- Biển số
- OF-297071
- Ngày cấp bằng
- 30/10/13
- Số km
- 6,838
- Động cơ
- 386,120 Mã lực
Tại lần nào mua bia cũng thừa tiền và không phải trả lại cho chú ấy ạChu đáo từ nhỏ nhờ.![]()

Tại lần nào mua bia cũng thừa tiền và không phải trả lại cho chú ấy ạChu đáo từ nhỏ nhờ.![]()
Đọc còm này của cụ em lại nhớ tầm năm 86, nhà em có ông chú ( chồng của dì em) lái xe tải. Hôm nào thuận đường chú ghé qua nhà em là y rằng gọi mấy chị em em cầm cái can xuống để chú xả cho 1 can về làm chất đốt. Xong rồi " con bé" lại lon ton xách cái ấm nhôm ra mua bia. Bia kèm lạc còn ngon, ác ôn nhất có hôm bia kèm cigar. 🥲
Nói đến khu Khâm Thiên nhiều kỷ niệm với những cái tên cụ nhắc đếnMợ nói e mới nhớ ngày xưa bạn e ở Trung Tiền & Văn Chương 1 đứa ở khu Xăng Dầu, 1 đứa ở khu Chất Đốt.
Bên Khâm Thiên thì có 1 khu giờ vẫn gọi là khu Nhà Dầu, làm ối chú ngày xưa mừng hụt vì tưởng nhà em gái ở khu Nhà Giầu
Ngày xưa nhóm bếp hay có kiểu chấm cái mồi vào bình dầu ở cái bếp dầu, nhóm bếp phải nói sướng tê người.
XKLĐ thì khoảng đầu những năm 80, bên Đức cháu có cả một đoàn toàn đặc công từ K về rồi đi XKLĐ hồi 88. Trước đó có đi Tây nhưng là đi học, cũng vẫn có xe về, thời các cụ học đại học hoặc NCS, như cụ Khải, cụ Khiêm, cụ Thiện Nhân (học ở Magdeburg). Nhiều mà cụ, binh chủng đặc công được thành lập năm 1966, tư lệnh đầu tiên là thượng tá Nguyễn Chí Điềm . Phó tư lệnh là Cao Pha cũng là cục phó cục quân báo ngày đó. Hồi thành lập Bác Hồ và Bác Đồng có đến, cách đánh đặc công thì từ hồi đánh Pháp. Cháu có xem sách viết những lần luật sư Nguyễn Hữu Thọ bị bắt và được cứu nhưng không thấy có lần nào nhắc đến được tư lệnh Nguyễn Chí Điềm đưa ra cứ. Các cụ đọc dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu có nhắc đến vị chính ủy, ngoài đời đó là chính ủy Nghiêm Kình, một thủ trưởng đi khắp các chiến trường và chú cũng hy sinh. Tư lệnh Nghiêm Nghị là anh của Nghiêm Kình. Sau này TMTT Nguyễn Khắc Nghiên cũng đi lên từ người lính trinh sát đặc côngEm xin phép tham gia ý kiến chút, nếu như cụ phân tích về xe máy là thế, cơ mà đi tây về thì phải những năm 8x, nhiều thì cuối 8x đầu 9x khi có xuất khẩu lao động. Em thì trẻ thôi nhưng nếu nói bài này năm 1974-1976 thì ko có đoạn đi tây ạ. Cụ check lại hoàn cảnh giúp em. Many tks cụ
Thế hệ các cụ sau 1954 là chiến sĩ, con em cán bộ tập kết ra Bắc đi học LX và đông Âu như cụ Khải..., còn A N.T. Nhân cũng là con cán bộ cấp cao (miền nam tập kết), học sinh TH Chu Văn An, đi học CHDC Đức năm 1972, làm PhD sau đó nữa. Các năm 1970-1973, trường Chu Văn An có mấy lớp con cán bộ cao cấp, số học sinh giỏi, đi học LX và Đông Âu nhiều đấy, ông chủ FPT T.G.Bình cũng đi học LX năm 1973...XKLĐ thì khoảng đầu những năm 80, bên Đức cháu có cả một đoàn toàn đặc công từ K về rồi đi XKLĐ hồi 88. Trước đó có đi Tây nhưng là đi học, cũng vẫn có xe về, thời các cụ học đại học hoặc NCS, như cụ Khải, cụ Khiêm, cụ Thiện Nhân (học ở Magdeburg). Nhiều mà cụ, binh chủng đặc công được thành lập năm 1966, tư lệnh đầu tiên là thượng tá Nguyễn Chí Điềm . Phó tư lệnh là Cao Pha cũng là cục phó cục quân báo ngày đó. Hồi thành lập Bác Hồ và Bác Đồng có đến, cách đánh đặc công thì từ hồi đánh Pháp. Cháu có xem sách viết những lần luật sư Nguyễn Hữu Thọ bị bắt và được cứu nhưng không thấy có lần nào nhắc đến được tư lệnh Nguyễn Chí Điềm đưa ra cứ. Các cụ đọc dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu có nhắc đến vị chính ủy, ngoài đời đó là chính ủy Nghiêm Kình, một thủ trưởng đi khắp các chiến trường và chú cũng hy sinh. Tư lệnh Nghiêm Nghị là anh của Nghiêm Kình. Sau này TMTT Nguyễn Khắc Nghiên cũng đi lên từ người lính trinh sát đặc công
Lính xuất ngũ ở K về từ 85-88 đều đc ưu tiên đi xuất khẩu lao động ở Đức. Sau khi Đức thống nhất ông nào về cũng có 2 cái xe DD đỏ đóng thùng kẽm. Hồi đó là oách lắm gọi là " biệt thự di động"Thế hệ các cụ sau 1954 là chiến sĩ, con em cán bộ tập kết ra Bắc đi học LX và đông Âu như cụ Khải..., còn A N.T. Nhân cũng là con cán bộ cấp cao (miền nam tập kết), học sinh TH Chu Văn An, đi học CHDC Đức năm 1972, làm PhD sau đó nữa. Các năm 1970-1973, trường Chu Văn An có mấy lớp con cán bộ cao cấp, số học sinh giỏi, đi học LX và Đông Âu nhiều đấy, ông chủ FPT T.G.Bình cũng đi học LX năm 1973...
Đúng như cụ nói, sau 1985 thì mới có xuất khẩu lao động LX và Đông Âu. Anh Chính trị viên đại đội tôi ngày trước, đi lính 1974, có 5 năm đánh trận bên KPC, khi xuất ngũ ra quân 1985 cũng có ưu tiên đi xuất khẩu ở Đức, lúc đi XKLĐ khoảng trên dưới 30 tuổi.
Cháu còn ông chú vẫn ở bên đóLính xuất ngũ ở K về từ 85-88 đều đc ưu tiên đi xuất khẩu lao động ở Đức. Sau khi Đức thống nhất ông nào về cũng có 2 cái xe DD đỏ đóng thùng kẽm. Hồi đó là oách lắm gọi là " biệt thự di động"![]()
Mẹ em học xong cấp 3, đã nộp đơn đi tnxp thì được gọi đi học. Tập kết lên ga Hàng Cỏ, rồi đi tàu sang. Hồi đấy có bác Hồ Đức Việt làm bí thư Đoàn. Năm 75 về nước mang được cái xe đạp Favorit, khung nhôm nên rất nhẹ. Tầm cuối những năm 80, khu em mới thấy xuất hiện phong trào xklđ, nhiều cô chú đi. Đặc điểm của bọn trẻ con có bố mẹ xklđ là cái cặp sách LX to đẹp, sang hơn thì là cái xe đạp mini.Thế hệ các cụ sau 1954 là chiến sĩ, con em cán bộ tập kết ra Bắc đi học LX và đông Âu như cụ Khải..., còn A N.T. Nhân cũng là con cán bộ cấp cao (miền nam tập kết), học sinh TH Chu Văn An, đi học CHDC Đức năm 1972, làm PhD sau đó nữa. Các năm 1970-1973, trường Chu Văn An có mấy lớp con cán bộ cao cấp, số học sinh giỏi, đi học LX và Đông Âu nhiều đấy, ông chủ FPT T.G.Bình cũng đi học LX năm 1973...
Đúng như cụ nói, sau 1985 thì mới có xuất khẩu lao động LX và Đông Âu. Anh Chính trị viên đại đội tôi ngày trước, đi lính 1974, có 5 năm đánh trận bên KPC, khi xuất ngũ ra quân 1985 cũng có ưu tiên đi xuất khẩu ở Đức, lúc đi XKLĐ khoảng trên dưới 30 tuổi.
Hồi đầu 9x, hàng xóm nhà em bán nửa mảnh đất (khoảng 80m2) cho một nhà cũng đi xklđ về. Tiền bán đất để xây thêm cái bếp (do cắt đất) và tậu cái xe DD đỏ.Lính xuất ngũ ở K về từ 85-88 đều đc ưu tiên đi xuất khẩu lao động ở Đức. Sau khi Đức thống nhất ông nào về cũng có 2 cái xe DD đỏ đóng thùng kẽm. Hồi đó là oách lắm gọi là " biệt thự di động"![]()
Đúng là thời đó, các LHS đi học ở LX và các nước Đông Âu đều đi bằng tàu liên vận quốc tế, tuyến VN-Trung quôc, chuyển tàu ở Mãn Châu Lý biên giới TQ-LX, do khổ ray LX lớn hơn khổ ray TQ.Mẹ em học xong cấp 3, đã nộp đơn đi tnxp thì được gọi đi học. Tập kết lên ga Hàng Cỏ, rồi đi tàu sang. Hồi đấy có bác Hồ Đức Việt làm bí thư Đoàn. Năm 75 về nước mang được cái xe đạp Favorit, khung nhôm nên rất nhẹ. Tầm cuối những năm 80, khu em mới thấy xuất hiện phong trào xklđ, nhiều cô chú đi. Đặc điểm của bọn trẻ con có bố mẹ xklđ là cái cặp sách LX to đẹp, sang hơn thì là cái xe đạp mini.
Hồi đầu 9x, hàng xóm nhà em bán nửa mảnh đất (khoảng 80m2) cho một nhà cũng đi xklđ về. Tiền bán đất để xây thêm cái bếp (do cắt đất) và tậu cái xe DD đỏ.
Em cũng hiểu ý đi tây như các cụ nói, nhưng em muốn nói là hồi trước XKLĐ thì các NCS, SV đi Tây về ít, không đông nên chắc không phải là đối tượng để các cụ CCB ghét như bài thơ cụ Hà Tam. Về hoàn cảnh xã hội hồi đó, có thể em còn bé nên không biết nhưng hồi XKLĐ (Nga, Tiệp, Hung, Bun, Đức, Ba Lan, Angieri) về khi hết hạn và đặc biệt hồi Đức thống nhất thì em biết vì lúc đó đỉnh cao là DD, 28-89 vs Dream II về nhiều.1974-1976 "đi Tây" là các nghiên cứu sinh, sinh viên được lựa chọn sang đào tạo ở Liên Xô và Đông Âu cụ ạ
Những người này đi về nếu có điều kiện cũng mang theo xe máy về, như các cụ trên đã nói, là dòng XHCN: Star,
Đội cuối 8x là xuất khẩu lao động
Theo em thì súng hơi đạn chì bắn không bị giật, dễ bắn hơn. Trước em đi bắn chim bằng súng 7 hay 9kg gì đó ko có chim toàn đố nhau bắn cành tre cắm ở giữa ao khoảng cách chắc cũng tầm 20-25m vẫn có lần trúng.Em hồi sv 1 lần bắn súng hơi . Bắn nhờ của anh trai bạn..1 phát trúng lỗ đồng tiền bằng nhôm gắn trên cái thớt hỏng..cự ly tầm 15, 16 m. Mà mục đích ban đầu chỉ mong nó trúng đồng xu . Ae nhìn em với ánh mắt là lạ..bảo em làm phát nữa. Nhưng em tỉnh bơ : thế thô, còn vài viên , để dành đạn cho anh Khánh bắn chim..
Bắn phát nữa khéo cái thớt còn chẳng trúng thì lộ m..ệ nó tài năng điểm xạ...he he.
Cậu em hy sinh đã tìm được bia tưởng niệm, đồng đội cùng chiến đấu trong trận đó dẫn đến tận vị trí hy sinh. Nhưng đến bây giờ vẫn chưa tìm được hài cốt cậu em. Trận đánh vào nhà thờ Hà Lan đó ta bị thua. Toàn bộ mũi chiến đấu của cậu em 12 người đều hy sinh. Địch thu dọn chiến trường bằng xe ủi, thi thể 12 chiến sỹ bị ủi xuống hố chôn tập thể.Thứ 7 chủ nhật vừa rồi em vừa về quê cùng với bố mẹ làm cái mộ cho Bác ruột em hy sinh năm 1970.
Bác nhập ngũ năm 1967, hy sinh năm 1970 mà tận 1977 mới có giấy báo tử về. Giấy ghi "Hy sinh ở mặt trận phía Nam" nhưng về sau có một bác cùng xã ở cùng trung đoàn về, ông nội em hỏi thì mới biết bác hy sinh bên đất Campuchia. Địa chỉ là Bầu Hoàng Gia, giáp lộ 14, đất Khơ Me, giữa tỉnh Kratốc và Môn Đôn Kiri.
Nghe kể lại thì bác em là tiểu đội trưởng trinh sát ở tiểu đoàn 31, sư đoàn 5 (không rõ trung đoàn, đại đội nào). Lần ấy bác dẫn tổ tam tam đi trinh sát thì gặp phục kích. Bác ở lại giữ chân cho 2 đồng đội thoát, còn bác hy sinh. Sau đó đơn vị quay lại và an táng bác ở địa chỉ như em ghi ở trên.
Đã 52 năm rồi, ông bà em đã mất từ lâu, trước khi mất vẫn cứ khắc khoải mãi về chuyện mộ phần của bác. Bố em (em trai của bác) năm nay cũng đã ngoài 70, cũng vẫn cứ lấn cấn chuyện này. Đợt rồi em mới bàn với bố, việc tìm mộ của bác là không tưởng (mất quá lâu, bên đất Cam, chôn giữa rừng già, không có sơ đồ, địa chỉ cụ thể...) nên làm một cái mộ giả, mời thầy chiều hồn nạp táng vào cho bác có chỗ đi về, đỡ phải lang thang nơi rừng sâu núi thẳm, nơi đất lạ xứ người, để yên lòng cả người sống và người chết.
Em nhờ đứa em trong quân đội mua đầy đủ một bộ quân tư trong để làm hành trang cho bác.
Ngồi gõ mấy dòng này mà nước mắt cứ chảy ra các cụ ạ.
![]()
Cậu ruột em là bộ đội đặc công hy sinh tháng 2 năm 1973. Theo giấy báo tử là hy sinh ở mặt trận phía nam. Bao năm gia đình tìm khắp các nghĩa trang từ Quảng Trị đến Buôn Mê Thuột nhưng không thấy.
Tới năm 2015 trong một đợt họp mặt các cựu chiến binh đơn vị, có mời thân nhân các liệt sỹ đến dự. Cậu út, em của liệt sỹ tham gia và ở đấy gặp được người đồng đội chiến đấu cùng trong trận đó. Ông là đại tá cán bộ BCH quân sự Đăk Lăk về hưu và định cư tại Buôn Mê Thuột.
Tết 2016 em lượn xuyên Việt và tới thăm người đồng đội của cậu, được ông dẫn đến nơi cậu em hy sinh. Ông kể lại trận đánh cậu em tham gia cùng tình huống hy sinh.
Gần nơi cậu hy sinh có đài tưởng niệm các liệt sỹ trung đoàn 25 ở Buôn Hồ. Trên bia ghi rõ các thông tin về cậu em: Họ và tên, quê quán, ngày nhập ngũ, ngày hy sinh...Nhưng mỗi cái sai rất nhỏ: N.N Báu ghi nhầm thành N.N Báo (viết theo nói).
Vậy mà bao năm mất thông tin.
- Em có cậu hy sinh ở mặt trận phía Nam, nhập ngũ năm 1968 hy sinh năm 1970 , cậu là y tá nghe tin bị B-52 rải thảm không tìm thấy hài cốt luônCậu em hy sinh đã tìm được bia tưởng niệm, đồng đội cùng chiến đấu trong trận đó dẫn đến tận vị trí hy sinh. Nhưng đến bây giờ vẫn chưa tìm được hài cốt cậu em. Trận đánh vào nhà thờ Hà Lan đó ta bị thua. Toàn bộ mũi chiến đấu của cậu em 12 người đều hy sinh. Địch thu dọn chiến trường bằng xe ủi, thi thể 12 chiến sỹ bị ủi xuống hố chôn tập thể.
Mũi chiến đấu của chú Sương (chú đại tá trong câu chuyện em kể ở #1670) kịp rút lui, nhưng không thể quay lại thu dung liệt sỹ. Bởi vậy mỗi lần em vào thăm nơi cậu em hy sinh, em thắp hương ở đài tưởng niệm và gốc cây phượng cổ thụ. Nơi chú Sương định vị là khu vực cậu em và các đồng đội hy sinh.
Chú có cho em bản đồ vị trí hố chôn tập thể, nhưng bây giờ toàn bộ đã thay đổi chưa tìm ra chính xác vị trí.
Ở nghĩa trang liệt sỹ quê nhà, một mộ gió được xây từ khi có giấy báo tử, là nơi gia đình đến dâng hương những dịp lễ tết, ngày thương binh liệt sỹ 27/7. Nghĩa trang này thuộc đất làng cụ angkorwat giờ đã thành thị trấn.
Ở trong nước còn khó khăn như vậy, nên cụ và gia đình cũng an lòng khi đã làm ngôi mộ gió cho bác.
Gốc cây phượng già nơi em và chú Sương và các chú thắp hương cho các liệt sỹ.
View attachment 7486376
Cái làng đó giờ nó lên thị trấn rồi phân lô bán nền sát luôn khu mộ cụ tổ của em. Khiếp thật.Cậu em hy sinh đã tìm được bia tưởng niệm, đồng đội cùng chiến đấu trong trận đó dẫn đến tận vị trí hy sinh. Nhưng đến bây giờ vẫn chưa tìm được hài cốt cậu em. Trận đánh vào nhà thờ Hà Lan đó ta bị thua. Toàn bộ mũi chiến đấu của cậu em 12 người đều hy sinh. Địch thu dọn chiến trường bằng xe ủi, thi thể 12 chiến sỹ bị ủi xuống hố chôn tập thể.
Mũi chiến đấu của chú Sương (chú đại tá trong câu chuyện em kể ở #1670) kịp rút lui, nhưng không thể quay lại thu dung liệt sỹ. Bởi vậy mỗi lần em vào thăm nơi cậu em hy sinh, em thắp hương ở đài tưởng niệm và gốc cây phượng cổ thụ. Nơi chú Sương định vị là khu vực cậu em và các đồng đội hy sinh.
Chú có cho em bản đồ vị trí hố chôn tập thể, nhưng bây giờ toàn bộ đã thay đổi chưa tìm ra chính xác vị trí.
Ở nghĩa trang liệt sỹ quê nhà, một mộ gió được xây từ khi có giấy báo tử, là nơi gia đình đến dâng hương những dịp lễ tết, ngày thương binh liệt sỹ 27/7. Nghĩa trang này thuộc đất làng cụ angkorwat giờ đã thành thị trấn.
Ở trong nước còn khó khăn như vậy, nên cụ và gia đình cũng an lòng khi đã làm ngôi mộ gió cho bác.
Gốc cây phượng già nơi em và chú Sương và các chú thắp hương cho các liệt sỹ.
View attachment 7486376
Vâng, cảm ơn cụ đã chia sẻ.Cậu em hy sinh đã tìm được bia tưởng niệm, đồng đội cùng chiến đấu trong trận đó dẫn đến tận vị trí hy sinh. Nhưng đến bây giờ vẫn chưa tìm được hài cốt cậu em. Trận đánh vào nhà thờ Hà Lan đó ta bị thua. Toàn bộ mũi chiến đấu của cậu em 12 người đều hy sinh. Địch thu dọn chiến trường bằng xe ủi, thi thể 12 chiến sỹ bị ủi xuống hố chôn tập thể.
Mũi chiến đấu của chú Sương (chú đại tá trong câu chuyện em kể ở #1670) kịp rút lui, nhưng không thể quay lại thu dung liệt sỹ. Bởi vậy mỗi lần em vào thăm nơi cậu em hy sinh, em thắp hương ở đài tưởng niệm và gốc cây phượng cổ thụ. Nơi chú Sương định vị là khu vực cậu em và các đồng đội hy sinh.
Chú có cho em bản đồ vị trí hố chôn tập thể, nhưng bây giờ toàn bộ đã thay đổi chưa tìm ra chính xác vị trí.
Ở nghĩa trang liệt sỹ quê nhà, một mộ gió được xây từ khi có giấy báo tử, là nơi gia đình đến dâng hương những dịp lễ tết, ngày thương binh liệt sỹ 27/7. Nghĩa trang này thuộc đất làng cụ angkorwat giờ đã thành thị trấn.
Ở trong nước còn khó khăn như vậy, nên cụ và gia đình cũng an lòng khi đã làm ngôi mộ gió cho bác.
Gốc cây phượng già nơi em và chú Sương và các chú thắp hương cho các liệt sỹ.
View attachment 7486376
Vậy mộ Cụ tổ nhà bác ở đúng khu ruộng 5% của bà ngoại em trước đây. Khu này nhiều mộ từ xa xưa. Vừa rồi nhiều gia đình không đồng ý di dời mộ nên có căng biểu ngữ phản đối đấu giá. Ông bạn em là TĐ đang san lấp sông khu gần khu SVĐ thị trấn để kinh doanh bất động sản, chả hiểu ma xui quỷ khiến thế nào kích động bà con phá cuộc đấu giá. Kết quả cuộc đấu giá bị hủy, đại gia TĐ bị bắt ngay hôm sau.Cái làng đó giờ nó lên thị trấn rồi phân lô bán nền sát luôn khu mộ cụ tổ của em. Khiếp thật.