Dạo này thấy kêu ca phàn nàn về việc sinh viên ra trường không tìm được việc làm nhiều quá, tỷ lệ có bằng đại học mà thất nghiệp cao, xin việc mà chỗ nào cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm mới tuyển.
Trên OF nhiều cao nhân, rất nhiều người là chủ doanh nghiệp, nhiều người thường xuyên ngồi bàn đối diện với các ứng viên để xem hồ sơ, đặt câu hỏi, cân nhắc và nâng lên đặt xuống xem chọn ứng viên nào. Chính vì vậy em muốn lập thớt này để mời các cụ/mợ nhiều kinh nghiệm vào chia sẻ quan điểm, phương thức tuyển dụng, mong muốn và các khó khăn của mình trong quá trình lựa chọn các ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển.
Các bạn sinh viên mới ra trường có thể đặt các câu hỏi, nhờ hướng dẫn các nội dung như cách viết CV, cách đặt câu hỏi, cách trả lời câu hỏi, cách tìm việc chủ động...
Thớt này chỉ phù hợp với các đơn vị kinh doanh tư nhân hoặc nước ngoài, không phù hợp với các đơn vị nhà nước để tránh lan man và có nhiều nội dụng không phù hợp.
Cái thread này hay, em xin biên mấy dòng, chia sẻ, đầu tiên là quan điểm trước, và đứng từ quan điểm của nhà tuyển dụng, góc nhìn từ ứng viên, phương thức tuyển dụng, em sẽ biên sau.
Xin việc đối với sinh viên mới ra trường, có thể nói là một câu chuyện dài kỳ, cả bi lẫn hài…từ cả 2 phía, ứng viên và nhà tuyển dụng…nói ra thì nhiều, khen có, chê có, ứng viên cũng chuối, và cả nhà tuyển dụng cũng chuối….kể cả tây, cả ta, chuối ở nhiều điểm…..ứng viên thì chưa hiểu rõ về công việc mình đang dự tuyển cũng như chưa hiểu rõ về doanh nghiệp mà mình ứng tuyển…rồi đủ các thể loại khác….vv….nhà tuyển dụng thì tùy tiện, hẹn phỏng vấn nhưng không vào đúng giờ, lý do này nọ….có khi cũng chẳng đọc qua hồ sơ ứng viên, sắp xếp phỏng vấn chưa hợp lý, không quản lý được thời gian của một cuộc phỏng vấn, quá giờ của cuộc pv tiếp theo…..ôi thôi, không nói nữa, quá nhiều thứ mà chỉ cần nhìn vào là chán vật.
Mọi sự đều phải có sự chuẩn bị, chuẩn bị ở đây là không chỉ đơn thuần là cái cv và chuẩn bị cho cái cuộc phỏng vấn đó đâu nhé, các bạn sinh viên hãy chuẩn bị cho mình từ khi còn chưa vào trường, từ khi còn trên ghế nhà trường ấy. Hãy sống có mục đích một chút, hãy bỏ chút thời gian cho bản thân để nghĩ xem mình muốn làm gì, thế mạnh của mình là gì? Chỉ có niềm đam mê, sự yêu thích mới có thể trụ lại lâu dài. Cứ thử nghĩ mà xem, con xe của các cụ, các cụ mê đắm, tơ tưởng đêm ngày. Còn nếu chỉ cần có một công việc thì chắc cũng không phải là khó kiếm đâu, thế nào rồi chẳng có một cái job nào đó, matter of time thôi, nhưng làm một hồi rồi chán, nản….và drop out giữa chừng. Như thế phí lắm.
Nếu trong cuộc đời đi làm, thì nôm na có thể gọi là 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là từ khi tốt nghiệp, lúc này các bạn chỉ có cơ hội “xin việc” thôi, còn sau này, có kinh nghiệm, có số má, thì lúc đó các bạn mới có cơ đi “chọn việc”. Do vậy, hãy chuẩn bị tốt nhất có thể, ngay từ khi còn đi học. Chuẩn bị cái gì nhỉ? Chuẩn bị là “đừng lấy cái sở đoản của mình để đọ với sở trường của thiên hạ”. Chuẩn bị là hãy cố gắng “xin” cái việc mà phù hợp với ngành nghề/chuyên môn của mình, hết sức tránh cái việc như học kế toán rồi lại đi xin làm sales. (em nói là tránh nhé, vì trái ngành trái nghề là phổ biến ở cái thời nay, hoặc giả là học xong, đi làm mãi rồi mới phát hiện ra cái thế mạnh của mình
..... Để phỏng vấn thành công thi cần có 2 chữ A&A (Ability & Attitude), năng lực và thái độ. Việc phỏng vấn sinh viên mới ra trường chẳng có cái gì nhiều để mà phỏng vấn vào lúc này đâu, đã làm sao biết được năng lực. Do vậy, cái đọng lại nhiều từ phỏng vấn là những ấn tượng ban đầu, thái độ và những kỹ năng mềm (kỹ năng ngôn ngữ, cách giải quyết vấn đề,….) và kết quả test viết (nếu có). Với giả thiết là sinh viên với ra trường, bảng điểm ngon, ngoại ngữ ok (có thể chưa lấy bằng tốt nghiệp), em tạm biên mấy dòng sau:
1) Tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp mình muốn ứng tuyển, ngành nghề của họ thế nào, môi trường làm việc ra sao….các bạn sinh viên đừng hỏi là tìm ở đâu nhé….động não cái nhể
2) Đọc kỹ yêu cầu công việc, hãy đặt câu hỏi cho mỗi phần yêu cầu đó là mình có khả năng không, có phù hợp không, khi có câu trả lời, thì đó chính là cái cốt để viết cái đơn xin việc, để trình bày với nhà tuyển dụng cái sự phù hợp giữa cái mình có và cái mà họ cần. Thư thì chỉ nên viết 1 trang thôi (nhiều nhà tuyển dụng sẽ không đọc…, nhưng cũng sẽ có ai đó đọc..)
3) Chuẩn bị một cái CV cho nó chuyên nghiệp, tham khảo anh gúc đê, đừng có mà lười….chú ý trình bày, tổ chức thông tin logic, nên có ảnh, nhưng đừng giống cái ảnh bán hoa quả, trông kinh lắm, trông tươi tắn, nhã nhặn, đừng có dùng mấy loại ảnh post trên FB, hay có nền phong cảnh, áo sống cũng phải để ý, nên có cổ, chớ có diện mấy quả hawai hay cây dừa….
4) Thông tin cá nhân phải rõ ràng, nếu là a-na-mít 100% thì viết luôn là Trần Văn A, chứ đừng làm sang như kiểu Tony Tran hay Dzung Bui…..nghe nó điêu lắm.
5) Email thì nên có một cái tử tế, chứ đừng cái kiểu boydeptrai@........, girlhanoi@..... lo
ại email này nghe nó tởm lắm, thể hiện thiếu chuyên nghiệp.
6) Số điện thoại liên hệ thống nhất một loại format quốc tế: + xx (0) xxx-xxx-xxx đại loại là nên cách nó ra, khi người ta gọi thì quay số nó cũng dễ.
7) Nộp hồ sơ qua email thì cũng nên viết cái Subject cho rõ ràng (Hồ sơ dự tuyển vị trí xxxx), chứ đừng gửi toẹt cái attachment, rồi subject thì cũng không thèm viết hoa chữ đầu tiên.
8) Gửi attachment thì gửi tài liệu dạng MS Word, chứ đừng viết bằng excel, tởm lắm. Không zip, không pass
9) Viết vài dòng nội dung email chứ đừng để trắng, cuối thư, đề nghị xác nhận là đã nhận được email và những attachment đầy đủ, nếu có gì sai sót, xin đựợc thông báo để gửi lại. Đây là thể hiện sự nghiêm túc của người đi xin việc. Còn thực tế, bọn recruiter, cho em được gọi là bọn, chúng nó ẩu bỏ mẹ. Nó chẳng thèm hồi đáp đâu. Chỉ có mấy doanh nghiệp tư bản giãy chết toàn cầu, có cái hệ thống nhận tự động và trả lời tự động, cũng như thông báo là cảm ơn đã nhận được hoặc nộp đơn trên mạng của nó thì khỏi cần lấy giấy biên nhận (cũng có DN bản địa áp dụng, nhưng đôi khi tậm tịt)
10) Nếu hồ sơ nộp qua bản cứng, dùng giấy in dày một chút, màu trắng hơi ngà một chút, giấy mỏng, trong quá trình xử lý hồ sơ, dễ nhàu, trông như giấy gói xôi, mất sự thu hút của nhà tuyển dụng.
11) Phong bì hồ sơ nên dùng loại phong bì trơn, góc trên bên trái ghi địa chỉ người gửi, phía gần dưới bên phải, dịch vào thì ghi người nhận, các thông tin này nên làm quả sticker, in ra rồi dán vào cho chuẩn. Nhìn cái hồ sơ chẳng biết trong thế nào, nhưng trông sạch sẽ là có người muốn mở ra đã. Khi nộp hồ sơ thì nên hỏi là có phiếu biên nhận không, tránh tình trạng mấy đồng chí tuyển dụng vứt vào sọt rác. Tất nhiên là có nhiều nơi chẳng có biên nhận gì đâu.
12) Nào, giả thiết là qua được vòng hồ sơ, nhận được thông báo được phỏng vấn qua email, qua điện thoại, nhanh chóng phản hồi lại với nhà tuyển dụng và xác nhận có mặt đúng giờ, cái gì chưa rõ, hỏi ngay, kể cả hỏi các thông tin khác chẳng hạn như có yêu cầu gì về trang phục không, hoặc mang theo các giấy tờ cá nhân nào không? CMND là cần thiết, chẳng phải hỏi, nhiều tòa nhà yêu cầu có CMND thì mới cho vào. Cũng nên hỏi qua về quy trình phỏng vấn và lựa chọn của doanh nghiệp: chẳng hạn pv sẽ có mấy vòng, ở các vòng thì sẽ phỏng vấn với những ai, tiến trình các vòng sẽ diễn ra trong khỏang thời gian là bao nhiêu lâu để mà còn thu xếp, nhỡ đi nghỉ mát phát thì toi……Nên nhớ, việc đến muộn là không chấp nhận được dưới bất kỳ lý do nào, chỉ có đến hoặc không đến, vậy đi.
13) Nói một chút về vấn đề trang phục, gọn gàng, áo sơ mi, nên dài tay, quần tây (doanh nghiệp nó có mặc quần sooc thì cứ kệ mẹ nó đi). Chú ý, kiếm cái áo nào size vừa, đừng để vai áo tràn xuống tận cánh tay, tay áo sau khi cài lại thì đùn một đống vì dài quá. Màu áo và quần đừng có tương phản quá, trông như con công đi phỏng vấn là mệt đới. Giày đen thì đừng làm quả tất trắng, trông tởm lắm, thắt lưng sau khi cài khóa chỉ nên còn thừa lại 15-20 cm, chứ còn đủ để quấn thêm vòng nữa thì……Chọn cái khóa thắt lưng loại đơn giản, không cần mạ vàng hoặc to oạch như cái biển số xe trước bụng đâu. Nhớ đánh răng hoặc dùng nước xúc miệng, kẻo……Đến sớm 10 phút, vào Dress Room chỉng trang lại đầu tóc, quần áo, xúc miệng, tránh mấy quả hành, hẹ vẫn dính răng.
14) Bước vào lễ tân, trình bày rõ ràng, đừng có lí nhí, cũng đừng vặn hết volume, đề nghị cho gặp anh A chị B. Khi vào phòng phỏng vấn, hãy đợi được mời ngồi thì hãy ngồi, đừng có thả phịch cái mông xuốg ghế khi chủ nhà chưa có nhời. Mồm miệng vận động đi một chút, hỏi tên và chào Interviewer bằng tên, thái độ tự tin lên, thể hiện là nghiêm túc và có sự chuẩn bị cho cuộc gặp. Bình tĩnh, hãy coi mọi việc là bình thường, được hay không được chưa phải là vấn đề chính, chẳng ai nó tuyển ngay đâu mà phải run, hãy coi là một cuộc nói chuyện, trao đổi thông tin cho nó nhẹ nhàng, thanh thản. Đừng quá kỳ vọng vào bất cứ điều gì để rồi khi về cứ mê mệt đắm đuối, ngày đêm tơ tưởng, hy vọng được vào bằng được. Có như thế thì tâm lý nói chuyện mới được thoải mái. Cuộc đời là một chuỗi các cơ hội ngẫu nhiên, không biết được cái nào là ngon và không ngon đâu mà…..gớm, chưa chi đã……
15) Khi được hỏi, hãy cố gắng trả lời vào câu hỏi một cách thẳng thắn, đừng lòng vòng, đi vào trọng tâm, đừng lan man, lan man là bị mở rộng thì lại toi…..thông tin trả lời nên sắp xếp logic, cái gì nói trước, cái gì nói sau, tốc độ vừa phải, đừng có tháng 5 một câu, tháng 10 một câu, cũng đừng vui mà bắn nhanh quá, hoặc cắn vào lưỡi, hoặc CPU của thằng phỏng vấn nó xử lý chậm là nó đánh trượt đới….. Đừng có mồm nói, còn mắt nhìn ra cửa sổ, nên nhìn thằng người phỏng vấn, nhưng cũng đừng trợn trừng lên, tòan lòng trắng, trông kinh lắm. Cái gì chưa rõ, mạnh dạn hỏi lại để trả lời cho rõ. Nên nhớ, honesty is the best policy, chém vừa thôi, đừng có “không” thành “có”, biết thì bảo là biết, không biết là không biết. Đây là business talk, nên không sử dụng những từ ngữ lưu hành rộng rãi ngòai vỉa hè như: “phê lắm ạ”…”khoai lắm”……vv
16) Khi kết thúc phỏng vấn, nên đặt một số câu hỏi mà mình chưa hiểu được, chưa nắm được về doanh nghiệp, để có cái nhìn thêm về tổ chức, để từ đó đưa ra những cân nhắc. Nên cảm ơn người phỏng vấn và hỏi xem khi nào sẽ nhận được thông báo (kể cả trượt hay đi tiếp), hay contact với ai để cập nhật kêt quả. Cái vụ cảm ơn qua email sau khi phỏng vấn cải lương bỏ mẹ.
17) Khi đứng lên , nhớ kéo ghế trở lại chỗ cũ rồi hãy về….nhớ chào em lễ tân xinh đẹp lấy một tiếng, đừng quay *** đi thẳng thế.
Nói như vậy có thể hiểu rằng từ lúc rất ban đầu (for the very first time) tìm hiểu về tổ chức, rồi đến khi được phỏng vấn, ứng viên có thể đã quan sát, lắng nghe và thu nhận rất nhiều thông tin về doanh nghiệp nơi mà mình đang ứng tuyển, cái văn phòng nó như thế nào, bài trí ra làm sao, ồn ào như chợ vỡ hay khẽ khàng, duyên dáng, nhân viên ở đó thế nào, có túm năm tụm ba tám chuyện, hay làm việc chuyên nghiệp……..nói túm lại là sẽ có những nhận xét và đánh giá ban đầu. Và từ những cuộc phỏng vấn như vậy, hãy nghĩ và đặt câu hỏi xem mình đã nói gì, như thế có ổn không, nên làm thế nào tốt hơn cho những cơ hội tới……
[FONT="]
[/FONT]Nói chung, chẳng cái nào giống cái nào đâu, hãy bớt thời gian, chăm chút chuẩn bị cho hành trang của mình thì mới ăn điểm….và đặc biệt, tuổi trẻ, đừng chảnh, công việc có khó khăn, gian khổ, có phải đi xa, thu nhập có thể thấp, hãy cân nhắc, nếu đó là cơ hội học tập tốt….take it. Vì chúng ta luôn được nhiều hơn mất trong chuyện này. Sau này có số có má thì cũng do là ngày trước gian khó và va vấp nhiều. Hãy nghĩ về điều đó.