Hôm nay ngồi rảnh rỗi, cháu ngồi viết chút về giống cà phê đang được đồn thổi thành huyền thoại ở VN vài năm gần đây : Mokka
- Mokka là 1 nhánh của giống Bourbon, Bourbon và Typica là nhánh nằm trên giống Yemen, và tất cả nhánh Yemen đều xuất phát từ giống gốc Ethiopian - đây là tên 1 đất nước cũng là tên giống cà phê thuần chủng, cà phê nguồn gốc từ Yemen đều là giống cổ từ Ethiopian mang sang trồng, sau vài nghìn năm tự đột biến theo thổ nhưỡng khí hậu và ổn định lại thành các nhánh mới như trên hình Coffee family tree.
- Do vậy, gốc để so sánh có đúng là cà phê Mokka không thì phải là Mokka ở Yemen
Mokka là 1 giống đột biến từ giống Arabica/Ethiopian thuần chủng đem từ đất nước Ethiopian sang trồng ở đất nước Yemen, sau khoảng vài nghìn năm nó đột biến từ giống cổ Ethiopian thành Bourbon, và từ Bourbon nó đột biến thành Mokka.
- Tự tìm hiểu trên google thì cũng rõ tên Mokka nó xuất phát từ vị trí địa lý Cảng Mokka - Mocha của đất nước Yemen, vùng tập kết xuất khẩu loại cà phê các vùng quanh Cảng Mokka đó tại đất nước Yemen.
- Về cấu tạo đặc điểm cây và hạt, thì Mokka vẫn nằm dưới gần gốc Ethiopian thuần chủng, nên nó có đặc điểm gần với giống thuần chủng cổ xưa, đó là đặc điểm cây bụi hoang mạc, tức là thân, cành nhỏ và dài, lá nhọn dài, cành vươn cao, ít chia nhánh… NHƯNG nó mang 1 đặc điểm đột biến khác thường đó là :
NÓ ĐI NGƯỢC VỚI KHÁI NIỆM CHUẨN MỰC LÀ HẠT CÀ PHÊ CÀNG TO THÌ CÀNG NGON, hạt Mokka có kích thước nhỏ, thường chỉ đạt size 10,11, nhưng về chất lượng vẫn không thua kém các giống khác.
Trên tay tôi là quả Mokka và Typica, quả Mokka mầu đỏ thẫm, tròn còn Typica thì quả tròn dài bầu dục, mầu đỏ nhạt hơn.
- Do được trồng ở Yemen tại vùng đất có độ cao trên 10,000ft ~ 3000m so với mực nước biển, nên cây Bourbon đột biến, quả cà phê trở nên nhỏ, tròn và khi chín mầu đỏ thẫm hơn là giống Reb Bourbon hay Typica, nhân hạt to lắm sau khi sơ chế cũng chỉ size 13,14, tròn và mình dầy, nhưng khe rãnh lại mang đặc trưng cơ bản của giống ethiopion thuần chủng là mặt hạt phẳng, khe rãnh xoắn 2 đầu, nên hình green bean Mokka nó tròn múp gần giống peaberry, nhưng nó tròn dạng cầu đều - Khác với đặc điểm của Bourbon thuần chủng là 2 đầu khe chỉ hơn tù tròn, khe rãnh cũng xoắn nhưng mặt hạt lại hơi lõm vào.
- Hương vị Mokka gốc từ Yemen hiện nay vẫn là đậm vị Chocolate, acidity cao, smoothy cup, và nếu rang tốt sẽ có vị winey, một loại hương men rượu rất đặc trưng - với tôi cảm nhận nó gần giống với khi bạn để chocolate ẩm lên men vậy. Còn các giống mang đi trồng ở khắp nơi trên thế giới thì sẽ cho ra các vị khác nhau nhưng vẫn phải có nền tảng cấu tạo về hình dáng cây, quả cherry và hạt trên 80% như vậy, hương vị vẫn phải chủ đạo là hương dark chocolate, acidity cao và smoothy cup thì sẽ vẫn liệt vào giống Mokka, còn không đủ tiêu chí trên thì sẽ lại là ĐỘT BIẾN và thành 1 nhánh mới của nhánh Bourbon - Yemen. ví dụ như Sl 28 do Scott Labs của Kenya nghiên cứu.
- Nếu các bạn thực sự có kiến thức về cà phê, đã đi thực tế vùng nguyên liệu, chịu khó tìm hiểu trên google và có khả năng chắt lọc thông tin đúng sai thì sẽ phân biệt được Mokka là gì.
Ở Đà Lạt, sau 2 năm nay do mấy ông thương lái thu mua cà tươi bơm truyền thông lá cải làm "thương hiệu" Mokka để bán giá cao, nên cứ cây nào không phải catimor mà thuộc họ cà phê Arabica/chè là đều bảo là Mokka.
Đây là Catimor Đà Lạt .
Vốn dĩ người nông dân, họ đâu có kiến thức được như các nhà nghiên cứu nhân chủng học, hay là có điều kiện tìm hiểu và so sánh với các loại cà phê trên thế giới như tôi và các bạn, nhiều người thậm chí cả đời chưa nhìn thấy cái điện thoại màn hình mầu… do vậy họ đâu có biết Mokka, Typica, Bourbon hay Catimor là gì đâu, họ đi mua giống hoặc được cho giống về trồng, và đều gọi là cà phê Chè/ hay vài năm gần đây truyền thông bắt đầu gọi tên tây là Cà phê Arabica cho nó sang.
+ Sau vài năm huyền thoại Mokka được thêu dệt thành 1 loại cà phê ngon, hiếm nhất ở Đà Lạt – đương nhiên với suy nghĩ của thị trường kinh tế Việt Nam, thì cái gì ngon, mà lại hiếm thì giá chẳng bị thổi lên đến trời – Và như vậy, hiện giờ, cứ có người muốn đi tìm thu mua cà phê Mokka, là người nông dân họ chỉ cần thấy cái cây không phải là Catimor, không phải Robusta, trông giống cây cà phê Chè, là họ đều nói là Mokka - và các nhà rang xay nghiệp dư, kiến thức về cà phê có khi còn kém hơn nhiều nông dân, cũng tin sái cổ đó là Mokka và đem về rang bán với giá trên trời bán cho người dùng…
+ Người nông dân nào mà thực sự biết mặt cây Mokka, biết đúng tên và đặc điểm, còn giữ lại vài cây trong vườn – cũng chỉ phân biệt về hình dáng bên ngoài của cây, đều kiểu truyền miệng + chỉ cái cây thực tế - thêm người đi mua cà phê tươi, mấy ai có nổi kiến thức đủ để so sánh và phân biệt được đâu là Bourbon, Typica, Caturra, Mokka …
Thực tế không có sự so sánh về ngon hay dở, không thể so sánh gốc Typica, Bourbon gốc nào ngon hơn, mà chỉ có phân tích và đánh giá đặc điểm khác biệt giữa 2 nhánh, còn ngon hay dở là do cảm nhận của mỗi người dùng.
Khi được bạn dẫn vào vườn Cà phê, và được chỉ đây là Mokka, đây là Typica, đây là Catimor … tôi đều chụp hình lại và lấy mẫu quả, và cả hạt nhân, nhưng chưa tin ngay đâu, còn đọc mỏi mắt trên các diễn đàn về cà phê trên thế giới, trên các web của các thương hiệu roaster nổi tiếng TG, tìm các bài viết của các nhà khoa học nghiên, và tìm cách mua các mẫu/sample từ các Coffee Shop uy tín trên tg về những giống mình muốn xác định, rồi rang thử để xem có đúng mùi vị như lý thuyết miêu tả không, từ đó mới dám nhận định rằng, đây là Mokka ở VN, đây là Red Bourbon, đây là Typica, Yellow Bourbon…
- Phải nhìn tận mắt cây, cành, lá, quả chín, sơ chế, xay xát ra hạt rồi, và tự rang, xong uống cupping, và so sánh với Mokka mua từ Yemen về + ngồi đọc dịch các tài liệu của các farmer, roaster và vài Doctor nghiên cứu về các giống cà phê, tôi mới dám nói cái cây cái hạt cà phê đó là Mokka trồng ở Việt Nam.
- Cơ bản, Mokka nó cũng là 1 giống đột biến thuộc nhánh Bourbon với những đặc điểm về hương vị khá độc như phân tích ở trên, đừng thần thánh hóa nó thành loại cà phê ngon nhất VN nữa các bạn ạ.
- Trong ẩm thực, ngon hay dở là đánh giá chủ quan của người dùng theo sở thích cá nhân của họ.
- Việc của người nông dân là trồng thật tốt, không lạm dụng chất hóa học, sơ chế sạch và tốt, và khi bán nói rõ là bán giống cà phê gì, trồng thế nào, sơ chế ra sao …
- Việc của người rang xay là rang tốt, đúng cách để ra cf ngon, sạch và KHÔNG ĐỘC HẠI - đó là sử dụng nguồn nguyên liệu tốt, và trung thực với khách hàng về nguồn gốc, giống loại, vùng nguyên liệu, người trồng và cách sơ chế cà phê tươi. và BÁN ĐÚNG GIÁ TRỊ THỰC CỦA CÀ PHÊ MÌNH RANG.
- Việc của người mở quán, pha chế - barista : là có kiến thức chuẩn về barista để pha cà phê đã rang rồi được ngon, và bán đúng với giá trị thực của cốc cà phê đó
Đây là cây Yellow bourbon :
Quả cà phê bourbon vàng tự tay cháu hái chín thủ công :