Thực ra cái gọi là dân Bách Việt là do người Tàu họ gọi những dân tộc sống từ phía Nam Trường Giang trở xuống thế thôi , chứ thời đó nó cũng chẳng biết là dân gì , mà dân phía Nam thì bọn họ miệt thị là Man , nước Sở thời Chiến Quốc cũng xếp vào dạng Man đó !!
Muốn xác định biên giới thì phải dựa vào di chỉ khảo cổ , di tích vv , theo em biết thì di tích như Trống Đồng Ngọc Lũ đại diện dân Việt cổ thì cũng chỉ quanh quẩn ở khu vực miền Bắc mà thôi cụ ạ !!
Cái gọi nước ta đến Động Đình Hồ thì cũng do cụ Ngô Sỹ Liên viết ra ở thời nhà Lê mà thôi , chứ chẳng có cơ sở gì cả !
Vì nếu nước ta đến Động Đình Hồ thì tiếp giáp với nước Sở thời Chiến Quốc à ?? Có cụ nào nghe đến việc này chưa ??
Còn đền thờ thì ngay VN cũng có đền thờ Quan Vũ , Lưu Bị , Trương Phi , thập chí thờ cả Dương Quý Phi nữa , nếu dựa vào đền thờ để xác định biên giới thì ..... !!!!
Cụ nên đọc nhiều tài liệu để mở mang kiến thức, không nên tự phán như vậy
https://giaovn.blogspot.com/2013/08/phat-hien-ang-kinh-ngac-ve-bien-gioi-co.html
https://trithucvn.net/van-hoa/dien-tich-nuoc-viet-co-lon-gap-10-lan-ngay-nay.html
7. Nghiên cứu những khai quật
Vào những năm 1964-1965, giáo sư luật khoa Vũ Văn Mẫu đang sọan thảo tài liệu về cổ luật Việt-Nam. Người giúp giáo sư Mẫu đọc sách cổ là Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác. Cụ Giác tuy thông kinh điển, thư tịch cổ, nhưng lại không biết ngoại ngữ, cùng phương pháp phân tích, tổng hợp Tây-phương. Cụ giới thiệu tôi với giáo sư Mẫu. Tôi đã giúp giáo sư Mẫu đọc, soạn các thư tịch liên quan đến cổ luật. Chính vì vậy tập tài liệu «
Cổ-luật Việt Nam và tư pháp sử » có chương mở đầu «
Liên hệ giữa nguồn gốc dân tộc và Cổ luật Việt-Nam » (
10). Bấy giờ tôi còn trẻ, không đủ tài liệu khai quật của Trung-Quốc, của Bắc Việt-Nam, và bấy giờ những lý thuyết về ADN chưa có hệ thống, nên có nhiều chi tiết sai lầm. Hôm nay đây, tôi xin lỗi anh linh Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác, anh linh giáo sư Vũ Văn-Mẫu. Tôi xin lỗi các vị đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi các sinh-viên về những sai lầm đó.
Triều đại Hồng-Bàng thành lập từ năm 2879 năm trước Tây-lịch, tương đương với thời đại đồ đá mài (
le néolithique), tức cuối thời đại văn-hóa Bắc-sơn (
11). Trong những khai quật về thời đại này tại Bắc-Việt, Đông Vân-Nam, Quảng-Đông, Hồ-Nam, người ta đều tìm được những chiếc rìu thiết diện hình trái soan, trong khi tại Nhật, Bắc Trường-giang chỉ tìm được lọai rìu thiết diện hình chữ nhật, chứng tỏ vào thời đó có một thứ văn hóa tộc Việt giống nhau.
Sang thời đại văn-hóa Đông-sơn (
12) hay đồ đồng (
âge de bronze). Trong thời gian này đã tìm được trống đồng Đông-sơn trên bờ sông Mã (
Thanh hóa). Sự thật trống đồng đã tìm thấy ở toàn bộ các tỉnh Nam Trường-giang như Hồ-nam, Quý-châu,Vân-nam, Quảng-đông, Quảng-tây, Nam-dương, Lào (
13), Bắc và Trung-Việt. Nhưng ở Nam-dương, Lào rất ít. Nhiều nhất ở Bắc-Việt, rồi tới Vân-nam, Lưỡng-quảng. Phân tích thành phần gần như giống nhau.
- Ðồng 53%,
- Thíếc 15-16%,
- Chì 17-19%,
- Sắt 4%.
- Một ít vàng bạc.
Khảo về y-phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ, qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất sau Tây-lịch, tôi thấy trong các vùng Nam Trường giang cho đến Trung Bắc-Việt, cùng Lào, Thái đều giống nhau. Bây giờ dùng hệ thống ADN kiểm những bộ xương, kiểm máu người sống, chúng tôi đã biện biệt được sự khác biệt vào thời Việt, Hoa lập quốc.