[CCCĐ] Kinh hoàng Hà Giang - Chuyến đi đầu Xuân sợ vỡ mật!

Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,475
Động cơ
740,856 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Em cho 2 đứa nhỏ chụp chung với vợ chồng em ở Nhà Của Pao với 3 đứa nhỏ chụp đoạn ra mỗi đứa một gói bánh sau khi chụp hình xong.
Còn đoạn cánh đồng cải, tam giác mạch, em chỉ chụp đứng trên chứ không đi sâu vào trong vì có kinh nghiệm lội vào trong là mất tiền ngay :))
Bái phục. :))
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,475
Động cơ
740,856 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Ha giang-154.jpg


Để xây dựng tòa dinh thự ở Sà Phìn, năm 1890 Vương Chính Đức cho mời thầy địa lý người Hán tên là Trương Chiếu tìm địa điểm. Sau khi đi khắp Đồng Văn, cuối cùng Trương Chiếu chọn Sà Phìn làm nơi dựng nhà. Thầy địa lý giải thích giữa thung lũng Sà Phìn nổi lên một quả đồi hình con rùa, xung quanh là núi cao bao bọc. Xây nhà trên lưng con rùa sẽ giàu sang phú quý suốt đời.

Sau lưng quả đất hình con rùa là dãy núi hình ghế tựa, có đất để co duỗi chân. Bên phải, bên trái đều có núi cao. Đằng trước có hai núi tượng trưng cho văn, võ đứng hầu. Sau hai quả núi là một dãy núi chắn ngang như rồng uốn lượn. Trương Chiếu kết luận "đây là mảnh đất ở của bậc anh kiệt".

Ha giang-64.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,475
Động cơ
740,856 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Ha giang-53.jpg


Khi thầy địa lý chọn xong, Vương Chính Đức giao cho cụ Hoàng - mưu sĩ người kinh gốc Nam Định và ông Cử Chúng Lù - người phụ trách đội quân người H’Mông của Vương Chính Đức, nghiên cứu, phác họa tòa nhà trên mảnh đất. Vương Chính Đức mời người Hán ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) là Tống Bách Giao thầu, thiết kế và thi công. Tống Bách Giao lấy người Hồi ở huyện Tuyên Uy, tỉnh Vân Nam, để thiết kế và thi công.

Ha giang-143.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,475
Động cơ
740,856 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Ha giang-2.jpg


Tòa dinh thự khởi công năm 1898 đến 1903 thì khánh thành. Tổng kinh phí hết khoảng 15.000 đồng bạc hoa xòe (năm 1930, một đồng bạc hoa xòe bằng 10 franc của Pháp). Khu dinh thự được xây kiểu pháo đài phòng thủ. Xung quanh được bao bọc bởi lớp tường đá dày 60-70 cm, cao 2 m, có nhiều lỗ châu mai. Phía sau nhà có 2 lô cốt kiên cố.

Nhà thiết kế theo kiểu của người Hán, lò sưởi kiểu Pháp, tảng đá kê chân cột hình quả thuốc phiện. Hoa văn gỗ trong nhà cũng có hình hoa, quả thuốc phiện - mặt hàng buôn bán chính khiến Vương Chính Đức giàu nhất vùng thời đó.

Ha giang-69.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,475
Động cơ
740,856 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Ha giang-92.jpg


Tòa dinh thự được chia làm ba phần tiền dinh, trung dinh và hậu dinh. Trước cửa tiền dinh có hai câu đối: “Gia tích thiện hiền nhân xuất nhập. Môn phong lưu quý khách vãng lai” (Nhà quý hiền, người vào ra. Cửa phong lưu, khách lui tới). Năm 1938, Pháp xóa bỏ chế độ người H’Mông tự quản và yêu cầu Vương Chính Đức sửa lại câu đối nhằm không cho ông chiêu hiền, nạp sĩ.

Sân giữa tiền dinh có tấm biển sơn son thếp vàng với dòng chữ Hán: “Biên chính khả phong” (Chính quyền biên cương vững mạnh), được nhà Nguyễn mang từ Huế ra gắn cho dinh thự Vương Chính Đức vào năm Khải Định thứ 13 cùng thẻ bài ngà voi và mũ áo tấn phong cho ông làm quan triều đình.

Hai dãy nhà hai tầng bên phải và trái là nơi ăn ở của các thủ lĩnh, mưu sĩ, tổng quản, người giúp việc cho Vương Chính Đức. Nhà chính tiền dinh có phòng ngủ, phòng ăn, tiếp khách của gia đình Vương Chí Sình, con út Vương Chính Đức. Tầng 2 là nơi tiếp khách của Vương Chính Đức.

Ha giang-111.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,475
Động cơ
740,856 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Ha giang-115.jpg


Hai dãy nhà hai bên trung dinh là nơi nghỉ, ăn uống của họ hàng khi đến chơi (tầng 1 dành cho đàn bà, tầng 2 của đàn ông). Nhà chính trung dinh có bàn thờ tổ tiên kiêm phòng ăn của Vương Chính Đức tiếp người thân trong họ hàng; phòng ngủ của Vương Chí Chư (con trai thứ ba của Vương Chính Đức); phòng ngủ của vợ con Vương Chí Chư.

Hậu dinh là nơi ăn, nghỉ sinh hoạt của Vương Chính Đức cùng vợ và các con chưa lập gia đình.

Theo ông Vương Duy Bảo (cháu nội Vương Chí Thành), trước khi mất, Vương Chính Đức chia tòa dinh thự ở Sà Phìn thành ba phần. Tiền dinh do cháu đích tôn Vương Quỳnh Sơn quản lý. Trung dinh do con thứ ba Vương Chí Chư quản lý. Hậu dinh do con út Vương Chí Sình quản. Việc này có sự chứng dám của các đầu dòng, đầu họ người H’Mông.

Hiện vật dụng còn sót lại gắn với cuộc đời của Vương Chính Đức là tấm phản đặt ở dãy nhà ngang trong cùng của hậu dinh và bể nước đục bằng đá khối đặt tại sân hậu dinh. Tấm phản là nơi để Vương Chính Đức hút thuốc phiện cùng khách.

Ha giang-128.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,475
Động cơ
740,856 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Ha giang-66.jpg


Năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử ông Hoàng Việt Hưng từ Cao Bằng sang Sà Phìn giác ngộ ông Vương Chính Đức đi theo cách mạng để đánh Pháp, Nhật, chống lại quân Tưởng Giới Thạch. Cụ Hồ sau đó gửi thư mời ông Đức về Hà Nội. Nhưng do tuổi cao, ông Đức cử con trai Vương Chí Sình về gặp.

Về đến Hà Nội, ông Vương Chí Sình nhận kết nghĩa anh em với Chủ tịch Hồ Chí Minh, được đặt tên là Vương Chí Thành. Tại buổi kết nghĩa, Vương Chí Sình hứa quyết tâm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo vệ mảnh đất Đồng Văn, lãnh đạo người H’Mông theo Việt Minh. Khi nào đánh Tây, đuổi Nhật xong, họ Vương sẽ trả lại đất Đồng Văn cho Hồ Chủ tịch. Ông Sình sau đó tham gia đại biểu Quốc hội khoá 1, làm Chủ tịch huyện Đồng Văn.

Ha giang-112.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,475
Động cơ
740,856 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Ha giang-52.jpg


Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, ngân khố quốc gia cạn kiệt, Vương Chí Sình đã ủng hộ Chính phủ 2,2 triệu đồng bạc hoa xòe và 7 kg vàng.

Cùng năm đó, để khẳng định tình cảm và lòng tin, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử ông Bùi Công Trừng mang hai kỷ vật tấm áo trấn thủ và cây đao lên tặng ông Vương Chí Sình. Thanh đao do xưởng quân giới Việt Bắc rèn có viết dòng chữ “Tận trung báo quốc. Bất thụ nô lệ”.

Ha giang-68.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,475
Động cơ
740,856 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Ha giang-83.jpg


Khi Vương Chính Đức mất năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử ông Mai Trung Lâm, Phó tư lệnh bộ đội Biên phòng khu tự trị Việt Bắc và ông Hoàng Đức Thắng, Thành ủy viên Hà Nội lên cùng con cháu họ Vương chôn cất ông Đức trên đỉnh núi La Gia Động, cách Sà Phìn 3 km. Ông Vương Chí Sình (sinh năm 1886) được Vương Chính Đức chọn làm người kế tục sự nghiệp.

Năm 1950, nhờ sự giúp sức của Vương Chí Sình, bộ đội chủ lực của Việt Minh bí mật hành quân qua Đồng Văn sang Cao Bằng mở mặt trận biên giới thu đông.

Ha giang-91.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,475
Động cơ
740,856 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Ha giang-98.jpg


Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, ông Vương Quỳnh Sơn (cháu nội Vương Chính Đức) cho chính quyền mượn tiền dinh làm trụ sở Ủy ban hành chính xã Sà Phìn. Năm 1993, Bộ Văn hoá Thông tin công nhận dinh thự họ Vương tại Sà Phìn là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Bộ trùng tu di tích năm 2003.

Năm 2006, ông Vương Chí Sình được truy tặng Huân chương đại đoàn kết dân tộc

Ha giang-131.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,475
Động cơ
740,856 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Ha giang-117.jpg


Ngày 21/7, ông Vương Duy Bảo có đơn gửi Thủ tướng NXP đề nghị giải quyết trả lại mảnh đất gắn với tòa dinh thự hơn 100 tuổi của họ Vương. Trong đơn, ông Bảo bày tỏ bức xúc khi biết UBND tỉnh Hà Giang đã cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn sử dụng lâu dài mảnh đất gắn liền với tòa dinh thự họ Vương từ năm 2012.

Trong khi Sở Tài nguyên Môi trường Hà Giang khẳng định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Phòng Văn hoá Thông tin là “hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật” thì ông Bảo cho rằng việc tước đoạt quyền sử dụng đất gắn với tòa dinh thự họ Vương của gia đình ông là bất hợp lý và sai luật vì dòng họ Vương đã sinh sống ở đó hàng trăm năm nay.

Ngày 16/8, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch báo cáo tổng quan quá trình xử lý, giải quyết kiến nghị của ông Vương Duy Bảo về các vấn đề liên quan đến tòa dinh thự họ Vương. Trong đó có việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tòa dinh thự này.

Ha giang-126.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,475
Động cơ
740,856 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Zalo_ScreenShot_18_2_2022_1144194.png


Hơn 3h, đoàn nhà em bắt đầu khởi hành từ Dinh Vua Mèo đi lên cột cờ Lũng Cú. Chặng này đi đường xá quanh co nhiều cua tay áo và nhiều cung đường hẹp nên đi khá chậm.
Như các cụ thấy chỉ khoảng 30km mà đi mất cả tiếng.
Lên tới Lũng cú thì cũng đã 4h15, Vào đến khuôn viên khu vực cột cờ là phải đi thật chậm cho các xe tránh nhau. Khi vào đến sân để xe thì chật cứng, em phải ngồi trên xe gần 15p mới có xe ra để mình chêm vào. Khiếp thật người đâu ra mà lắm vậy.
Ngoài trừ em và Gấu cùng bé Út ở lại do đã đi rồi , còn cả đoàn dìu dắt kéo nhau lên thăm Cột cờ Tổ Quốc. Ngoài trời lúc này chỉ khoảng 9 độ cực kỳ lạnh.

Gửi các cụ cái ảnh em lên cột cờ Lũng cú đầu năm 2018 cùng các lão Giang Trọc và Hùng Cò, Phương Phùng. Thời tiết hôm nay cũng xầm xì, mịt mờ như hôm đấy:

z3194977011365_4fdd0b02aacf0f794a0fe9f4e35fa81b.jpg


z3194977466128_f65ba579c7fd9b4778c8ffe46fc01121.jpg


Ở dưới bãi để xe, hai vợ chồng cho bé đi loanh quanh vào trong sân khu vực cột cờ, thấy có mấy bà bán ngô nướng thịt nướng trứng nướng xúc xích nướng nhà em liền xà vào ngồi ăn vặt cho ấm đồng thời cũng để giết thời gian chờ đoàn.
Ngồi chưa ấm chỗ thì ôi thôi ở đâu một đoàn 20 người Sài Gòn phi vào ngồi vây kín xung quanh, đồ ăn nhoằng phát hết chưa kể chuyện trò tới phới Covid bay lung tung hết cả.
Em vội vàng kéo vợ con ra xe ngồi cho ấm và chờ đoàn xuống.
Gần 5h30 thì đoàn xuống đến nơi và bọn em hành quân về Đồng Văn, tối nay sẽ nghỉ ở đó. 6h30 về tới Đồng Văn Resort (Đồng Văn B&B) )nghỉ ngơi để còn ăn tối.

Zalo_ScreenShot_18_2_2022_1157967.png
 

nvmb1

Xe tăng
Biển số
OF-506496
Ngày cấp bằng
24/4/17
Số km
1,172
Động cơ
196,471 Mã lực
Tuổi
39
Do lúc em thuê xe máy thì cô chủ dặn là đừng cho tiền trẻ em vùng cao, nó sẽ hư, bố mẹ nó thấy thế không cho nó đi học mà bắt kiếm tiền.
Còn vụ chụp ảnh này thì lần đầu em đi đã đọc review tham khảo kinh nghiệm trước rồi Cụ :))
 

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
3,899
Động cơ
360,027 Mã lực
Ha giang-117.jpg


Ngày 21/7, ông Vương Duy Bảo có đơn gửi Thủ tướng NXP đề nghị giải quyết trả lại mảnh đất gắn với tòa dinh thự hơn 100 tuổi của họ Vương. Trong đơn, ông Bảo bày tỏ bức xúc khi biết UBND tỉnh Hà Giang đã cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn sử dụng lâu dài mảnh đất gắn liền với tòa dinh thự họ Vương từ năm 2012.

Trong khi Sở Tài nguyên Môi trường Hà Giang khẳng định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Phòng Văn hoá Thông tin là “hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật” thì ông Bảo cho rằng việc tước đoạt quyền sử dụng đất gắn với tòa dinh thự họ Vương của gia đình ông là bất hợp lý và sai luật vì dòng họ Vương đã sinh sống ở đó hàng trăm năm nay.

Ngày 16/8, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch báo cáo tổng quan quá trình xử lý, giải quyết kiến nghị của ông Vương Duy Bảo về các vấn đề liên quan đến tòa dinh thự họ Vương. Trong đó có việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tòa dinh thự này.

Ha giang-126.jpg
Tức là dinh ( nhà) vẫn thuộc họ Vương nhưng đất xây nhà thì lại thuộc phòng văn hoá tỉnh phỏng cụ? Thông minh cắc cớ nhỉ.

Cụ đi lúc đông khiếp quá, em đi lúc vắng tháng 11 thong dong thích lắm. Đặc biệt nhà họ Vương có bộ cửa rất đẹp, lên ảnh bao phê ;))
 

kubi82

Xe điện
Biển số
OF-79292
Ngày cấp bằng
1/12/10
Số km
2,511
Động cơ
918,309 Mã lực
Nơi ở
Nhà viết báo cho Cô
Đoạn đi mua cơm của cụ Jo buồn cười quá :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top