[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

t_rex

Xe buýt
Biển số
OF-49938
Ngày cấp bằng
2/11/09
Số km
596
Động cơ
351,105 Mã lực
Cụ nghĩ cũng có lý đấy ạ. Có thể gia đình họ muốn quên đi để sống cũng nên. Nặng tình nghĩa nhưng có cơ hội thì gặp lại, không gặp thì thôi.
Em nghĩ ko phải gia đình Anh Đực muốn quên. Mà nhà anh ấy nghèo quá, có lẽ sau khi bố mẹ anh ấy mất thì gia đình cũng tứ tán. Cuộc sống mưu sinh nhiều áp lực, các ACE của anh ấy cũng sẽ sao nhãng đi.
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,638
Động cơ
567,319 Mã lực
Tên anh Đực cũng khá đặc biệt, nên qua MXH mà tìm cũng có khả năng cao tìm được.
Đúng là tình cảm lính chiến, vào sinh ra tử nó đặc biệt lắm.
Nhà em tìm được hài cốt 2 ông chú liệt sỹ chống Mỹ đều qua kênh bạn chiến đấu cũ. Mà tìm bạn chiến đấu cũ qua kênh đơn vị cũ rất hiệu quả
 

kduc

Xe container
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
9,135
Động cơ
1,605,978 Mã lực
Nhân tiện công tác số hoá dữ liệu liệt sĩ của chúng ta kém thật đó, rất nhiều ngôi mộ có tên tuổi địa chỉ rõ ràng ở nghĩa trang mà gia đình không biết.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Nhân tiện công tác số hoá dữ liệu liệt sĩ của chúng ta kém thật đó, rất nhiều ngôi mộ có tên tuổi địa chỉ rõ ràng ở nghĩa trang mà gia đình không biết.
...có những bia mộ chỉ ghi địa chỉ quê quán chung chung (Hà Nam/Ninh Bình...), cùng với tên + năm sinh + năm mất và thêm năm nhập ngũ. Những ngày 27/7, khói hương nghi ngút, còn lại tàn lạnh vây quanh. Im lìm.
Có một năm, em được chứng kiến: Một người Mẹ, tìm thấy hài cốt của con đã được phủ Quốc kỳ, lúc gần 80 tuổi. Lễ truy điệu trầm lặng. Hình ảnh nhớ nhất khi đó, là bàn tay gân guốc, nhăn nheo sờ lên tấm bia rồi vuốt đi vuốt lại, miệng người phụ nữ ấy run run, mấp máy. Trong em lại nhớ đến câu "nước mắt Mẹ không còn, vì khóc những đứa con"...Khi đó, mắt ai cũng đỏ hoe...
Thương!
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,251
Động cơ
3,564,104 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Tên anh Đực cũng khá đặc biệt, nên qua MXH mà tìm cũng có khả năng cao tìm được.
Đúng là tình cảm lính chiến, vào sinh ra tử nó đặc biệt lắm.
Nhà em tìm được hài cốt 2 ông chú liệt sỹ chống Mỹ đều qua kênh bạn chiến đấu cũ. Mà tìm bạn chiến đấu cũ qua kênh đơn vị cũ rất hiệu quả
Nhân tiện công tác số hoá dữ liệu liệt sĩ của chúng ta kém thật đó, rất nhiều ngôi mộ có tên tuổi địa chỉ rõ ràng ở nghĩa trang mà gia đình không biết.
Cậu ruột em là bộ đội đặc công hy sinh tháng 2 năm 1973. Theo giấy báo tử là hy sinh ở mặt trận phía nam. Bao năm gia đình tìm khắp các nghĩa trang từ Quảng Trị đến Buôn Mê Thuột nhưng không thấy.
Tới năm 2015 trong một đợt họp mặt các cựu chiến binh đơn vị, có mời thân nhân các liệt sỹ đến dự. Cậu út, em của liệt sỹ tham gia và ở đấy gặp được người đồng đội chiến đấu cùng trong trận đó. Ông là đại tá cán bộ BCH quân sự Đăk Lăk về hưu và định cư tại Buôn Mê Thuột.
Tết 2016 em lượn xuyên Việt và tới thăm người đồng đội của cậu, được ông dẫn đến nơi cậu em hy sinh. Ông kể lại trận đánh cậu em tham gia cùng tình huống hy sinh.
Gần nơi cậu hy sinh có đài tưởng niệm các liệt sỹ trung đoàn 25 ở Buôn Hồ. Trên bia ghi rõ các thông tin về cậu em: Họ và tên, quê quán, ngày nhập ngũ, ngày hy sinh...Nhưng mỗi cái sai rất nhỏ: N.N Báu ghi nhầm thành N.N Báo (viết theo nói). :D
Vậy mà bao năm mất thông tin.
 
Chỉnh sửa cuối:

Phong Vân

Xe buýt
Biển số
OF-21552
Ngày cấp bằng
23/9/08
Số km
605
Động cơ
498,362 Mã lực
Bác ruột em cũng là lính trinh sát. Trong giấy báo tử ghi hy sinh năm 1970 nhưng đến năm 1977 mới có giấy báo tử thì có thể hiểu chiến tranh khốc liệt nhưng sự khốc liệt với các trinh sát càng sâu đậm hơn. Giấy báo tử cũng chỉ ghi hy sinh tại "mặt trận phía Nam" nên công cuộc đưa thi hài bác em về quê quả thực khó khăn quá dù gia đình đã tìm mỏi mắt.
Em mượn tạm thớt để tri ân bác và các anh hùng liệt sĩ các thời kỳ. Mong các bác yên nghỉ và siêu thoát dù đã về que hay còn nằm lại nơi chiến đấu.
 

minh_viet.78

Xe buýt
Biển số
OF-723568
Ngày cấp bằng
3/4/20
Số km
670
Động cơ
84,658 Mã lực
Không liên quan nhưng các cụ cho em biết trong cuộc chiến tranh khi hai bên trao đổi tù binh thì những người tù binh trao đổi có phải trở lại chiến đấu không ạ.
 

QueViet

Xe tăng
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
1,867
Động cơ
564,598 Mã lực
Không liên quan nhưng các cụ cho em biết trong cuộc chiến tranh khi hai bên trao đổi tù binh thì những người tù binh trao đổi có phải trở lại chiến đấu không ạ.
Chắc là có quy định chặt chẽ hơn, đề phòng trường hợp trà trộn cài cắm người vào; nhiều người sau khi đã xác minh rõ vẫn trở về quân ngũ, có khi còn được lên quân hàm, phong anh hùng ( vd: sư trưởng Ba Trân-em ko nhớ tên chính xác lắm ) .
 

bikhoai

Xe buýt
Biển số
OF-179198
Ngày cấp bằng
29/1/13
Số km
794
Động cơ
304 Mã lực
Nơi ở
loanh quoanh HÀ NỘI
Không liên quan nhưng các cụ cho em biết trong cuộc chiến tranh khi hai bên trao đổi tù binh thì những người tù binh trao đổi có phải trở lại chiến đấu không ạ.
Một người bạn của bố e bị bắt và sau này trao trả thì rời luôn quân ngũ và o có chế độ gì.E cũng o dám hỏi thêm chỉ biết vậy.
 

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,623
Động cơ
291,158 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
Tên anh Đực cũng khá đặc biệt, nên qua MXH mà tìm cũng có khả năng cao tìm được.
Đúng là tình cảm lính chiến, vào sinh ra tử nó đặc biệt lắm.
Nhà em tìm được hài cốt 2 ông chú liệt sỹ chống Mỹ đều qua kênh bạn chiến đấu cũ. Mà tìm bạn chiến đấu cũ qua kênh đơn vị cũ rất hiệu quả
Trong nam nhiều người tên đực lắm cụ,nhưng cũng nên thử biết đâu người nhà họ xem được
 

nguyen_kia

Xe điện
Biển số
OF-29246
Ngày cấp bằng
16/2/09
Số km
3,482
Động cơ
471,436 Mã lực
- Nhà em có ông chú ruột sát bố em tham gia oánh Mỹ, hi sinh năm 1972 tại Quảng Trị. Đến giờ vẫn ko tìm đc mộ.
- Có 2 ông chú họ:
* Một chú tham gia đánh Mỹ, tham gia chiến trường CPC gần như trọn vẹn từ đầu đến cuối, may mắn là sống sót trở về. Xưa e tưởng ông đi lâu thế chắc chức to lắm, nhưng lúc hưu chỉ Thiếu tá. Bị nhiễm chất độc da cam, đc em con trai thì cũng bị di chứng, một bàn tay bị dị tật. Đi K về nhưng chả có gì, mãi mới làm dc cái nhà nhỏ ở quê. Về hưu vãn làm nông đến tận bây giờ - cs tạm đc.
* Một ông chú (em ông chú trên) thì học hành, đào tạo cơ bản về Sỹ quan, nhưng lại ko tham gia đánh bên Lào(vì ko muốn hên xui như ông anh bên K) nên lẹt đẹt mãi họ cho nghỉ hưu non với hàm đại úy.
Chiến tranh K và Biên giới phía Bắc làng em nhiều người hi sinh, thương binh. Có ông đi lính K về nghỉ phép, mang lựu đạn về, ông em tí toáy mang ra nghịch, đi 3 mạng người. Chiến tranh nó về tận hậu phương chứ chả chơi. Hồi đó bọn em còn nhỏ, đi học qua nhà ông đó, mà sau vụ nổ ko đứa nào dám đi qua.
Chiến tranh thật kinh khủng!
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,640 Mã lực
Đọc xong truyện về bác Đực mà nhớ bài hát này thế:
 
  • Vodka
Reactions: K79

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,211 Mã lực
Nơi ở
Giã từ vũ khí tên của Nam "Chẫu" khi vào Otofun

Nguồn gốc của tên "Giã từ vũ khí" nó từ bài dưới chứ không phải từ bài hát "Giã từ vũ khí - Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn. Anh chẳng còn chi, chẳng còn chi, ngoài con tim héo em ơi."

XIN TRẢ LẠI...

(Kính viếng hương hồn những thằng bạn đã nằm xuống và mến tặng cho cả những thằng vẫn còn sống của đại đội trinh sát luồn sâu, Sư đoàn 7 bộ binh, mặt trận 479 chống Polpot giai đoạn 1983-1989. Nhớ tất cả chúng mày)

Xin trả lại thời gian còn non trẻ
Chiếc mũ đồng với thép súng AK

Nơi chiến trường xa xôi miền binh lửa
Nơi địa đầu mảnh đất những ngày xưa

Campuchia ơi! Sao mà lưu luyến thế
Có cô em trọ trẹ bóng chiều về

Bong ơi! Sa lan hôn tê tê tê
Tôi cười nói cố học đòi vui vậy

Chứ biết gì sao yêu mến lắm đây
Từ thành thị đến vùng quê hẻo lánh

Tận núi đồi bao con suối vây quanh
Gót giày đinh bộ áo trận sờn bạc

Cùng anh em suốt năm tháng dãi dầu
Vắt gạo sấy, khói thuốc lào nung nấu

Tan giặc thù xa vẳng nhớ thương ghê
Trả lại em gương mặt tròn đẹp thế

Bộ váy hồng sông nước dãy Mê Kông
Với nụ cười đam mê lòng khát vọng

Thế bây giờ có còn nữa hay không
Cho tôi xin giã từ mùi súng đạn ...

240128871_2665073487131172_979117181354334645_n.jpg


Ảnh ST
 

My Hao

Xe điện
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
4,676
Động cơ
1,514,496 Mã lực
Trinh sát luồn sâu thuộc nhóm những người lính xuất sắc nhất của bộ binh về các kỹ năng chiến đấu. Tuy nhiên chiến công của trinh sát luồn sâu thường thầm lặng chứ không định lượng được kiểu diệt mấy chục tên địch hoặc diệt mấy xe bọc thép... Có lẽ vì vậy mà không có nhiều lính trinh sát phát triển lên thành chỉ huy quân đội? Em chỉ biết một trường hợp là trung tướng Nguyễn Đức Thận nguyên tư lệnh quân đoạn 2 từng là trinh sát F325 trong kccm.
 

AT_Speed

Xe tăng
Biển số
OF-82424
Ngày cấp bằng
10/1/11
Số km
1,531
Động cơ
425,238 Mã lực
Trinh sát luồn sâu thuộc nhóm những người lính xuất sắc nhất của bộ binh về các kỹ năng chiến đấu. Tuy nhiên chiến công của trinh sát luồn sâu thường thầm lặng chứ không định lượng được kiểu diệt mấy chục tên địch hoặc diệt mấy xe bọc thép... Có lẽ vì vậy mà không có nhiều lính trinh sát phát triển lên thành chỉ huy quân đội? Em chỉ biết một trường hợp là trung tướng Nguyễn Đức Thận nguyên tư lệnh quân đoạn 2 từng là trinh sát F325 trong kccm.
Trước e có đọc bác Triệu Xuân Hòa quê Vĩnh Phúc là binh nhì lính ts luồn sâu bên K đc phong AHLLVT. Sau làm sư trưởng sd5 bên K. Rồi làm đến Trung tướng TL QK7.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Ô già e là dân miền Tây tập kết 54, ổng kể ổng được bố trí làm đặc công nước gì đó, vì ô bơi lặn rất giỏi, còn chiến công thì e ko thấy kể mấy, tầm 69 là ổng được ra quân rồi ạ. Vóc dáng ổng cao gầy nhẳng, ổng bảo ổng đặc công nước mà hồi bé em không tin, thậm chí không cho ổng dạy em bơi, mà phải đòi lên Tăng Bạt Hổ mới chịu học.

Hình như ngạch đặc công nước sau có cụ Nghiên lên đến TTMT?

Trinh sát luồn sâu thuộc nhóm những người lính xuất sắc nhất của bộ binh về các kỹ năng chiến đấu. Tuy nhiên chiến công của trinh sát luồn sâu thường thầm lặng chứ không định lượng được kiểu diệt mấy chục tên địch hoặc diệt mấy xe bọc thép... Có lẽ vì vậy mà không có nhiều lính trinh sát phát triển lên thành chỉ huy quân đội? Em chỉ biết một trường hợp là trung tướng Nguyễn Đức Thận nguyên tư lệnh quân đoạn 2 từng là trinh sát F325 trong kccm.
 
Chỉnh sửa cuối:

My Hao

Xe điện
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
4,676
Động cơ
1,514,496 Mã lực
Trước e có đọc bác Triệu Xuân Hòa quê Vĩnh Phúc là binh nhì lính ts luồn sâu bên K đc phong AHLLVT. Sau làm sư trưởng sd5 bên K. Rồi làm đến Trung tướng TL QK7.
Bác Hòa này thì rất giỏi nhưng không phải là binh nhì trinh sát bên K. Bác ấy là lính đặc công 1972 nhưng hành quân vào chiến trường thì biên chế về tiểu đoàn trinh sát thuộc Ban quân báo - Bộ chỉ huy Miền. Sau giải phóng thì tiểu đoàn này chuyển về phòng quân báo quân khu 7. Trước khi mình tổng tấn công 1979 thì bác ấy đã là đại đội trưởng trinh sát. Nếu cụ nào từng nghe về các đội trinh sát của quân báo luồn sâu sang đất K để bắt liên lạc và đón lực lượng kháng chiến K về VN trước 1979 thì bác Hòa chính là một trong các đội trưởng đầu tiên. Năm 1980 bác ấy đã là tiểu đoàn trưởng trinh sát của quân khu 7 rồi được phong AHLLVT và phát triển dần lên.
 

AT_Speed

Xe tăng
Biển số
OF-82424
Ngày cấp bằng
10/1/11
Số km
1,531
Động cơ
425,238 Mã lực
Bác Hòa này thì rất giỏi nhưng không phải là binh nhì trinh sát bên K. Bác ấy là lính đặc công 1972 nhưng hành quân vào chiến trường thì biên chế về tiểu đoàn trinh sát thuộc Ban quân báo - Bộ chỉ huy Miền. Sau giải phóng thì tiểu đoàn này chuyển về phòng quân báo quân khu 7. Trước khi mình tổng tấn công 1979 thì bác ấy đã là đại đội trưởng trinh sát. Nếu cụ nào từng nghe về các đội trinh sát của quân báo luồn sâu sang đất K để bắt liên lạc và đón lực lượng kháng chiến K về VN trước 1979 thì bác Hòa chính là một trong các đội trưởng đầu tiên. Năm 1980 bác ấy đã là tiểu đoàn trưởng trinh sát của quân khu 7 rồi được phong AHLLVT và phát triển dần lên.
Vâng! Trước e đọc về bác này cũng lâu rồi. Chỉ nhớ bác ấy là TS bên K, đc phong AHLLVT năm 83 rồi làm sư trưởng sư 5 bên K đến khi rút về VN.
 

My Hao

Xe điện
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
4,676
Động cơ
1,514,496 Mã lực
Vâng! Trước e đọc về bác này cũng lâu rồi. Chỉ nhớ bác ấy là TS bên K, đc phong AHLLVT năm 83 rồi làm sư trưởng sư 5 bên K đến khi rút về VN.
Năm 88 rút quân bác ấy mới là sư đoàn phó F5. Năm 92 đi học HVQP về thì lên sư trưởng.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,298 Mã lực
Trinh sát luồn sâu thuộc nhóm những người lính xuất sắc nhất của bộ binh về các kỹ năng chiến đấu. Tuy nhiên chiến công của trinh sát luồn sâu thường thầm lặng chứ không định lượng được kiểu diệt mấy chục tên địch hoặc diệt mấy xe bọc thép... Có lẽ vì vậy mà không có nhiều lính trinh sát phát triển lên thành chỉ huy quân đội? Em chỉ biết một trường hợp là trung tướng Nguyễn Đức Thận nguyên tư lệnh quân đoạn 2 từng là trinh sát F325 trong kccm.
Giai đoạn 1979-1989, Binh chủng Đặc công hoạt động liên tục ở chiến trường K. Hoạt động theo kiểu độc lập, hình thái đặc thù riêng của đặc công.
Trích sử Binh chủng Đăc công, ở MT479, 779, 979... trong khoảng 1983-1986:
Những trận đánh trên và hàng loạt trận đánh khác của đặc công ở phía Nam trong năm 1982 đã hạn chế những hoạt động quân sự quấy phá của bọn tàn quân Pôn Pốt ở vùng này. Xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ quốc tế, theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu, ngày 3 tháng 3 năm 1982, Tư lệnh binh chủng ra quyết định thành lập Đoàn A382 làm nhiệm vụ chiến đấu ở Cam-pu-chia. Lực lượng của Đoàn A382 gồm Tiểu đoàn 27 của Trung đoàn 113 và 1 đội của Đoàn 1 gồm 26 cán bộ, chiến sĩ. Lực lượng trên được biên chế thành 4 đội và cơ quan đoàn bộ. Đồng chí Lê Văn Cát - phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 113 được cử làm đoàn trưởng; đồng chí Lê Văn Khoát - tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 27 được cử làm đoàn phó quân sự; đồng chí Đặng Bá Minh - tiểu đoàn phó chính trị Tiểu đoàn 27 được cử làm đoàn phó chính trị.


Sau một tuần lễ làm công tác chuẩn bị, ngày 21 tháng 3 năm 1982, toàn đoàn xuất phát hành quân sang Cam-pu-chia. Ngày 30 tháng 3 năm 1982, toàn đoàn tới Mặt trận 479, đóng quân tại khu vực huyện Sàm Rông, tỉnh Xiêm Riệt và tỉnh ối ĐÔ Mến Chay. Tại đây Đoàn A382 vừa khẩn trương xây dựng căn cứ, ổn định nơi ăn ở, vừa tổ chức đi trinh sát mục tiêu trên các hướng Tà Vựng, bắc Tờ Rôm, An Long Viếng.


Ở Mặt trận 479, cuối tháng 12 năm 1982, Đoàn A382 được lệnh di chuyển về huyện Mông Côn Bờ Rây thuộc tỉnh Bát Đom Boong. Địa hình ở đây là rừng già, núi đá, cây cao rậm rạp, tre gai dày đặc, mùa khô thiếu nước, mùa mưa ngập lụt, thực phẩm và rau xanh khan hiếm. Khí hậu ở vùng Mông Côn Bờ Rây rất độc hại. Hầu hết cán bộ, chiến sĩ trong đoàn bị sốt rét và sốt xuất huyết. Vì thế nhiệm vụ huấn luyện và nghiên cứu tìm địch và đánh địch với xây dựng căn cứ nơi ăn, ở và tăng gia sản xuất bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội đều được chú trọng lãnh đạo thực hiện. Đối với địch, vùng Mông Côn Bờ Rây là địa bàn thuận lợi, địch đóng quân dọc đường biên từ điểm cao 555 đến Cao Mê Lai. Hằng ngày chúng tổ chức tập kích vào các điểm tựa của ta trên tuyến Bua, Năm Sấp, điểm cao 230, đồng thời đưa lực lượng vào lập căn cứ lõm rong Biển Hồ, tây bắc Lô Vi A, tây Tơ Rôm, quấy phá đường 58, đường 5 và hoạt động quấy phá một số khu vực trong nội địa.


Nhiệm vụ của Đoàn A382 là đánh sâu vào căn cứ hậu cứ địch ở khu vực đường biên và đánh địch trong nội địa làm trong sạch địa bàn, bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân.


Tháng 3 năm 1983, đoàn tổ chức đi trinh sát tìm địch ở vùng sâu biên giới nhưng không đạt kết quả. Tiếp theo là hàng chục lần đi trinh sát cũng không tìm thấy địch. Vì thế đoàn không thực hiện được kế hoạch đánh địch ở ngoại biên.


Ở nội địa, công tác trinh sát tìm địch cũng vô cùng khó khăn vất vả. Thủ đoạn đối phó của địch rất tinh khôn xảo quyệt Một mặt chúng sử dụng mọi biện pháp để giừ bí mật căn cứ, kho tàng, lực lượng; mặt khác chúng tìm mọi cách để tiêu hao, tiêu diệt lực lượng ta. Thủ đoạn thường dùng của địch là hên tục cơ động lực lượng, nghi binh đánh lừa ta. Khi trinh sát của ta phát hiện được địch, trở về đưa lực lượng chiến đấu đến, chúng đã chuyển đi nơi khác. Ngược lại khi phát hiện được ta, chúng gài mìn phục kích, tổ chức lực lượng tập kích, đánh lén để tiêu hao lực lượng ta. Quyết tâm đánh địch ngay trên hành lang, đoàn đã sử dụng phương pháp trinh sát vũ trang. Khi gặp địch, ta tổ chức bám địch và chiến đấu ngay.


Ngày 3 tháng 3 năm 1984, Đội 4 tổ chức một bộ phận 15 người do đại đội trưởng Trần Minh Quý chỉ huy phục kích địch trên hành lang từ biên giới vào nội địa. Kết quả, khi phát hiện được toán địch khoảng 30 tên, ta lập tức bao vây đánh ngay, loại khỏi vòng chiến đấu 12 lính Khơ-me đỏ, thu 16 súng các loại. Ta an toàn. Ngày 26 tháng 3 năm 1983, bộ phận trinh sát của đoàn phát hiện được hành lang của địch ở khu vực Năm Sấp. Ngày 21 tháng 4, Đại đội 1 phục kích đánh địch trên hành lang, phá hủy 1 đại liên.


Song song với nhiệm vụ nghiên cứu tìm địch và đánh địch, Đoàn A382 đã tổ chức huấn luyện bổ sung. Nội dung huấn luyện chủ yếu là sử dụng bản đồ, địa bàn, đi góc phương vị, phương pháp trinh sát tìm địch và chiến thuật tập kích, phục kích. Thời gian này đoàn đã tổ chức trồng rau, chăn nuôi lợn và gia cầm. Năm 1983, toàn đoàn đã thu hoạch hàng chục tấn rau xanh, hàng tấn thịt cá, hàng trăm lít mật ong. Những sản phẩm do đơn vị lao động sản xuất được sử dụng ngay trong các bữa ăn hằng ngày, góp phần bảo đảm sức khoẻ cho bộ đội.


Đầu năm 1984, Đoàn A382, tiếp tục tìm địch và đánh một số trận. Ngày 3 tháng 2, đoàn phục kích đánh một toán địch trên hành lang. Ngày 10 tháng 3, đoàn tập kích căn cứ lõm của địch ở Bua, phá hủy 4 nhà bạt và toàn bộ căn cứ. Trong 2 ngày 6 và 12 tháng 4, đoàn đánh 2 trận, diệt và làm bị thương hàng chục tên, thu 2 súng AK, phá 1 đại liên. Tiếp theo, ngày 12 tháng 5, đoàn đánh địch trên hành lang, diệt 15 tên, thu 6 súng. Từ ngày 20 tháng 5 đến 20 tháng 7, đoàn đánh liên tục 6 trận, diệt hàng chục tên, thu 2 súng. Những trận chiến đấu thắng lợi của Đoàn A382 đã góp phần làm giảm mật độ hoạt động quấy phá của địch ở khu vực Bua.


Ở Mặt trận 979, ngày 12 tháng 12, Tiểu đoàn 209 tập kích quân địch ở núi Mây, diệt 20 tên, trong đó có tên tư lệnh vùng 31 quân khu Tây Nam, thu 9 khẩu súng AK, 100 viên đạn, 20 lựu đạn, phá hủy một số vũ khí, quân trang. Sau trận đánh 2 ngày, 6 tên địch còn lại ra hàng.


Hơn 2 năm làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Cam-pu-chia, cấp ủy, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ Đoàn A382 đã thường xuyên quán triệt nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, chiến đấu thắng lợi. Trong quá trình hoạt động, toàn đoàn đã đánh thắng 16 trận, diệt hàng trăm tên, thu 48 súng, được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công, 2 Huân chương Chiến công, được Nhà nước Cam-pu-chia tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Nhiều cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương Chiến công và bằng khen.


Theo chỉ thị của Bộ, cuối tháng 8 năm 1984, Đoàn A382 đưa lực lượng về nước. Tiểu đoàn 27 trở về đội hình của Trung đoàn 113, Đội 4 về Đoàn 1 tiếp tục xây dựng và sẵn sàng chiến đấu.


Theo yêu cầu của Chính phủ và nhân dân Cam-pu-chia, ngày 27 tháng 11 năm 1982, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 387/QĐ-TM thành lập Đoàn A383 làm nhiệm vụ quốc tế Lực lượng của đoàn gồm Tiểu đoàn đặc công 41 Quân khu 3, Đại đội 6 của Tiểu đoàn 45 Trung đoàn 113 và Đội 1 của Đoàn 1 tăng cường cho Mặt trận 779.


Sau thời gian làm công tác chuẩn bị, ngày 16 tháng 1 năm 1983, Đoàn A383 xuất phát hành quân và ngày 29 tháng 1 toàn đoàn đến mặt trận về trực thuộc Sư đoàn 339 đóng quân tại khu rừng già thuộc huyện Ca Ra Vàng, tỉnh Pua Sát. ở đây khí hậu vô cùng độc hại; ruồi vàng, muỗi, vắt ve cùng với bệnh sốt rét, sốt xuất huyết đã trở thành nạn dịch triền miên. Trong 2 tháng đầu, toàn đoàn có hơn 90% quân số bị sốt rét và xuất huyết. Năm 1983, bệnh sốt rét và xuất huyết đã cướp đi của đoàn hàng chục sinh mạng cán bộ, chiến sĩ, riêng Đội 6 có 12 đồng chí bị chết.


Khó khăn gian khổ, bệnh tật lúc đầu đã làm cho sức khoẻ của cán bộ, chiến sĩ giảm sút. Song do đảng ủy, chỉ huy có biện pháp phòng chống tích cực, anh em tự giác rèn luyện và quen dần với khí hậu thời tiết, bệnh tật tuy chưa tắt hẳn, nhưng sức khoẻ của bộ đội đã được phục hồi. Vì thế các hoạt động của đoàn đã được triển khai theo kế hoạch. Tháng 6 năm 1983, toàn bộ hệ thống hầm hào, công sự chiến đấu của đoàn đã làm xong. Ngày 13 tháng 7, một mũi chiến đấu của Đội 6 phục kích đánh địch tại hàng rào căn cứ lõm trong nội địa, thu toàn bộ hàng hoá gồm vũ khí và quân trang.


Ở Mặt trận 479, ngày 29 tháng 1 năm 1984, Tiểu đoàn 15 đặc công thuộc Sư đoàn 309 tập kích quân địch ở điểm cao 383 (tọa độ 80. 28), diệt 10 tên, thu 1 đại liên, 1 cối 60mm, 1 súng K63, đốt cháy 12 nhà và nhiều quân trang quân dụng. Ta hy sinh 2, bị thương 6 đồng chí. Ngày 23 tháng 7, Tiểu đoàn 47 tập kích quân địch ở tọa độ X, diệt 13 tên, thu 3 súng AK, phá sập 3 nhà ở. Ta bị thương 1 đồng chí.


Chấp hành mệnh lệnh số 23/ML-TM ngày 21 tháng 12 năm 1983 của Bộ Tổng Tham mưu, tháng 1 năm 1984, Tư lệnh binh chủng ra quyết định điều động 2 đoàn A5 và A9 đi làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia tăng cường cho Bộ tư lệnh 479.


Đoàn A9 là Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 113. Lực lượng có 4 đội. Thiếu tá Nguyễn Huy Liệu - phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 113 được cử làm đoàn trưởng, đại úy Nguyễn Đức Thi - tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 được cử làm đoàn phó quân sự, thượng úy Nguyễn Hữu Bằng - tiểu đoàn phó chính trị Tiểu đoàn 9 được cử làm đoàn phó chính trị.


Đoàn A5 là Tiểu đoàn 51 của Trung đoàn 780. Lực lượng có 3 đội và các phân đội trực thuộc. Thiếu tá Hồ Đức Tý làm đoàn trưởng.


Sau thời gian làm công tác tổ chức và huấn luyện bổ sung, ngày 19 tháng 2 năm 1984 cả 2 đoàn xuất phát hành quân sang Cam-pu-chia hoạt động ở khu vực bắc và tây bắc hai tỉnh Bát Đom Boong và Xiêm Riệt. Như vậy đến thời điểm này ở Mặt trận 479, lực lượng đặc công có các đơn vị A5, A9, các tiểu đoàn 13, 14, 15, 47.


Về tác chiến, hội nghị kết luận: Năm 1983 và mùa khô 1983-1984, tất cả các đơn vị đặc công đều tìm được mục tiêu và tổ chức chiến đấu. Các đơn vị đã tổ chức trinh sát tìm địch 113 lần, đánh 91 trận bằng tập kích bí mật, phá hủy bí mật, phục kích, phản kích, đánh hiệp đồng với bộ binh. Kết quả đã diệt hàng trăm tên, thu 159 súng và 12.642 viên đạn các loại, 100 ki-lô-gam thuốc nổ, 40 quả mìn ĐH10 và 31.550 ki-lô-gam gạo; phá hủy 126 khẩu súng, 10 tấn đạn, 8 xe quân sự. Qua thực tiễn xây dựng và chiến đấu, hội nghị đã nêu lên một số ưu điểm, khuyết điểm, phân tích nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm về xây dựng thế đứng, thế đánh, cách đánh và quản lý, giáo dục bộ đội.


Ở Mặt trận 479, các đoàn đặc công A5, A9, các tiểu đoàn 13, 14, 15, 47 đã tổ chức đi trinh sát 19 đợt, đánh 13 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên.


Tại các mặt trận 779 và 979, các đơn vị đặc công đều triển khai nhiệm vụ chiến đấu rất tích cực, đánh nhiều trận trên hành lang và các căn cứ lõm. Tiêu biểu là trận đánh tiêu diệt căn cứ địch ở điểm cao 255 của Tiểu đoàn 208 Mặt trận 979 (19- 12-1984), diệt 25 tên, thu 1 súng cối 100mm, 10 khẩu AK, 2 súng B40, 1000 viên đạn AK và 400 viên đạn cối 100mm.


Bước vào mùa mưa năm 1985, đặc biệt trong mùa khô 1985-1986, lực lượng đặc công trên chiến trường tiếp tục xây dựng thế đứng, thế đánh, đồng thời tăng mật độ các trận chiến đấu tiêu diệt địch trên hành lang ở các căn cứ lõm.


Tại Mặt trận 479, các đơn vị A5, A9, các tiểu đoàn 15 và 47 đã đánh 17 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, thu 30 súng AK, 1 cối 60mm, 1 máy thông tin, 60 viên đạn B40, B41, phá 17 nhà ở. Ta hy sinh 7, bị thương 19 đồng chí. Tiếp theo ngày 17 tháng 1 năm 1986, đặc công Mặt trận 779 lại tập kích căn cứ quân Pôn Pốt ở tọa độ 99.06, loại khỏi vòng chiến đấu 18 tên, phá hủy 1 nhà tôn, 1 xe ô tô. Ta an toàn.


Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ ở chiến trường và trong nước, tháng 6 năm 1986, hai đơn vị A5, A9 được lệnh rút về nước làm nhiệm vụ xây dựng và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tiểu đoàn 9 (A9) về lại đội hình Trung đoàn 113. Tiểu đoàn 51 (A5) về lại đội hình Trung đoàn 780. Hơn 2 năm làm nhiệm vụ quốc tế, đứng chân và hoạt động ở khu vực bắc và tây bắc hai tỉnh Xiêm Riệt và Bát Đom Băng, vừa xây dựng căn cứ, vừa huấn luyện và chiến đấu, hai đoàn A5, A9 đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu.


Đoàn A9 đã đánh 13 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 100 tên, bắt 3 tên, thu 23 khẩu súng và 259 ki-lô-gam thuốc nổ, phá hủy 2 nhà kho gần 10 tấn đạn, 1 xe Ô tô, 50 nhà ở, bảo đảm an mình chính trị, tính mạng và tài sản của nhân dân. Đơn vị và cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng 21 Huân chương Chiến công, được Bộ tư lệnh Mặt trận 479 đánh giá là đơn vị có kỷ luật nghiêm, hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu.


Đoàn A5 đánh 7 trận tập kích, phục kích và 23 lần đánh địch tập kích, bảo vệ căn cứ, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên, bắt 1 tên, gọi hàng 11 tên, thu 21 súng, phá hỏng 3 nhà tôn, 1 xe máy. Ta hy sinh 14, bị thương 34 cán bộ, chiến sĩ. Đơn vị và cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng 10 Huân chương Chiến công, 35 bằng khen, có 21 Chiến sĩ thi đua.


Chiến công chung của hai đoàn trong quá trình xây dựng, chiến đấu là đã xây dựng được thế đứng, thế đánh, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân và thành quả cách mạng của quân dân Cam-pu-chia trong khu vực được phân công.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top