Thế này thì lại k khuyến khích kiếm tièn nhỉ, ăn chơi cho hết chứ tích lũy chi cho mệt
Đối với các nước phát triển cao (kiểu như Hàn Quốc) thì nhà nước đúng là không khuyến khích người dân tích luỹ nhiều quá mà chỉ cần tỉ lệ tích luỹ thấp thôi. Phần còn lại phải tiêu dùng để taoj động lực phát triển kinh tế. Thực tế, dân VN mình vẫn nghèo nên có tư tưởng tích luỹ và thường tích luỹ qua BĐS (còn tỉ lệ nhỏ nữa là tích luỹ qua vàng, tiền). Chứ giờ giả thiết cụ làm 40 năm rồi để ra một cái nhà và đất, con cụ cũng làm thêm 1 cái nhà và đất sau 40 năm (ngoài cái được thừa kế)…. Cả xã hội như thế thì ở sao hết và việc tích luỹ đến lúc nào đó nó sẽ đến ngưỡng.
Bản chất cuộc sống là cụ lo đời cụ thôi, nuôi các cháu tới tuổi 18 hoặc 22 thôi còn sau đó, các cháu ấy tự lập nghiệp. Nếu cụ để cho cháu ấy một mảnh đất và một căn nhà (cấp 4 đi) thì sau này, mục tiêu của cháu ấy chỉ là từ cái nhà cấp 4 đấy kiên cố hoá lên, sắm thêm một số máy móc, dụng cụ (hiện đại hoá cuộc sống). Như em thấy em họ em ở Mỹ, em trao đổi với nó thì nó xác định là có việc và mua nhà thì trả góp 30 năm thì được cái xác nhà. Nhưng cơ bản là khi đó đến lúc nghỉ hưu rồi. Giả dụ sống thêm 20 năm sau đó (thọ 80 tuổi) thì sau khi mất đi, cái nhà cũng giá trị chỉ còn tương đối thấp và thừa kế lại cho con nó (nếu không có nhà mà đi thuê cả cuộc đời thì cũng bình thường). Lưu ý là thuế thừa kế khá cao nên bản chất để lại cho con nó cũng ít thôi, tự lập nghiệp là chính (sau khi bố mẹ đã cho ăn học tuỳ khả năng).
Con nó, sau khi đi học, đi làm thì cũng xác định là sau khi làm khoảng 30 năm thì cũng được cái xác nhà mới (nếu không có nhà thì phải tiết kiệm hay tích luỹ nhiều hơn chút, còn nếu có xác nhà được thừa kế thì lại tăng tỷ lệ tiêu dùng lên). Hầu hết mọi người sẽ nghĩ vậy và hầu hết xã hội sẽ vận hành với nguyên lý như vậy.