- Biển số
- OF-179590
- Ngày cấp bằng
- 1/2/13
- Số km
- 3,320
- Động cơ
- 134,634 Mã lực
Đúng là bảo gì cũng phải làm trừ việc bảo tự trói tay cụ ơi,Để cụ Giã từ vũ khí vào giải thích. Em thì nghĩ là dí AK vào mẹt thì bảo gì chẳng phải làm.
Đúng là bảo gì cũng phải làm trừ việc bảo tự trói tay cụ ơi,Để cụ Giã từ vũ khí vào giải thích. Em thì nghĩ là dí AK vào mẹt thì bảo gì chẳng phải làm.
Ơ thế câu chuyện của cụ có hậu rồi ahKhi nào cụ sang Xiêm Riệp tìm cty du lịch " Sorya" logo là cái mặt trời ( vì tiếng K Sorya là mặt trời) có lẽ sẽ gặp Chan Tha.
A up thông tin thế này là gấu anh đến thăm Chụy í trc đóKhi nào cụ sang Xiêm Riệp tìm cty du lịch " Sorya" logo là cái mặt trời ( vì tiếng K Sorya là mặt trời) có lẽ sẽ gặp Chan Tha.
Bà xã anh gặp rồi mà. Trước khi covid bùng phát anh đưa cả lớp bà xã đi Xiêm Riệp chơi nên lò mò tìm gặp.A up thông tin thế này là gấu anh đến thăm Chụy í trc đó
Em ủng hộ ý kiến của cụ. Post của cụ ấy làm mất hay, thớt đang toàn những câu chuyện nghiêm trang và hào hùng.Mấy cái chuyện tâm linh không liên quan đến chủ đề chiến trường K em nghĩ nên mở thớt riêng, hoặc post vào cái thớt gì của cụ DurexXL đã mở.
Em không phủ định thế giới tâm linh, nhưng em chưa được gặp, nên em cóc tin mấy chuyện cụ chủ viết - hix
Em vodka Lão Huynh mà Mõ kẹt xỷ ko choAe thấy hợp lý thì vodka e đi nhé.
Em hậu sinh, là lính thời bình thôi, cụ thân sinh của em thì là lính đi B, C chống mỹ. Về cũng chẳng có gì, ngày xưa nghèo không có gì để ăn, bây giờ khá hơn tí thì già yếu hết cả với nhau, 30/4 các cụ họp chỉ nhìn nhau là chính chứ chẳng ăn uống được gì.Sau này, những năm hai nghìn thì khi nghỉ hưu có trả tiền đi chiến trường cụ ạ, lĩnh một cục, nhưng em cũng không rõ những ai được hưởng
Những ai "nằm" trong vùng K là được ạ. Lên Xã/Phường khai vào tờ khai: Thuộc đơn vị nào? ỞSau này, những năm hai nghìn thì khi nghỉ hưu có trả tiền đi chiến trường cụ ạ, lĩnh một cục, nhưng em cũng không rõ những ai được hưởng
Em may mắn hơn anh là hai lần lên báo “Tường” và khi về được phục hồi và đeo lon thượng sỹCuộc chiến biên giới Tây nam kéo dài 10 năm, hy sinh mất mát cũng không nhỏ. Nhưng bên các cụ tuyên huấn nhà mình không tuyên truyền nhiều. Khen thưởng rất ít, phong anh hùng càng ít, nên lính chiến ở K thiệt thòi nhiều.
Riêng đại đội em thì bị bỏ quên, thậm chỉ phụ cấp và quân trang cũng bị quên không phát. Nên đến khi rời quân đội mới đc phong hạ sĩ![]()
Đọc về 3 Người nằm xuống của Tổ Tam Tam, buồn thắt lòng Cụ ạHicEm đọc các bác thắc mắc, bình luận làm sao Long “Polpot” bắt được hai thằng “cao thủ” kia. Em tự nhiên bật cười, vì các bác bình luận y như mấy thằng lính bọn lúc đấy. Sẽ có một câu chuyện em biên để nói về vụ này sau
![]()
Buồn quá cụ ạ!…. Để cho chúng nó thấy rằng tổ tam tam vàng năm nào vẫn luôn trong tim gã.
….Thằng lính Pot là dạng cao thủ vậy mà bị thằng Long hạ gục, như vậy đủ chứng tỏ trình của thằng Long không phải dạng vừa, không thể coi thường được. Cũng kể từ đó, anh em trong đơn vị nhìn nó với con mắt khác hẳn, ngưỡng mộ cũng có, thân thiện cũng có, tin tưởng cũng có (tất nhiên ngưỡng mộ nó chỉ là chị em thôi). Cũng vì vậy mà không thấy anh Kỷ hay ai nhắc đến chuyện kỷ luật nó và 3 thằng gã nữa. Cũng từ đó tổ tam tam của gã cảm thấy rất yên tâm khi đi “thám” mà có 1 cao thủ võ lâm ở ẩn trong tổ. Câu chuyện thằng Long hạ gục 1 cao thủ L`bokator truyền từ sư đoàn bộ đến các trung đoàn của sư, rồi sau đó lan ra toàn bộ quân đoàn, rồi đến nhiều đơn vị khác của mặt trận 479.
Cũng từ lúc đó nó chết biệt danh Long “Polpot”, cái biệt danh theo nó về đến tận thành phố Vinh khi những thằng lính phục viên, ra quân mà nhà ở Nghệ An - Hà Tĩnh mang về kể ở quê hương trong những lúc trà dư tửu hậu. Khi nó biết chuyện gã, thằng Đực, thằng Phú “nhái” bao che cho nó mà suýt bị kỷ luật, nó cảm động lắm và từ đó trở đi nó sống mở lòng với anh em hơn. Cũng kể từ giờ phút đó 4 thằng gã luôn coi nhau như anh em ruột thịt, coi tổ tam tam như mái nhà thứ 2 của mình, vui buồn có nhau, sướng khổ cũng có nhau…
Nhưng…![]()
![]()
Số phận cũng thật nghiệt ngã, khi 1 thằng lính vào sinh ra tử như nó, khi ở chiến trường đạn toàn tránh nó. Vậy mà lại “ra đi” trong 1 sáng sớm mưa bão năm 1994 lúc 4h sáng khi chở rau cho mẹ để kịp buổi chợ sáng. Nó “ra đi” khi chưa biết yêu là gì. Cứ đến ngày 14 tháng 6 hàng năm, ngày hy sinh của thằng Đực là gã lại mua đồ làm lễ để tưởng nhớ đến nó, thằng Đực và Phú “nhái” để cho 3 thằng chúng nó không cảm thấy cô đơn, buồn tủi. Để chúng nó thấy rằng, thằng bạn chiến đấu năm xưa không bao giờ và chưa bao giờ thôi nghĩ về chúng nó với tất cả những gì trân trọng nhất. Để cho chúng nó thấy rằng tổ tam tam vàng năm nào vẫn luôn trong tim gã.
P/S: Thằng Định “mốc” lính ban bảo vệ, phòng chính trị sư đoàn, dân Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, gọi điện: “Mày viết về vụ thằng L…”chột” đi, đã viết về đời lính thì phải viết hết, xấu tốt gì cũng là chuyện đời lính mà”. Chuyện không hay nên thật lòng gã không muốn viết. Vậy mà thằng Định “mốc” không buông tha cho gã, nó dọa: “Mày mà không viết, lần sau tao ra Hà Nội dell mang nem chua cho mày nữa…”. Nghe nó dọa gã thấy cũng hãi: “Ừ…thôi để tao viết, lần sau ra thì đừng mang nem chua. Nem nhà chúng mày lá chuối nhiều hơn thịt. Cứ mang cho tao cua bể mà dân Nga Sơn nhà mày đang nuôi là được rồi”. Vâng, theo yêu cầu của mấy thằng bạn chiến đấu Hoa Thanh Quế, Hoa Thanh Táo gã sẽ viết về chuyện QUÂN TA ĐÁNH QUÂN MÌNH vào 1 ngày gần nhất.
Em ko nhớ tết nào, dẫn mấy đứa nhỏ về ông nội , cụ mừng tuổi cho mỗi đứa cháu mấy triệu ; tổng lại chắc chừng trên dưới mười triệu, cũng chỉ mang tính tượng trưng ...Những ai "nằm" trong vùng K là được ạ. Lên Xã/Phường khai vào tờ khai: Thuộc đơn vị nào? Ở
bao lâu tại Cam? Chức vụ? Kèm theo các giấy tờ khi ở trong Quân ngũ đã được cung cấp...
Bố em khai tới khai lui, đâu gần chục lần thì được nhận chế độ. Làm y tá lại hay bị điều chuyển từ Đại đội nọ sang Đại đội kia, giấy tờ thất lạc...mãi mới xác minh xong. Năm bố em được nhận chế độ là năm 2016. Giờ số tiền đó, bố em vẫn gói bọc cẩn thận. Giữ gìn kỹ càng cùng với cái balo cũ sờn + cuốn sách bằng giấy dó. Thỉnh thoảng nắng mang ra hong, vuốt phẳng phiu rồi lại cất...
Em cũng chẳng lĩnh đc xu teng nào. Phường cũng thông báo nhưng thủ tục phức tạp, về đơn vị cũ xác minh... Mà từ khi nhập ngũ em toàn ở phía nam. Tàu xe đi lại xin đc cái xác nhận thì cũng tốn tiền và thời gian nên em cũng bỏ hết. Coi như 10 năm quân ngũ bỏ đi.Chắc cụ nghĩ trong lòng: đó là những đồng tiền xương máu mà cụ đã bị ép bán. Không tiêu đến số tiền đó, cũng như ko bao giờ bán tuổi trẻ của mình.
Xin lỗi vì em nói thô nhưng thật.
Chị Hải Yến đọc hồi ký này mà cụ. E chỉ buồn cười và rất ngạc nhiên là cái ca nước …l trâu mà chị Yến dám đọc tròn vành rõ nghĩa luônCảm ơn chã, em tìm ra cái đường link này:
Không rõ có giống của win win ko![]()
Mưa trên đồng À Na Cút - Tác giả: Trần Ngọc Phương
K’ro Lapia, nơi bọn tôi công tác là một thôn của xã Pring Thum, thuộc huyện Choam K’san, tỉnh Prếch Vihia. Gọi là đội công tác K’ro Lapia vì bvansudia.net
Em không phải là đàn ông, lại càng không hiểu được những phút trầm tư của Bố em là "khoảng lặng" khi nhớ về đồng đội; hay là nỗi lo của những người làm Bố. Chỉ nghe kể lại những ký ức vào những buổi tối khi còn ở nhà, và lúc dọn nhà, thì không ngại ngần bỏ những thứ linh tinh đi. Nhưng, riêng những kỷ vật liên quan đến thời trẻ của Bố em, thì đều không bao giờ dám bỏ đi, hay dịch chuyển nếu như không có sự đồng ý.Chắc cụ nghĩ trong lòng: đó là những đồng tiền xương máu mà cụ đã bị ép bán. Không tiêu đến số tiền đó, cũng như ko bao giờ bán tuổi trẻ của mình.
Xin lỗi vì em nói thô nhưng thật.
Em ko nhớ tết nào, dẫn mấy đứa nhỏ về ông nội , cụ mừng tuổi cho mỗi đứa cháu mấy triệu ; tổng lại chắc chừng trên dưới mười triệu, cũng chỉ mang tính tượng trưng ...
Cụ được đào tạo cũng rất cơ bản rồi. Như bọn em thì chỉ 3 tháng trên sư bộ là thành trinh sátLính đặc công được đào tạo cận chiến kỹ càng và tốt hơn lính trinh sát luồn sâu bọn em rất nhiều. Câu chuyện em đang kể có nói về cái này. Nếu anh lính kia cúi xuống như muốn lấy dao thì khả năng cao là lính đặc công, lính đặc công hay dắt dao lá lúa ở bắp chân.