[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Vienxu

Xe tăng
Biển số
OF-406652
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,829
Động cơ
249,125 Mã lực
“Bọn em trót dại rồi, bây giờ phải làm sao ạ?”.
Anh Toản cười nửa miệng: “À, biết là dại rồi hả? Còn chờ để các ông phát hiện ra sơ hở của mình thì quân pháp mặt trận và quân đoàn cũng phát hiện được. Lúc này đứng nói chuyện với các ông ở đây sẽ không phải là tôi mà là bên quân pháp đó”.
Cuối cùng, sau một hồi tràng giang đại hải anh ngồi xuống để anh Hòa C phó chính trị, dân Vĩnh Long có ý kiến.
Anh Hòa hỏi: “Mấy cái ba lô đâu? Trong ba lô có gì?”. Thằng Phú “nhái” đứng dậy báo cáo: “Dạ, trong ba lô chẳng có gì quan trọng, chỉ có mấy bộ quần áo và 1 đôi dép.
Dép thì em cho thằng Khải “dế” vì giầy nó thủng hết rồi. Quần áo thì em chia cho mấy đứa bị rách. Em lấy mỗi cái quần đùi thôi ạ”.
Anh Hòa: “Gan các ông to thiệt đó. Đến cán bộ của mặt trận mà các ông cũng dọa, không chừa 1 ai cả”.
Thằng Phú chớp chớp mắt ra vẻ hiền lành, thật thà:
“Dạ, để em kêu mấy đứa trả lại đồ rồi đem lên nộp lại cho các anh ạ”. Anh Hòa đập mạnh tay xuống bàn:
“Không…không trả cái gì hết…bây giờ mà đem trả khác gì lạy ông tôi ở bụi này. Tuyệt đối không trả”.
Chữ KHÔNG TRẢ anh kéo dài giọng ra. Nói xong tự dưng anh đứng ngẩn người ra, rồi quay qua nhìn anh Toản.
Bất chợt 2 ông cười phá lên, cả đại đội thấy buồn cười trước việc anh Hòa cấm mang trả lại đồ và nhất là nhìn vào điệu bộ của anh ấy. Lúc đầu thì còn vài tiếng khúc khích cố nín lại, sau đó thì cả đại đội bò lăn ra cười.
Tiếng cười lan ra nhanh chóng, không khí buổi họp đang căng thẳng chợt biến mất, mặt ai cũng dãn cả ra.
Chờ ngớt tiếng cười, anh Toản lên tiếng: “Chuyện này chỉ trong đại đội biết với nhau, tôi cấm các ông bép xép ra ngoài.
Từ nay trở đi, định làm cái gì thì dùng cái đầu mà suy nghĩ trước khi hành động, đừng có ngu xuẩn như vậy kẻo có ngày quân pháp xuống hỏi thăm đó.
Cũng may trong ba lô không có giấy tờ quan trọng, nếu không chuyện vỡ lở ra thì cả đại đội rủ nhau ra Tòa án binh hết”.
Anh Hòa tiếp lời: “Các “bố” cứ chơi dại thế này thì có ngày nào đó, các “bố” sẽ đưa toàn bộ ban chỉ huy huy đại đội ra trước vành móng ngựa cả lũ thì nhục lắm”.
Thằng Đực đứng lên hỏi: “Dạ, chuyện này ngoài các anh biết thì các thủ trưởng có biết không ạ?”.
Anh Hòa: “Sao ông hỏi vậy? Có chuyện gì sao?” “Dạ, lúc nãy trên đường xuống nhà C bộ, em gặp bố Hưng. Em chào cụ mà cụ gườm mắt nhìn em, không trả lời”.
Anh Toản, anh Hòa và thằng Quan đưa mắt nhìn nhau. Lính tráng cả đại đội thì thấy lo và hồi hộp. Chuyện này mà để các thủ trưởng biết được thì đúng là to chuyện rồi, không phải là chuyện dọa dẫm mấy ông sĩ quan “kiểng”, sĩ quan “nhà trẻ” nữa rồi.
Anh Hòa: “Không biết, nhưng giờ các cụ có biết thì cũng đành chấp nhận thôi. Sự liên đới này thì cả ban chỉ huy đại đội cũng có phần trách nhiệm trong việc quản lý chiến sĩ của mình.
Dù sao việc không muốn cũng đã xảy ra rồi, nếu bị kỷ luật thì tất cả cùng chịu, không đổ lỗi cho cá nhân nào hết. Vui sướng có nhau, hoạn nạn có nhau. Còn bây giờ giải tán và nhớ kín miệng”…
Cuộc họp giải tán mà thằng nào cũng lo canh cánh trong lòng, nhưng rồi theo thời gian câu chuyện cũng chìm dần vào quên lãng.
Không thấy ai nhắc đến, các thủ trưởng cũng chẳng thấy đả động gì. Tất cả bình thường như chưa hề có chuyện tày trời đó xảy ra. Cho đến ngày ra quân cũng không thấy thủ trưởng nào nói về chuyện đó.
Năm 2002, khi bố Hưng ốm nặng, bệnh viện trả về, mấy thằng luồn sâu năm xưa đã về Ninh Bình thăm bố.
Tuy mệt nhưng cụ vẫn tiếp chuyện vui vẻ với những thằng lính mà cụ coi như con khi còn ở chiến trường Campuchia năm nào.
Cụ nhắc về những kỷ niệm với chúng nó, vui có, buồn có, nhưng riêng chuyện này không thấy cụ nhắc đến. Đến bây giờ, gã và những thằng bạn trinh sát luồn sâu năm đó cũng không biết là các thủ trưởng có biết về câu chuyện này hay không nữa…
Riêng về ông M…sau này (năm 1989 hay 1990 gì đó), chuyển về làm sĩ quan chính trị của trung đoàn nghi lễ - quân nhạc 781, Quân khu Thủ đô. Nghe nói là chủ nhiệm hay phó chủ nhiệm chính trị gì đó. Lúc đó Quân khu Thủ đô chưa mang tên Bộ tư lệnh Thủ đô như bây giờ và trung đoàn nghi lễ - quân nhạc 781 vẫn trực thuộc quân khu, chưa tách về Bộ quốc phòng.
Thời điểm đó trung đoàn kiểm soát quân sự 147 và trung đoàn nghi lễ - quân nhạc 781 là 2 trung đoàn độc lập của quân khu nên cấp hàm trung đoàn trưởng thường là đại tá, nếu là chủ nhiệm chính trị thì có thể là cấp thượng tá hoặc đại tá.
Gã cũng chỉ nghe anh em kể lại vậy, chứ từ lúc ra quân đến giờ, đã mấy chục năm trôi qua chưa bao giờ gặp lại ông ta.
Sau này mấy thằng vệ binh kể lại câu chuyện anh Toản đã ra tay cứu nguy cho mấy thằng em dại trong vụ đó như thế nào.
Hôm đó, trong lúc sư bộ đang chuẩn bị bố trí lực lượng đi ứng cứu cho mấy ông sĩ quan mặt trận. Thì anh Toản đã ra ngã 3 trước với mấy lính C trinh sát bộ binh, vệ binh bằng chiếc Com măng ca đít vuông (Gaz 69). Ra đến nơi nhìn thấy chiếc xe còn nguyên, không có vết đạn nào anh lầm bầm chửi vì phần nào đoán biết được những ai đã bố trí phục kích ở đó.
Anh liền nổ súng bắn chếch từ dưới lên qua kính bên phụ, thủng cả bạt, bắn bể 1 đèn pha và lốp. Anh cũng cấm chúng nó về không được kể lung tung.
Khi về đến đơn vị, việc đầu tiên là anh phi ngay vào lán vệ binh kiểm tra tủ đựng súng, không ngoài dự đoán, mấy khẩu RPD, RPK còn khét nguyên mùi thuốc súng.
Sư bộ có 5 đại đội, cùng 4 tiểu đoàn trực thuộc là đại đội trinh sát luồn sâu, đại đội trinh sát bộ binh, đại đội phòng hóa, đại đội phòng không, đại đội vệ binh, tiểu đoàn quân y, tiểu đoàn công binh, tiểu đoàn hỗn hợp độ 25 chiếc vừa tăng T54 vừa thiết vận xa M113, đại liên 12,7 ly, DKZ 82, cối 81…và tiểu đoàn vận tải.
Hai đại đội trinh sát bộ binh và trinh sát luồn sâu, do đặc thù tác chiến cần gọn nhẹ nên không có hỏa lực mạnh như M79, RPD, RPK, B40, B41…tất cả các loại hỏa lực mạnh, kể cả tên lửa vác vai Igla đều được để tập trung tại tủ vũ khí trên lán của vệ binh.
Trong trường hợp sư bộ bị tấn công hoặc cần tác chiến hay cần tăng cường hỏa lực thì ai cần sử dụng loại hỏa lực nào cứ lên vệ binh lấy), do vậy mà khi kiểm tra súng anh thừa biết lính của mình đã gây ra chuyện động trời này.
Nhưng những thằng lính trẻ tuổi bốc đồng năm đó cũng hết sức may mắn khi nhờ có anh ra tay “dọn dẹp” mà thoát được những rắc rối nếu bị phát hiện.
Anh thật sự là người đại đội trưởng hết lòng vì các em, những thằng lính tinh quái 1 thời dưới quyền chỉ huy của anh.
Trong những lần gặp mặt lính trinh sát luồn sâu sư đoàn 7 bộ binh giai đoạn 1984-1989 anh em luôn nhắc đến anh với lòng kính trọng sâu sắc, xen lẫn tự hào. Người anh cả của đại đội trinh sát luồn sâu 1 thời vào sinh ra tử cùng nhau...

P/s Anh angkorwat em vừa Đà Nẵng ra, tuần tới em có việc cả tuần. Anh xem bố trí các bác hôm trước ọp cùng và các bác hay qua lại thớt anh, thớt em ngồi ọp nhé anh. Ngồi chém gió chuyện Chan Thu, chuyện Thành Cổ anh vừa đi cũng như cho đỡ quên mặt nhau, có gì anh nhắn anh Ba Ngơ nhắn giúp em, em hơi bận nên ít vào diễn đàn :)
Cụ ơi! Tự truyện của Cụ người ta đang đọc trên Youtube, người ta bảo đã cố gắng liên lạc với Cụ để xin phép nhưng ko được ạ.
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
Cụ Nam “Chẫu” cho em hỏi có phải cụ M kia là Ma* không?
Nếu đúng thì thượng tá lúc mất năm 1999
 
Chỉnh sửa cuối:

linh.7

Xe buýt
Biển số
OF-812174
Ngày cấp bằng
9/5/22
Số km
783
Động cơ
8,075 Mã lực
HÓng tiếp đoạn sau ạ
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,113 Mã lực
Nơi ở
Kênh HƯLC đã bắt đầu đọc hồi ký này của cụ Nam
Cụ ơi! Tự truyện của Cụ người ta đang đọc trên Youtube, người ta bảo đã cố gắng liên lạc với Cụ để xin phép nhưng ko được ạ.
Cảm ơn các bác, em mấy hôm nay bận không vào Diễn đàn. Tối qua ông anh Ba Ngơ bảo em mới biết. Sáng nay em và bác hoiuclinhchien đã nói chuyện với nhau. Bác hoiuclinhchien đang sinh sống ở Sài Gòn nên anh em chưa gặp nhau được.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,113 Mã lực
Nơi ở
Bác hoiuclinhchien cảm ơn bác đã bỏ thời gian đọc hồi ức không đầu, không cuối của em. Hy vọng qua kênh của bác, sẽ nhiều người biết hơn về những CCB tham gia chiến trường Campuchia. Mong được hàn huyên với bác ngày gần nhất.

Qua đây, em cũng xin lỗi các bác khi trước đây em cài đặt không nhận tin nhắn. Để khi có một số bác nhắn tin mà không được. Em vừa mò vào cài đặt mở ra :)
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Bác hoiuclinhchien cảm ơn bác đã bỏ thời gian đọc hồi ức không đầu, không cuối của em. Hy vọng qua kênh của bác, sẽ nhiều người biết hơn về những CCB tham gia chiến trường Campuchia. Mong được hàn huyên với bác ngày gần nhất.

Qua đây, em cũng xin lỗi các bác khi trước đây em cài đặt không nhận tin nhắn. Để khi có một số bác nhắn tin mà không được. Em vừa mò vào cài đặt mở ra :)
Các bác offline đi, làm một chủ đề: "Bạn hỏi - chúng tôi trả lời", về cô Chan Thu; về các đồng đội hay là cả những gì chưa được viết...
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,614 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Các bác offline đi, làm một chủ đề: "Bạn hỏi - chúng tôi trả lời", về cô Chan Thu; về các đồng đội hay là cả những gì chưa được viết...
Ờ, kể bằng mồm, thì dễ hơn. Trên này giấy trắng mực đen, ngại chết đi được.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,113 Mã lực
Nơi ở
Các bác offline đi, làm một chủ đề: "Bạn hỏi - chúng tôi trả lời", về cô Chan Thu; về các đồng đội hay là cả những gì chưa được viết...
Ọp thì nhờ hai bác dưới và bác xukthal bác Ba Ngơ bác minhmo bác Chaukga bác Avalon-Bg và mấy bác nữa... Thứ bảy, chủ nhật 5/6-08 em rảnh, các bác xem thế nào ạ?

Bác này đọc cũng rất có nghề đấy cụ
Ờ, kể bằng mồm, thì dễ hơn. Trên này giấy trắng mực đen, ngại chết đi được.
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,394
Động cơ
321,593 Mã lực
Tuổi
58
Các bác offline đi, làm một chủ đề: "Bạn hỏi - chúng tôi trả lời", về cô Chan Thu; về các đồng đội hay là cả những gì chưa được viết...
Ủ uôi, "lệnh ông không bằng cồng bà", "beng" một phát là có vẻ được đưa ngay vào nghị quyết hành động. Uy lực uy lực. \m/
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,854
Động cơ
3,307,690 Mã lực

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,640 Mã lực
MẮM TÉP

Chị dâu trưởng, con bác gái cả từ Phủ Lý "Em cũng mới được biết chị chính là Dì của anh @Chaukga " biết gã thích ăn mắm tép, nên dù đã 80 tuổi vẫn thỉnh thoảng lọ mọ đi tìm mua mớ tép ngon để làm món mắm tép cho thằng em.

Do tính chất công việc nên việc di chuyển của gã từ tỉnh này đến tỉnh kia, từ vùng này sang vùng khác khá thường xuyên.
Cũng vì vậy mà các loại mắm ngon, hầu như gã đã được thưởng thức hết.
Từ mắm Pồ hoóc, mắm cá, mắm tôm, mắm moi, mắm cáy, mắm xương, mắm gà, mắm chua, mắm Huế…nhưng có lẽ món mắm gã thấy ngon hơn cả là mắm tép tự tay nhà làm.
Chẳng phải cao lương mỹ vị gì, chỉ là món ăn quê nghèo dân dã của những người dân vùng châu thổ sông Hồng.
Một món ăn hết sức bình thường, nhưng với gã thật là ngon. Tép ở đây đúng là con tép, 1 loại thuộc họ nhà tôm, nhưng nhỏ hơn rất nhiều. Cách gọi này khác với cách gọi ở một số vùng khi gọi những mớ cá con là tép hoặc có nơi gọi con moi là tép. "Vụ tranh, cãi tôm, tép này mà làm khá nhiều lính choảng nhau :) "
Tép sau khi được mua về sẽ được rửa sạch, đãi hết ốc con, cá nhỏ thì mang hong khô trong bóng râm cho ráo nước. Rang gạo để làm thính và thái thêm mấy miếng riềng già.
Tiếp đến cho tép, muối, thính, riềng vào hũ buộc chặt lại, rồi ra sông Châu Giang lấy ít đất gần giống đất sét về bao quanh nắp. Đặt hũ cạnh bếp củi. Để 1 thời gian sẽ có món mắm tép dân dã.
Nếu muốn ngon thì có thể cho thêm chút rượu trắng vào hũ. Món mắm tép đạt chuẩn thì khi múc ra bát phải có màu hơi đỏ, con tép không bị nát và thơm mùi thính, riềng…
Khi xưa lúc mới nhập ngũ, đang huấn luyện tân binh tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu, các bác gái của gã đã làm cho gã, thằng cháu đích tôn, trưởng chi, những hũ mắm tép cực ngon để mang lên đơn vị.

Cơm đơn vị quân đội chẳng có gì, chỉ vài ngọn rau muống già, cằn cỗi do đơn vị tự tăng gia, dăm miếng đậu phụ luộc bé như ngón tay cái cho 1 mâm 6 thằng.
Thỉnh thoảng được bữa thịt lợn muối, đã được anh nuôi thái rất khéo, mỏng như cánh con chuồn chuồn, đến mức có thể dán lên mắt để thay kính râm khi ra ngoài trời nắng.
Với lính xuất thân từ nghề nông thì bữa ăn của lính có thể không vấn đề gì, chỉ hơi ít.
Còn đối với lính thành phố như thằng Cơ “trắng” Hải Phòng, thằng Đạo ở ngay thành phố Nam Định và gã…thì bữa ăn thật sự rất khó để nuốt.

Sau 2 tháng thì cũng quen, nhưng những ngày đầu mà không nhờ có món mắm tép của các bác gái gã tự tay làm thì đúng là không thể nuốt trôi được miếng cơm.
Nhờ có nó, mà bữa cơm gạo dính sau khi được chan 1 chút mắm tép vào đã trở thành món đặc sản của toàn trung đội.
Thằng nào ăn cũng tấm tắc khen ngon…Đến khi ra quân các bác vẫn hàng năm muối mắm tép gửi từ Phủ Lý lên cho cha, con gã. Một bát mắm tép, 1 đĩa thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò luộc, dăm miếng khế chua, vài quả chuối xanh, thêm chút rau ngổ, bạc hà, húng quế, mấy cọng hành trần hoặc để sống…là 2 cha con gã có thể khề khà ngồi đưa cay hết cả chai 65…
Bây giờ cả ba bác gái của gã, những người biết làm món mắm tép cổ truyền cực ngon đã rủ nhau theo hầu ông bà hết rồi. Các cháu gái và em gái thì chẳng đứa nào biết làm, nếu thèm ăn thì chúng nó phi xe ra chợ mua…cho gọn lẹ.
Ngay chợ Hàng Bè cũng có bán món mắm tép chưng thịt, nhiều người khen ngon, nhưng gã chỉ nhận xét: “Ăn được…”.
Vì gã chỉ thích ăn món mắm tép hoặc mắm tôm sống, còn khi chưng rồi sẽ làm mất đi mùi vị rất riêng của nó, kiểu như nước mắm đem hâm vậy.
Người duy nhất biết làm mắm tép trong nhà giờ chỉ còn lại chị dâu trưởng, con của bác gái cả.
Hơn 80 tuổi nhưng vì sở thích và khẩu vị của thằng em mà hàng năm chị vẫn lọ mọ đi lùng mua cho bằng được mớ tép ngon để làm mắm tép cho thằng em.
Vì tép ngon bây giờ rất khó mua, phần do chết vì dính những hóa chất như thuốc trừ sâu, phần bị chết do xuyệt điện khi dân đi đánh cá…Nhận lọ mắm chị gửi mà thấy trong lòng rưng rưng bao cảm xúc.
Đó…quà quê là thế đó, món mắm tép nhà quê đã nuôi cha gã và gã trưởng thành là thế đó.
Món ăn bình dị, dân dã mà chứa đựng bao tình cảm quê hương. Sinh ra và nhớn lên tại Hà Nội nhưng có lẽ muôn đời gã chỉ mãi là THẰNG NHÀ QUÊ thôi!




MỘT LẦN CẬN CHIẾN VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA KỂ PHÍA SAU


Sau khi hoàn thành kế hoạch “thám” ở Paoy Poet (Banteay Meanchey), bốn thằng bọn gã lững thững cắt rừng để về Sisophon.
Chiều muộn của ngày thứ 3, khi còn cách Sisophon khoảng 30km. Lúc vừa ra khỏi cửa rừng thì cả nhóm nhìn thấy một nhóm người Khmer độ chục người, có cả 1-2 đứa trẻ độ 14-15 tuổi đang ngồi nghỉ ở 2 bên đường mòn, cạnh họ là những chiếc cuốc, xẻng.
Cả tổ đi vào giữa hai bên và gật đầu chào những người dân Campuchia 1 cách thân thiện: “Xua sơ đây - xin chào”.
Những người dân Khmer chỉ hơi ngước mặt lên nhìn mấy anh em, thoáng trong ánh mắt của họ có gì đó lành lạnh, không lành.
Gã chợt giật mình, đây là cửa rừng, quanh đây không có nhà dân. Đã vậy mìn được cài khá dày đặc, vậy những người này thực chất là ai? Họ ngồi đó làm gì?
Thằng Đực, thằng Long và thằng Phú chắc cũng nghĩ như vậy, nên không hẹn mà cả 4 thằng đồng loạt quay người nhìn lại...
Đúng lúc đó 1 lưỡi cuốc từ phía sau nhằm thẳng đầu gã bổ xuống. Mắt gã liếc thấy mà chưa kịp phản ứng thì thằng Đực đã lao vào, hai tay nó đưa cả thân khẩu AKMS lên và chặn vào cuối cán cuốc.
Bị chặn đúng vào gốc lực nên lưỡi cuốc chỉ khẽ chạm vai gã. Tuy bị tập kích bất ngờ, nhưng 4 thằng gã đều là những thằng được đào tạo bài bản và cũng đã trải qua nhiều hiểm nguy nơi trận mạc nên thằng nào phản xạ cũng rất nhanh.
Gã quay báng súng vụt 1 đòn chí mạng vào giữa mặt tên cầm cuốc…một tiếng “bốp…” khô khốc như tiếng quả dừa khô rơi mạnh trên nền bê tông cứng và cảm giác có 1 sự vụn vỡ, tan nát nơi chiếc báng sắt của khẩu AKMS chạm vào.
(hình khẩu AKMS trong phim ảnh thường còn nguyên phần báng gập, nhưng thực tế chiến trường thì lính của ta hay tháo bỏ phần báng gập bằng sắt để giảm bớt trọng lượng và cũng đỡ cồng kềnh, vướng víu trong tác chiến).
Thuận tay gã rút con dao lê 5 tác dụng dưới thắt lưng, đâm bổ nghịch từ trái qua phải, theo chiều từ trên xuống dưới.
Đường lê sắc ngọt cắt từ động mạch cảnh, đi qua cuống họng và chỉ chịu dừng lại khi vướng xương quai xanh bên phải của kẻ tập kích. Bọn thằng Đực, Long và Phú “nhái” cũng đã rút dao lê, lao vào tả xung hữu đột với nhóm tập kích.
Hai tốp người lao vào quần nhau trong khoảng cách gần san sát, chính xác là thành 1 đống hỗn độn, ta địch lẫn lộn, khó phân biệt.
Tất cả bọn gã chỉ dùng dao lê, không dám nổ súng vì sợ trúng đồng đội...
Sợi dây đeo ở những khẩu AKMS được luồn qua bắp tay và cuộn chặt vào cổ tay, bàn tay nắm lấy đầu nòng súng, chỉ đủ thò ra chút đầu nòng.

Khi siết chặt sợi dây thì toàn bộ thân súng được ép chặt vào tay như 1 cây Tonfa, biến cả thân súng thành 1 chiếc mộc đỡ hoàn hảo, bảo đảm che chắn được các đòn đánh từ xẻng, cuốc của bọn tập kích.
Khi còn thụ huấn tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu, gã thường nghe các bậc đàn anh và giáo viên võ thuật trong trường kể rằng, cách sử dụng súng AKMS như Tonfa là của cụ võ sư Trần Công, một võ sư nổi danh với tên gọi “Vua ám khí Việt”.
Mà bài này, hình như cũng chỉ được dạy trong các trường đặc công và trinh sát luồn sâu, do chỉ có 2 binh chủng này là được cấp AKMS. Còn các trường trinh sát bộ binh, trinh sát pháo binh hay trường biên phòng dùng AK47 hay AKM thì không được huấn luyện do súng quá dài và nặng nên khó có thể thi triển tuyệt kỹ này.
(Không biết là có đúng không. Nếu bác nào là lính của các trường đó thời 1980 xin vui lòng cho biết để hiệu đính lại bài viết. Xin chân thành cám ơn ạ).
Phần đầu nòng súng được bàn tay nắm chắc lấy, thò ra 1 đoạn ngắn dùng để chọc vào các khớp xương như ngực, lưng, mặt…
Phần báng sắt đằng sau khuỷu tay cũng thừa ra 1 đoạn, ngoài việc thay thế mộc đỡ để che chắn thì cũng có công dụng như khi sử dụng cùi chỏ vậy. Còn toàn bộ thân súng có thể dùng để đỡ đòn và đập ngang vào mặt…
Cách sử dụng súng để thay thế Tonfa trong cận chiến cực kỳ hữu dụng và lợi hại, cụ thể trong trận đánh này.
Mấy thằng gã được dạy trong trường rằng, trong cận chiến mà phía đối thủ đông và chơi chiến thuật “ruồi bu c.. ngựa”, thì cách chống trả hiệu quả nhất là cứ đeo dính sát đối thủ, khiến cho đồng bọn của chúng không dám ra đòn liều vì sợ nện trúng đồng bọn.
Cộng thêm với ưu thế là biến súng thành Tonfa nên sự di chuyển hết sức nhanh nhẹn và cực kỳ hiệu quả trong tấn công cũng như phòng thủ, khác với bọn người tập kích.
Chúng dùng vũ khí dài như xẻng, cuốc để đánh cận chiến đã là 1 sai lầm, khi vừa khó xoay trở, lại vừa khó tấn công dứt điểm được đối thủ. Đánh từ xa vào thì chúng nó vướng đồng bọn, đánh sáp lá cà thì không bổ, không vụt được.
Trong những trường hợp như thế này chỉ có đâm, nhưng với quân tình nguyện Việt Nam luôn đeo “set” đựng đạn dự phòng bằng bạt dày trước ngực. Với các băng đạn AK dự phòng bên trong thì “set” đạn giống như 1 chiếc áo giáp che kín toàn bộ phần ngực thì có đâm cũng thành vô ích, đã vậy cuốc, xẻng cũng chẳng có lưỡi nhọn để đâm.
Thật đúng với câu nói nổi tiếng trong giới võ thuật “lấy đoản chế trường”…
Một thằng tập kích lao đến ôm chặt thằng Đực từ phía sau lưng. Rất nhanh, thằng Long “Polpot” cũng lao đến...
Nó cắm cây lê 5 tác dụng vào giữa 2 xương bả vai của thằng tập kích và rạch mạnh 1 đường từ trên xuống theo chiều cột sống.
Gã cũng nhanh chóng áp sát lưng vào lưng thằng Long “Polpot” để che chắn mặt sau cho đồng đội, phòng có thằng đánh trộm.
Trong chiến đấu rất cần sự hiểu ý và ăn ý với nhau. Đặc biệt với các lực lượng tác chiến theo cấp phân đội như lính trinh sát hay đặc công, điều đó lại càng quan trọng hơn.
Một thằng lùi ra để lấy khoảng cách bổ lưỡi xẻng xuống, thằng Phú “nhái” bay người đến. Một chân co, chân duỗi, nhìn như nó đang quỳ trước vùng bụng thằng tập kích vậy. Tay nó tuốt 1 đường dao lê nghịch từ phải qua trái của kẻ tập kích.
Chúng ta hãy hình dung chút, với người thuận tay phải như thằng Phú “nhái”. Nếu nó tuốt đường dao lê thuận từ trái qua phải kẻ tập kích, tức từ bên phải của nó sang bên trái, thì điểm chạm đầu tiên sẽ ngang sườn trái đối thủ, ra đến gần rốn chắc chắn sẽ là cuối lực, cuối tầm với và khi đó sẽ không đủ lực để hạ gục 1 kẻ đang say máu như kẻ tập kích liều chết kia.
Nhưng nếu nó tấn công bằng đường dao lê nghịch từ phải qua trái của kẻ tập kích thì điểm chạm đầu tiên sẽ là vùng gan, nhưng điểm cuối lực sẽ nằm ở toàn bộ từ rốn ra đến hết vùng sườn trái của kẻ tấn công theo chiều giật về của cánh tay và cổ tay.
Chỉ với 1 vết rạch dài cực hiểm ngang bụng như vậy, thằng tập kích đổ sập ngay xuống như thân chuối bị đốn, khi lưỡi xẻng của nó còn chưa kịp giơ cao đến vai.
Thằng tập kích vừa ngã xuống thì thằng Phú phi luôn con dao lê về phía thằng gầy, mặt choắt.
Hình như thằng đó là chỉ huy của nhóm tập kích sao đó. Con dao lê của thằng Phú “nhái” cắm đúng hốc mắt bên phải, ăn thẳng vào hộp sọ, ngập đến 2/3 lưỡi dao lê.
Thằng Đực sau khi được thằng Long “Polpot” giải vây khỏi thằng ôm sau lưng thì nó cũng kịp tặng cho thằng tập kích đứng đối diện 1 lê vào vùng ngực phải với cú xoáy ngược chiều kim đồng hồ…
Trận đánh cận chiến xảy ra quá nhanh, chỉ vài lần tả xung hữu đột, phía bên tập kích đã có 6 thằng nằm tại chỗ.
Ba thằng còn lại co chân tháo chạy, thằng Đực bung sợi dây súng khỏi tay. Khẩu súng “tonfa” từ trên cẳng tay tụt xuống bàn tay mở sẵn, không cần lấy đường ngắm cơ bản, nó siết cò ở khoảng cách gần…ba thằng tập kích chạy chưa được 10m đã dính loạt đạn thẳng như kẻ chỉ của thằng Đực.
Chúng nó loạng choạng, chới với rồi nằm im tại chỗ. Bốn thằng gã buông dao lê và súng rồi ngồi bệt xuống đám cỏ ven đường thở hồng hộc.
Người bốn thằng đỏ lòm màu máu, thằng nọ khám thằng kia xem có làm sao không, nhưng may mắn là không có thằng nào bị thương. Ngoại trừ thằng Long “Polpot” có quả ổi trên đầu khi được bọn tập kích tặng cho 1 cán cuốc, nhưng quả ổi cũng không nặng lắm.
Bốn thằng đang ngồi thở dốc sau 1 trận cận chiến không cân sức trong bóng chiều chạng vạng thì bất chợt nghe tiếng…rắc…
tiếng cành cây gãy dưới bước chân ai đó theo chiều gió vọng đến. Cả 4 thằng ôm súng nhoài xuống bãi cỏ và lăn về 4 góc, súng chĩa về hướng phát ra tiếng động chờ đợi…1 phút…2 phút…
Thời gian như đứng im bất tận…một lúc nghe có tiếng thì thào “…vừa thấy có người ở đây mà đâu hết rồi…” “…chúng nó chỉ quanh đâu đây thôi…cẩn thận kẻo nó bắn tỉa và dẫm mìn đấy…”.
Lính Việt rồi…thằng Đực lên tiếng: “Công trường 7 đây…đơn vị nào đó?” “Công trường 9 đây…công trường 9 đây…đừng bắn…anh em ta cả…”.
Thì ra mấy anh em của D3, E761, F9 đi nhận tân binh trên sư bộ F9 về, khi đi ngang qua cánh rừng thấy súng nổ, nghĩ có quân ta bị phục kích nên ghé vào tiếp ứng…
Một lính cựu trong đoàn nhìn chăm chăm mấy thằng gã rồi reo to: “Ơ…các anh là Long “Polpot”, Phú “nhái”, Nam “chẫu” và anh Đực ở luồn sâu sư 7 nè tụi bay…”,
Các cậu khác nghe vậy vội ùa lại bắt chân bắt tay thân mật, như những người bạn cũ lâu ngày gặp lại nhau.
Thằng Đực hỏi: “Sao mấy ông biết tụi tui?” “Biết, bọn em biết các anh. Tên và mặt mũi các anh thì báo mặt trận và báo quân đoàn đăng mấy lần rồi…”.
Thằng Long “Polpot” chun mũi: “Ừ…đưa cả chuyện tốt lẫn chuyện xấu chứ gì?”. Nói xong nó đưa mắt diễu cợt nhìn 3 thằng gã, gã tủm tỉm cười quay mặt đi chỗ khác tránh ánh mắt như trêu ngươi của nó.
Trong lúc mấy anh em lính cựu đang nói chuyện thì mấy cậu tân binh tản ra kiểm tra xem bọn này có giấy tờ gì trong người không và cũng kiểm tra những kẻ tập kích xem có thằng nào còn sống không.
Thấy thằng bị thằng Đực xiên 1 đường lê vào ngực phải lúc nãy vẫn còn thoi thóp thở, một cậu tân binh giơ súng dí sát đầu kẻ tập kích định bắn...
Một lính cựu cùng đoàn vội ngăn lại: “Đừng bắn…mày bắn phí đạn. Nhìn thấy nhát đâm vào phổi không?
Đó…cứ mỗi lần nó thở là máu nó sủi thành bọt khí kia là biết. Thằng này không cần bắn, cứ để đó chỉ 1 lúc nữa nó sẽ chết thôi.
Nhát đâm này quá hiểm và chuyên nghiệp nè…Lấy lựu đạn ra…tao sẽ hướng dẫn chúng mày cách cài lựu đạn dưới lưng bọn này.
Thằng nào đến lấy xác chúng nó, chỉ cần lật xác lên là lựu đạn sẽ kích nổ…”…
Sau hôm bị tập kích đó 5 hôm, vào lúc gần 4h chiều, sư đoàn bộ “được đón” 3 vị khách “quý” của quân báo mặt trận xuống thăm.
Gã và thằng Long “Polpot” đang chuẩn bị dây dù, cật tre già để đi đặt bẫy kiếm chút đồ cải thiện.
Thằng Loan công vụ chạy hộc tốc từ trên nhà chỉ huy sư bộ xuống: “Các anh ơi…có chuyện rồi…”.
Thằng Đực: “Mi làm cái chi cứ như cháy nhà, chết người zậy? Cứ bình tĩnh kể đầu đuôi bọn tao nghe”.
Thằng Loan vừa thở dốc vừa hổn hển nói: “Mấy ông phòng 2 trên mặt trận xuống họp với các thủ trưởng và yêu cầu kỷ luật tổ 4 B3 các anh đó. Các cụ đang phản đối, không đồng ý kia. Cãi nhau to lắm”...
Thằng Long ngẩn người ra: “Ơ…bọn tao có làm cái dell gì đâu mà đòi kỷ luật”...

(P/ s Thực ra trận cận chiến trên ở ngoài nó còn khốc liệt hơn, nếu là "phía bên kia" viết thì nó sẽ tàn khốc, man r.......Và để đưa lên đây em phải cắt, lược đi khá nhiều đoạn dính máu me, những đoạn mà đoạt mạng kẻ địch khó tưởng tượng. Mong các bác thông cảm).
nói xong nó quay mặt nhìn gã như dò hỏi. Nhìn ánh mắt nghi ngờ của nó mà gã thấy lộn ruột: “Độ này tao có làm gì đâu…đi…anh em mình lên xem có chuyện gì mà mấy ông đòi kỷ luật anh em mình”.
Thằng Trung “cóc” B trưởng: “Đi, em cũng lên…xem vì sao mà các ông lại muốn kỷ luật tổ”.
Bốn thằng bọn gã vội sấp ngửa chạy lên lán chỉ huy sư bộ, đằng sau thằng Trung “cóc” và mấy thằng ở trung đội 1, 2 cũng bám sát theo. Thằng Loan nói với theo: “Các anh nhớ cẩn thận nhé, kẻo chết em vì tội nhiều chuyện đó…”.
Mấy thằng men theo các bụi cây dại rồi đến nấp ngay phía dưới cửa sổ. Cách đó không xa là chiếc Gaz 69 loại đít tròn mang biển MT…qua ô cửa thấp thoáng mấy chiếc ba lô mà không thấy lái xe đâu.
Tiếng bố Linh, đại tá, sư đoàn phó, chủ nhiệm chính trị gay gắt: “…chúng nó có 4 thằng mà phải chiến với 9 thằng, thử hỏi lúc đó chúng nó lo giữ mạng còn khó chứ đâu còn nghĩ được cái gì mà bắt lưỡi với túm lưỡi...
Chỉ có loại lính bàn giấy, lính “cảnh” ngồi không, suốt ngày đút chân gầm bàn, chẳng biết hòn đạn mũi tên vuông hay tròn, nghe tiếng súng nổ còn đái ra quần, chỉ giỏi ăn tục nói phét mới nghĩ ra được cái trò đó thôi…các anh cứ nâng cao quan điểm…
Lính của tôi nên tôi hiểu chúng nó lắm. Nếu có điều kiện thì chúng nó chắc chắn sẽ túm lưỡi, không cần ai nhắc cả, nhưng ngộ biến tòng quyền...
Nếu hôm đó mà chúng nó ham bệnh thành tích bắt lưỡi để dẫn đến tổn thất nhân mạng, thì tất cả những thằng còn sống về đây tôi sẽ cho cột cổ lại cạo đầu, chứ ngồi đó mà đòi kỷ luật chúng nó”.
Có tiếng bố Hưng, đại tá, sư đoàn phó, tham mưu trưởng tiếp theo, cũng không kém phần nóng nẩy:
“Nếu mấy đứa mà hám thành tích, muốn lập công mà chết 1 cách lãng xẹt. Thì chúng ta, trong đó có các anh, có tôi đều có tội với chúng nó, với gia đình, cha mẹ của chúng nó. Các anh ngồi văn phòng nên phát biểu không sát với thực tế chiến trường. Nếu chúng nó là con em, là cháu của các anh thì các anh có dám để chúng nó ngu xuẩn xông vào cái chết 1 cách mù quáng như vậy không? Lập công thì ai chẳng ham, nhưng lập công mà chết lãng nhách thì chẳng ai cần…”.
Mấy thằng gã nấp phía ngoài nghe vậy đã đoán được phần nào lý do mà các cán bộ phòng 2 của mặt trận muốn kỷ luật tổ rồi.
Chỉ có điều gã thấy lạ, nếu như bố Hưng là sĩ quan tham mưu nóng tính đã đành. Còn bố Linh là chủ nhiệm chính trị, mà dân chính trị thì đa số nói năng nhẹ nhàng, khúc triết, hiếm khi thấy nổi nóng.
Vậy mà chỉ vì chuyện mấy thằng gã quyết tiêu diệt bọn tập kích, không bắt lưỡi đã làm cho cụ nổi nóng với cán bộ phòng 2, những sĩ quan cả đời ngồi văn phòng, đòi kỷ luật những thằng lính thiện chiến nhất của đơn vị.
Những sĩ quan mang tiếng là lính chiến trường K mà chỉ mới nổ súng được vài lần, nghe tiếng súng nổ cũng chẳng phân biệt được đâu là tiếng AK, đâu là tiếng CKC hay M16…
Sau khi biết được nguyên nhân các sĩ quan phòng 2 yêu cầu kỷ luật tổ, thằng Đực vẫy tay ra hiệu cho tất cả rút ra ngoài.
Khi đã về đến lán, tất cả tụm lại bàn bạc. Thằng Hải “trố” lên tiếng đầu tiên: “Mấy cha này quan liêu, chẳng hiểu mẹ gì về lính chiến cả, tao nghe bố Hưng, bố Linh mắng mà thấy hả dạ quá”.
Mỗi thằng 1 câu như cái chợ vỡ vậy, thằng nào cũng thấy cay mũi và ấm ức. Thằng Đực nói to: “Tao có ý kiến thế này. Thằng Tiến “chuột” ra gác đi, thấy ai đến thì nhớ báo cho bọn tao biết…”.
Kế hoạch mà thằng Đực đưa ra đều được tất cả anh em ủng hộ. Chỉ có gã, Trượng “khỉ” và thằng Long “Polpot” còn chút lấn cấn, sợ kế hoạch đổ bể.
Trượng “khỉ”: “Nếu mấy ông không về qua lối đó thì sao?”. Thằng Đực quả quyết: “Các ông xuống lúc chiều muộn thì sẽ không đi đơn vị khác nữa mà sẽ quay thẳng về Bộ tư lệnh. Kiểu gì cũng phải đi đường đó, đó là con đường về Bộ tư lệnh gần nhất, thoáng nhất. Đi đường khác vừa xa lại dễ dính mìn nên chắc chắn sẽ đi đúng con đường này…”.
Tất cả chụm đầu bàn bạc thêm các phương án dự phòng, cách đối đáp nếu kế hoạch không thành. Sau đó tản ra, mỗi nhóm 1 việc, thằng nào làm việc thằng đó…
Gần nửa đại đội trinh sát luồn sâu cắt rừng đi tắt ra ngã 3 đường từ Sisophon đi Banan (Battambang), cách sư bộ độ 8km nằm phục kích. Đúng như dự đoán của thằng Đực, lúc đã nhọ mặt người thì nhìn thấy ánh đèn xe quét loang loáng từ phía xa lại.
Độ mấy phút sau thì nghe thấy tiếng xe ô tô tiến đến gần. Chờ cho xe vào cách ngã 3 độ 20m thì thằng Trượng “khỉ” xiết cò khẩu RPK, đường đạn ăn thẳng lên tàng cây bên kia đường làm lá rụng lả tả xuống đường, mồm nó hô to “Chô...chô…”.
Tất cả cũng đồng loạt nổ súng và gào “Chô...chô” ầm cả lên. Hô thì to, bắn thì hăng nhưng không xung phong mà chỉ nằm 1 chỗ để hô và bắn, còn các đường đạn toàn “tìm chim” vào các ngọn cây…
Sau loạt đạn dài không thấy phía xe ô tô có động tĩnh gì cả, dù máy xe vẫn đang nổ, đèn pha vẫn bật...
Thằng Đạo bò dần lên quan sát. Nó ngó nghiêng rồi đứng hẳn lên mặt đường nhòm ngó xung quanh, sau đó nó quay người lại vẫy tay làm hiệu an toàn.
Tất cả chạy ùa đến thì thấy xe trống không, chỉ thấy mấy cái ba lô vứt chỏng chơ trên sàn xe, còn người thì chẳng thấy ai cả. Cả lũ buồn cười quá, cười cho sự nhát như thỏ đế của mấy ông trên xe. Thằng Phú “nhái”:
“Lúc nãy anh em mình bị đèn pha ngược sáng chói hết cả mắt nên không nhìn thấy mấy cha tụt xuống xe chạy mất tiêu lúc nào…thôi nhặt mấy cái ba lô rồi lặn luôn kẻo mấy cha quay lại thì hỏng hết”.
Sáng hôm sau, mấy thằng đang tụ ở lán B2 uống trà tán láo thì thằng Hà “thằn lằn”, dân Hà Tuyên (tên cũ của Hà Giang), liên lạc viên của đại đội trinh sát luồn sâu xuống truyền đạt:
“Anh Toản có lệnh, tất cả đại đội trinh sát luồn sâu đúng 9h có mặt tại nhà C bộ để họp khẩn”.
Cả bọn lục tục kéo nhau lên nhà C bộ đã thấy anh Toản C trưởng, anh Hòa C phó chính trị và thằng Quan C phó quân sự ngồi đợi ở bàn rồi. Anh Toản mặt lạnh tanh, thỉnh thoảng rít 1 hơi thuốc rồi ngửa mặt thả khói lên trần nhà.
Thái độ khác hẳn với vẻ “nước sôi” thường ngày, báo hiệu sắp có “bão” to. Thằng Quan thì hí hoáy ghi chép gì đó trong cuốn sổ tay.
Anh Hòa thì mặt mày cau có, đầy vẻ bực bội…Khi tất cả đã ổn định chỗ ngồi, anh Toản ngước nhìn toàn đại đội:
“Các trung đội kiểm xem đủ người chưa? Hay lại thiếu như tối qua”.

Nghe vậy nhiều thằng giật thót mình, kể cả gã. Dù ngoài mặt thì thằng nào cũng tỏ vẻ thản nhiên và bình tĩnh như không hiểu ý anh nói gì cả. Cả lán C bộ im phăng phắc và đầy căng thẳng, chờ đợi bão nổi, gió giật. Anh nói tiếp, vào thẳng vấn đề, không vòng vo rào trước đón sau:
“Hôm qua ông nào đầu têu vụ nổ súng vào xe của ông M…?"...
Tất cả đại đội vẫn ngồi im với vẻ mặt tỏ ra ngây thơ nhất, vô tư nhất có thể. “Nào, nói đi chứ…ông nào đầu têu vụ này…câm hết cả lũ với nhau rồi à?
Trước khi gây chuyện tày trời như vậy có nghĩ đến hậu quả không hả?”. Anh dừng lại chút rồi tiếp:
“Nếu không ai nhận tôi sẽ yêu cầu cấp trên kỷ luật cả đại đội, lúc đó đừng trách sao tôi quá đáng”.
Thằng Đực đứng lên gãi đầu, lí nhí: “Dạ, em ạ”. “Tôi thừa biết vụ này là các ông gây ra nên đừng cố mà cãi là không biết gì, không làm gì. Khi mà tốp của ông M…chạy bộ ngược về đây báo cáo bị lính Pot phục kích ở ngã ba.
Tôi xuống ngay lán để lấy người ra hiện trường, vì dù sao lính luồn sâu về ngành dọc cũng thuộc bên phòng 2 quản lý nên không thể làm ngơ được.
Trừ 1 số tổ đi “thám” chưa về thì lán trung đội 1 và 3 không có 1 bóng nào ở nhà cả. Trung đội 2 còn lại vài ông đang đi tắm ngoài suối chưa về. Vậy các ông đi đâu thì tôi cũng đã lờ mờ đoán được rồi.
Khi tôi ở ngã ba về thì thấy các lán của các trung đội đều đã đông đủ, chẳng thiếu mặt ông nào cả. Sau đó tôi lên vệ binh để hỏi, thì tay Vĩnh (C trưởng vệ binh) nói là các ông xuống lấy mấy khẩu RPD, RPK đi đâu đó, vừa mang trả được 1 lúc.
Tôi ngửi nòng súng thấy mùi còn khét lẹt, đã vậy còn làm rất lộ liễu, ai nhìn cũng có thể đoán được…”.
Anh ngừng 1 chút rồi nhìn khắp đại đội: “Các ông có biết việc các ông bị lộ do sơ hở là gì không?”.
Anh vừa dứt lời, thằng Long “Polpot” ngồi bên cạnh thúc mạnh khuỷu tay vào mạng sườn gã 1 cái đau nhói làm gã buột miệng: “Ái…cái xe…”. Anh quay qua chỗ ngồi của nhóm gã: “Ông nào vừa nói cái xe đó…đứng dậy tôi xem nào?”.
Gã đứng lên: “Dạ…em nói ạ”. “Ờ thì cái xe làm sao? Ông phân tích cho tất cả nghe đi”.
Gã ấp úng: “Dạ…báo cáo anh…nếu là lính Pot phục kích thì bắn thẳng vào xe…không chết người thì cũng vỡ kính hoặc thủng lốp, hỏng xe ạ” “Biết vậy sao không bắn?
Đến gạo cứu đói dân Miên mà còn dám trộm, vậy mà chuyện vặt vãnh này lại không chú ý để dọn dẹp sạch sẽ là sao?
Khôn ranh ở đâu?
Kinh nghiệm ở đâu mà cái việc cỏn con đó không chịu động não hả? Ăn cái gì mà ngu rứa?...”.
“Dạ, bắn dọa cho mấy ông sợ thì được, còn bắn hỏng xe của quân đội thì cho kẹo bọn em cũng không dám ạ”
“Biết sợ mà còn rủ nhau đi gây chuyện, mà đã cả gan làm chuyện tày đình mà không biết xóa dấu vết, để ai nhìn cũng có thể đoán được. Đã không làm thì thôi, đã làm thì phải giống, còn không giống, không xóa được dấu vết thì đừng có làm. Ngu xuẩn lắm”.
Anh cứ đứng độc thoại chửi tuốt luốt, cả đại đội cúi mặt im re, chẳng thằng nào dám cãi.
Quát mắng rồi giáo huấn 1 tràng, sau cùng anh kết lại bằng giọng diễu cợt: “Tôi chẳng hiểu khi ở trường người ta dạy các ông ra sao mà sang đến đây, những bài vỡ lòng như vậy cũng không làm nổi. Thế mà đi đâu cũng vỗ ngực lính trinh sát luồn sâu được đào tạo bài bản. Bài bản là thế sao?”.
Thằng Trung “cóc” rụt rè:
“Bọn em trót dại rồi, bây giờ phải làm sao ạ?”.
Anh Toản cười nửa miệng: “À, biết là dại rồi hả? Còn chờ để các ông phát hiện ra sơ hở của mình thì quân pháp mặt trận và quân đoàn cũng phát hiện được. Lúc này đứng nói chuyện với các ông ở đây sẽ không phải là tôi mà là bên quân pháp đó”.
Cuối cùng, sau một hồi tràng giang đại hải anh ngồi xuống để anh Hòa C phó chính trị, dân Vĩnh Long có ý kiến.
Anh Hòa hỏi: “Mấy cái ba lô đâu? Trong ba lô có gì?”. Thằng Phú “nhái” đứng dậy báo cáo: “Dạ, trong ba lô chẳng có gì quan trọng, chỉ có mấy bộ quần áo và 1 đôi dép.
Dép thì em cho thằng Khải “dế” vì giầy nó thủng hết rồi. Quần áo thì em chia cho mấy đứa bị rách. Em lấy mỗi cái quần đùi thôi ạ”.
Anh Hòa: “Gan các ông to thiệt đó. Đến cán bộ của mặt trận mà các ông cũng dọa, không chừa 1 ai cả”.
Thằng Phú chớp chớp mắt ra vẻ hiền lành, thật thà:
“Dạ, để em kêu mấy đứa trả lại đồ rồi đem lên nộp lại cho các anh ạ”. Anh Hòa đập mạnh tay xuống bàn:
“Không…không trả cái gì hết…bây giờ mà đem trả khác gì lạy ông tôi ở bụi này. Tuyệt đối không trả”.
Chữ KHÔNG TRẢ anh kéo dài giọng ra. Nói xong tự dưng anh đứng ngẩn người ra, rồi quay qua nhìn anh Toản.
Bất chợt 2 ông cười phá lên, cả đại đội thấy buồn cười trước việc anh Hòa cấm mang trả lại đồ và nhất là nhìn vào điệu bộ của anh ấy. Lúc đầu thì còn vài tiếng khúc khích cố nín lại, sau đó thì cả đại đội bò lăn ra cười.
Tiếng cười lan ra nhanh chóng, không khí buổi họp đang căng thẳng chợt biến mất, mặt ai cũng dãn cả ra.
Chờ ngớt tiếng cười, anh Toản lên tiếng: “Chuyện này chỉ trong đại đội biết với nhau, tôi cấm các ông bép xép ra ngoài.
Từ nay trở đi, định làm cái gì thì dùng cái đầu mà suy nghĩ trước khi hành động, đừng có ngu xuẩn như vậy kẻo có ngày quân pháp xuống hỏi thăm đó.
Cũng may trong ba lô không có giấy tờ quan trọng, nếu không chuyện vỡ lở ra thì cả đại đội rủ nhau ra Tòa án binh hết”.
Anh Hòa tiếp lời: “Các “bố” cứ chơi dại thế này thì có ngày nào đó, các “bố” sẽ đưa toàn bộ ban chỉ huy huy đại đội ra trước vành móng ngựa cả lũ thì nhục lắm”.
Thằng Đực đứng lên hỏi: “Dạ, chuyện này ngoài các anh biết thì các thủ trưởng có biết không ạ?”.
Anh Hòa: “Sao ông hỏi vậy? Có chuyện gì sao?” “Dạ, lúc nãy trên đường xuống nhà C bộ, em gặp bố Hưng. Em chào cụ mà cụ gườm mắt nhìn em, không trả lời”.
Anh Toản, anh Hòa và thằng Quan đưa mắt nhìn nhau. Lính tráng cả đại đội thì thấy lo và hồi hộp. Chuyện này mà để các thủ trưởng biết được thì đúng là to chuyện rồi, không phải là chuyện dọa dẫm mấy ông sĩ quan “kiểng”, sĩ quan “nhà trẻ” nữa rồi.
Anh Hòa: “Không biết, nhưng giờ các cụ có biết thì cũng đành chấp nhận thôi. Sự liên đới này thì cả ban chỉ huy đại đội cũng có phần trách nhiệm trong việc quản lý chiến sĩ của mình.
Dù sao việc không muốn cũng đã xảy ra rồi, nếu bị kỷ luật thì tất cả cùng chịu, không đổ lỗi cho cá nhân nào hết. Vui sướng có nhau, hoạn nạn có nhau. Còn bây giờ giải tán và nhớ kín miệng”…
Cuộc họp giải tán mà thằng nào cũng lo canh cánh trong lòng, nhưng rồi theo thời gian câu chuyện cũng chìm dần vào quên lãng.
Không thấy ai nhắc đến, các thủ trưởng cũng chẳng thấy đả động gì. Tất cả bình thường như chưa hề có chuyện tày trời đó xảy ra. Cho đến ngày ra quân cũng không thấy thủ trưởng nào nói về chuyện đó.
Năm 2002, khi bố Hưng ốm nặng, bệnh viện trả về, mấy thằng luồn sâu năm xưa đã về Ninh Bình thăm bố.
Tuy mệt nhưng cụ vẫn tiếp chuyện vui vẻ với những thằng lính mà cụ coi như con khi còn ở chiến trường Campuchia năm nào.
Cụ nhắc về những kỷ niệm với chúng nó, vui có, buồn có, nhưng riêng chuyện này không thấy cụ nhắc đến. Đến bây giờ, gã và những thằng bạn trinh sát luồn sâu năm đó cũng không biết là các thủ trưởng có biết về câu chuyện này hay không nữa…
Riêng về ông M…sau này (năm 1989 hay 1990 gì đó), chuyển về làm sĩ quan chính trị của trung đoàn nghi lễ - quân nhạc 781, Quân khu Thủ đô. Nghe nói là chủ nhiệm hay phó chủ nhiệm chính trị gì đó. Lúc đó Quân khu Thủ đô chưa mang tên Bộ tư lệnh Thủ đô như bây giờ và trung đoàn nghi lễ - quân nhạc 781 vẫn trực thuộc quân khu, chưa tách về Bộ quốc phòng.
Thời điểm đó trung đoàn kiểm soát quân sự 147 và trung đoàn nghi lễ - quân nhạc 781 là 2 trung đoàn độc lập của quân khu nên cấp hàm trung đoàn trưởng thường là đại tá, nếu là chủ nhiệm chính trị thì có thể là cấp thượng tá hoặc đại tá.
Gã cũng chỉ nghe anh em kể lại vậy, chứ từ lúc ra quân đến giờ, đã mấy chục năm trôi qua chưa bao giờ gặp lại ông ta.
Sau này mấy thằng vệ binh kể lại câu chuyện anh Toản đã ra tay cứu nguy cho mấy thằng em dại trong vụ đó như thế nào.
Hôm đó, trong lúc sư bộ đang chuẩn bị bố trí lực lượng đi ứng cứu cho mấy ông sĩ quan mặt trận. Thì anh Toản đã ra ngã 3 trước với mấy lính C trinh sát bộ binh, vệ binh bằng chiếc Com măng ca đít vuông (Gaz 69). Ra đến nơi nhìn thấy chiếc xe còn nguyên, không có vết đạn nào anh lầm bầm chửi vì phần nào đoán biết được những ai đã bố trí phục kích ở đó.
Anh liền nổ súng bắn chếch từ dưới lên qua kính bên phụ, thủng cả bạt, bắn bể 1 đèn pha và lốp. Anh cũng cấm chúng nó về không được kể lung tung.
Khi về đến đơn vị, việc đầu tiên là anh phi ngay vào lán vệ binh kiểm tra tủ đựng súng, không ngoài dự đoán, mấy khẩu RPD, RPK còn khét nguyên mùi thuốc súng.
Sư bộ có 5 đại đội, cùng 4 tiểu đoàn trực thuộc là đại đội trinh sát luồn sâu, đại đội trinh sát bộ binh, đại đội phòng hóa, đại đội phòng không, đại đội vệ binh, tiểu đoàn quân y, tiểu đoàn công binh, tiểu đoàn hỗn hợp độ 25 chiếc vừa tăng T54 vừa thiết vận xa M113, đại liên 12,7 ly, DKZ 82, cối 81…và tiểu đoàn vận tải.
Hai đại đội trinh sát bộ binh và trinh sát luồn sâu, do đặc thù tác chiến cần gọn nhẹ nên không có hỏa lực mạnh như M79, RPD, RPK, B40, B41…tất cả các loại hỏa lực mạnh, kể cả tên lửa vác vai Igla đều được để tập trung tại tủ vũ khí trên lán của vệ binh.
Trong trường hợp sư bộ bị tấn công hoặc cần tác chiến hay cần tăng cường hỏa lực thì ai cần sử dụng loại hỏa lực nào cứ lên vệ binh lấy), do vậy mà khi kiểm tra súng anh thừa biết lính của mình đã gây ra chuyện động trời này.
Nhưng những thằng lính trẻ tuổi bốc đồng năm đó cũng hết sức may mắn khi nhờ có anh ra tay “dọn dẹp” mà thoát được những rắc rối nếu bị phát hiện.
Anh thật sự là người đại đội trưởng hết lòng vì các em, những thằng lính tinh quái 1 thời dưới quyền chỉ huy của anh.
Trong những lần gặp mặt lính trinh sát luồn sâu sư đoàn 7 bộ binh giai đoạn 1984-1989 anh em luôn nhắc đến anh với lòng kính trọng sâu sắc, xen lẫn tự hào. Người anh cả của đại đội trinh sát luồn sâu 1 thời vào sinh ra tử cùng nhau...
Em xin phép tiếp tục Update.
UPDATE
 

Ba Ngơ

Xích lô
Biển số
OF-99999
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
36,707
Động cơ
5,715,132 Mã lực
Nơi ở
𝕷𝖆̀𝖓𝖌 𝖁𝖚̃ Đ𝖆̣𝖎

Ba Ngơ

Xích lô
Biển số
OF-99999
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
36,707
Động cơ
5,715,132 Mã lực
Nơi ở
𝕷𝖆̀𝖓𝖌 𝖁𝖚̃ Đ𝖆̣𝖎
Thông tin thớt
Đang tải
Top