- Biển số
- OF-16761
- Ngày cấp bằng
- 28/5/08
- Số km
- 1,314
- Động cơ
- 522,070 Mã lực
Em phải copy rồi in cho gấu nhà em đọc thôi, mỗi lần đi xe mà gấu lái em đến phải đóng bỉm mất.
Tất nhiên phải tùy vào độ dốc và độ khó của đường nhưng nói chung là nên chuyển số về 3 hoặc 2 khi đường gập ghềnh, có độ khó hoặc lên dốc mà không thể đi nhanh được. Thậm chí, dốc cao bác có thể phải để L chạy, cái này tùy cảm nhận máy thế nào@ tuanpradoe nhà iem số sàn,thỉnh thoảng lấy xe Yarit 1.3 /ATcủa gấu chạy nên muốn hỏi cụ tý:cửa số có các ký hiệu D;3;2;L,nếu leo dốc cao có cần chuyển về 2 kô cụ?
Thanks cụ.Tất nhiên phải tùy vào độ dốc và độ khó của đường nhưng nói chung là nên chuyển số về 3 hoặc 2 khi đường gập ghềnh, có độ khó hoặc lên dốc mà không thể đi nhanh được. Thậm chí, dốc cao bác có thể phải để L chạy, cái này tùy cảm nhận máy thế nào
Cháu nghĩ Cụ lại nên dành thời gian viết bài về các kinh nghiệm đúc rút từ bản thân về các tình huống cụ thể trên đường (nội đô, đường trường) và cách tập luyện để nâng cao kỹ năng lái Cụ ạ. Cháu nghĩ điều nay rất bổ ích cho rất nhiều người lái 4b.Cách đặt câu hỏi vì những người mới lái khác của bạn thật là đáng quí. Tôi cũng như bạn, chúng ta đã có tuổi nên lái xe càng phải cẩn thận. Nhiều tuổi nhưng tôi lại có đam mê lái xe. Hễ rỗi là tôi lại lấy xe ra luyện tay lái, lúc nào cũng như vừa học lái xe vậy.
Tuanprado
Bác viết rất đầy đủ và hay! Về cơ bản thì em đồng ý với bác. tuy nhiên cái chỗ em bôi đỏ ở trên thì bác đã hiểu khác ý nghĩa của câu này. cụ thể là khi lên một con dốc nào đó cụ phải đi số x, thì khi trở về và đổ dốc chính con dốc lúc trước mình đã trèo lên thì cứ đi tuần tự theo đúng số đã sử dụng để leo lên thì xuống dốc sẽ an toàn, tức là xuống chính con dốc mình đã lên vì vậy nó là một đoạn đường nên mọi điều kiện đường xá giióng nhau, chỉ khác nhau ở lên hay xuống dốc. tất nhiên là với điều kiện xe khi lên và khi xuống đề mang tải tương đương nhau. điều này cũng có thể suy rộng ra: nếu cùng một điều kiện đường xá thì khi ta lên và xuống dốc có cùng độ dốc (thường có biển báo độ dốc của đường) thì có thể đi cùng một số là an toàn. Tuy nhiên với em thì thường là em đi xuống dốc với số lớn hơn khi leo dốc nếu đường thoáng và quen đường (trừ khi chạy xe tải, xe khách thì nên đi đúng số)....
Một số người nói rằng: Khi lên dốc bằng số nào thì khi xuống dốc cũng bằng số đó. Tôi không tán thành với ý kiến đó. Vì sao vậy? Thực tế cho thấy là: rất ít con dốc có dộ dốc khi lên và xuống giống nhau. Lại nữa: tình trạng mặt đường, và đặc điểm địa lý, địa hình, cũng như thực tế tình trạng giao thông cũng khác nhau của hai bên dốc. Nếu bạn nào đã từng đi miền núi nhiều thì sẽ dễ dàng thấy ngay điều đó, vì vậy nếu chỉ máy móc áp dụng kiểu “ lên dốc bằng số nào, thì xuống dốc bằng số đó ” là không hợp lý, xa rời thực tế. Với cách đi cứng nhăc kỹ thuật như vậy làm mất đi tính thực tế và đẩy người lái vào những tình huống lúng túng khó xử.
.....
Cám ơn bạn có ý kiến. Những ý kiến của bạn là rất thiết thực. Nhất định tôi sẽ cùng tham gia với các bạn viết về những tình huống cụ thể, những kinh nghiệm xử lý trên đường. Tôi vừa trải qua hai ngày cuối tuần chinh chiến vùng Yên bái. Lần này tôi lái con CRV của một người bạn.Cháu nghĩ Cụ lại nên dành thời gian viết bài về các kinh nghiệm đúc rút từ bản thân về các tình huống cụ thể trên đường (nội đô, đường trường) và cách tập luyện để nâng cao kỹ năng lái Cụ ạ. Cháu nghĩ điều nay rất bổ ích cho rất nhiều người lái 4b.
Cháu lấy 1 ví dụ về thao tác cơ bản như khi cho xe khác vượt mình nên hơi rà phanh để đảm bảo an toàn, vì thực hiện điều này mà 2 lần Cháu đã tránh được tai nạn. Mặc dù mình đã chủ động rất sớm để nhường đường mà vẫn bị chặt đầu (1 lần xe khách xà vào lề đường đón khách, 1 lần xe tải tránh 2b rẽ sang đường đột ngột)....
Rất mong nhận được sự trả lời của Cụ.
Bạn thân mến, có mấy khi đường đèo, xuống dốc mà thẳng. Xuống dốc, đường quanh co mà có hệ thống cân bằng điện tử hỗ trợ chẳng tốt lắm sao. Đang xuống dốc mà gặp phải tình huống khẩn cấp phải phanh gấp, nếu không có hệ thống cân bằng điện tử hỗ trợ liệu có an toàn hơn được không? xuống dốc tốc độ nhanh mà phải phanh khẩn cấp, nếu không có hệ thống hỗ trợ cân bằng điện tử liệu lúc nào xe cũng giữ được hướng lái theo ý muốn? Ngay cả trên đường bằng, nếu có hệ thống cân bằng điện tử hỗ trợ đã là quá tốt, vậy khi xuống dốc thì sự hõ trợ đó lại càng đáng quí phải không bạn?ca_voi_xanh hỏi
Nhân tiện bác Tuấn cho em hỏi 1 cái, em đang lái con Mit Magna V6 sport 3.0 (em đang ở Úc). Nhưng con này ngoài cần + - cho sport mode thì 4 vị trí còn lại chỉ là PRND, ko có 1 2 3 4 hay L... gì cả. Như vậy có phải là xe em ko có chế độ hỗ trợ xuống dốc ko? Và nếu ko có chế độ này thì em phải làm thế nào khi xuống dốc cho an toàn (có thể dùng + - của sport mode dc ko?).
Tuanprado trả lời
Có chứ bạn, bạn có thể dùng chế độ + - để đi đường đèo dốc. Sử dụng chế độ + - cũng là một trải nghiệm rất lý thú. Một số bạn lái xe còn có thú đi xe số sàn nữa đấy. Nhiều bạn khác còn có thú lái xe đi đường đèo dốc mà tắt chế độ cân bằng điện tử nữa ( một vài loại xe có nút bật và tắt chế độ cân bằng điện tử).
Còn đây là thông tin em tham khảo qua báo, các bác tự đánh giá nhé
( Riêng em thì em có nhận xét là bác chủ thớt thừa sự nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế nên không trả lời đúng những ý các bác hỏi được... Hỗ trợ xuống dốc mà bằng chế độ cần bằng điện tử sao ? )
Hệ thống cân bằng điện tử ESP
ESP (Electronic Stability Program) hay còn gọi là ESC (Electronic Stability Control)Khi đang phóng xe ở tốc độ cao, lái xe phanh gấp khi đánh tay lái trên khúc cua tay áo hệ quả lật xe (do thiếu lái hoặc thừa lái) xảy ra rất lớn. Ngoài lý do của lực quán tính, độ ma sát, tính chất đường, một trong những nguyên nhân chính từ yếu tố kỹ thuật của xe ôtô là bộ truyền động vi sai, các bộ cảm biến tại trục bánh xe và cầu xe không xử lý kịp trong tinh huống này. Trong tình huống cụ thể khi xe vào vòng cua bị phanh gấp, nhờ một hệ thống điện tử ESC sẽ chủ động tinh chỉnh góc xoay và tốc độ của từng bánh xe sao cho cân bằng với góc trượt quan tính của xe, hạn chế tối đa. Không những thế ESC sẽ tự động giảm năng lượng của động cơ để rút bớt lực tác động vào bánh xe cho đến khi bánh xe có đủ lực ma sát cần thiết. Ví dụ như khi xe cua phải, bánh xe bên phải quay chậm hơn trong khi đó bánh trái vì mất ma sát sẽ quay rất nhanh. Lúc đó ESC sẽ tự động khóa bánh bên trái để giảm lực đẩy của bánh này.Bên cạnh đó, ESC sẽ phân tích tốc độ quay của từng bánh xe để phối hợp với hệ thống chống khóa phanh (ABS- một hệ thống nhấp phanh liên tục nhằm triệt tiêu quán tính lăng của xe) để điều tiết lực trượt và lệch hướng của bánh xe.
Hệ thống hỗ trợ xuống dốc (DSR) và hệ thống hỗ trợ khởi hành khi leo dốc (HSA)
DSR sẽ tự giới hạn tốc độ giúp xe xuống dốc an toàn. Nó bao gồm cả việc áp lực phanh tự động, nếu góc nghiêng của dốc càng lớn thì lực phanh sẽ càng mạnh. Tuy nhiên người lái vẫn có thể tăng tốc vượt tốc độ đã cài đặt bằng cách đạp chân ga hoặc chủ động đạp chân phanh theo ý muốn để hãm lại tốc độ thực tế. Khi xe lên dốc, HSA sẽ hỗ trợ lên dốc khi người lái dừng ngay lưng chừng dốc, bằng cách tự động áp lực phanh cần thiết để xe dừng lại trong giây lát để người lái chuyển từ chân phanh sang chân ga khởi hành tiếp tục và lên dốc một cách an toàn.
Kính Chào Già Làng.@ tuanpradoe nhà iem số sàn,thỉnh thoảng lấy xe Yarit 1.3 /ATcủa gấu chạy nên muốn hỏi cụ tý:cửa số có các ký hiệu D;3;2;L,nếu leo dốc cao có cần chuyển về 2 kô cụ?
Cám ơn bạn. Tôi thì cứ nghĩ: Câu "Lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó" là để chỉ hai sườn của một con dốc - để nói về hai sự kiện Lên và Xuống liền kề nhau. Nếu như trong một ngay hoặc nhiều ngay ta đi đường miền núi có nhiều dốc ( đặc biệt là đường lạ ) thì làm sao nhớ được dốc nào ta leo ở số nào để khi về ta cũng xuống bằng số đó ở chính con dốc đó. Chính vì tôi hiểu như thế nên mới phê phán cách đi như câu nói " Lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó". Còn nếu như câu nói đó là áp dụng cho chỉ "Một mái dốc" thì có lẽ là đúng như bạn nói. Đúng là câu nói này chưa chặt chẽ nên có thể hiểu theo hai tình huống khác nhau như tôi và bạn nghĩ.Bác viết rất đầy đủ và hay! Về cơ bản thì em đồng ý với bác. tuy nhiên cái chỗ em bôi đỏ ở trên thì bác đã hiểu khác ý nghĩa của câu này. cụ thể là khi lên một con dốc nào đó cụ phải đi số x, thì khi trở về và đổ dốc chính con dốc lúc trước mình đã trèo lên thì cứ đi tuần tự theo đúng số đã sử dụng để leo lên thì xuống dốc sẽ an toàn, tức là xuống chính con dốc mình đã lên vì vậy nó là một đoạn đường nên mọi điều kiện đường xá giióng nhau, chỉ khác nhau ở lên hay xuống dốc. tất nhiên là với điều kiện xe khi lên và khi xuống đề mang tải tương đương nhau. điều này cũng có thể suy rộng ra: nếu cùng một điều kiện đường xá thì khi ta lên và xuống dốc có cùng độ dốc (thường có biển báo độ dốc của đường) thì có thể đi cùng một số là an toàn. Tuy nhiên với em thì thường là em đi xuống dốc với số lớn hơn khi leo dốc nếu đường thoáng và quen đường (trừ khi chạy xe tải, xe khách thì nên đi đúng số)