Ồ, vậy là lại ra câu chuyện khác rồi.Nguyên nhân là do nhà nước chưa có chính sách định hướng tầm quốc gia, chưa có các chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm và chưa xúc tiến tốt việc quảng bá đồ ăn Việt Nam xuất khẩu ra thế giới.
Người Thái đã đi trước Việt Nam một bước.
“
Khi tiếp xúc với đội ngũ chuyên gia xúc tiến của nhiều quốc gia khắp các châu lục, tôi rất ấn tượng với người Thái. Họ có kỷ luật nghiêm và tính chuyên nghiệp cao, nhưng trên hết là tinh thần sôi sục máu lửa và nhất quán trong cạnh tranh giành thắng lợi về cho doanh nghiệp và đất nước mình. Họ có một Hoàng hậu chăm lo từng bước đi cụ thể cho hoạt động xúc tiến và một Thủ tướng ăn cơm trò chuyện thường xuyên với doanh nghiệp, các bộ, cục liên quan đưa ra được chủ trương tốt, chính sách phù hợp và lộ trình thực hiện bền bỉ, chuyên nghiệp. Đi tới đâu tôi cũng lặng lẽ nhìn họ hành động và suy nghĩ dù ở Nam Phi, Đức, Mỹ, Trung Quốc, hay gần nhất và điển hình nhất là… Campuchia.
Tại buổi ăn tối với Philip Kotler do Câu lạc bộ Thương hiệu dẫn đầu - báo SGTT và PACE tổ chức tối 16-8, khi nghe giới thiệu về Phở 24, ông đã đề cập ngay đến thế mạnh về ẩm thực của Việt Nam trong việc xây dựng hình ảnh với thế giới.
Thực tế thì PHỞ VIỆT NAM đang là món kinh doanh ngon lành hấp dẫn và phát triển mạnh trên thế giới. Ở Hàn Quốc hiện có hơn 200 nhà hàng bán thức ăn Việt do người Hàn làm chủ và họ học cách nấu phở qua các Việt kiều bên Mỹ rồi truyền lại cho thân nhân người Hàn mở quán. Một đường vòng ngộ nghĩnh. Hôm chia tay Việt Nam, bà đại sứ Thuỵ Điển Anna Linsted nói với tôi, hãy nghĩ đến việc mở chuỗi nhà hàng bán phở ở Stockholm mà theo bà, thức ăn Trung Quốc bây giờ hết hấp dẫn vì quá nhiều dầu mỡ. “Thời của Phở Việt Nam đang đến”, bà nhấn mạnh.
Tính hấp dẫn và ưu thế của PHỞ VIỆT NAM chắc không cần bàn cãi, qua thực tế. Còn lại là một chính sách quốc gia về xây dựng thương hiệu Việt Nam qua ẩm thực.
Viết tới đây, tôi hơi giật mình, có lẽ mình cũng bị ảnh hưởng chiêu “khích tướng” của họ chăng? Không, không phải, tôi chỉ nói trên những chứng cớ thu thập với tất cả siêng năng, kiên nhẫn.
Tóm lại, có một sự thật cụ thể là người Thái lại đã đi trước chúng ta để tuyên ngôn muốn làm nhà bếp của thế giới. Nhưng sự thực cụ thể đó cũng có ích: chúng ta cứ tự tin làm cái gì đó, ví dụ như “nền ẩm thực hấp dẫn bổ dưỡng nhất thế giới” với thế mạnh riêng, chọn những khía cạnh khác biệt và tập trung đúng mức với một CHÍNH SÁCH QUỐC GIA được xây dựng nghiêm túc và triển khai thực hiện kiên trì với một cơ quan chuyên nghiệp, sống chết với chủ trương đã đề ra.
Cơ hội vẫn còn đó cho những ai có đủ tình yêu đất nước, lòng tự trọng dân tộc và kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp.
KIM HẠNH - Sài Gòn tiếp thị
'Nhà bếp của thế giới'?: Người Thái đã đi trước
Tôi đành phải nói ra sự thật đó dù vài tờ báo và chuyên gia đã hưởng ứng gợi ý của Philip Kotler tại hội thảo “Marketing mới trong thời kỳ mới” do PACE tổ chức ngày 17-8 tại TP.HCM.tuoitre.vn
Nội dung bài mà bác trích dẫn ở còm #1 khi nói về cái tay Kốt - lơ nào đó chỉ đề cập đến cái việc cho thực phẩm vào cái gì đó rồi đầu ra là món ăn.
Còn còm này bác lại nói tới lĩnh vực chế biến lương thực.
Rốt cuộc, ý bác là cái nào?