Poipet đến tận Anlong Veng của đất nước Chùa Tháp.
Quân đoàn 4 còn được gọi là binh đoàn Cửu Long và được phong tặng “Bức tường thép miền Đông Nam bộ”. Gã về đơn vị mới và được phân cùng nhóm với thằng Đực, thằng Phú “nhái” (Lúc đó thằng Long “Polpot” chưa về tổ). Một ngày đầu tháng 5 năm 1984 nhóm gã được tung đi “thám” khu căn cứ 14 của Khmer đỏ nằm chếch Poipet 25 độ về hướng Tây Nam. Đây cũng là lần đầu tiên gã và những thằng bạn đi “thám” thực tế sau thời gian huấn luyện tại Vietnam. Mọi việc khi đi “thám” đều suôn sẻ cho đến khi trên đường trở về.

Lúc về ngang đường chợt cả 3 thằng đều ngửi thấy mùi thuốc lá Samit thơm ngào ngạt. Thời đó thuốc lá Samit từ Thailan tuồn sang cho lính Pot khá nhiều và loại thuốc lá đầu lọc đó cũng ngon hơn hẳn loại thuốc lá Sapa hay Điện Biên mà lính ta được mua phân phối hàng tháng. Cái loại thuốc lá thời bao cấp khét lẹt như lông bò và không có đầu lọc. Ba thằng lò dò tiến về phía mùi thơm của thuốc lá Samit. Vượt qua mấy bụi cây lúp xúp thì thấy trước mặt có căn nhà lá nhỏ nằm cạnh rìa 1 trảng cỏ trống. Ba thằng bọn gã nhẹ nhàng áp sát căn nhà và cẩn thận quan sát xung quanh và trong nhà.
Thấy trong nhà có 1 thằng lính Pot đang nằm đung đưa trên võng, 1 thằng khác ngồi quay lưng ra cửa đang lau khẩu AK Tầu (Với lính chiến, nhất là lính trinh sát luồn sâu, bài học đầu tiên là không bao giờ được phép ngồi ở nơi trống trải không có che chắn hoặc ngồi quay lưng ra cửa để tránh bị tập kích bất ngờ). Tiếng 1 thằng nói gì đó, gã chỉ nghe được loáng thoáng có câu Sách cô (thịt bò).
Tuy mới đặt chân đến đất Miên nhưng mấy thằng gã cũng đã tranh thủ học được vài câu tiếng Miên thông dụng do các bậc đàn anh đi trước dạy cho. Tất nhiên những câu chửi bậy hoặc về ăn uống dễ học hơn với những câu thăm hỏi xã giao, ngoài câu Xua sơ đây (xin chào).

Có câu chuyện mà cánh lính cũ hay kể về tiếng Khmer và tiếng Việt, không biết là chuyện nghiêm túc hay chuyện hài nữa. Đại để, có một đơn vị bộ đội Việt Nam trên đường hành quân qua một phum nhỏ, mùa khô trời nắng nóng, anh em hỏi dân làng: “Nước ở đâu?”. Dân ở đây không biết tiếng Việt nên có nhiều người nói “Ót-che” (không biết). Anh em ta hỏi ở đâu cũng đều được trả lời như thế. Có mấy anh em hơi bực mình: “Tức thật! Tức thật!”. Bà con Khmer nghe nói tiếng “Tức” (trong tiếng Campuchia nghĩa là nước), liền cho người đưa nước đến cho lính.

Nhưng ở đây, người thì đông mà nước lại ít. Một anh lính quê khu Tư nói một câu bâng quơ: “Người “đôông” ra ri mà được từng nớ nác, thì ai uống ai nhịn đây!” (Người đông thế này mà được từng ấy nước thì ai uống ai nhịn đây). Dân nghe lính nói tiếng “đôông” (trong tiếng Campuchia “đôông” nghĩa là nước dừa), liền cho người lên hái dừa cho lính. Mỗi gia đình mang đến mấy trái, cả thôn tập trung lại được số dừa xếp thành đống. Lính ta cười hả hê, có anh chàng quê miền trong nói như tuyên bố: Uống “chết” bỏ. Bà con ở đây nghe tiếng “chết” (tiếng Campuchia “m’chếch” là chuối), tưởng lính Vietnam muốn ăn chuối, nên những buồng chuối chín lại được mang ra.........

(Tấm hình gã chụp cách đây 38 năm, năm 1984 tại thị xã Sơn Tây. Trước lúc lên đường đi chiến trường K. Tuy không nói ra nhưng trong gia đình, họ hàng, bạn bè ai cũng mặc định tấm hình đó sẽ được dùng làm ảnh thờ nếu gã đi mà không trở về)

300764606_2898621130443072_2441552831516520365_n.jpg
Cụ có bản thảo không? gửi cho chị Lê Yến đọc để chia sẻ đến mọi người
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,142
Động cơ
82,954 Mã lực
Năm 1989 theo em nhớ thì 1 chỉ vàng khoảng 3-400 ngàn gì đó. Khi đó lương KS mới ra trường khoảng 60.000 VND. Đô khi đó khoảng 4-5.000 VND
Cụ nhớ chuẩn giá vàng!
Cụ chủ là lính trinh sát giống ông chú em trong kháng chiến chống Mỹ cũng làm trinh sát. Bị thương nhà nước ưu ái cho đi học nhưng lúc đó bị sốt rét thế là bỏ về quê; hết sạch các ưu đãi quá tốt của nhà nước. Giờ chỉ là thương binh hạng 4 kiêm nông dân vì kết thúc chiến tranh tâm lý ai cũng muốn về nhà. Nghe chú kể thì lính trinh sát cũng giống nhiệm vụ của cụ chủ!
 

My Hao

Xe container
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
6,055
Động cơ
1,514,164 Mã lực
Trước e có đọc bác Triệu Xuân Hòa quê Vĩnh Phúc là binh nhì lính ts luồn sâu bên K đc phong AHLLVT. Sau làm sư trưởng sd5 bên K. Rồi làm đến Trung tướng TL QK7.
Bác Hòa này cũng có thể coi là thủ trưởng của anh Nam vì lúc anh Nam sang K chiến đấu trong đội hình C trinh sát của F7 thì bác Hòa đang là trưởng ban trinh sát - phó phòng quân báo của mặt trận 479.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Cũng MT479, 6-1986 sau khi các đoàn A đặc công rút về thì bọn Pốt lại nhen nhóm trở lại (e trích 1 Fber):

Tháng 5-1986, Thượng úy Trần Hữu Long, đang là giáo viên quân sự ở trường Quân chính Quân khu VII, được điều sang chiến trường Campuchia làm đại đội trưởng Đại đội 11, Trung đoàn 4, Sư 5, Mặt trận 479. Đóng quân ở bìa rừng, nơi lực lượng Khmer Đỏ thường từ Thái Lan vượt biên giới vào bên trong đất Campuchia. Long kể: “Chiến tranh như trò đùa, chúng tôi thì cứ phơi mặt ra, trong khi Khmer Đỏ lại lẩn khuất trong bóng đêm, trong dân. Từ biên giới luồn qua, tụi lính Pol Pot dừng lại đánh nhau với tụi tôi một chặp, sau đó lúc đi về lại bắn nhau thêm một chặp nữa. Chúng tôi phải đắp tường và đào hào vây quanh doanh trại theo kiểu pháo đài. Loại pháo đài tường đất với những ngôi nhà tranh tre chỉ cần một phát B40 là cháy rụi”.

Đầu năm 1987, một tiểu đoàn Pol Pot xuất hiện trong khu vực đại đội Long đóng quân. Lúc này, Long đã chuyển sang chỉ huy Đại đội 12. Người dân trong phum nói: “Ông Long ơi, nó chuẩn bị đánh bộ đội 12 đó”. Nguôn, tiểu đoàn trưởng Khmer Đỏ, nhắn qua dân: “Nói ông Long chỉ cần ra khỏi doanh trại, bước qua bìa phum là tôi bắn”. Thượng úy Long nhắn lại: “Nói ông Nguôn có giỏi thì cứ đưa quân về đây”. Khmer Đỏ không đánh ngay mà cứ dấm dứ hàng tháng trời hòng đặt bộ đội của Thượng úy Long trong trạng thái căng thẳng kéo dài cho đến khi mệt mỏi.

Thượng úy Long kể: “Đêm Campuchia tối tới mức ngửa lòng bàn tay ra đưa lên trước mặt cũng không nhìn thấy. Khi hành quân đêm, chúng tôi phải bắt con sâu đất có ánh lân tinh quệt lên ba lô của người lính trước mặt để bám theo nhau. Đêm đi qua trảng trống, nếu lỡ tụt lại phía sau phải nằm sát mặt đất may ra mới nhìn thấy bóng những người lính hành quân in trên nền trời”. Những khoảnh khắc hay bị phục kích nhất là ở thời điểm trăng vừa lên, Khmer Đỏ phục sẵn chỉ chờ có ánh sáng nhận rõ mục tiêu là bắn. Khi tiểu đoàn Khmer Đỏ của Nguôn vẫn thập thò ngoài rừng, Long kể: “Cứ hai tiếng một lần, tôi lại phải dậy đi một vòng đốc gác. Tiền đồn tối như mực, Khmer Đỏ áp sát hàng rào cũng khó lòng nhìn thấy”.

Sau bốn ngày bị bao vây, “bộ đội 12” căng như dây đàn nhưng đám lính Khmer Đỏ vẫn chưa khởi chiến. Trung đoàn 4 lúc đó cũng không còn khả
năng chi viện vì lực lượng đã bị dàn mỏng. Tiểu đoàn nhắn xuống: “Tập trung phòng thủ cho tốt”. Khoảng 4:30 sáng, Thượng úy Long đi đốc gác lần cuối, thấy anh em chấp hành nghiêm, anh trở về lán. Long kể: Vừa đặt lưng, tôi nghe tiếng AK nổ phát một bụp, bụp. Chưa kịp nhảy ra thì quả B40 thứ nhất nổ sát nóc nhà sở chỉ huy. Tôi phóng xuống hầm. Nghe đạn của tụi Pol Pot bắn hết cỡ mà không thấy tiếng súng bắn trả của anh em mình. Tôi nói với cậu liên lạc: không ra đánh là chết hết. Vừa dợm chân ra thì một trái B40 nổ ngay cửa hầm hất mình trở lại. Nhìn thấy miệng cậu liên lạc mấp máy, tôi hét lên: “Tao còn sống, đánh!”. Ra khỏi hầm, thấy hàng chục nóc nhà đang bốc lửa. Một nhóm bộ đội đang vác khẩu cối 82 chạy ra phía sau. Long hét: “Dựng nòng, bắn cấp tập”. Hô xong vẫn không nghe tiếng cối, Long quay nhìn lại, thấy miệng khẩu cối chớp liên tục, anh em không kịp gá chân, cứ thế dựng nòng, thả đạn. Khi ấy, Long mới biết tai mình đã điếc.

Trời sáng, lực lượng Khmer Đỏ rút lui. Ngay cổng chính, xác một lính Khmer Đỏ bị bắn chết khi đang vác khẩu B40 với viên đạn đã sẵn sàng nhưng chưa kịp bắn. Trên lưng hắn ta còn sáu quả đạn. Tiếng AK “bụp” phát một mà Long nghe khi vừa trở về chỗ nằm là của người lính gác mà anh vừa gặp khi đi đốc gác. Nếu để cho tên lính Khmer Đỏ mang bảy quả B40 ấy lọt qua hàng rào thì thế trận có nguy cơ vỡ. Đêm ấy, lực lượng Pol Pot chỉ tấn công ba mặt, chừa một mặt để, nếu “bộ đội 12” bỏ chạy, sẽ rơi trọn vào bẫy phục kích của chúng. Đấy là trận tập kích khốc liệt nhất của Khmer Đỏ vào nơi đóng quân của “bộ đội 12” nhưng không phải là trận đánh duy nhất. Thượng úy Long đến Mặt trận 479 tháng 5-1986, từ đó cho tới giữa năm 1987 anh chỉ huy đơn vị phản công, phục kích và truy kích Khmer Đỏ tổng cộng 68 trận.


Giai đoạn 1979-1989, Binh chủng Đặc công hoạt động liên tục ở chiến trường K. Hoạt động theo kiểu độc lập, hình thái đặc thù riêng của đặc công.
Trích sử Binh chủng Đăc công, ở MT479, 779, 979... trong khoảng 1983-1986:
Những trận đánh trên và hàng loạt trận đánh khác của đặc công ở phía Nam trong năm 1982 đã hạn chế những hoạt động quân sự quấy phá của bọn tàn quân Pôn Pốt ở vùng này. Xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ quốc tế, theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, ngày 3 tháng 3 năm 1982, Tư lệnh binh chủng ra quyết định thành lập Đoàn A382 làm nhiệm vụ chiến đấu ở Cam-pu-chia. Lực lượng của Đoàn A382 gồm Tiểu đoàn 27 của Trung đoàn 113 và 1 đội của Đoàn 1 gồm 26 cán bộ, chiến sĩ. Lực lượng trên được biên chế thành 4 đội và cơ quan đoàn bộ. Đồng chí Lê Văn Cát - phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 113 được cử làm đoàn trưởng; đồng chí Lê Văn Khoát - tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 27 được cử làm đoàn phó quân sự; đồng chí Đặng Bá Minh - tiểu đoàn phó chính trị Tiểu đoàn 27 được cử làm đoàn phó chính trị.


Sau một tuần lễ làm công tác chuẩn bị, ngày 21 tháng 3 năm 1982, toàn đoàn xuất phát hành quân sang Cam-pu-chia. Ngày 30 tháng 3 năm 1982, toàn đoàn tới Mặt trận 479, đóng quân tại khu vực huyện Sàm Rông, tỉnh Xiêm Riệt và tỉnh ối ĐÔ Mến Chay. Tại đây Đoàn A382 vừa khẩn trương xây dựng căn cứ, ổn định nơi ăn ở, vừa tổ chức đi trinh sát mục tiêu trên các hướng Tà Vựng, bắc Tờ Rôm, An Long Viếng.


Ở Mặt trận 479, cuối tháng 12 năm 1982, Đoàn A382 được lệnh di chuyển về huyện Mông Côn Bờ Rây thuộc tỉnh Bát Đom Boong. Địa hình ở đây là rừng già, núi đá, cây cao rậm rạp, tre gai dày đặc, mùa khô thiếu nước, mùa mưa ngập lụt, thực phẩm và rau xanh khan hiếm. Khí hậu ở vùng Mông Côn Bờ Rây rất độc hại. Hầu hết cán bộ, chiến sĩ trong đoàn bị sốt rét và sốt xuất huyết. Vì thế nhiệm vụ huấn luyện và nghiên cứu tìm địch và đánh địch với xây dựng căn cứ nơi ăn, ở và tăng gia sản xuất bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội đều được chú trọng lãnh đạo thực hiện. Đối với địch, vùng Mông Côn Bờ Rây là địa bàn thuận lợi, địch đóng quân dọc đường biên từ điểm cao 555 đến Cao Mê Lai. Hằng ngày chúng tổ chức tập kích vào các điểm tựa của ta trên tuyến Bua, Năm Sấp, điểm cao 230, đồng thời đưa lực lượng vào lập căn cứ lõm rong Biển Hồ, tây bắc Lô Vi A, tây Tơ Rôm, quấy phá đường 58, đường 5 và hoạt động quấy phá một số khu vực trong nội địa.


Nhiệm vụ của Đoàn A382 là đánh sâu vào căn cứ hậu cứ địch ở khu vực đường biên và đánh địch trong nội địa làm trong sạch địa bàn, bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân.


Tháng 3 năm 1983, đoàn tổ chức đi trinh sát tìm địch ở vùng sâu biên giới nhưng không đạt kết quả. Tiếp theo là hàng chục lần đi trinh sát cũng không tìm thấy địch. Vì thế đoàn không thực hiện được kế hoạch đánh địch ở ngoại biên.


Ở nội địa, công tác trinh sát tìm địch cũng vô cùng khó khăn vất vả. Thủ đoạn đối phó của địch rất tinh khôn xảo quyệt Một mặt chúng sử dụng mọi biện pháp để giừ bí mật căn cứ, kho tàng, lực lượng; mặt khác chúng tìm mọi cách để tiêu hao, tiêu diệt lực lượng ta. Thủ đoạn thường dùng của địch là hên tục cơ động lực lượng, nghi binh đánh lừa ta. Khi trinh sát của ta phát hiện được địch, trở về đưa lực lượng chiến đấu đến, chúng đã chuyển đi nơi khác. Ngược lại khi phát hiện được ta, chúng gài mìn phục kích, tổ chức lực lượng tập kích, đánh lén để tiêu hao lực lượng ta. Quyết tâm đánh địch ngay trên hành lang, đoàn đã sử dụng phương pháp trinh sát vũ trang. Khi gặp địch, ta tổ chức bám địch và chiến đấu ngay.


Ngày 3 tháng 3 năm 1984, Đội 4 tổ chức một bộ phận 15 người do đại đội trưởng Trần Minh Quý chỉ huy phục kích địch trên hành lang từ biên giới vào nội địa. Kết quả, khi phát hiện được toán địch khoảng 30 tên, ta lập tức bao vây đánh ngay, loại khỏi vòng chiến đấu 12 lính Khơ-me đỏ, thu 16 súng các loại. Ta an toàn. Ngày 26 tháng 3 năm 1983, bộ phận trinh sát của đoàn phát hiện được hành lang của địch ở khu vực Năm Sấp. Ngày 21 tháng 4, Đại đội 1 phục kích đánh địch trên hành lang, phá hủy 1 đại liên.


Song song với nhiệm vụ nghiên cứu tìm địch và đánh địch, Đoàn A382 đã tổ chức huấn luyện bổ sung. Nội dung huấn luyện chủ yếu là sử dụng bản đồ, địa bàn, đi góc phương vị, phương pháp trinh sát tìm địch và chiến thuật tập kích, phục kích. Thời gian này đoàn đã tổ chức trồng rau, chăn nuôi lợn và gia cầm. Năm 1983, toàn đoàn đã thu hoạch hàng chục tấn rau xanh, hàng tấn thịt cá, hàng trăm lít mật ong. Những sản phẩm do đơn vị lao động sản xuất được sử dụng ngay trong các bữa ăn hằng ngày, góp phần bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội.


Đầu năm 1984, Đoàn A382, tiếp tục tìm địch và đánh một số trận. Ngày 3 tháng 2, đoàn phục kích đánh một toán địch trên hành lang. Ngày 10 tháng 3, đoàn tập kích căn cứ lõm của địch ở Bua, phá hủy 4 nhà bạt và toàn bộ căn cứ. Trong 2 ngày 6 và 12 tháng 4, đoàn đánh 2 trận, diệt và làm bị thương hàng chục tên, thu 2 súng AK, phá 1 đại liên. Tiếp theo, ngày 12 tháng 5, đoàn đánh địch trên hành lang, diệt 15 tên, thu 6 súng. Từ ngày 20 tháng 5 đến 20 tháng 7, đoàn đánh liên tục 6 trận, diệt hàng chục tên, thu 2 súng. Những trận chiến đấu thắng lợi của Đoàn A382 đã góp phần làm giảm mật độ hoạt động quấy phá của địch ở khu vực Bua.


Ở Mặt trận 979, ngày 12 tháng 12, Tiểu đoàn 209 tập kích quân địch ở núi Mây, diệt 20 tên, trong đó có tên tư lệnh vùng 31 quân khu Tây Nam, thu 9 khẩu súng AK, 100 viên đạn, 20 lựu đạn, phá hủy một số vũ khí, quân trang. Sau trận đánh 2 ngày, 6 tên địch còn lại ra hàng.


Hơn 2 năm làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Cam-pu-chia, cấp ủy, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ Đoàn A382 đã thường xuyên quán triệt nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, chiến đấu thắng lợi. Trong quá trình hoạt động, toàn đoàn đã đánh thắng 16 trận, diệt hàng trăm tên, thu 48 súng, được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công, 2 Huân chương Chiến công, được Nhà nước Cam-pu-chia tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Nhiều cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương Chiến công và bằng khen.


Theo chỉ thị của Bộ, cuối tháng 8 năm 1984, Đoàn A382 đưa lực lượng về nước. Tiểu đoàn 27 trở về đội hình của Trung đoàn 113, Đội 4 về Đoàn 1 tiếp tục xây dựng và sẵn sàng chiến đấu.


Theo yêu cầu của Chính phủ và nhân dân Cam-pu-chia, ngày 27 tháng 11 năm 1982, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 387/QĐ-TM thành lập Đoàn A383 làm nhiệm vụ quốc tế Lực lượng của đoàn gồm Tiểu đoàn đặc công 41 Quân khu 3, Đại đội 6 của Tiểu đoàn 45 Trung đoàn 113 và Đội 1 của Đoàn 1 tăng cường cho Mặt trận 779.


Sau thời gian làm công tác chuẩn bị, ngày 16 tháng 1 năm 1983, Đoàn A383 xuất phát hành quân và ngày 29 tháng 1 toàn đoàn đến mặt trận về trực thuộc Sư đoàn 339 đóng quân tại khu rừng già thuộc huyện Ca Ra Vàng, tỉnh Pua Sát. ở đây khí hậu vô cùng độc hại; ruồi vàng, muỗi, vắt ve cùng với bệnh sốt rét, sốt xuất huyết đã trở thành nạn dịch triền miên. Trong 2 tháng đầu, toàn đoàn có hơn 90% quân số bị sốt rét và xuất huyết. Năm 1983, bệnh sốt rét và xuất huyết đã cướp đi của đoàn hàng chục sinh mạng cán bộ, chiến sĩ, riêng Đội 6 có 12 đồng chí bị chết.


Khó khăn gian khổ, bệnh tật lúc đầu đã làm cho sức khoẻ của cán bộ, chiến sĩ giảm sút. Song do đảng ủy, chỉ huy có biện pháp phòng chống tích cực, anh em tự giác rèn luyện và quen dần với khí hậu thời tiết, bệnh tật tuy chưa tắt hẳn, nhưng sức khoẻ của bộ đội đã được phục hồi. Vì thế các hoạt động của đoàn đã được triển khai theo kế hoạch. Tháng 6 năm 1983, toàn bộ hệ thống hầm hào, công sự chiến đấu của đoàn đã làm xong. Ngày 13 tháng 7, một mũi chiến đấu của Đội 6 phục kích đánh địch tại hàng rào căn cứ lõm trong nội địa, thu toàn bộ hàng hoá gồm vũ khí và quân trang.


Ở Mặt trận 479, ngày 29 tháng 1 năm 1984, Tiểu đoàn 15 đặc công thuộc Sư đoàn 309 tập kích quân địch ở điểm cao 383 (tọa độ 80. 28), diệt 10 tên, thu 1 đại liên, 1 cối 60mm, 1 súng K63, đốt cháy 12 nhà và nhiều quân trang quân dụng. Ta hy sinh 2, bị thương 6 đồng chí. Ngày 23 tháng 7, Tiểu đoàn 47 tập kích quân địch ở tọa độ X, diệt 13 tên, thu 3 súng AK, phá sập 3 nhà ở. Ta bị thương 1 đồng chí.


Chấp hành mệnh lệnh số 23/ML-TM ngày 21 tháng 12 năm 1983 của Bộ Tổng Tham mưu, tháng 1 năm 1984, Tư lệnh binh chủng ra quyết định điều động 2 đoàn A5 và A9 đi làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia tăng cường cho Bộ tư lệnh 479.


Đoàn A9 là Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 113. Lực lượng có 4 đội. Thiếu tá Nguyễn Huy Liệu - phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 113 được cử làm đoàn trưởng, đại úy Nguyễn Đức Thi - tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 được cử làm đoàn phó quân sự, thượng úy Nguyễn Hữu Bằng - tiểu đoàn phó chính trị Tiểu đoàn 9 được cử làm đoàn phó chính trị.


Đoàn A5 là Tiểu đoàn 51 của Trung đoàn 780. Lực lượng có 3 đội và các phân đội trực thuộc. Thiếu tá Hồ Đức Tý làm đoàn trưởng.


Sau thời gian làm công tác tổ chức và huấn luyện bổ sung, ngày 19 tháng 2 năm 1984 cả 2 đoàn xuất phát hành quân sang Cam-pu-chia hoạt động ở khu vực bắc và tây bắc hai tỉnh Bát Đom Boong và Xiêm Riệt. Như vậy đến thời điểm này ở Mặt trận 479, lực lượng đặc công có các đơn vị A5, A9, các tiểu đoàn 13, 14, 15, 47.


Về tác chiến, hội nghị kết luận: Năm 1983 và mùa khô 1983-1984, tất cả các đơn vị đặc công đều tìm được mục tiêu và tổ chức chiến đấu. Các đơn vị đã tổ chức trinh sát tìm địch 113 lần, đánh 91 trận bằng tập kích bí mật, phá hủy bí mật, phục kích, phản kích, đánh hiệp đồng với bộ binh. Kết quả đã diệt hàng trăm tên, thu 159 súng và 12.642 viên đạn các loại, 100 ki-lô-gam thuốc nổ, 40 quả mìn ĐH10 và 31.550 ki-lô-gam gạo; phá hủy 126 khẩu súng, 10 tấn đạn, 8 xe quân sự. Qua thực tiễn xây dựng và chiến đấu, hội nghị đã nêu lên một số ưu điểm, khuyết điểm, phân tích nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm về xây dựng thế đứng, thế đánh, cách đánh và quản lý, giáo dục bộ đội.


Ở Mặt trận 479, các đoàn đặc công A5, A9, các tiểu đoàn 13, 14, 15, 47 đã tổ chức đi trinh sát 19 đợt, đánh 13 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên.


Tại các mặt trận 779 và 979, các đơn vị đặc công đều triển khai nhiệm vụ chiến đấu rất tích cực, đánh nhiều trận trên hành lang và các căn cứ lõm. Tiêu biểu là trận đánh tiêu diệt căn cứ địch ở điểm cao 255 của Tiểu đoàn 208 Mặt trận 979 (19- 12-1984), diệt 25 tên, thu 1 súng cối 100mm, 10 khẩu AK, 2 súng B40, 1000 viên đạn AK và 400 viên đạn cối 100mm.


Bước vào mùa mưa năm 1985, đặc biệt trong mùa khô 1985-1986, lực lượng đặc công trên chiến trường tiếp tục xây dựng thế đứng, thế đánh, đồng thời tăng mật độ các trận chiến đấu tiêu diệt địch trên hành lang ở các căn cứ lõm.


Tại Mặt trận 479, các đơn vị A5, A9, các tiểu đoàn 15 và 47 đã đánh 17 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, thu 30 súng AK, 1 cối 60mm, 1 máy thông tin, 60 viên đạn B40, B41, phá 17 nhà ở. Ta hy sinh 7, bị thương 19 đồng chí. Tiếp theo ngày 17 tháng 1 năm 1986, đặc công Mặt trận 779 lại tập kích căn cứ quân Pôn Pốt ở tọa độ 99.06, loại khỏi vòng chiến đấu 18 tên, phá hủy 1 nhà tôn, 1 xe ô tô. Ta an toàn.


Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ ở chiến trường và trong nước, tháng 6 năm 1986, hai đơn vị A5, A9 được lệnh rút về nước làm nhiệm vụ xây dựng và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tiểu đoàn 9 (A9) về lại đội hình Trung đoàn 113. Tiểu đoàn 51 (A5) về lại đội hình Trung đoàn 780. Hơn 2 năm làm nhiệm vụ quốc tế, đứng chân và hoạt động ở khu vực bắc và tây bắc hai tỉnh Xiêm Riệt và Bát Đom Băng, vừa xây dựng căn cứ, vừa huấn luyện và chiến đấu, hai đoàn A5, A9 đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu.


Đoàn A9 đã đánh 13 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 100 tên, bắt 3 tên, thu 23 khẩu súng và 259 ki-lô-gam thuốc nổ, phá hủy 2 nhà kho gần 10 tấn đạn, 1 xe Ô tô, 50 nhà ở, bảo đảm an mình chính trị, tính mạng và tài sản của nhân dân. Đơn vị và cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng 21 Huân chương Chiến công, được Bộ tư lệnh Mặt trận 479 đánh giá là đơn vị có kỷ luật nghiêm, hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu.


Đoàn A5 đánh 7 trận tập kích, phục kích và 23 lần đánh địch tập kích, bảo vệ căn cứ, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên, bắt 1 tên, gọi hàng 11 tên, thu 21 súng, phá hỏng 3 nhà tôn, 1 xe máy. Ta hy sinh 14, bị thương 34 cán bộ, chiến sĩ. Đơn vị và cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng 10 Huân chương Chiến công, 35 bằng khen, có 21 Chiến sĩ thi đua.


Chiến công chung của hai đoàn trong quá trình xây dựng, chiến đấu là đã xây dựng được thế đứng, thế đánh, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân và thành quả cách mạng của quân dân Cam-pu-chia trong khu vực được phân công.
 
Chỉnh sửa cuối:

longphamhoai

Xe tăng
Biển số
OF-56702
Ngày cấp bằng
8/2/10
Số km
1,284
Động cơ
-252,469 Mã lực
Gã nghĩ nhanh: “Lính Pot rồi…”, gã gọi to: “Lê…Na…quay lại…”. Con chó định chồm lên, nghe gã gọi, nó vừa quay đầu định chạy về phía gã thì khẩu súng trong bụi rậm khai hỏa, ánh lửa nháng lên kèm theo 2 tiếng nổ khô khốc “đoàng…đoàng”.
Lê Na vật người ra 1 bên, nó cố lê thêm 1 đoạn rồi nằm im, nhìn rõ vết máu kéo dài trên đất.
Gã thấy tim mình thắt lại, đầu óc quay cuồng. Thằng Long “Polpot” rút quả da láng ném thẳng vào bụi cây.
Hai bóng người mặc áo xanh từ trong bụi cây nhao ra và chạy về hướng bìa rừng, nhìn rõ cả khẩu K63 mà chúng nó cầm trên tay.
Thằng Uẩn vệ binh và thằng Phú “nhái” định nổ súng thì gã quát: “Để tao…”. Gã tỳ khẩu RPD vào vai đứng thẳng người dậy, nghiến chặt răng và không thèm lấy đường ngắm cơ bản, gã xiết cò.
Đường đạn thẳng căng quật ngã ngay thằng chạy phía sau. Thằng đằng trước đã chạy gần đến bìa rừng, chỉ mấy bước chân nữa là nó thoát được vào rừng.
Nó chạy nhanh, nhưng đường đạn của gã còn nhanh hơn, gã kéo cả băng đạn vào lưng nó.
Thằng lính Pot rơi súng, tay nó chới với bám vào thân cây trước mặt, gã vẫn tiếp tục nhắm bắn vào lưng, vào đầu thằng lính Pot, bắn cho đến khi nó quỵ hẳn xuống.
Thằng Long “Polpot” và 2 thằng nữa chạy ra chỗ 2 thằng lính Pot. Gã quay qua thì thấy thằng Phú “nhái” đang ôm Lê Na vào lòng, máu nó chảy ướt đẫm cả vạt áo thằng Phú.
Thấy gã chạy lại gần, con chó cố vươn người về phía gã. Gã đỡ con chó từ tay thằng Phú “nhái”. Con chó ngước lên nhìn gã, từ trong đôi mắt to tròn và đen như hạt nhãn của nó ứa ra 2 dòng nước mắt đùng đục...
Đọc về cuộc chiến biết bao gian khổ, đọc được cơ duyên nuôi được con Lê Na của cụ mà em thấy thích, Thực sự thích vì em rất quý chó, mèo, bây giờ nhà vẫn nuôi chó, em đạp xe hàng tuần mà phải buộc thêm cái giỏ để chở chó cho dù xấu cả xe. Đọc chap này của cụ, thực sự cảm động và thương Lê Na quá. Hết sức chia sẻ với cụ về tỉnh cảm giữa cụ và Lê Na.
 

longphamhoai

Xe tăng
Biển số
OF-56702
Ngày cấp bằng
8/2/10
Số km
1,284
Động cơ
-252,469 Mã lực
Bài này xuất hiện ở HN khoảng 1974-1976, thời đó chỉ có xe máy của LX, Đông Âu, CHDC Đức, ghi đúng ra là xe star hay mokick (mô kích), chưa có khái niệm xe cúp (người Nhật làm dòng xe cup khoảng 1977, 1978 và xe bãi Nhật nhập về VN khoảng 198x). Chi tiết này cho thấy bài này là một dị bản đọc biết liền vì nó không đúng thời cuộc ngày đó.
Em xin phép tham gia ý kiến chút, nếu như cụ phân tích về xe máy là thế, cơ mà đi tây về thì phải những năm 8x, nhiều thì cuối 8x đầu 9x khi có xuất khẩu lao động. Em thì trẻ thôi nhưng nếu nói bài này năm 1974-1976 thì ko có đoạn đi tây ạ. Cụ check lại hoàn cảnh giúp em. Many tks cụ
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Em xin phép tham gia ý kiến chút, nếu như cụ phân tích về xe máy là thế, cơ mà đi tây về thì phải những năm 8x, nhiều thì cuối 8x đầu 9x khi có xuất khẩu lao động. Em thì trẻ thôi nhưng nếu nói bài này năm 1974-1976 thì ko có đoạn đi tây ạ. Cụ check lại hoàn cảnh giúp em. Many tks cụ
Các năm chiến tranh KCCM ở miền bắc (1965-1975), vẫn có các thanh niên ưu tú được gửi sang LX và Đông Âu để học tập và nghiên cứu:
+ là lưu học sinh (LHS) đi học đại học, và làm NCS.
+ là công nhân kỹ thuât, học nghề
+ chưa có xuất khẩu lao động như bạn hỏi.
Số LHS đi học và học nghề phần lớn là thanh niên học sinh cấp 3 loại ưu tú và giỏi được cử tuyển chọn, các cán bộ chiến sĩ có thành tích đặc biệt, bộ đội xuất ngũ, thương binh, con em cán bộ tập kết, hoặc bản thân các cán bộ tập kết ra bắc thời KCCP cũng có nhiều được cử đi học nước ngoài.... nên số đi "tây" là nhiều đấy.
 

mocconghoa

Xe tải
Biển số
OF-174728
Ngày cấp bằng
2/1/13
Số km
217
Động cơ
329,635 Mã lực
Website
www.mocconghoa.com
Em xin phép tham gia ý kiến chút, nếu như cụ phân tích về xe máy là thế, cơ mà đi tây về thì phải những năm 8x, nhiều thì cuối 8x đầu 9x khi có xuất khẩu lao động. Em thì trẻ thôi nhưng nếu nói bài này năm 1974-1976 thì ko có đoạn đi tây ạ. Cụ check lại hoàn cảnh giúp em. Many tks cụ
Có đấy bác, du học sinh đi học Đông Âu về..
Post xong thì thấy bác Hà Tam đã trả lời quá chuẩn!
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
4,523
Động cơ
432,239 Mã lực
Giai đoạn 1979-1989, Binh chủng Đặc công hoạt động liên tục ở chiến trường K. Hoạt động theo kiểu độc lập, hình thái đặc thù riêng của đặc công.
Trích sử Binh chủng Đăc công, ở MT479, 779, 979... trong khoảng 1983-1986:
Những trận đánh trên và hàng loạt trận đánh khác của đặc công ở phía Nam trong năm 1982 đã hạn chế những hoạt động quân sự quấy phá của bọn tàn quân Pôn Pốt ở vùng này. Xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ quốc tế, theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, ngày 3 tháng 3 năm 1982, Tư lệnh binh chủng ra quyết định thành lập Đoàn A382 làm nhiệm vụ chiến đấu ở Cam-pu-chia. Lực lượng của Đoàn A382 gồm Tiểu đoàn 27 của Trung đoàn 113 và 1 đội của Đoàn 1 gồm 26 cán bộ, chiến sĩ. Lực lượng trên được biên chế thành 4 đội và cơ quan đoàn bộ. Đồng chí Lê Văn Cát - phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 113 được cử làm đoàn trưởng; đồng chí Lê Văn Khoát - tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 27 được cử làm đoàn phó quân sự; đồng chí Đặng Bá Minh - tiểu đoàn phó chính trị Tiểu đoàn 27 được cử làm đoàn phó chính trị.


Sau một tuần lễ làm công tác chuẩn bị, ngày 21 tháng 3 năm 1982, toàn đoàn xuất phát hành quân sang Cam-pu-chia. Ngày 30 tháng 3 năm 1982, toàn đoàn tới Mặt trận 479, đóng quân tại khu vực huyện Sàm Rông, tỉnh Xiêm Riệt và tỉnh ối ĐÔ Mến Chay. Tại đây Đoàn A382 vừa khẩn trương xây dựng căn cứ, ổn định nơi ăn ở, vừa tổ chức đi trinh sát mục tiêu trên các hướng Tà Vựng, bắc Tờ Rôm, An Long Viếng.


Ở Mặt trận 479, cuối tháng 12 năm 1982, Đoàn A382 được lệnh di chuyển về huyện Mông Côn Bờ Rây thuộc tỉnh Bát Đom Boong. Địa hình ở đây là rừng già, núi đá, cây cao rậm rạp, tre gai dày đặc, mùa khô thiếu nước, mùa mưa ngập lụt, thực phẩm và rau xanh khan hiếm. Khí hậu ở vùng Mông Côn Bờ Rây rất độc hại. Hầu hết cán bộ, chiến sĩ trong đoàn bị sốt rét và sốt xuất huyết. Vì thế nhiệm vụ huấn luyện và nghiên cứu tìm địch và đánh địch với xây dựng căn cứ nơi ăn, ở và tăng gia sản xuất bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội đều được chú trọng lãnh đạo thực hiện. Đối với địch, vùng Mông Côn Bờ Rây là địa bàn thuận lợi, địch đóng quân dọc đường biên từ điểm cao 555 đến Cao Mê Lai. Hằng ngày chúng tổ chức tập kích vào các điểm tựa của ta trên tuyến Bua, Năm Sấp, điểm cao 230, đồng thời đưa lực lượng vào lập căn cứ lõm rong Biển Hồ, tây bắc Lô Vi A, tây Tơ Rôm, quấy phá đường 58, đường 5 và hoạt động quấy phá một số khu vực trong nội địa.


Nhiệm vụ của Đoàn A382 là đánh sâu vào căn cứ hậu cứ địch ở khu vực đường biên và đánh địch trong nội địa làm trong sạch địa bàn, bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân.


Tháng 3 năm 1983, đoàn tổ chức đi trinh sát tìm địch ở vùng sâu biên giới nhưng không đạt kết quả. Tiếp theo là hàng chục lần đi trinh sát cũng không tìm thấy địch. Vì thế đoàn không thực hiện được kế hoạch đánh địch ở ngoại biên.


Ở nội địa, công tác trinh sát tìm địch cũng vô cùng khó khăn vất vả. Thủ đoạn đối phó của địch rất tinh khôn xảo quyệt Một mặt chúng sử dụng mọi biện pháp để giừ bí mật căn cứ, kho tàng, lực lượng; mặt khác chúng tìm mọi cách để tiêu hao, tiêu diệt lực lượng ta. Thủ đoạn thường dùng của địch là hên tục cơ động lực lượng, nghi binh đánh lừa ta. Khi trinh sát của ta phát hiện được địch, trở về đưa lực lượng chiến đấu đến, chúng đã chuyển đi nơi khác. Ngược lại khi phát hiện được ta, chúng gài mìn phục kích, tổ chức lực lượng tập kích, đánh lén để tiêu hao lực lượng ta. Quyết tâm đánh địch ngay trên hành lang, đoàn đã sử dụng phương pháp trinh sát vũ trang. Khi gặp địch, ta tổ chức bám địch và chiến đấu ngay.


Ngày 3 tháng 3 năm 1984, Đội 4 tổ chức một bộ phận 15 người do đại đội trưởng Trần Minh Quý chỉ huy phục kích địch trên hành lang từ biên giới vào nội địa. Kết quả, khi phát hiện được toán địch khoảng 30 tên, ta lập tức bao vây đánh ngay, loại khỏi vòng chiến đấu 12 lính Khơ-me đỏ, thu 16 súng các loại. Ta an toàn. Ngày 26 tháng 3 năm 1983, bộ phận trinh sát của đoàn phát hiện được hành lang của địch ở khu vực Năm Sấp. Ngày 21 tháng 4, Đại đội 1 phục kích đánh địch trên hành lang, phá hủy 1 đại liên.


Song song với nhiệm vụ nghiên cứu tìm địch và đánh địch, Đoàn A382 đã tổ chức huấn luyện bổ sung. Nội dung huấn luyện chủ yếu là sử dụng bản đồ, địa bàn, đi góc phương vị, phương pháp trinh sát tìm địch và chiến thuật tập kích, phục kích. Thời gian này đoàn đã tổ chức trồng rau, chăn nuôi lợn và gia cầm. Năm 1983, toàn đoàn đã thu hoạch hàng chục tấn rau xanh, hàng tấn thịt cá, hàng trăm lít mật ong. Những sản phẩm do đơn vị lao động sản xuất được sử dụng ngay trong các bữa ăn hằng ngày, góp phần bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội.


Đầu năm 1984, Đoàn A382, tiếp tục tìm địch và đánh một số trận. Ngày 3 tháng 2, đoàn phục kích đánh một toán địch trên hành lang. Ngày 10 tháng 3, đoàn tập kích căn cứ lõm của địch ở Bua, phá hủy 4 nhà bạt và toàn bộ căn cứ. Trong 2 ngày 6 và 12 tháng 4, đoàn đánh 2 trận, diệt và làm bị thương hàng chục tên, thu 2 súng AK, phá 1 đại liên. Tiếp theo, ngày 12 tháng 5, đoàn đánh địch trên hành lang, diệt 15 tên, thu 6 súng. Từ ngày 20 tháng 5 đến 20 tháng 7, đoàn đánh liên tục 6 trận, diệt hàng chục tên, thu 2 súng. Những trận chiến đấu thắng lợi của Đoàn A382 đã góp phần làm giảm mật độ hoạt động quấy phá của địch ở khu vực Bua.


Ở Mặt trận 979, ngày 12 tháng 12, Tiểu đoàn 209 tập kích quân địch ở núi Mây, diệt 20 tên, trong đó có tên tư lệnh vùng 31 quân khu Tây Nam, thu 9 khẩu súng AK, 100 viên đạn, 20 lựu đạn, phá hủy một số vũ khí, quân trang. Sau trận đánh 2 ngày, 6 tên địch còn lại ra hàng.


Hơn 2 năm làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Cam-pu-chia, cấp ủy, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ Đoàn A382 đã thường xuyên quán triệt nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, chiến đấu thắng lợi. Trong quá trình hoạt động, toàn đoàn đã đánh thắng 16 trận, diệt hàng trăm tên, thu 48 súng, được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công, 2 Huân chương Chiến công, được Nhà nước Cam-pu-chia tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Nhiều cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương Chiến công và bằng khen.


Theo chỉ thị của Bộ, cuối tháng 8 năm 1984, Đoàn A382 đưa lực lượng về nước. Tiểu đoàn 27 trở về đội hình của Trung đoàn 113, Đội 4 về Đoàn 1 tiếp tục xây dựng và sẵn sàng chiến đấu.


Theo yêu cầu của Chính phủ và nhân dân Cam-pu-chia, ngày 27 tháng 11 năm 1982, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 387/QĐ-TM thành lập Đoàn A383 làm nhiệm vụ quốc tế Lực lượng của đoàn gồm Tiểu đoàn đặc công 41 Quân khu 3, Đại đội 6 của Tiểu đoàn 45 Trung đoàn 113 và Đội 1 của Đoàn 1 tăng cường cho Mặt trận 779.


Sau thời gian làm công tác chuẩn bị, ngày 16 tháng 1 năm 1983, Đoàn A383 xuất phát hành quân và ngày 29 tháng 1 toàn đoàn đến mặt trận về trực thuộc Sư đoàn 339 đóng quân tại khu rừng già thuộc huyện Ca Ra Vàng, tỉnh Pua Sát. ở đây khí hậu vô cùng độc hại; ruồi vàng, muỗi, vắt ve cùng với bệnh sốt rét, sốt xuất huyết đã trở thành nạn dịch triền miên. Trong 2 tháng đầu, toàn đoàn có hơn 90% quân số bị sốt rét và xuất huyết. Năm 1983, bệnh sốt rét và xuất huyết đã cướp đi của đoàn hàng chục sinh mạng cán bộ, chiến sĩ, riêng Đội 6 có 12 đồng chí bị chết.


Khó khăn gian khổ, bệnh tật lúc đầu đã làm cho sức khoẻ của cán bộ, chiến sĩ giảm sút. Song do đảng ủy, chỉ huy có biện pháp phòng chống tích cực, anh em tự giác rèn luyện và quen dần với khí hậu thời tiết, bệnh tật tuy chưa tắt hẳn, nhưng sức khoẻ của bộ đội đã được phục hồi. Vì thế các hoạt động của đoàn đã được triển khai theo kế hoạch. Tháng 6 năm 1983, toàn bộ hệ thống hầm hào, công sự chiến đấu của đoàn đã làm xong. Ngày 13 tháng 7, một mũi chiến đấu của Đội 6 phục kích đánh địch tại hàng rào căn cứ lõm trong nội địa, thu toàn bộ hàng hoá gồm vũ khí và quân trang.


Ở Mặt trận 479, ngày 29 tháng 1 năm 1984, Tiểu đoàn 15 đặc công thuộc Sư đoàn 309 tập kích quân địch ở điểm cao 383 (tọa độ 80. 28), diệt 10 tên, thu 1 đại liên, 1 cối 60mm, 1 súng K63, đốt cháy 12 nhà và nhiều quân trang quân dụng. Ta hy sinh 2, bị thương 6 đồng chí. Ngày 23 tháng 7, Tiểu đoàn 47 tập kích quân địch ở tọa độ X, diệt 13 tên, thu 3 súng AK, phá sập 3 nhà ở. Ta bị thương 1 đồng chí.


Chấp hành mệnh lệnh số 23/ML-TM ngày 21 tháng 12 năm 1983 của Bộ Tổng Tham mưu, tháng 1 năm 1984, Tư lệnh binh chủng ra quyết định điều động 2 đoàn A5 và A9 đi làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia tăng cường cho Bộ tư lệnh 479.


Đoàn A9 là Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 113. Lực lượng có 4 đội. Thiếu tá Nguyễn Huy Liệu - phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 113 được cử làm đoàn trưởng, đại úy Nguyễn Đức Thi - tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 được cử làm đoàn phó quân sự, thượng úy Nguyễn Hữu Bằng - tiểu đoàn phó chính trị Tiểu đoàn 9 được cử làm đoàn phó chính trị.


Đoàn A5 là Tiểu đoàn 51 của Trung đoàn 780. Lực lượng có 3 đội và các phân đội trực thuộc. Thiếu tá Hồ Đức Tý làm đoàn trưởng.


Sau thời gian làm công tác tổ chức và huấn luyện bổ sung, ngày 19 tháng 2 năm 1984 cả 2 đoàn xuất phát hành quân sang Cam-pu-chia hoạt động ở khu vực bắc và tây bắc hai tỉnh Bát Đom Boong và Xiêm Riệt. Như vậy đến thời điểm này ở Mặt trận 479, lực lượng đặc công có các đơn vị A5, A9, các tiểu đoàn 13, 14, 15, 47.


Về tác chiến, hội nghị kết luận: Năm 1983 và mùa khô 1983-1984, tất cả các đơn vị đặc công đều tìm được mục tiêu và tổ chức chiến đấu. Các đơn vị đã tổ chức trinh sát tìm địch 113 lần, đánh 91 trận bằng tập kích bí mật, phá hủy bí mật, phục kích, phản kích, đánh hiệp đồng với bộ binh. Kết quả đã diệt hàng trăm tên, thu 159 súng và 12.642 viên đạn các loại, 100 ki-lô-gam thuốc nổ, 40 quả mìn ĐH10 và 31.550 ki-lô-gam gạo; phá hủy 126 khẩu súng, 10 tấn đạn, 8 xe quân sự. Qua thực tiễn xây dựng và chiến đấu, hội nghị đã nêu lên một số ưu điểm, khuyết điểm, phân tích nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm về xây dựng thế đứng, thế đánh, cách đánh và quản lý, giáo dục bộ đội.


Ở Mặt trận 479, các đoàn đặc công A5, A9, các tiểu đoàn 13, 14, 15, 47 đã tổ chức đi trinh sát 19 đợt, đánh 13 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên.


Tại các mặt trận 779 và 979, các đơn vị đặc công đều triển khai nhiệm vụ chiến đấu rất tích cực, đánh nhiều trận trên hành lang và các căn cứ lõm. Tiêu biểu là trận đánh tiêu diệt căn cứ địch ở điểm cao 255 của Tiểu đoàn 208 Mặt trận 979 (19- 12-1984), diệt 25 tên, thu 1 súng cối 100mm, 10 khẩu AK, 2 súng B40, 1000 viên đạn AK và 400 viên đạn cối 100mm.


Bước vào mùa mưa năm 1985, đặc biệt trong mùa khô 1985-1986, lực lượng đặc công trên chiến trường tiếp tục xây dựng thế đứng, thế đánh, đồng thời tăng mật độ các trận chiến đấu tiêu diệt địch trên hành lang ở các căn cứ lõm.


Tại Mặt trận 479, các đơn vị A5, A9, các tiểu đoàn 15 và 47 đã đánh 17 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, thu 30 súng AK, 1 cối 60mm, 1 máy thông tin, 60 viên đạn B40, B41, phá 17 nhà ở. Ta hy sinh 7, bị thương 19 đồng chí. Tiếp theo ngày 17 tháng 1 năm 1986, đặc công Mặt trận 779 lại tập kích căn cứ quân Pôn Pốt ở tọa độ 99.06, loại khỏi vòng chiến đấu 18 tên, phá hủy 1 nhà tôn, 1 xe ô tô. Ta an toàn.


Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ ở chiến trường và trong nước, tháng 6 năm 1986, hai đơn vị A5, A9 được lệnh rút về nước làm nhiệm vụ xây dựng và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tiểu đoàn 9 (A9) về lại đội hình Trung đoàn 113. Tiểu đoàn 51 (A5) về lại đội hình Trung đoàn 780. Hơn 2 năm làm nhiệm vụ quốc tế, đứng chân và hoạt động ở khu vực bắc và tây bắc hai tỉnh Xiêm Riệt và Bát Đom Băng, vừa xây dựng căn cứ, vừa huấn luyện và chiến đấu, hai đoàn A5, A9 đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu.


Đoàn A9 đã đánh 13 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 100 tên, bắt 3 tên, thu 23 khẩu súng và 259 ki-lô-gam thuốc nổ, phá hủy 2 nhà kho gần 10 tấn đạn, 1 xe Ô tô, 50 nhà ở, bảo đảm an mình chính trị, tính mạng và tài sản của nhân dân. Đơn vị và cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng 21 Huân chương Chiến công, được Bộ tư lệnh Mặt trận 479 đánh giá là đơn vị có kỷ luật nghiêm, hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu.


Đoàn A5 đánh 7 trận tập kích, phục kích và 23 lần đánh địch tập kích, bảo vệ căn cứ, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên, bắt 1 tên, gọi hàng 11 tên, thu 21 súng, phá hỏng 3 nhà tôn, 1 xe máy. Ta hy sinh 14, bị thương 34 cán bộ, chiến sĩ. Đơn vị và cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng 10 Huân chương Chiến công, 35 bằng khen, có 21 Chiến sĩ thi đua.


Chiến công chung của hai đoàn trong quá trình xây dựng, chiến đấu là đã xây dựng được thế đứng, thế đánh, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân và thành quả cách mạng của quân dân Cam-pu-chia trong khu vực được phân công.
Anh trai lớn nhà em nhập ngũ năm 1977, và cũng nghe nói là ở binh chủng đặc công nước. a hy sinh năm 1978 rồi. chắc anh trai em là những người đầu tiên của Binh chủng này
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,210
Động cơ
551,836 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Các năm chiến tranh KCCM ở miền bắc (1965-1975), vẫn có các thanh niên ưu tú được gửi sang LX và Đông Âu để học tập và nghiên cứu:
+ là lưu học sinh (LHS) đi học đại học, và làm NCS.
+ là công nhân kỹ thuât, học nghề
+ chưa có xuất khẩu lao động như bạn hỏi.
Số LHS đi học và học nghề phần lớn là thanh niên học sinh cấp 3 loại ưu tú và giỏi được cử tuyển chọn, các cán bộ chiến sĩ có thành tích đặc biệt, bộ đội xuất ngũ, thương binh, con em cán bộ tập kết, hoặc bản thân các cán bộ tập kết ra bắc thời KCCP cũng có nhiều được cử đi học nước ngoài.... nên số đi "tây" là nhiều đấy.
Những năm 1973 - 1974 gần nhà có ông học kỹ sư điện ở CHDC Đức về mang được cái xe Star màu mận chín có gắn xi nhan ở hai đầu ghi đông, trùm chăn cả năm, lâu lâu mang ra ngó chút. Xăng đâu mà chạy 😩
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Những năm 1973 - 1974 gần nhà có ông học kỹ sư điện ở CHDC Đức về mang được cái xe Star màu mận chín có gắn xi nhan ở hai đầu ghi đông, trùm chăn cả năm, lâu lâu mang ra ngó chút. Xăng đâu mà chạy 😩
Ha ha, cụ nhớ đúng thật, hồi đó không bán xăng cho xe máy, phải tự lo thôi. Nhà iem đi tìm hẹn anh LX quen chạy xe bồn, sau khi xả kho, chờ chiều nhập nhoạng ở điểm khuất vắng (cổng trường BK, đường Giải phóng), thấy anh tài thào xả nút đáy bồn tec xe, có can 20L đầy chạy vài ba tháng.
 

Su Đình

Xe tăng
Biển số
OF-418109
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
1,833
Động cơ
236,664 Mã lực
Tuổi
44
Anh trai lớn nhà em nhập ngũ năm 1977, và cũng nghe nói là ở binh chủng đặc công nước. a hy sinh năm 1978 rồi. chắc anh trai em là những người đầu tiên của Binh chủng này
Chắc cụ nhầm thế nào, chứ đặc công nước thuộc binh chủng đặc công thì được thành lập trước đó lâu rồi, trong KCCM đã hoạt động mạnh (điển hình là đặc công rừng Sác).
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,506
Động cơ
868,801 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Em xin phép tham gia ý kiến chút, nếu như cụ phân tích về xe máy là thế, cơ mà đi tây về thì phải những năm 8x, nhiều thì cuối 8x đầu 9x khi có xuất khẩu lao động. Em thì trẻ thôi nhưng nếu nói bài này năm 1974-1976 thì ko có đoạn đi tây ạ. Cụ check lại hoàn cảnh giúp em. Many tks cụ
1974-1976 "đi Tây" là các nghiên cứu sinh, sinh viên được lựa chọn sang đào tạo ở Liên Xô và Đông Âu cụ ạ
Những người này đi về nếu có điều kiện cũng mang theo xe máy về, như các cụ trên đã nói, là dòng XHCN: Star,
Đội cuối 8x là xuất khẩu lao động
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,210
Động cơ
551,836 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Chắc cụ nhầm thế nào, chứ đặc công nước thuộc binh chủng đặc công thì được thành lập trước đó lâu rồi, trong KCCM đã hoạt động mạnh (điển hình là đặc công rừng Sác).
Có lẽ ý cụ ấy muốn nói : người chiến sĩ đặc công nước đầu tiên hy sinh trong chiến tranh biên giới Tây Nam.
 

197716102003

Xe container
Biển số
OF-297071
Ngày cấp bằng
30/10/13
Số km
6,828
Động cơ
384,912 Mã lực
Ha ha, cụ nhớ đúng thật, hồi đó không bán xăng cho xe máy, phải tự lo thôi. Nhà iem đi tìm hẹn anh LX quen chạy xe bồn, sau khi xả kho, chờ chiều nhập nhoạng ở điểm khuất vắng (cổng trường BK, đường Giải phóng), thấy anh tài thào xả nút đáy bồn tec xe, có can 20L đầy chạy vài ba tháng.
Đọc còm này của cụ em lại nhớ tầm năm 86, nhà em có ông chú ( chồng của dì em) lái xe tải. Hôm nào thuận đường chú ghé qua nhà em là y rằng gọi mấy chị em em cầm cái can xuống để chú xả cho 1 can về làm chất đốt. Xong rồi " con bé" lại lon ton xách cái ấm nhôm ra mua bia. Bia kèm lạc còn ngon, ác ôn nhất có hôm bia kèm cigar. 🥲
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top