Trước hết em cứ lý giải cái đoạn vòng tua khi đạp và nhả côn nhé:
- Khi nổ máy, không đạp côn: Côn vẫn bám, bánh đà quay làm quay trục sơ cấp của hộp số. Dù ở số N, nhưng máy vẫn phải tải cái trục sơ cấp quay trong dầu hộp số (tức là có lực cản nhất định)
- Khi đạp côn: Liên kết giữa bánh đà và lá côn bị ngắt, trục sơ cấp của hộp số cũng không còn quay theo bánh đà nữa. Lúc nào một phần tải của máy được ngắt, do vậy vòng tua máy có thể tăng lên một chút.
Tiếp theo là cái dù kéo bướm gió: Ở chế độ chuẩn, dù không thủng: Khi lạnh, cục bù ga lạnh có 2 tác động: 1- làm cho bướm gió đóng lại để tăng độ đậm của hòa khí, 2 - tăng độ mở bướm ga (làm tăng galenti lên). Cả 2 tác dụng này làm cho dễ nổ máy khi lạnh. Còn dù kéo bướm có tác dụng khi máy nổ rồi, tùy theo mức ga, nó sẽ hé bướm gió ra một chút để đủ ô xi đốt cháy hết lượng xăng được hút vào.
Khi dù hỏng, cục bù ga lạnh vẫn giúp cho xe nổ được máy, nhưng bướm gió lúc mới nổ máy vẫn đóng kín gây hiện tượng nổ lùng bùng, khói đen. Việc mở hết bướm gió ra để tránh hiện tượng lùng bùng này. Tuy vậy cũng vì bướm gió mở hết nên hòa khí lúc này không được đậm, xe dễ chết máy, nên sẽ phải nuôi ga một lúc cho máy ấm lên. Việc vòng tua tăng lên 1200 (thậm chí sẽ hơn nữa) là do chức năng khởi động lạnh, càng lạnh vòng tua này sẽ càng cao hơn. Sau khi máy nóng đến điểm làm việc, vòng tua máy sẽ trở lại mức bình thường.
Cái dù kéo bướm này hiện không có đồ của Pride bán lẻ. Nếu có đồ mới nó cũng được bán kèm với cái nắp chế hòa khí (và giá cả cụm này rất đắt). Chỉ có lùng đồ bãi của xe Nhật rồi chế cháo lắp vào thôi bác ạ. Trong khi chưa tìm được đồ thay, bác cứ dùng phương pháp nuôi ga buổi sáng một lúc, nhiều bác khác cũng đang phải làm như vậy thôi.