[Funland] Không nói nhiều Chăm là tổng thống nguy hiểm nhất trong lịch sử nước Mỹ

Dang Vu

Xe tải
Biển số
OF-332852
Ngày cấp bằng
26/8/14
Số km
297
Động cơ
283,172 Mã lực
Cụ có vẻ "lý thuyết" quá, giông giống như cái mấy cái thuyết "bình đẳng tuyệt đối" (?)

Cuộc sống và điều khiển XH hay QG, có rất nhiều mâu thuẫn phức tạp cần phải có sự điều chỉnh cân bằng, hay phân phối giảm sự bất công chứ đâu phải mọi chuyện đều "là bầu phiếu phổ thông toàn dân là tốt và dân chủ nhất (nhấn mạnh vào chữ nhất)" như cụ nói

Ví dụ đơn giản là người làm ra nhiều tiền complain tại sao mức thuế đóng là khác nhau? tại sao không cùng 1 tỉ lệ %? Liên hệ với "mỗi là phiếu người dân cần tuyệt đối bình đẳng" theo ý cụ có cảm thấy mâu thuẫn không (?) tương tự cho các bang đông dân hơn nên chịu "thiệt thòi hơn chút xíu" về số Đại cử tri tính trên tỉ lệ dân số

Còn bản chất nước mẽo đúng là bản chất Liên bang chứ còn gì nữa, thế các thành viên Thượng viện nó không theo tỉ lệ dân số thì cũng phải sửa lại à?
Rồi quyền lực giữa TT và Thống đốc cũng như chính quyền LB và Bang sẽ như thế nào?
"hệ thống cử tri đoàn phản ánh bản chất liên bang của Hoa Kỳ và phản đối mọi nỗ lực nhằm xóa bỏ hệ thống này, bởi họ coi việc xóa bỏ phiếu đại cử tri giống như là một hành vi tấn công chế độ liên bang và làm tổn thương quyền lực hiến định của các bang"
Câu trên là đúng chứ có gì sai. Đổi hệ thống bầu cử TT Liên bang thì sẽ phải đổi hầu hết cả HP mẽo mới có thể thông suốt vì HP mẽo đã được xây dựng trên tinh thần: các bang + liên kết

Cơ chế hiện tại số Đại cử tri mỗi bang bằng tổng số thành viện Hạ viện và Thượng viện của bang là đúng chuẩn chế độ Liên bang rồi

View attachment 4552929
Cái mà bạn ấy đang muốn là bầu Tổng thống liên bang phải giống như bầu Thống đốc bang, cụ ạ :D
 

Dang Vu

Xe tải
Biển số
OF-332852
Ngày cấp bằng
26/8/14
Số km
297
Động cơ
283,172 Mã lực
Đi bầu mà cụ lại bảo không phải là bầu mà là chỉ định nghĩa là sao cụ giải thích thêm để em hiểu rõ ý cụ nói.
Cử tri chỉ đi bầu: Dân biểu-Hạ viện, TNS-Thượng viện và Tổng thống thôi cụ nhé, cụ search thêm đi.
 

born2go

Xe điện
Biển số
OF-359322
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
3,044
Động cơ
283,295 Mã lực
Cử tri chỉ đi bầu: Dân biểu-Hạ viện, TNS-Thượng viện và Tổng thống thôi cụ nhé, cụ search thêm đi.
Em đang hỏi cụ kia mà, chưa hiểu rõ ý cụ ấy nói nên chưa tranh luận tiếp. Còn em search cách đây 10+ năm rồi
 

Dang Vu

Xe tải
Biển số
OF-332852
Ngày cấp bằng
26/8/14
Số km
297
Động cơ
283,172 Mã lực
Điều cụ nói là đúng trong thực tế, nhưng nếu nói điều đó là đúng theo luật 100% thì là không phải

HP mẽo không nói rõ 1 Người đại cử tri có được toàn quyền bỏ phiếu bầu TT theo ý mình hay bắt buộc phải bỏ theo ý nguyện của Bang, nên về luật HP thì vẫn còn chưa xác định, thế nên mới có cái gọi là Faithless elector (Đại cử tri phản thùng)

Nhiều bang đã ra luật tiểu bang bắt buộc những Đại cử tri phải thực hiện ý nguyện của dân, nhưng vì HP cao hơn luật tiểu bang và chưa phân định rõ nên những Đại cử tri phản thùng vẫn chưa được coi là bất hơp hiến

Chưa có 1 bầu cử nào mà sự phản thùng của Đại cử tri ảnh hưởng đến kết quả bầu cử TT nên chưa có kiện cáo gì, nếu có kiện cáo thì Tối cao pháp viện mới có thể ra 1 án lệ rõ ràng về vai trò của Đại cử tri
Vâng cụ, em vẫn biết việc Đại cử tri phản thùng là CÓ, miễn là ko thay đổi bản chất KQ bầu cử. Còn từ 275-->270 phiếu trong cái Đại hội thì Tổng thống vẫn là người đa số cử tri trong bang lựa chọn, theo Luật. Tks cụ
 

Ducphuc2008

Xe tải
Biển số
OF-166492
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
450
Động cơ
349,830 Mã lực
Hình như lúc tranh cử Trump là ứng cử viên tự do không theo đ ảng phái nào đúng không các kụ ?
trong lịch sử Mỹ hình như chỉ có 1 ông là tự đứng ra tranh cử và dành được chức tổng thống.
cụ ấy tên j em quên rồi :D
 

minghoanh

Xe tăng
Biển số
OF-47181
Ngày cấp bằng
23/9/09
Số km
1,494
Động cơ
464,716 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.otofun.net
Bài tập về nhà của anh chăm đợt này khó vcđ
K biết có qua đc ko :(
 

Dang Vu

Xe tải
Biển số
OF-332852
Ngày cấp bằng
26/8/14
Số km
297
Động cơ
283,172 Mã lực
Chuẩn cụ
Và 1 điều nữa củng cố luận điểm của cụ là trên lá phiếu bầu của các tiểu bang là tên các ứng cử viên TT chứ không phải tên người Đại cử tri, người dân bầu và chọn là bầu và chọn trực tiếp ứng cử viên TT

Người dân các bang không cần biết ai là Đại cử tri, nên kết luận là Đại cử tri hay người được mang danh Đại cử tri chỉ là hình thức và không có quyền làm trái với ý nguyện của đa số dân tiểu bang
Chính xác cụ, này nọ thì cũng phải quy về cái dòng bôi đen đó.
Còn việc Đại biểu phản thùng cũng là quá trình thanh lọc, đổi màu, abc... làm gia tăng sự giám sát lẫn nhau, sinh hoạt chính trị nó phải như vậy chứ, cụ hềy!
 

mmxhung

Xe container
Biển số
OF-357522
Ngày cấp bằng
10/3/15
Số km
5,023
Động cơ
302,809 Mã lực
Nhờ thiên tài lãnh đạo của Trump nên dân Mẽo được hưởng giá dầu thô 0$ lần đầu tiên trong lịch sử.
 

Khanhprosound

Xe tải
Biển số
OF-691994
Ngày cấp bằng
24/7/19
Số km
314
Động cơ
104,877 Mã lực
Website
www.facebook.com
Tôi lại không cho vụ đó là tệ.
Nó thể hiện rất rõ: Quyền lực của anh Trump, dù rất lớn, nhưng là có giới hạn, không chỉ nằm ở bà N. Pelosi, mà áp dụng với mọi công dân Mỹ.
Nó thể hiện sự cạnh tranh ngay trong nội bộ Chính quyền, nội bộ Con voi và Con lừa (nơi họ phải thi đấu để trở thành Candidate).

Tất nhiên, giá mà họ đừng tự diễn biến + chuyển hóa như thế, giá mà họ toàn đảng toàn dân toàn quân đồng lòng, thì nước Mỹ có khi bằng Việt Nam ta rồi, chứ không lẹt đẹt như bây giờ.
Nhỉ.
cụ lái mượt quá
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Đi bầu mà cụ lại bảo không phải là bầu mà là chỉ định nghĩa là sao cụ giải thích thêm để em hiểu rõ ý cụ nói.
Tức là ví dụ như bang California có 55 phiếu đại cử tri, thì em về nhà bảo vợ "mày tham gia vào cử tri đoàn cùng 54 ông kia nhé, rồi bỏ phiếu Yes cho ông Bernie Sanders".
Thế là đến lúc họp cử tri đoàn thì nó bỏ phiếu yes cho Sanders, mặc dù khi đi bầu phổ thông nó bỏ phiếu cho Biden.
 

born2go

Xe điện
Biển số
OF-359322
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
3,044
Động cơ
283,295 Mã lực
Tức là ví dụ như bang California có 55 phiếu đại cử tri, thì em về nhà bảo vợ "mày tham gia vào cử tri đoàn cùng 54 ông kia nhé, rồi bỏ phiếu Yes cho ông Bernie Sanders".
Thế là đến lúc họp cử tri đoàn thì nó bỏ phiếu yes cho Sanders, mặc dù khi đi bầu phổ thông nó bỏ phiếu cho Biden.
Vậy nếu vợ cụ khi ở trong cử tri đoàn (của team Dân chủ) mà bỏ Yes cho Trump thì sao, phiếu đó có được tính không?
 

Laura

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550429
Ngày cấp bằng
13/1/18
Số km
55
Động cơ
157,850 Mã lực
Tức là ví dụ như bang California có 55 phiếu đại cử tri, thì em về nhà bảo vợ "mày tham gia vào cử tri đoàn cùng 54 ông kia nhé, rồi bỏ phiếu Yes cho ông Bernie Sanders".
Thế là đến lúc họp cử tri đoàn thì nó bỏ phiếu yes cho Sanders, mặc dù khi đi bầu phổ thông nó bỏ phiếu cho Biden.
Vậy nếu vợ cụ khi ở trong cử tri đoàn (của team Dân chủ) mà bỏ Yes cho Trump thì sao, phiếu đó có được tính không?
Đẩy lên cho các cụ chửi Chum
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Vậy nếu vợ cụ khi ở trong cử tri đoàn (của team Dân chủ) mà bỏ Yes cho Trump thì sao, phiếu đó có được tính không?
Không có chuyện đó cụ ạ. Khi được cử vào (nominate) cử tri đoàn họ phải thề sẽ bỏ phiếu theo ý nguyện của cử tri bang đó.
Tất nhiên là có trường hợp phản thùng, nhưng nó hiếm và chỉ là tiểu tiết. Cuộc bỏ phiếu ở cử tri đoàn không có tác động đến kết quả của cuộc tổng tuyển cử.
 
Chỉnh sửa cuối:

cuccunest

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-549326
Ngày cấp bằng
6/1/18
Số km
315
Động cơ
160,710 Mã lực
Vâng, ý của em là bầu phiếu phổ thông toàn dân là tốt và dân chủ nhất (nhấn mạnh vào chữ nhất). Em không nói các biện pháp khác hoàn toàn không tốt hay không dân chủ, nhưng mức độ dân chủ khác nhau - vì vậy nên mới có sự khác biệt giữa khái niệm hoàn toàn dân chủ / dân chủ thật ("true democracy") và dân chủ cộng hòa ("democratic republic" - là sự pha trộn giữa dân chủ và cộng hòa). Còn dân chủ có tốt hay không thì như em nói, tùy thuộc vào ý kiến cá nhân, không ai có thể phán xét rằng hệ thống của nước X, nước Y, nước Z là tối ưu như một sự thật được. Hệ thống nào cũng có ưu và khuyết điểm cả.

Cụ không thể đánh giá cách bầu cử của một nước chỉ dựa trên tiềm năng kinh tế và quân sự được, vì điều này phụ thuộc rất nhiều yếu tố chứ không chỉ yếu tố bầu cử. Và nếu cụ đánh giá như vậy, thì em xin nhắc rằng theo các nhà chuyên gia, chỉ 10-20 năm nữa TQ sẽ vượt Mỹ (dính vụ covid thì chắc phải + thêm vài (chục?) năm). Liệu lỡ điều ấy xảy ra, đến lúc ấy cụ có nói rằng "Ồ, cách các bạn TQ bầu cử thật là tối ưu" không? Em hi vọng là không vì theo em, nền chính trị của TQ có nhiều điểm rất đáng chỉ trích. Mà chẳng cần nói đâu xa 10-20 năm, giờ nếu theo logic của cụ là nước có tiềm năng kinh tế và quân sự mạnh thì bầu cử tốt hơn, TQ kinh tế đứng thứ 2 và quân sự đứng thứ 3, vậy chẳng lẽ... hệ thống bầu cử của TQ đứng thứ 2 hoặc 3 trên thế giới?

Bài viết của cụ em không biết nguồn chính từ đâu hay tác giả tự viết, nhưng, trích bài, "nhiều người Mỹ cho rằng hệ thống cử tri đoàn phản ánh bản chất liên bang của Hoa Kỳ và phản đối mọi nỗ lực nhằm xóa bỏ hệ thống này, bởi họ coi việc xóa bỏ phiếu đại cử tri giống như là một hành vi tấn công chế độ liên bang và làm tổn thương quyền lực hiến định của các bang" là không hoàn toàn đúng sự thật (hoặc em hiểu nhầm khái niệm "nhiều" của bạn ấy). Theo các đợt thăm dò ý kiến, số người muốn thay đổi hoặc loại bỏ hoàn toàn hệ thống đại cử tri luôn chiếm đa số. Ví dụ như năm 2007, trong cuộc trưng cầu ý kiến của ĐH Harvard và tổ chức Kaiser Family (MoE 3%) 72% người được thăm dò ủng hộ thay đổi hệ thống đại cử tri bằng bỏ phiếu trực tiếp (78% Ds, 60% Rs, và 73% independent). Năm 2016, Gallup thống kê rằng 49% người được thăm dò ủng hộ thay đổi hệ thống đại cử tri, và 46% phản đối. Năm 2018, 58% người được thăm dò ủng hộ, và 41% phản đối. Năm 2019, WSJ trưng cầu dân ý được 50% người được thăm dò ủng hộ thay đổi hệ thống đại cử tri, và 34% phản đối. Vì vậy em không hiểu bài viết ấy lấy số liệu tại đâu, hay người viết tự nhận xét theo cảm tính của mình.

Tuy nhiên, phải công nhận một điều rằng việc thay đổi hệ thống đại cử tri tại Mỹ là vô cùng khó, nếu không muốn nói là không thực tế. Điều này không liên quan gì đến yếu tố cử tri hay đất nước cả, mà đơn giản là yếu tố chính trị thôi. Muốn thay đổi hiến pháp Mỹ cần đại đa số (2/3) của Quốc Hội (thượng và hạ viện) ủng hộ, VÀ 3/4 các bang ủng hộ. Điều ấy có nghĩa là sẽ phải có một số nghị sĩ và bang "phản bội" đảng của mình (do chỉ dựa vào các bang red hoặc blue và thêm swing state thì không đủ) - đây là điều gần như không thể. Thế nên hệ thống đại cử tri của Mỹ đã, đang, và chắc là sẽ còn tồn tại trong thời gian dài nữa. Vì vậy nên em mới nói từ đầu là em không muốn tranh luận vấn đề này, do tốt xấu hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến và ưu tiên của các cá nhân, và hệ thống này sẽ không thay đổi nên chỉ trích hay ủng hộ đến mức nào thì cũng vô nghĩa (ngoại trừ tác dụng về mặt nghiên cứu tìm hiểu).
Em đọc hết các bình luận của cụ, rất thuyết phục
 

Hổ vồ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451936
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
1,336
Động cơ
216,920 Mã lực
Tuổi
51
Không có chuyện đó cụ ạ. Khi được cử vào (nominate) cử tri đoàn họ phải thề sẽ bỏ phiếu theo ý nguyện của cử tri bang đó.
Tất nhiên là có trường hợp phản thùng, nhưng nó hiếm và chỉ là tiểu tiết. Cuộc bỏ phiếu ở cử tri đoàn không có tác động đến kết quả của cuộc tổng tuyển cử.
Thực tế thì cơ chế bầu cử của Mỹ nó cũng khá minh bạch và khoa học, tất nhiên mọi thứ chỉ là tương đối. Phải chú ý đến yếu tố Mỹ là chế độ Liên bang.

Cử tri các bang bầu ra chính quyền của bang mình bằng phổ thông đầu phiếu.

Đến lượt các bang bầu ra chính quyền liên bang bằng số phiếu đại cử tri được phân bổ - cơ chế này nhằm tạo sự công bằng cho các bang, tránh trường hợp bang to nắm quyền sinh sát, còn bang nhỏ không có tiếng nói nào.
 

kiepdodenhp

Xe máy
Biển số
OF-716631
Ngày cấp bằng
18/2/20
Số km
96
Động cơ
81,800 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Tôi lại thích trum nhất trong các đời tt mĩ gần đây
 
Biển số
OF-503850
Ngày cấp bằng
10/4/17
Số km
181
Động cơ
187,190 Mã lực
Tuổi
40
Bác Reinhard đó không hiểu "representative democracy" đâu ạ. Nên bác nói bác ấy cứ bảo dân chủ trực tiếp là tuyệt nhất.

Khi đặt lên bàn cân pros and cons thì dân chủ tuyệt đối cũng cả đống khuyết điểm, chẳng qua nó ở vĩ mô mà bác ấy chả nhìn ra thôi. Đơn cử như, với dân chủ tuyệt đối, thiểu số trong xh luôn bị thua thiệt. Bác ấy nhầm lẫn rất nặng khi bảo dân chủ tuyệt đối mỗi lá phiếu có ý nghĩa, trong khi hoàn toàn ngược lại. Bác ấy đưa ra research của Gallup, Harvard mà còn chẳng biết quy trình lấy mẫu của research đó có khách quan không nữa, lol. Và theo Gallup thì Hilary ăn chặt đấy.

Nhìn rộng ra, Cộng hòa kiểu Mỹ là chính thể tốt nhất mà con người đã từng nghĩ ra. Bác tranh luận nữa cũng không giải quyết đến đâu đâu.

Cụ có vẻ "lý thuyết" quá, giông giống như cái mấy cái thuyết "bình đẳng tuyệt đối" (?)

Cuộc sống và điều khiển XH hay QG, có rất nhiều mâu thuẫn phức tạp cần phải có sự điều chỉnh cân bằng, hay phân phối giảm sự bất công chứ đâu phải mọi chuyện đều "là bầu phiếu phổ thông toàn dân là tốt và dân chủ nhất (nhấn mạnh vào chữ nhất)" như cụ nói

Ví dụ đơn giản là người làm ra nhiều tiền complain tại sao mức thuế đóng là khác nhau? tại sao không cùng 1 tỉ lệ %? Liên hệ với "mỗi là phiếu người dân cần tuyệt đối bình đẳng" theo ý cụ có cảm thấy mâu thuẫn không (?) tương tự cho các bang đông dân hơn nên chịu "thiệt thòi hơn chút xíu" về số Đại cử tri tính trên tỉ lệ dân số

Còn bản chất nước mẽo đúng là bản chất Liên bang chứ còn gì nữa, thế các thành viên Thượng viện nó không theo tỉ lệ dân số thì cũng phải sửa lại à?
Rồi quyền lực giữa TT và Thống đốc cũng như chính quyền LB và Bang sẽ như thế nào?
"hệ thống cử tri đoàn phản ánh bản chất liên bang của Hoa Kỳ và phản đối mọi nỗ lực nhằm xóa bỏ hệ thống này, bởi họ coi việc xóa bỏ phiếu đại cử tri giống như là một hành vi tấn công chế độ liên bang và làm tổn thương quyền lực hiến định của các bang"
Câu trên là đúng chứ có gì sai. Đổi hệ thống bầu cử TT Liên bang thì sẽ phải đổi hầu hết cả HP mẽo mới có thể thông suốt vì HP mẽo đã được xây dựng trên tinh thần: các bang + liên kết

Cơ chế hiện tại số Đại cử tri mỗi bang bằng tổng số thành viện Hạ viện và Thượng viện của bang là đúng chuẩn chế độ Liên bang rồi

View attachment 4552929
 

DucHoan

Xe tăng
Biển số
OF-9773
Ngày cấp bằng
18/9/07
Số km
1,990
Động cơ
200,297 Mã lực
Em đang lo đại hội sắp tới mình có bỏ phiếu đc không đây
 

kklong12

Xe buýt
Biển số
OF-28104
Ngày cấp bằng
1/2/09
Số km
505
Động cơ
488,500 Mã lực
"Không nói nhiều Chăm là tổng thống nguy hiểm nhất trong lịch sử nước Mỹ" .Chuẩn nguy hiểm với Xí Jìnpíng .
 

nyny

Xe tải
Biển số
OF-398646
Ngày cấp bằng
28/12/15
Số km
374
Động cơ
235,107 Mã lực
Tuổi
45
Cuối cùng, cụ nói "Đây chính là điều các nhà sáng lập nước Mỹ tuyệt đối tránh và thiết kế chế độ đại cử tri để ngăn chuyện này" là hoàn toàn sai, em mong cụ nghiên cứu lại lịch sử nước Mỹ, sách vở tại liệu về vấn đề này không ít. Để tiết kiệm thời gian cho cụ thì em xin giải thích luôn, lí do hệ thống đại cử tri được thành lập tại Mỹ là do những nhà sáng lập nước Mỹ không muốn sử dụng một hệ thống hoàn toàn dân chủ. Cụ thể hơn vì các lý do sau:
(1) Nước Mỹ lúc đó đất rộng, các bang ở cách nhau xa, thệ thống thông tin liên lạc còn yếu. Người dân ở một bang xa xôi hoàn toàn có thể không nghe và không biết gì về các ứng viên tổng thống. Vì vậy các nhà sáng lập lo rằng lá phiếu của những người này sẽ không đại diện cho lợi ích của chính họ được, do họ quá thiếu thông tin.
(2) Họ sợ rằng nếu bầu cử theo dân chủ sẽ tạo ra nhóm đông dân chủ (nên nhớ lúc ấy nước Mỹ chưa chia thành hai đảng DC và CH rõ rệt) sẽ lèo lái đất nước đi sai hướng. Vì trong nhân dân, nhóm tinh hoa thì ít, mà dân thường thì nhiều - dân ngu cu đen có biết gì.
(3) Họ không muốn xảy ra trường hợp một tổng thống vừa có quyền lực tổng thống, vừa có sự ủng hộ của đa số dân chúng sẽ áp đảo lại Quốc Hội
(1) Em cũng đã đề cập nhiều lần. Nó còn dùng cho trường hợp có sự cố xảy ra, ví dụ tại thời điểm bỏ phiếu đại cử tri có bằng chứng cho thấy tổng thống là gián điệp nước ngoài hoặc phạm tội nghiêm trọng như giết người, lúc đấy các đại cử tri có thể thay đổi lá phiếu thay vì phải đưa một tên tội phạm lên làm tổng thống rồi dùng quyền lực quốc hội để phế truất.

(2) Cụ hiểu thế nào là nhóm đông dân chủ? Đọc lại bài viết của em đi để hiểu nhóm đông dân chủ có nghĩa là gì và tại sao phải tuyệt đối tránh nhóm đông dân chủ. Ví dụ cho cụ dễ hiểu bây giờ em ứng cử tổng thống em tuyên bố sẽ tịch thu tiền của tất cả các tỉ phú đem chia đều cho dân. Làm thế tất nhiên số người bị thiệt hại chỉ có vài nghìn trong khi 300 triệu người hưởng lợi nên theo nguyên tắc nhóm đông dân chủ em sẽ trúng cử. Hệ quả thế nào cụ tự hiểu. Các nhà sáng lập hiến pháp Mỹ đảm bảo cân bằng giữa quyền dân chủ số đông và quyền tự do cá nhân, vì vậy nước Mỹ chưa bao giờ chỉ là một nước dân chủ mà nó là dân chủ cộng hòa.

Em đã nói ý tưởng chính của nước Mỹ là anh có chiếm 90% anh cũng không có quyền áp đặt vô lý cách 10% chúng tôi sống. Nó ngược lại với nguyên tắc nhóm đông dân chủ là số đông được quyết định tất cả mọi thứ.

(3) Cái này cụ sai toét. 90% các tổng thống Mỹ đều vừa thắng phiếu phổ thông vừa thắng phiếu đại cử tri mà đâu có gây ra vấn đề gì tại quốc hội. Không ai đi đề phòng một cái để rồi nó xảy ra 90% trường hợp cả cụ nhé.

Giờ cho cụ một câu hỏi. Nếu Mỹ chuyển sang bầu cử phổ thông và Cali report 100% dân bầu cho một ứng cử viên các bang còn lại sẽ xử lý thế nào? Chiến tranh?
Còn hiện tại, 100% hay 1000% là chuyện nội bộ của chúng mày. 100% hay 51% thì chúng mày cũng chỉ có 55 votes. Giờ cụ hiểu thế nào là nhà nước liên bang chưa?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top