Em thấy 1 lời chiếu trong An Nam chí lược:
Thanh-giáo và oai linh của nước nhà vang khắp cả mọi nơi, gần đây đất Diên-Chỉ, chưa sáp nhập vào địa-đồ Trung-Quốc, chúng ở một phương, gần nơi Ngũ-Lĩnh. Từ cuối đời Đường rối loạn, chia xẻ đất đai, rồi chúng làm ra một nước tiếm ngụy, ở xa thanh-giáo thành ra phong-tục như đứa mù đứa điếc. Kịp khi Phiên-Ngung đã bình-định, mới ban cho Chính-Sóc mà tuân hành, tuy đã phục tùng chịu làm phiên thuộc, nhưng cứ tu luyện binh lính, có ý quật cường. Lễ thờ phụng nước trên, lẽ nào như thế? Vậy ta bất đắc dĩ phải trị tội gian nguỵ để cứu dân, phải cử binh qua đánh để khai hoá xứ mọi rợ; nay cho bọn Tôn-Toàn-Hưng xuất quân qua đánh
Lời chiếu chỉ được ghi lại, theo ý của em là uy tín nhất trong các loại thư tịch. Lời chiếu trên của vua Tàu, nó chưa bao giờ khuất phục được nước Việt dân Việt cả.
Từ trước tới nay, theo em giới sử học đã có sự nhầm lẫn rất lớn. Tỉ như từ VIỆT HAY HỒ; dân Tàu nó gọi tất cả người ở phương Nam là Việt tuốt, nên nhiều anh sử ngây ngô cứ bẩu Việt Nam giờ liên quan với anh Câu Tiễn này kia. Còn ở phía Bắc, nó cũng gọi thằng nào mà cứ cưỡi ngựa ngoài thảo nguyên hay cướp bóc là HỒ.
Và kể cả khái niệm GIAO CHỈ. Giao Chỉ theo em suy đoán, là vùng đất phía Nam, giáp với Tàu là nó cứ gọi là Giao Chỉ. Qua hàng ngàn năm, nó cứ lấn xuống dưới, cho đến tới năm 900 thì gọi VN ta là Giao Chỉ. Chứ ngày trước kia, Giao Chỉ có thể là vùng giáp với nó, tức vùng Quảng Đông, Q Tây,...
Sử sách Ta và Tàu đều lơ mơ về giai đoạn này.