Cụ Thủ vốn là trưởng Ban TCTW, mà trưởng Ban này gần đây đều là chủ tịch nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt - Nhật; các Thủ tướng Nhật đắc cử cũng chọn Việt Nam là nơi đến thăm đầu tiên ở châu Á nên cụ Thủ nhà mình chọn Nhật là nơi đến thăm đầu tiên sau khi nhận chức là phải lẽ. Phát biểu của cụ Thủ cũng thể hiện rõ quan điểm của VN về vốn ODA, khá là yên tâm. Em nghĩ mình vẫn cứ giữ bài vừa hợp tác vừa đấu tranh thôi, với tất cả các nước lớn không riêng gì Nhật. Có lợi cho cả 2 phía là mình làm.
Nhật nó thừa vốn, lãi suất trong nước rất thấp, thậm chí âm, doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng thì thiếu việc do hạ tầng của nó gần như hoàn thiện rồi nhưng giá vốn vay ODA trên tổng thể là cắt cổ, về công nghệ có cảm giác đang ở giai đoạn trì trệ.
Tàu thì giá rẻ, tiền cho vay không thiếu, công nghệ không thua kém Nhật, có mặt hơn nhưng cái khó là tâm lý bài Tàu rất nặng ở VN. Nó cũng giấu bí quyết công nghệ, rồi đưa nhân công chúng nó sang làm là chính chứ ít dùng nhân công bản địa, đằng sau các dự án cũng có nhiều chuyện mình cũng phải cảnh giác.
Hàn thì theo em ở khoảng giữa Nhật và Tàu.
Mỹ và châu Âu thì ở quá xa, cần Việt Nam là nơi gia công, sản xuất sản phẩm giá rẻ và là một trong những trọng điểm ngăn chặn sự lớn mạnh của TQ về mặt chính trị. Có thằng Pháp cũng là nguồn ODA khá lớn nhưng cũng có những vấn đề tương tự đội đông Á.
Vì thế em nghĩ mình vẫn cần vốn ODA hoặc vay thương mại từ mấy ông Đông Á và chuyển từ giai đoạn chiếu dưới hoàn toàn sang làm ăn kinh tế sòng phẳng. Thời đưa thòng lọng ra để mình tự chui đầu vào bây giờ qua rồi. Đến các cụ trong of khi bàn chuyện phiếm mà có những nhận định sâu sắc về vốn ODA thế này thì em nghĩ lãnh đạo và đội công chức cấp cao họ cũng đã nhận ra vấn đề từ lâu rồi. Vấn đề bây giờ theo em là bọn lều báo mất dạy và nhận thức trong dân.
Thẳng thắn mà nói, trong đội làm ODA của Nhật, Hàn, Tàu, Pháp thì ở lĩnh vực mà em biết có nhiều ông làm (thuê) chuyên môn kỹ thuật rất tốt, cả về nhân cách và trình độ.