- Biển số
- OF-21672
- Ngày cấp bằng
- 26/9/08
- Số km
- 6,100
- Động cơ
- 552,382 Mã lực
Thank cụ, bài viết hay và bổ ích quá, em xin phép cụ Copy về cho Gấu đọc (cả em luôn). Đã mời rượu cụ rồi ạ
Cám ơn Cụ đã trả lời Cháu.Ôi không nên lái như thế bạn ạ. Lái một tay trong tình huống đó thì không thể nào cơ động được. Đã là xe tự động thì không nên lúc nào cũng đặt tay lên cần số. Bạn chỉ cần luyện một thời gian ngắn là đủ tự tin ngay thôi mà. Phanh tay không nhạy cảm nên rất ít dùng khi xe đang vận hành, khả năng phanh của phanh tay khi xe đang cơ động cũng thấp. Nếu cần phanh gấp mà bạn chuyển số về vị trí N thì xe càng lao nhanh hơn do quán tính. Khi cần phanh gấp, bạn chỉ việc bỏ chân ga, chuyển ngay sang đạp chân phanh. Khi bạn bỏ chân ga thì xe đã chững ngay lại rồi vì xe bị phanh động cơ ( đang ở chế độ số mà bỏ ga). Đi trong phố đông người, khi bạn cần phanh thì chỉ việc nhả chân ga, nhanh chóng chuyển sang chân phanh và đạp phanh. Thông thường, người lái xe có kinh nghiệm thì hay đoán trước tình huống mà chuyển chân phải sang chân phanh ( gọi là tư thế chân phanh dự lệnh) khi thấy xuất hiện khả năng có tình huống xấu. Ở tư thế Dự Lệnh của chân phanh, nếu tình huống xuất hiện thật thì phanh luôn, nếu tình huống không đến thì lại chuyển chân phanh sang chân ga đi tiếp.
Tư thế Dự lệnh của chân phanh là vô cùng quan trọng, giúp người lái tranh thủ từng phần trăm giây.
Hãy tự tin, với kỹ thuật của mình, nhất định bạn sẽ thoải mái bên tay lái.
Chúc vui vẻ,
Tuanprado
Bạn thân mếnCám ơn kụ, đã vodka kụ. Nhà cháu chưa lái AT bao giờ, nói thật là mỗi lần ngồi lên xe AT nhà cháu cảm thấy xấu hổ quá vì không biết gì cả, chỉ biết mỗi D là tiến, R là lùi thôi, còn N, P gì đó nữa là nhà không biết. Nên chăng kụ chủ thớt nói rõ hơn về từng ký hiệu rồi trong trường hợp nào vào số nào sau đó mới đến phần kụ đã trình bày thì những thằng dốt AT như nhà cháu sẽ dễ hiểu hơn. Cám ơn kụ nhìu
Cách đặt câu hỏi vì những người mới lái khác của bạn thật là đáng quí. Tôi cũng như bạn, chúng ta đã có tuổi nên lái xe càng phải cẩn thận. Nhiều tuổi nhưng tôi lại có đam mê lái xe. Hễ rỗi là tôi lại lấy xe ra luyện tay lái, lúc nào cũng như vừa học lái xe vậy.Cám ơn Cụ đã trả lời Cháu.
Cái này Cháu đóng góp cho các tài mới để tránh sự nhầm chân ga => phanh. Cháu thấy khi đi chỗ quá đông nên không thể có tốc độ nhanh được, với Cháu thì thấy xoa volan thấy thuận tiện hơn. Nhưng tài mới hay luống cuống bởi nhiều tình huống liên tục xảy ra quanh xe, nhất là khi tắc đường. Khi đó dù phanh rồi thì cũng nên đẩy về N. Thao tác DỰ LỆNH PHANH , GA Cháu cũng đã làm giống Cụ nói ạ, nên nhờ Trời Phật vẫn luôn an toàn. Cháu cũng có tuổi rồi (U 50) và thời gian bay cũng lâu rồi nhưng mới chuyển AT nên đi cũng đi cẩn thận, từ tốn và có văn hóa lắm ạ. Nhanh chậm có là bao nhiêu đâu nên cứ phải SAFETY FIRST Cụ nhỉ.
Hướng dẫn của bác TuanPado là cho nhưng xe tương đối mạnh. Với xe AT tổng dung tích xi lanh quá nhỏ em không có nhưng nghe nhiều người nói chắc sẽ bị như vậy, nhất là khi leo 1 đoạn dốc dài, chạy lấy đà không còn tác dụng. Dãy số S (chắc có xe gọi khác) là dãy số thể thao, nó cho phép xe kéo khỏe hơn (khỏe hơn cả động tác kichdown ở D) và sẽ hỗ trợ tốt trong trường hợp nàyVề cơ bản em đồng ý với ý kiến của bác.
Cho em hỏi bác 1 tí nhé:
1. Khi lên dốc (nghiêng khoảng 20 - 30 độ, độ dài dốc khoảng 500 - 800m), nếu xe AT 1.8, chở 3 người (cả LX), mà vẫn để D, không về số 2 thì xe có ỳ không mặc dù hộp số tự chuyển?
Em đã thử đi như thế này và thấy là xe ỳ. Do đó, em về số 2 ga lên 1 tí, rồi vào D thì xe thoát rất nhẹ nhàng.
Nó chỉ hợp lý nếu bác lên và xuống cùng 1 tốc độ ngay lúc ấy. Về cơ bản thì số phải phù hợp với tốc độ và tốc độ đi phải phù hợp với mặt đường (dốc, trơn...) và tình huống trên đường dù đi đường bằng hay leo/xuống dốc. Câu dạy của các thầy như trên chỉ đúng khi đường khô, thoáng (có mỗi mình đi). Còn cụ thể thì số/tốc độ còn phụ thuộc vào tải của xe (chở nặng, độ dốc của đường...) do vậy khi leo dốc và xe công suất nhỏ mà chở hơn 1 người thì còn phải tùy xe mình mà ứng dụng nữa. Ngay cái xe AT nó "tự động" theo ý hiểu của các máy tính trên xe tương đối đúng, nhưng trong trường hợp cụ thể mà tình huống đi khó thì kể cả xe đắt nhất vẫn chưa qua được kinh nghiệm của các lái xe lâu năm. Bác TuanPrado nói khi qua ổ gà không cần lấy đà cũng đúng cho 1 cái ổ gà khô ráo. Khi cái ổ gà ấy là 1 hố bùn thì ngược lại. Người đi "khôn" nên quan sát những cái xe đi trước để biết chúng sa lầy hay thoát từng cái ổ gà như thế nào để bắt chước hay tránh "khôn" hơn họ. Nhưng cũng đừng bao giờ đi sát xe phía trước mà luôn giữ đủ khoảng cách để tránh được "vết xe đổ". Nhất là đám ổ gà ấy lại ở quãng dốc và đầy bùn (chúng lại hay ở đó vì mưa đất mới lở và nhiều khi đá lở bóc hết lớp đá-nhựa trên mặt rồi chỉ còn trơ lại mặt đường đất sét, rất trơn - trong những trường hợp ấy em thấy xe MT đi dễ hơn). Trong những trường hợp đường quá trơn thì phải chấp nhận đẩy số cao hơn 1 chút nếu chân ga chưa chủ động lắm để tránh trượt và ít dùng phanh, giảm tốc độ chủ yếu bằng phanh máy!2. Lên dốc số nào, xuống dốc số đó là 1 giải pháp hợp lý nếu ta đi cùng 1 con dốc, tức là đường lên đường xuống là 1.
Bác nghĩ sao ạ?