[Funland] Không được phê bình học sinh trước lớp - thể hiện sự bất lực, hèn kém và tư duy hội nhập nửa mùa.

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,377
Động cơ
515,057 Mã lực
- Phê bình riêng học sinh, học sinh còn biết sợ, vì sợ mức độ cao hơn: bị công khai.
- Nghe phê bình học sinh khác nhiều lần, coi như được rèn luyện, đến lúc chính mình bị phê bình, nhận ra rằng: cũng chẳng đáng sợ lắm.

Cháu đoán thế thôi nhé, nhưng cũng có thể suy đoán của cháu không khác với thực tế ạ.
Phê bình riêng thể hiện sự tôn trọng người bị phê bình nếu như họ có lòng tự trọng còn nếu không có thì phê bình công khai cũng không có tác dụng mà cần phải có biện pháp mạnh hơn mới có tác dụng.
- Nghe phê bình người khác đối với người không bị khuyết điểm có tác dụng ngăn ngừa vi phạm khuyết điểm. Nhưng nghe quá nhiều có thể gây ức chế. Giống như cơn mưa, lần đầu thì tốt, lần 2 còn được thứ 3 thì tai họa. Nên phê bình cũng phải có nghệ thuật cần xử lý hài hoà tất cả các mối quan hệ có liên quan?
 

samoclan

Xe điện
Biển số
OF-580034
Ngày cấp bằng
19/7/18
Số km
3,852
Động cơ
63,581 Mã lực
Giờ toàn phê bình qua Zalo thôi cụ. Hơi tí là phụ huynh lên Zalo chửi cô giáo nếu ko vừa ý họ :))
Vâng, cá nhân em mà con hư hay ko tập trung nghịch ngợm trong giờ học, em van bao thầy cô cứ phết hay vút vài cái cho em ko sao
 

Dân Đông Lào

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-552796
Ngày cấp bằng
31/1/18
Số km
2,034
Động cơ
172,309 Mã lực
Em nhớ là ngày xưa nghịch phá xong giờ chào cờ đầu tuần được nêu tên toàn trường, oai như cóc, lũ bạn còn vỗ tay rào rào làm cả lớp bị phạt phơi nắng.
Không được phép đánh đập học sinh nữa thì thế hệ thầy cô hiện nay quả thực không có biện pháp giáo dục hiệu quả, bộ dục cần cách tiếp cận khác
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,377
Động cơ
515,057 Mã lực
Vâng, cá nhân em mà con hư hay ko tập trung nghịch ngợm trong giờ học, em van bao thầy cô cứ phết hay vút vài cái cho em ko sao
Hồi còn nhỏ Đi học thầy cô đánh đòn mà chả thấy bạn nào ghét thầy cô cả? Mình thích thời học sinh
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Phê bình riêng thể hiện sự tôn trọng người bị phê bình nếu như họ có lòng tự trọng còn nếu không có thì phê bình công khai cũng không có tác dụng mà cần phải có biện pháp mạnh hơn mới có tác dụng.
- Nghe phê bình người khác đối với người không bị khuyết điểm có tác dụng ngăn ngừa vi phạm khuyết điểm. Nhưng nghe quá nhiều có thể gây ức chế. Giống như cơn mưa, lần đầu thì tốt, lần 2 còn được thứ 3 thì tai họa. Nên phê bình cũng phải có nghệ thuật cần xử lý hài hoà tất cả các mối quan hệ có liên quan?
Đấy là suy nghĩ của người lớn. Suy nghĩ hồi đi học của bọn trẻ con chúng cháu đơn giản hơn ạ.
Đứa nào bị "bế" lên phòng giám hiệu, là lúc về "oai phong" hơn hẳn bọn còn lại trong lớp. Nhất là lý do bị "bế" lên không được công khai. Những đứa bị phê bình công khai trong lớp thì không "oai" bằng, vì lý ro đều rõ ràng, không "bí hiểm" gì cả.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Theo cá nhân cháu đánh giá, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT sẽ có tác dụng tốt hơn Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT.

Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT cho phép giáo viên phê bình học sinh trước lớp, cái vụ này hay bị giáo viên trình độ sư phạm không cao, lạm dụng để xả nỗi bực tức vào đầu học sinh, thành ra hiệu quả phê bình không cao.

Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT cho phép giáo viên tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường (điều 29, khoản 1, điểm a). Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT không quy định phê bình học sinh trước lớp là một biện pháp được cho phép (để tránh bị lạm dụng), nhưng cũng không cấm (nghĩa là giáo viên vẫn có thể sử dụng biện pháp này, nhưng cần tiết chế một cách cẩn thận). Nói chung Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT khi được áp dụng, sẽ cho thấy sự khác biệt giữa giáo viên giỏi và giáo viên chưa giỏi.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,377
Động cơ
515,057 Mã lực
Đấy là suy nghĩ của người lớn. Suy nghĩ hồi đi học của bọn trẻ con chúng cháu đơn giản hơn ạ.
Đứa nào bị "bế" lên phòng giám hiệu, là lúc về "oai phong" hơn hẳn bọn còn lại trong lớp. Nhất là lý do bị "bế" lên không được công khai. Những đứa bị phê bình công khai trong lớp thì không "oai" bằng, vì lý ro đều rõ ràng, không "bí hiểm" gì cả.
Đó là cảm nhận của người bị phê bình. Còn đây mình đang nói về sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục với tư cách cơ quan quản lý là hợp lý hay không hợp lý mà?
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Không phê bình công khai học sinh trước lớp (trước trường) về cơ bản là đúng xu thế, nhân văn hơn, cá nhân hơn. Nếu đi thêm bước nữa cho giống Mỹ, thì bộ GD cũng sẽ sớm đến mức độ cao hơn: không công khai điểm của học sinh, học giỏi học dốt điểm cao điểm thấp là vấn đề cá nhân bảo mật, không tiết lộ công khai; chỉ có giáo viên và học sinh (phụ huynh học sinh) biết điểm. Dân chuyên ngành tâm lý bảo công bố điểm thấp của học sinh là khủng bố, là trà đạp, làm trẻ tự ti sợ không phát triển được. Cấm công bố điểm cao điểm thấp, bởi đó là "bí mật cá nhân". Đó cũng là mặt trái, khi cái gì cũng đều là bí mật hết, sóng ngầm khó kiểm soát.

Làm việc với phụ huynh học sinh cũng là vấn đề, không phải lúc nào phụ huynh cũng tốt và muốn hợp tác; và cũng không phải tất cả phụ huynh đều đủ tư cách là phụ huynh. Và mô hình các nước thì lớp chỉ có 30 học sinh, ở ta thì lớp 60 học sinh ở TP lớn, đây là gánh nặng lớn đè lên vai giáo viên. Ở Mỹ thì luật cho phép tước quyền làm cha mẹ, nếu cha mẹ đối xử với con không đúng luật, còn ở VN thì chưa có tiền lệ. Với những trẻ cá biệt, phụ huynh không hợp tác hoặc không đủ tư cách làm cha mẹ, nhà trường thì bất lực, thì đây là dấu hỏi bỏ ngỏ ... xử lý như thế nào.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,885
Động cơ
382,179 Mã lực
Cuộc đời em có nhiều cái sợ. Nhưng sợ nhất là mất danh dự, uy tín. Bởi vì cái đó mà bị mất thì đơn giản là chả ai chơi với em nữa....
Danh dự, uy tín có đc là do cộng đồng xung quanh công nhận....Nếu khi em mắc lỗi không bị lộ ra trước tập thể, cộng đồng tức là uy tín, danh dự của em không bị xâm hại. Thế thì việc gì em phải sửa lỗi với những lỗi mang lại lợi ích cho em như chép trộm bài, đi muộn, ko làm bài tập, chửi bạn, chửi cô để giải tỏa bức xúc nào đó.......Tom lại đếch sợ, tha hồ làm những điều ngoài qui định vi có ai biết đâu? chả có gì phải xấu hổ....
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Đấy là suy nghĩ của người lớn. Suy nghĩ hồi đi học của bọn trẻ con chúng cháu đơn giản hơn ạ.
Đứa nào bị "bế" lên phòng giám hiệu, là lúc về "oai phong" hơn hẳn bọn còn lại trong lớp. Nhất là lý do bị "bế" lên không được công khai. Những đứa bị phê bình công khai trong lớp thì không "oai" bằng, vì lý ro đều rõ ràng, không "bí hiểm" gì cả.
Cái này là lấy số lấy má đấy :))
 

đại dương xanh 06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-736861
Ngày cấp bằng
22/7/20
Số km
770
Động cơ
73,552 Mã lực
Não trạng dùng sợ hãi để dạy trẻ em có vẻ ăn sâu vào rất nhiều người. Một thành quả của nền giáo dục trong quá khứ.
Mời các cụ tham khảo
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,878
Động cơ
526,733 Mã lực
Cuộc đời em có nhiều cái sợ. Nhưng sợ nhất là mất danh dự, uy tín. Bởi vì cái đó mà bị mất thì đơn giản là chả ai chơi với em nữa....
Danh dự, uy tín có đc là do cộng đồng xung quanh công nhận....Nếu khi em mắc lỗi không bị lộ ra trước tập thể, cộng đồng tức là uy tín, danh dự của em không bị xâm hại. Thế thì việc gì em phải sửa lỗi với những lỗi mang lại lợi ích cho em như chép trộm bài, đi muộn, ko làm bài tập, chửi bạn, chửi cô để giải tỏa bức xúc nào đó.......Tom lại đếch sợ, tha hồ làm những điều ngoài qui định vi có ai biết đâu? chả có gì phải xấu hổ....
Ko công khai phê bình nhưng xếp loại hạnh kiểm thì vẫn đc công khai, có thể người ta ko biết cụ làm cái gì nhưng cứ nhìn vào xếp loại hạnh kiểm lúc nào cũng dưới TB của cụ thì người ta vẫn biết đc cụ là người thế nào.
 

nangct

Xe tăng
Biển số
OF-82613
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
1,940
Động cơ
427,688 Mã lực
Nơi ở
0981921981
phê bình và tự phê bình.
về cơ bản ko phê bình hay nhăc nhở kiểm điểm thì các em lớn lên sẽ làm cướp
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,885
Động cơ
382,179 Mã lực
phê bình và tự phê bình.
về cơ bản ko phê bình hay nhăc nhở kiểm điểm thì các em lớn lên sẽ làm cướp
Cướp thì hơi cay nghiệt nhưng chắc chắn sẽ phát triển tự nhiên như cỏ dại.....Có phụ huynh nào mong con mình hoang dã như cây cỏ dại không nhỉ
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,405
Động cơ
337,801 Mã lực
Thực sự không biết chủ thớt và mọi người đã ai đọc hết thông tư mới chưa. Tôi thì vừa đọc xong, và tôi thấy thông tư không có đoạn nào như bài báo viết.

Tôi không hiểu đoạn nào của thông tư thể hiện sự bất lực, hèn kém và tư duy hội nhập nửa mùa như tiêu đề giật tít của chủ thớt.

Sau khi đọc xong, tôi chỉ thấy một điểm là Thông tư thể hiện sự tiến bộ trong đánh giá học sinh, thực sự rất nhân văn.
 

Lavender168

Xe buýt
Biển số
OF-721331
Ngày cấp bằng
21/3/20
Số km
881
Động cơ
86,538 Mã lực
Đây là nội dung mới tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 01/11/2020).
Hiện nay, tại khoản 2 Điều 42 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT quy định học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỷ luật theo hình thức phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách và thông báo với gia đình; cảnh cáo ghi học bạ; buộc thôi học có thời hạn.
Tuy nhiên, theo Thông tư số 32 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2020) thì không được xử lý kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểmtrong quá trình học tập, rèn luyện bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường.
—————————————-————————————————————————————————
- Về phía học sinh:
Trường nào mà chẳng có học sinh ngoan và học sinh không ngoan. Luôn có sự tồn tại đó như hai mặt đối lập cho việc phát triển nhân cách. Có lúc ngoan, có lúc ko ngoan là điều bình thường.
Mục tiêu của việc phê bình là cho các con thấy điều tốt và chưa tốt, biết phân biệt đúng sai khi hành động và là để răn đe, để dạy dỗ, để uốn nắn, để học sinh có tư duy, ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức học sinh thông thường.
Thấy sai còn cố tình làm là bị phạt, thế thôi. Nhà nước có pháp luật thì nhà trường có nội quy, vào sân chơi nào, phải tuân thủ quy định thế, miễn là các nội quy ko củ chuối như cái thông tư này.
Quan trọng là cách làm để cho học sinh hiểu điều đó, chứ không phải phê bình là bêu riếu, chế diễu, sỉ nhục, lăng mạ hoặc ngược đãi.
Mấy thằng ôn con nhà mình nhiều khi còn ăn đòn sưng mông chứ đừng nói đến việc bị phê bình. Tất nhiên, là chúng nó hiểu vì sao bị ăn đòn và chấp nhận điều đó.
Giờ có quy định này thì ở trường, học sinh là ông tướng hết rồi, lấy gì ra để dậy dỗ, bảo ban giờ ?
- Về phía phụ huynh
Càng ngày càng nhiều phụ huynh có tư tưởng có tiền là có tất cả, mua được hết từ tư cách đạo đức đến văn hoá sống.
Em chứng kiến khá nhiều gia đình đi học hộ con từ a đến z. Các con chỉ cần đến trường, không cần biết làm gì, học như thế nào, cuối cấp học bạ của ch đẹp như tranh. Toàn 10. Nhiều vị còn dùng cả tiền, quyền để xin xỏ, nỉ non, không được quay ra ép giáo viên bằng cấp trên, bằng những áp lực xã hội. Bản chất cũng là chỉ đẹp mặt mình, để đi khoe con tôi học abc, xyz...
Có những trọc phú coi con mình là nhất, tung hô đến tận mây xanh và ra sức chiều chuộng, kể cả những điều vô lý khiến cho bọn trẻ ảo tưởng mình là vua, muốn gì được nấy, kể cả mất dậy cũng chẳng sao.
Nhiều vị quên mất hai chữ “Gia đình”.
- Về nhà trường
Có lẽ, người chịu áp lực nhiều nhất là các thầy cô giáo chân chính. Họ bị quay cuồng trước vòng xoáy cơm áo gạo tiền và đạo đức trồng người. Trước những điều chối tai gai mắt, họ chỉ biết nuốt nước mắt giả câm, giả điếc và giả vờ thờ ơ.
Một phần không nhỏ là những người biến chất, họ coi học sinh là món hàng, là mỏ vàng và cứ thế mua bán, đào vàng càng nhiều càng tốt, luồn lách lươn lẹo để tiến thân.
Một phần nhiều nữa là những người không đủ chuyên môn, tâm huyết và lương tri làm nghề giáo, họ coi đó cũng chỉ là một nghề như bao nghề khác ko cần tiêu chuẩn. Thật cay đắng, điểm vào sư phạm của chúng ta là nằm top đầu thấp nhất. Chúng ta mong chờ gì hơn cho thế hệ tiếp theo ?
- Về cơ quan quản lý
Không nói thì mọi người còn nghi ngờ là thối, nói ra thì đúng là thối thật nên em không nói nữa.
Chỉ có một câu trào phúng theo trend: Bé không học, lớn lên làm quản lý giáo dục.
Quá đúng, rất đồng ý, phê bình trc lớp là hạ nhục, kg hề có tính giáo dục.
Bạn nào yếu đuối sẽ co cụm lại trở nên ám ảnh nhút nhát tự ti.
Bạn nào ương bướng bị hạ nhục phê bình sẽ ngày càng bướng bỉnh kg phục.
Rất ít bạn nghĩ rằng chuyện đó sẽ qua rồi mọi người sẽ quên.
Có một số bạn sẽ nhe răng cười khì khì chả coi chuyện đó có gì ghê gớm. trong đầu chúng đảm bảo chẳng đọng lại cái gì, xấu hổ phản kháng hay lỗi lầm cần sửa...
Kg có đứa nào ngu dốt hay giỏi giang gì nếu kg vượt qua và vượt qua dc chuyện đó.
đơn giản vì chúng là những người khác nhau kg giống như các que diêm trong hộp,
do vậy cách giáo dục cũng sẽ phải khác nhau.
Em thấy mô hình trg Vin khá hay đầu tiên hơi bực vì họp phụ huynh mất nhiều thời gian. nhưng có dự buổi họp như vậy mới thấy mô hình quá hợp lý. chỉ cô giáo vất vả, có lẽ đến chiều mới xong.
Họp phụ huynh riêng từng học sinh cùng với cha mẹ chúng.
Thế nên tất cả các buổi họp đều phải hs đi cùng. chúng hào hứng chờ đến lượt năng động vui vẻ cầm gậy trình bày trc mặt cô và bố mẹ về việc học tập và kế hoặc sang năm. rất nghiêm túc và vui vẻ, bố mẹ cũng trao đổi với thầy cô dc nhiều hơn thay vì ngồi nghe cô đọc chung chung xong xướng tên bạn giỏi khiến phụ huynh ngồi đó nở mũi hoặc cười ngượng bụng sôi sục về nhà quăng quyển sổ ll : xấu hổ khi đi họp cho mày.
có nhà vợ ck tranh nhau đi họp cho đứa con học giỏi.
Thế nên cái này lẽ ra phải lưu ý từ lâu, ấy là chưa kể bất công luôn có ở bất cứ đâu.
Cô có thể ve vuốt nể nang một hs cá biệt ngỗ nghịch, nhưng để thị uy có khi lại lôi lên đoạn đầu đài một hs bt mắc lỗi nhỏ yếu thế.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em thừa biết cụ khiêu khích để phản biện quan điểm của em từ page 3 #52, #53 #54 #55 nhưng rất tiếc là cách nhìn nhận vấn đề của em nó khác cụ.
Cụ đuối lý nên chốt một câu chữa ngượng thôi. Chắc ngày xưa cụ cũng bị phê bình trước lớp, bị tổn thương nên đồng tình, âu cũng là chuyện bình thường. Em cũng mong cụ cứng cáp hơn sau mỗi lần bị thế nhé. Có ngã mới biết đau được đấy cụ, và còn học cách chịu đau nhiều mới lớn được, cụ nhé.
À em dừng rồi nhé :-bd
Em quote lại để mọi người thưởng lãm cách tấn công cá nhân của cụ trong tranh luận để biết nếu gặp cụ ở các thớt khác. Chúc cụ vui!
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cái Thông tư này, Bộ Giáo dục đưa ra nhằm tránh những trường hợp trẻ em bị cho uống nước giẻ lau bảng, ăn đòn tập thể, quỳ trước lớp (như hình) và đủ thứ hành hạ trẻ con khác từ những người thầy giáo, cô giáo táng tận lương tâm gây ra.
Những hành vi hành hạ trẻ em nêu trên, điển hình là hành vi bắt cả lớp tát vào mặt bạn, thực tế cũng có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia, nhưng là ở nhà tù, trại cải tạo. Nó cũng có tính giáo dục cao, nhưng ở đây là giáo dục triệt hạ, giáo dục khuất phục (nên dùng với những đối tượng bỏ đi của xã hội) chứ không phải là giáo dục rèn giũa, làm cho con người ta tốt lên, hoàn thiện hơn.
Kiểu giáo dục triệt hạ, khuất phục này thường gặp ở những trường công lập, khu vực nông thôn, học sinh phần lớn nghèo khó, nhưng cũng có thể gặp ngay ở thành phố lớn (đối với một số trường hợp cá biệt), tuy nhiên đều ở trường công, và đối tượng bị triệt hạ khuất phục đều là các cháu học sinh con nhà nghèo khó. Tất nhiên bản chất nghèo khó vốn đã làm tính cách, biểu hiện của cháu học sinh đó rất khó ưa rồi: Chậm hoặc không đóng tiền, không tham gia phong trào với tập thể lớp, thô lỗ cục cằn với các bạn, quần áo xộc xệch rách rưới hôi hám...
Thông tư này do vậy rất nhân văn, hướng đến bảo vệ những đứa trẻ nghèo. Lưu ý: Khi một đứa trẻ nghèo bị triệt hạ về nhân cách, rất có thể nó sẽ trở thành tội phạm. Và triệt hạ nhân cách một đứa trẻ như thế nào? Rất dễ dàng nếu phạt nó như hình dưới đây.
Cụ trình bày rất khúc chiết và nhân văn, nói chung là tuyệt vời :-bd
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Để những bạn như cháu biết sợ (thấy chán, thấy tốn thời gian cũng là sợ) và phải qui phục.
Cụ dùng từ "quy phục" em thấy rất thấm.
Con em đang ở độ tuổi dở ông dở thằng, nhiều lúc khi nó lý sự mà mình thì không giữ bình tĩnh thì em hay chốt bằng câu quát "nhà này của bố mẹ, con thích sống theo ý mình thì tự tìm nơi khác mà sống!" Nghĩ lại thì câu đấy chỉ thể hiện sự bất lực mình khi khuyên bảo con cái, rằng mình muốn nó "quy phục" (do biết tỏng nó không dám bỏ đi ;))
 

AVANZA

Xe tăng
Biển số
OF-51447
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
1,486
Động cơ
466,569 Mã lực
Nơi ở
NGOÀI ĐƯỜNG
Công bố kết quả học tập công khai cũng cần phải bỏ, những em học kém khg hẳn là lười mà do bộ não khg "sáng" như các e khác, các e khg đáng bị dè bỉu, dẫn đến cảm tự ti...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top