- Biển số
- OF-55842
- Ngày cấp bằng
- 25/1/10
- Số km
- 1,686
- Động cơ
- 464,327 Mã lực
Em chia ra 4 (-) để dễ trao đổi:Kiến thức cà phê thì cực kỳ nhiều chắc học cả năm trời. Mình có rất nhiều (tất cả bằng tiếng Anh) chắc sẽ upload từ từ cùng video.
1- Mình không nghĩ rằng nhiều quốc gia thực sự biết uống cà phê, cho dù họ trồng & xuất khẩu cà phê. Thậm chí giàu như Mỹ với thương hiệu Americano (nhạt tuếch - đôi khi họ cho thêm nước lọc vào cà phê)
2- Nhật là quốc gia mình thấy khá đặc biệt qua Tokyo hay Yokohama mới thấy bề dày văn hóa lịch sử của họ, Nhật cũng nhập loại cà phê Blue Mountain nhiều nhất thế giới ít nhất ~80%++ cà phê này toàn thế giới đc xuất khẩu vào Nhật. Đúng là không phải tự nhiên mà Albert Einstein khen người Nhật chu đáo và quan tâm đến nghệ thuật https://vi.wikipedia.org/wiki/Albert_Einstein
3- Số loại trà và cà phê ở Nhật (ÍT nhất) chắc cả trăm loại, cách pha cũng nhiều và cầu kỳ.
4- Có lần có barista ở Nhật khuyên mình thế này, pha espresso hay cà phê Drip, cà phê nó chảy xuống, hãy để viên đá ở đó để làm nó lạnh nhanh chứ để nó cà phê nó nóng >15s là dở. Bác nghĩ thế nào?
1 - Theo em không nên nói là ai biết uống và không biết uống cà phê, vì quan điểm em vẫn là " cà phê là 1 phần của ẩm thực, và ẩm thực là văn hóa, là lịch sử, là nghệ thuật " nên đừng áp đặt tuyệt đối các quy chuẩn nào đó. Sẽ tranh cãi không có hồi kết nếu người VN chê ly Americano là không biết uống ( espresso + nước ) hay người Mỹ, EU chê ly cà phê Phin, ly cà phê Thổ Nhĩ kì, ly cà phê ethiopia đậm, đặc, đắng là không biết uống.
2 - Nhật mấy năm trước là quốc gia thu mua Specialty coffee, và các loại cf "giá cao nhất" - nhiều nhất trên TG, vì họ có lượng khách hàng sẵn sàng chi nhiều tiền cho ly cà phê "chất lượng cao", hoặc đơn giản là "hiếm". Cái văn hóa ẩm thực của Nhật cũng khác toàn TG, vẫn thiên về nghệ thuật biểu diễn, với cf cũng vậy, giá trị 1 ly cf được trả cao hơn nhiều khi không phải vì nguồn cà phê tươi giá cao, mà đơn giản là quy trình chế biến, rang xay, và công đoạn "pha chế" cầu kì, tỉ mỉ.
Và cụ đã qua Nhật thì chắc thấy, style rang của Nhật là darkroasted, hầu hết là rang đậm, rất đậm, dành cho Espresso lẫn Drip coffee. --> cụ đã thấy quan điểm Arabica chỉ rang light mới ngon, cà phê specialty nên rang light mới ngon, mới giữ hương trái cây, hoa, vani, chocolate... là sai chưa?
3- Đúng, và thực tế có vài trăm loại cà phê - trà, ngay ở Vn nếu cụ muốn em cũng phục vụ được cho cụ cả trăm loại cà phê, trăm loại trà, miễn cụ có đủ tiền trả em.
4- Đúng hay sai không có căn cứ, vì NGON hay DỞ ở đây đâu có chuẩn mực cụ thể ? Bản thân style coffee Nhật cũng khác với tg, hầu hết quán specialty Coffee tg thường rang light, thì Nhật nó hầu hết toàn rang đậm, SCAJ của nhật nó cũng quy định khác SCAA-SCAE, và năm ngoái SCAA+SCAE = SCA, SCAJ của Nhật nó đâu có join chung?
Nên nhớ lịch sử coffee espresso là từ EU, và cf trước luôn dùng nóng, hầu như không dùng lạnh. Thế nên cái chuẩn "ngon" của bạn barista Nhật chém với cụ, nó sẽ bị coi là vớ vẩn với các nước khác cụ ạ.
Cái thằng Vô địch giải Drip V60 coffee thế giới năm trước người Nhật ý, nó pha drip ra mời giám khảm uống nóng, không có dùng đá cụ ạ.
Cho nên em vẫn giữ quan điểm #1 em viết. Đừng so sánh ngon hay dở đối với cà phê, đối với ẩm thực.
"Sẽ không có sự so sánh uống Phin Việt Nam ngon hay uống espresso của Italy, Moka pot, Drip, Syphon.. ngon hơn, uống Robusta hay uống Arabica, Liberica ngon, mà cháu chỉ phổ cập những kiến thức cơ bản về cà phê, những đặc tính cơ bản về hương và vị của những loại cà phê phổ biến, ảnh hưởng của việc uống cà phê đến sức khỏe con người ..v..v... để người uống cà phê có thể cảm nhận, phân biệt các loại cà phê ..và...tự đánh giá theo sở thích của mình là ngon hay không."