[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Lính đặc công được đào tạo cận chiến kỹ càng và tốt hơn lính trinh sát luồn sâu bọn em rất nhiều. Câu chuyện em đang kể có nói về cái này. Nếu anh lính kia cúi xuống như muốn lấy dao thì khả năng cao là lính đặc công, lính đặc công hay dắt dao lá lúa ở bắp chân.
Cụ được đào tạo cũng rất cơ bản rồi. Như bọn em thì chỉ 3 tháng trên sư bộ là thành trinh sát 😂. Đến 1978 ra Thủ Đức thì học thêm 3 tháng nữa, giảng viên thì có mỗi cụ trung tá đặc công nước dạy hết các môn. Chủ yếu là kinh nghiệm của cụ ấy hồi làm đặc công rừng Sác.
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
85,803
Động cơ
4,657,654 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Cảm ơn chã, em tìm ra cái đường link này:
Không rõ có giống của win win ko
Chị Hải Yến đọc hồi ký này mà cụ. E chỉ buồn cười và rất ngạc nhiên là cái ca nước …l trâu mà chị Yến dám đọc tròn vành rõ nghĩa luôn :D
Đây nhé bác


 

CuongXD

Xe hơi
Biển số
OF-178668
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
139
Động cơ
337,661 Mã lực
Hóng tiếp ah....
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Kể về thằng Long Polpot mà không kể tớthằng Hà “đen” thì khá thiếu sót, tuy nó không cùng chung tổ tam tam với gã nhưng lại rất hay được nhắc đến trong những lần anh em hội ngộ.

LƯƠN XANH

Trong cuộc đời gã, nhiều lần bước chân lãng du đã đưa gã về với xứ Quảng - Đà. Những món ăn của vùng đất đó như mỳ Quảng, Cao Lầu, cơm gà Tam Kỳ… gã đã ăn nhiều lần. Nhưng ở sâu trong tâm khảm gã vẫn luôn khắc ghi 1 món ngon, có thể là gọi là 1 trong những món đặc sản ngon nhất mà gã đã được thưởng thức. Đó là món lươn xanh, một món ăn hết sức dân dã mà thật sự để lại nhiều ấn tượng.

Khi còn huấn luyện tại Việt Nam gã nghe lỏm mấy C, D trưởng nói với nhau không để tụ tập dân 1 tỉnh vào cùng 1 đơn vị. Để tránh lính tráng phân biệt vùng miền, kì thị tỉnh này với tỉnh khác. Ví dụ như B (trung đội) nào có lính Nam Định thì không thể nhốt chung mấy ông Hải Phòng. B nào có nhiều lính Hà Nội thì tránh lính Thanh Hóa, để chung khó mà sống yên ổn. Nhưng khi sang đến chiến trường Campot, đối mặt với sự sống chết từng ngày, từng giờ thì những tư tưởng kỳ thị vùng miền đã không còn nữa. Tất cả đều thương yêu nhau như anh em ruột thịt. Tất cả các rào cản vùng miền đã bị chiến tranh binh lửa xóa nhòa, chỉ còn lại tình anh em sinh tử nơi trận mạc.

Trong đại đội trinh sát luồn sâu của Sư đoàn 7 lúc đó có thằng Hà “đen”, dân Hòa Vang tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (lúc đó chưa tách tỉnh). Gọi đại đội cho oai, chứ thật ra có hơn năm chục mống, thì ban chỉ huy đại đội và liên lạc đã chiếm mất 6 “bố” rồi. Nói về thằng Hà “đen”, “đen” không phải do nước da mà “đen” do số. Người khác ngủ gật trong lúc gác đêm thì không sao, nhưng cứ đến ca nó thì lần nào cũng bị tóm “dính”. Ngủ gật trong lúc gác là chuyện bình thường, vì lúc đó thằng nào cũng chỉ 18-19 tuổi, đang tuổi ăn tuổi ngủ cả, tránh sao được.

Nhưng riêng chuyện bắt lươn thì nó đúng là số zách, đỏ chứ không đen. Nó chỉ cần ra suối 1 lúc, khi quay về kiểu gì cũng có vài con lươn đã được làm sạch và vài quả chuối hoang cùng ít rau dại cho anh em trong C có bữa tươi. Nó kể, quê nó có món lươn xanh, ăn ngon lắm, coi như đặc sản vùng nhà nó. Nghe nó nói mấy thằng lính thành phố như gã há hốc mồm nghe nó tả, nhưng mấy thằng lính vùng quê cãi: Làm mẹ gì có lươn xanh, chỉ có lươn nghệ, lươn cát, chỉ giỏi tào lao. Nhưng nó khẳng định là có. Tô cháo nghi ngút khói bổng xanh biếc ra khi thả mớ cải xắt nhỏ, rồi chợt ửng hẳn lên khi nung núc từng miếng lươn vàng cong cong rớm mỡ xúm xít để vào. Bẻ rùm rụm cái bánh tráng nướng, chan tý nước mắm rin... từng muỗng cháo bần bật liền, ui, nó thoang thoảng mùi lúa quê, beo béo thơm ngọt vị lươn nghệ, cay nồng của cải xanh... cắn thêm miếng ớt... lại lên muỗng khác, liên tục và liên tục...Nghe nó kể mà mấy thằng gã nuốt nước miếng ừng ực, đói, đói vàng mắt nên chỉ nghe cũng đã thấy ngon rồi. Kết thúc câu chuyện nó hứa: Khi mô ra quân thì chúng mày về nhà tau, mạ tau sẽ làm cho chúng mày món lươn xanh ăn chán thì thôi.

Nhưng tất cả những điều đó chẳng bao giờ thành hiện thực.....
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Cụ được đào tạo cũng rất cơ bản rồi. Như bọn em thì chỉ 3 tháng trên sư bộ là thành trinh sát 😂. Đến 1978 ra Thủ Đức thì học thêm 3 tháng nữa, giảng viên thì có mỗi cụ trung tá đặc công nước dạy hết các môn. Chủ yếu là kinh nghiệm của cụ ấy hồi làm đặc công rừng Sác.
Chỗ em có đợt nhiều anh em ra đi không về, dẫn đến thiếu quân số. Bọn em được bổ sung lính trinh sát từ các đại đội, tuy cũng chỉ huấn luyện như bọn anh. Nhưng được trải qua chiến trường cộng với năng khiếu, chỉ một thời gian ngắn những anh em đấy hoà nhập và nghiệp vụ không hề kém bọn em.
 

dichvuflycamhn

Xe buýt
Biển số
OF-809811
Ngày cấp bằng
30/3/22
Số km
664
Động cơ
29,901 Mã lực
Tuổi
36
Em không phủ định thế giới tâm linh, nhưng em chưa được gặp, nên em cóc tin mấy chuyện cụ chủ viết - hix
Truyện nhảm để câu view câu like thôi chứ em đọc đến mấy cái kumathong rồi thì mắt đỏ au, ma quỷ lùa người sống chạy rẽ tóc thì em biết là bịa rồi. 😂
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,935
Động cơ
868,267 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Cách đây ngót 10 năm, còn làm nhà nước, em được luân chuyển cơ sở, về làm ở tỉnh đoàn 1 tỉnh đồng bằng bắc bộ

Em còn nhớ hôm đó là trưa hè, nắng đổ lửa
Khoảng 11h, thì có em cán bộ chạy lên báo là có 1 Ông Sư đến đề nghị gặp người phụ trách về chế độ chính sách
Mảng mặt trận đoàn kết và thanh niên xung phong này không thuộc mảng em, nhưng hôm đó lãnh đạo phụ trách đi vắng cả, em trực cơ quan nên em xuống văn phòng tiếp
Xuống văn phòng, các em đã mời Cụ sư ngồi uống nước. Cụ sư khoảng gần 70, dáng gày gò, làn da sạm nắng phong sương, mặc áo cà sa vàng để lộ 1 bên vai, em hơi bất ngờ vì đó là tăng phục của Phật giáo Nam tông
Qua câu chuyện, rồi 1 số ít ỏi giấy tờ của Cụ sư gìn giữ mang ra đã thấm đẫm màu thời gian, thì em hiểu thời thanh niên, cụ không đủ sức khoẻ đi bộ đội, thế là cụ đăng ký đi Thanh niên xung phong
Quê cụ ở 1 huyện gần thành phố này. Theo lửa cuộc chiến, rồi kết thúc chiến tranh, rồi số phận đưa chân... người thanh niên xung phong xuất gia theo Phật, giờ cụ đang trụ trì 1 ngôi chùa nhỏ ở miền núi Nam Trung Bộ giáp Tây nguyên

Em tiếp nhận hồ sơ, báo với cụ rõ là sẽ giao cho Ban phụ trách và cơ quan sẽ trả lời cụ

Sau đó mấy tháng thì em hết luân chuyển, lại về làm việc ở HN. Hôm trước khi bàn giao, em có hỏi lại Ban phụ trách thì các bạn ấy báo cáo là đã phối hợp với Sở LĐTBXH trả lời cụ là hồ sơ không đủ

Em vẫn nhớ hôm tiếp cụ, anh em đều nhận thấy là giấy tờ của cụ rất thiếu, nên cũng rất ái ngại cụ đi bộ trưa nắng đến ... bèn bấm nhau góp chút quà biếu cụ. Cụ khảng khái từ chối, nói rõ mình xuất gia, không họ hàng, cũng không nghèo túng, không cần tiền ... chỉ mong nhà nước có 1 giấy tờ chứng nhận gì đó để lưu lại 1 thời tuổi trẻ xông vào lửa đạn, không cần chế độ gì

Cụ đứng dậy ra về, tập tễnh bước qua sân nắng cơ quan đi ra cổng, cụ cũng từ chối khi em bảo để cho cậu lái xe đưa cụ về: tôi xuất gia ở trong đó, đi bộ riết, chân này bị tật từ nhỏ nên mới không được vào bộ đội ...

Em 7x hậu sinh, xin mạn phép góp 1 mảnh nhỏ chuyện thực về những người đã góp tuổi thanh xuân cho cuộc chiến của dân tộc
Với họ, tiền hay vật chất, chế độ không là gì cả so với tuổi thanh xuân đã cống hiến
Họ chỉ cần sự ghi nhận và họ trân quý những kỷ vật thời gian ấy

Lan man quá
Trà khuya độc mộc, thuốc đêm lộc cộc ... kính mời các Cụ Tiền bối
F1BF9A9D-BE25-4CDC-A804-F86493A0882B.jpeg
 

coixay13

Xe tăng
Biển số
OF-526922
Ngày cấp bằng
14/8/17
Số km
1,152
Động cơ
190,595 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ được đào tạo cũng rất cơ bản rồi. Như bọn em thì chỉ 3 tháng trên sư bộ là thành trinh sát 😂. Đến 1978 ra Thủ Đức thì học thêm 3 tháng nữa, giảng viên thì có mỗi cụ trung tá đặc công nước dạy hết các môn. Chủ yếu là kinh nghiệm của cụ ấy hồi làm đặc công rừng Sác.
Hồi nhỏ em đọc truyện mang tên là "Người nhái rừng Sác", nhớ lõm bõm những nội dung kiểu như: khi đi điều nghiên mà phải bơi, lặn dưới nước nhiều mà đc uống bát nước mắm thì đỡ rét...
 

dichvuflycamhn

Xe buýt
Biển số
OF-809811
Ngày cấp bằng
30/3/22
Số km
664
Động cơ
29,901 Mã lực
Tuổi
36
Em có cái thắc mắc nhỏ này mong đc các cụ đã từng đi lính thì giải thích cho em với.
Đó là tại sao các đơn vị khi đứng chân trên địa bàn nào đó thường phải giữ bí mật về phiên hiệu đơn vị?
Em thấy thường là địch nó cũng biết hết vì qua các nguồn tin tình báo hoặc trinh sát, hoặc bắt dc tù hàng binh... Thì chúng nó cũng nắm dc hết ở địa bàn a thì là sư đoàn b đang có mặt. Hơn nữa có biết bao nhiêu quân binh chủng, việc công khai tên như sư đoàn bộ binh số 1 hay số 2 thì em nghĩ cũng có ảnh hưởng gì đâu nhỉ? Mong đc các cụ chỉ giáo ạ.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,935
Động cơ
868,267 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Em có cái thắc mắc nhỏ này mong đc các cụ đã từng đi lính thì giải thích cho em với.
Đó là tại sao các đơn vị khi đứng chân trên địa bàn nào đó thường phải giữ bí mật về phiên hiệu đơn vị?
Em thấy thường là địch nó cũng biết hết vì qua các nguồn tin tình báo hoặc trinh sát, hoặc bắt dc tù hàng binh... Thì chúng nó cũng nắm dc hết ở địa bàn a thì là sư đoàn b đang có mặt. Hơn nữa có biết bao nhiêu quân binh chủng, việc công khai tên như sư đoàn bộ binh số 1 hay số 2 thì em nghĩ cũng có ảnh hưởng gì đâu nhỉ? Mong đc các cụ chỉ giáo ạ.
Cụ nghiên cứu về đòn đánh Ban Mê Thuật thì sẽ thấy thông tin về phiên hiệu các đơn vị được sử dụng với hiệu quả nghi binh đến như thế nào đấy ợ (sư 10 thật, sư 10 giả ...)
 

Joker2k

Xe buýt
Biển số
OF-787007
Ngày cấp bằng
9/8/21
Số km
576
Động cơ
214,347 Mã lực
Cách đây ngót 10 năm, còn làm nhà nước, em được luân chuyển cơ sở, về làm ở tỉnh đoàn 1 tỉnh đồng bằng bắc bộ

Em còn nhớ hôm đó là trưa hè, nắng đổ lửa
Khoảng 11h, thì có em cán bộ chạy lên báo là có 1 Ông Sư đến đề nghị gặp người phụ trách về chế độ chính sách
Mảng mặt trận đoàn kết và thanh niên xung phong này không thuộc mảng em, nhưng hôm đó lãnh đạo phụ trách đi vắng cả, em trực cơ quan nên em xuống văn phòng tiếp
Xuống văn phòng, các em đã mời Cụ sư ngồi uống nước. Cụ sư khoảng gần 70, dáng gày gò, làn da sạm nắng phong sương, mặc áo cà sa vàng để lộ 1 bên vai, em hơi bất ngờ vì đó là tăng phục của Phật giáo Nam tông
Qua câu chuyện, rồi 1 số ít ỏi giấy tờ của Cụ sư gìn giữ mang ra đã thấm đẫm màu thời gian, thì em hiểu thời thanh niên, cụ không đủ sức khoẻ đi bộ đội, thế là cụ đăng ký đi Thanh niên xung phong
Quê cụ ở 1 huyện gần thành phố này. Theo lửa cuộc chiến, rồi kết thúc chiến tranh, rồi số phận đưa chân... người thanh niên xung phong xuất gia theo Phật, giờ cụ đang trụ trì 1 ngôi chùa nhỏ ở miền núi Nam Trung Bộ giáp Tây nguyên

Em tiếp nhận hồ sơ, báo với cụ rõ là sẽ giao cho Ban phụ trách và cơ quan sẽ trả lời cụ

Sau đó mấy tháng thì em hết luân chuyển, lại về làm việc ở HN. Hôm trước khi bàn giao, em có hỏi lại Ban phụ trách thì các bạn ấy báo cáo là đã phối hợp với Sở LĐTBXH trả lời cụ là hồ sơ không đủ

Em vẫn nhớ hôm tiếp cụ, anh em đều nhận thấy là giấy tờ của cụ rất thiếu, nên cũng rất ái ngại cụ đi bộ trưa nắng đến ... bèn bấm nhau góp chút quà biếu cụ. Cụ khảng khái từ chối, nói rõ mình xuất gia, không họ hàng, cũng không nghèo túng, không cần tiền ... chỉ mong nhà nước có 1 giấy tờ chứng nhận gì đó để lưu lại 1 thời tuổi trẻ xông vào lửa đạn, không cần chế độ gì

Cụ đứng dậy ra về, tập tễnh bước qua sân nắng cơ quan đi ra cổng, cụ cũng từ chối khi em bảo để cho cậu lái xe đưa cụ về: tôi xuất gia ở trong đó, đi bộ riết, chân này bị tật từ nhỏ nên mới không được vào bộ đội ...

Em 7x hậu sinh, xin mạn phép góp 1 mảnh nhỏ chuyện thực về những người đã góp tuổi thanh xuân cho cuộc chiến của dân tộc
Với họ, tiền hay vật chất, chế độ không là gì cả so với tuổi thanh xuân đã cống hiến
Họ chỉ cần sự ghi nhận và họ trân quý những kỷ vật thời gian ấy

Lan man quá
Trà khuya độc mộc, thuốc đêm lộc cộc ... kính mời các Cụ Tiền bối
F1BF9A9D-BE25-4CDC-A804-F86493A0882B.jpeg
Nói đâu xa, ngay ông cụ thân sinh em đây, sống sót sau 75 trở về thì cần gì nữa ngoài nghĩ về với gia đình. Sau này giấy tờ nhà nc đòi hỏi hạch hoẹ chán chê, bố em bảo toàn những thằng trốn lính ở nhà sau làm cán bộ hạch hoẹ những thằng lính chiến trở về. Có người thì chẳng đi lính ngày nào mà lại có giấy xác nhận ảnh hưởng chất độc da cam để lĩnh tiền hàng tháng. Xã hội mà cụ, kệ thôi biết làm sao!
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
...Trong 1 buổi chiều mưa tại nhà ăn, trước lúc lên đường cho chuyến trinh sát đêm, từ phum Thếch cách bến phà Nếch Luông hướng về Nông Pênh 120km. Chị nuôi cho thêm bọn gã mấy miếng thịt kèm câu dặn dò thương xót: Ăn thêm cơm đi các em, ăn để lấy sức mà đi xuyên đêm, mai về chị nấu cháo đỗ xanh bồi dưỡng nha mấy đứa. (Thường ngày chị đối với mấy thằng lính C trinh sát rất tốt. Chị thương mấy đứa như em út trong nhà vậy, nhất là mấy thằng trinh sát, lúc nào cũng đi đầu tiên và về cuối cùng).

Chẳng hiểu sao thằng Hà “đen” bật ra câu: Ăn nhiều để rồi chết…Anh Hòa C phó chính trị, người Vĩnh Long trợn mắt lên: Đù má cái thằng, sắp vô trận mà mi nói gì mà gở quá. Thằng Hà nhe răng cười và lầu bầu câu gì đó. Mấy thằng bọn gã cũng tủm tỉm cười, chẳng ai để vào đầu câu nói của nó...

Đêm đó, lúc hơn 2h sáng có tiếng súng nổ rền phía rừng, cách phum 1 đoạn. Cả C thấy nóng ruột, không hiểu có chuyện gì xảy ra với tổ “tam tam” của thằng Hà “đen”. Quãng 8h sáng có người dưới tiểu đoàn 3 của trung đoàn pháo binh 210 lên sư bộ nói lại là có 3 lính của mình bị phục kích. Hai thằng nằm tại chỗ, còn 1 thằng đưa về đến phẫu cũng ra đi sau nửa tiếng vì mất nhiều máu. Thằng bị thương và ra đi cuối cùng là thằng Tấn người Quảng Bình, 2 thằng “đi” luôn là Hà “đen” và thằng Hải “để đấy” người Thường Xuân, Thanh Hóa.

Trưa đó, dưới nhà ăn, C trinh sát ngồi nhìn vào chỗ 3 thằng chúng nó ngồi, chỗ đó vắng lạnh với 3 bát cơm và 3 đôi đũa. Ba thằng tổ “tam tam” đã ra đi và không bao giờ trở về nữa. Chúng nó ra đi khi còn chưa biết bàn tay con gái mềm hay cứng, ngoại trừ bàn tay chai sạn của mẹ chúng nó, bàn tay chai sạn của chị nuôi thỉnh thoảng dúi thêm cho mấy thằng em miếng cơm cháy cuối nồi. Mắt thằng nào cũng ầng ậc nước, miếng cơm khô trong cổ, không thể nuốt nổi.

Các ông nhà văn, nhà báo và những thằng lính “kiểng”, lính “văn phòng” hay nói theo kiểu định hướng, dẫn dắt: Chai sạn trong chiến tranh…nỗi đau hóa đá…nén chặt nỗi đau…Xin các bố, hãy nói cho thật, dù chỉ 1 lần, 1 lần thôi. Là con người, nhưng lính chiến không vô cảm trước cái chết của đồng đội đâu, đau lắm, xót lắm, khóc nhiều lắm. Gỗ đá đâu mà không biết thương đồng đội. Đừng tạo hình tượng người đàn ông không biết khóc, đừng tạo hình người lính chiến là phải can trường, không được ủy mị. Các vị cứ đi vào sinh tử chiến trường thì sẽ thấy, nước mắt đàn ông có rơi đó, nó cũng có vị mặn như bất cứ người nào khi khóc thôi, thậm chí trong đó có cả vị tanh của máu nữa cơ...
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,935
Động cơ
868,267 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
...Trong 1 buổi chiều mưa tại nhà ăn, trước lúc lên đường cho chuyến trinh sát đêm, từ phum Thếch cách bến phà Nếch Luông hướng về Nông Pênh 120km. Chị nuôi cho thêm bọn gã mấy miếng thịt kèm câu dặn dò thương xót: Ăn thêm cơm đi các em, ăn để lấy sức mà đi xuyên đêm, mai về chị nấu cháo đỗ xanh bồi dưỡng nha mấy đứa. (Thường ngày chị đối với mấy thằng lính C trinh sát rất tốt. Chị thương mấy đứa như em út trong nhà vậy, nhất là mấy thằng trinh sát, lúc nào cũng đi đầu tiên và về cuối cùng).

Chẳng hiểu sao thằng Hà “đen” bật ra câu: Ăn nhiều để rồi chết…Anh Hòa C phó chính trị, người Vĩnh Long trợn mắt lên: Đù má cái thằng, sắp vô trận mà mi nói gì mà gở quá. Thằng Hà nhe răng cười và lầu bầu câu gì đó. Mấy thằng bọn gã cũng tủm tỉm cười, chẳng ai để vào đầu câu nói của nó...

Đêm đó, lúc hơn 2h sáng có tiếng súng nổ rền phía rừng, cách phum 1 đoạn. Cả C thấy nóng ruột, không hiểu có chuyện gì xảy ra với tổ “tam tam” của thằng Hà “đen”. Quãng 8h sáng có người dưới tiểu đoàn 3 của trung đoàn pháo binh 210 lên sư bộ nói lại là có 3 lính của mình bị phục kích. Hai thằng nằm tại chỗ, còn 1 thằng đưa về đến phẫu cũng ra đi sau nửa tiếng vì mất nhiều máu. Thằng bị thương và ra đi cuối cùng là thằng Tấn người Quảng Bình, 2 thằng “đi” luôn là Hà “đen” và thằng Hải “để đấy” người Thường Xuân, Thanh Hóa.

Trưa đó, dưới nhà ăn, C trinh sát ngồi nhìn vào chỗ 3 thằng chúng nó ngồi, chỗ đó vắng lạnh với 3 bát cơm và 3 đôi đũa. Ba thằng tổ “tam tam” đã ra đi và không bao giờ trở về nữa. Chúng nó ra đi khi còn chưa biết bàn tay con gái mềm hay cứng, ngoại trừ bàn tay chai sạn của mẹ chúng nó, bàn tay chai sạn của chị nuôi thỉnh thoảng dúi thêm cho mấy thằng em miếng cơm cháy cuối nồi. Mắt thằng nào cũng ầng ậc nước, miếng cơm khô trong cổ, không thể nuốt nổi.

Các ông nhà văn, nhà báo và những thằng lính “kiểng”, lính “văn phòng” hay nói theo kiểu định hướng, dẫn dắt: Chai sạn trong chiến tranh…nỗi đau hóa đá…nén chặt nỗi đau…Xin các bố, hãy nói cho thật, dù chỉ 1 lần, 1 lần thôi. Là con người, nhưng lính chiến không vô cảm trước cái chết của đồng đội đâu, đau lắm, xót lắm, khóc nhiều lắm. Gỗ đá đâu mà không biết thương đồng đội. Đừng tạo hình tượng người đàn ông không biết khóc, đừng tạo hình người lính chiến là phải can trường, không được ủy mị. Các vị cứ đi vào sinh tử chiến trường thì sẽ thấy, nước mắt đàn ông có rơi đó, nó cũng có vị mặn như bất cứ người nào khi khóc thôi, thậm chí trong đó có cả vị tanh của máu nữa cơ...
Kính Cụ ly 58 lúc nửa khuya ạ
21FE8368-FA0B-4C5D-9CB7-FB790463649A.jpeg
 

smilingman82

Xe buýt
Biển số
OF-33458
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
697
Động cơ
474,298 Mã lực
….Thằng lính Pot là dạng cao thủ vậy mà bị thằng Long hạ gục, như vậy đủ chứng tỏ trình của thằng Long không phải dạng vừa, không thể coi thường được. Cũng kể từ đó, anh em trong đơn vị nhìn nó với con mắt khác hẳn, ngưỡng mộ cũng có, thân thiện cũng có, tin tưởng cũng có (tất nhiên ngưỡng mộ nó chỉ là chị em thôi). Cũng vì vậy mà không thấy anh Kỷ hay ai nhắc đến chuyện kỷ luật nó và 3 thằng gã nữa. Cũng từ đó tổ tam tam của gã cảm thấy rất yên tâm khi đi “thám” mà có 1 cao thủ võ lâm ở ẩn trong tổ. Câu chuyện thằng Long hạ gục 1 cao thủ L`bokator truyền từ sư đoàn bộ đến các trung đoàn của sư, rồi sau đó lan ra toàn bộ quân đoàn, rồi đến nhiều đơn vị khác của mặt trận 479.


Cũng từ lúc đó nó chết biệt danh Long “Polpot”, cái biệt danh theo nó về đến tận thành phố Vinh khi những thằng lính phục viên, ra quân mà nhà ở Nghệ An - Hà Tĩnh mang về kể ở quê hương trong những lúc trà dư tửu hậu. Khi nó biết chuyện gã, thằng Đực, thằng Phú “nhái” bao che cho nó mà suýt bị kỷ luật, nó cảm động lắm và từ đó trở đi nó sống mở lòng với anh em hơn. Cũng kể từ giờ phút đó 4 thằng gã luôn coi nhau như anh em ruột thịt, coi tổ tam tam như mái nhà thứ 2 của mình, vui buồn có nhau, sướng khổ cũng có nhau…

Nhưng… :(( :(( :((
Số phận cũng thật nghiệt ngã, khi 1 thằng lính vào sinh ra tử như nó, khi ở chiến trường đạn toàn tránh nó. Vậy mà lại “ra đi” trong 1 sáng sớm mưa bão năm 1994 lúc 4h sáng khi chở rau cho mẹ để kịp buổi chợ sáng. Nó “ra đi” khi chưa biết yêu là gì. Cứ đến ngày 14 tháng 6 hàng năm, ngày hy sinh của thằng Đực là gã lại mua đồ làm lễ để tưởng nhớ đến nó, thằng Đực và Phú “nhái” để cho 3 thằng chúng nó không cảm thấy cô đơn, buồn tủi. Để chúng nó thấy rằng, thằng bạn chiến đấu năm xưa không bao giờ và chưa bao giờ thôi nghĩ về chúng nó với tất cả những gì trân trọng nhất. Để cho chúng nó thấy rằng tổ tam tam vàng năm nào vẫn luôn trong tim gã.

P/S: Thằng Định “mốc” lính ban bảo vệ, phòng chính trị sư đoàn, dân Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, gọi điện: “Mày viết về vụ thằng L…”chột” đi, đã viết về đời lính thì phải viết hết, xấu tốt gì cũng là chuyện đời lính mà”. Chuyện không hay nên thật lòng gã không muốn viết. Vậy mà thằng Định “mốc” không buông tha cho gã, nó dọa: “Mày mà không viết, lần sau tao ra Hà Nội dell mang nem chua cho mày nữa…”. Nghe nó dọa gã thấy cũng hãi: “Ừ…thôi để tao viết, lần sau ra thì đừng mang nem chua. Nem nhà chúng mày lá chuối nhiều hơn thịt. Cứ mang cho tao cua bể mà dân Nga Sơn nhà mày đang nuôi là được rồi :) ”. Vâng, theo yêu cầu của mấy thằng bạn chiến đấu Hoa Thanh Quế, Hoa Thanh Táo gã sẽ viết về chuyện QUÂN TA ĐÁNH QUÂN MÌNH vào 1 ngày gần nhất.
Em đọc đến đoạn bác thắp hương cho 3 đồng đội mà ứa nước mắt...
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
...Chiến tranh kết thúc. Tạm biệt đất nước Chùa Tháp với những người dân hiền hòa, chất phát. Nơi mà bao giọt máu, mồ hôi của bạn bè, đồng đội đã thấm đậm trên những địa danh của đất nước này, bao kỉ niệm đồng cam cộng khổ, dìu nhau, cáng nhau, chia nhau giọt nước, điếu thuốc, viên đạn, những đêm ôm nhau nằm ngủ tại trận địa để vơi đi những nỗi nhớ nhung về đất mẹ, vơi đi cơn sốt rét rừng quái ác, những lần chia tay bạn bè hoàn thành nghĩa vụ về cố hương, những lần tiễn biệt đồng đội ra đi mãi mãi…. Thế hệ của gã cũng dần dần giã từ binh nghiệp. Chiến tranh đã lùi xa, cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã trở về Tổ quốc, nhiều người phát triển lên sĩ quan cao cấp, tướng lĩnh, nhiều người chuyển sang các lĩnh vực khác, nhiều người quay về với cuộc sống đời thường, hàng vạn người bị thương tật và hàng vạn liệt sĩ được qui tụ về các nghĩa trang trên mọi miền Tổ quốc, có nhiều người còn mất tích nằm mãi ở đất bạn tận vùng biên giới xa xôi. Nhưng gã và những thằng lính C trinh sát, sư 7 bộ binh mãi mãi nhớ về hương vị món lươn xanh dù chưa bao giờ được thưởng thức.

Yêu lắm, nhớ lắm món lươn xanh xứ Quảng - Đà
 

Dao tuan Vu

Xe tải
Biển số
OF-8930
Ngày cấp bằng
27/8/07
Số km
498
Động cơ
539,604 Mã lực
Ơ, hết rồi à. Cụ Giã từ vũ khí.
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
Liên quan chút là thời 86-90 dân quân khu HN có mốt mặc áo Pôl pốt nhìn cũng đẹp và khỏe khắn kiểu áo bay Nga nhỉ? Hình như áo này do Tàu nó trang bị cho SQ Pôl pốt sau này thì phải và bán sang VN khá nhiều. Áo này có 2 túi áo ngực rộng nhét cả cuộn tiền to vào vô tư :D
Có cụ nào còn giữ phiên bản ko?
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
Cc thư dãn chút nhé 😁 😁

 

lotomo2015

Xe buýt
Biển số
OF-419455
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
613
Động cơ
224,584 Mã lực
Tuổi
33
Những năm ấy ngoài bên Căm, mặt trận ác liệt còn mỗi Hà Giang. Các hướng khác ở biên giới may thỉnh thoảng có quả pháo tầu bắn sang.
Lên Hà Giang thì tận dưới Việt Trì người ta chỉ còn đi bằng ô tô, tầu hỏa không lên được đó.
Mà ô tô đi cũng rất khó khăn (chính vì vận chuyển lên Hà Giang rất khó nên tầu hồi ý mới chọn Hà Giang).
Mấy cái ông quậy đó mượn tiếng lên biên giới thôi. Nếu từ tầu hỏa xuống thì không phải trên đường đi Hà Giang.
Ngay các đơn vị từ Căm về, khi làm đơn vị chính lên tham gia mặt trận Hà Giang họ cũng tuyển quân và huấn luyên ngoài này, chỉ có sỹ quan khung mới từ Căm về (như sư 31 huấn luyện ở Hải Dương)!
Nhiều đơn vị thời đó vẫn đi tàu lên ga Yên Bái, Bảo Hà… rồi đi ô tô sang Hà Giang mà cụ.
 

anhtrann98

Xe tải
Biển số
OF-716572
Ngày cấp bằng
17/2/20
Số km
262
Động cơ
2,850 Mã lực
Nơi ở
Đà Nẵng
Nhưng riêng chuyện bắt lươn thì nó đúng là số zách, đỏ chứ không đen. Nó chỉ cần ra suối 1 lúc, khi quay về kiểu gì cũng có vài con lươn đã được làm sạch và vài quả chuối hoang cùng ít rau dại cho anh em trong C có bữa tươi. Nó kể, quê nó có món lươn xanh, ăn ngon lắm, coi như đặc sản vùng nhà nó. Nghe nó nói mấy thằng lính thành phố như gã há hốc mồm nghe nó tả, nhưng mấy thằng lính vùng quê cãi: Làm mẹ gì có lươn xanh, chỉ có lươn nghệ, lươn cát, chỉ giỏi tào lao. Nhưng nó khẳng định là có. Tô cháo nghi ngút khói bổng xanh biếc ra khi thả mớ cải xắt nhỏ, rồi chợt ửng hẳn lên khi nung núc từng miếng lươn vàng cong cong rớm mỡ xúm xít để vào. Bẻ rùm rụm cái bánh tráng nướng, chan tý nước mắm rin... từng muỗng cháo bần bật liền, ui, nó thoang thoảng mùi lúa quê, beo béo thơm ngọt vị lươn nghệ, cay nồng của cải xanh... cắn thêm miếng ớt... lại lên muỗng khác, liên tục và liên tục...Nghe nó kể mà mấy thằng gã nuốt nước miếng ừng ực, đói, đói vàng mắt nên chỉ nghe cũng đã thấy ngon rồi. Kết thúc câu chuyện nó hứa: Khi mô ra quân thì chúng mày về nhà tau, mạ tau sẽ làm cho chúng mày món lươn xanh ăn chán thì thôi.
Em dân quê Quảng Nam(nội ở Điện Bàn, ngoại ở Hòa Vang), từ nhỏ đã biết bắt cá, mỗi khi mùa mưa có lụt ở cả ngày ngoài đồng bắt cá cũng được(đến bh lớn rồi vẫn ham con cá :)) , nghe đồng nổi nước, rảnh chạy về đi thả lưới ngay). Nghe món Lươn xanh cũng lạ, từ nhỏ đến lớn có thứ gì chế biến từ con cá, con lươn mà chưa thử qua đâu. Search GG, thì mới biết hóa ra là sự kết hợp của cháo Lươn+ cải xanh nên gọi là Lươn xanh. Chưa hình dung ăn có vị gì, em nghĩ ăn thua nhất là ở tô cháo lươn,đúng lươn đồng tự nhiên thì nó ngon rồi. :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top