[Funland] Không bỏ Tết ta, nhưng nhập Tết ta vào Tết Tây

tuongbminh

Xe buýt
Biển số
OF-185245
Ngày cấp bằng
13/3/13
Số km
954
Động cơ
340,680 Mã lực
Tức là cứ cóp nhặt mỗi nơi một tý ạ?
Bỏ Tết Ta thì có thoát đc Tàu ko?
Người Sing họ tự hào "Tôi là người Sing" nhưng trong bản đồ Nhân chủng học thì Người Sing là Người gì?
Không liên quan đến ý kiến cụ nhưng Singapore nó vẫn nghỉ tết Tàu, vài ngày tùy năm. Và tết của mấy sắc tộc kia thì họ cũng nghỉ luôn. Nói chung nó đa sắc tộc nên không nghỉ 1 thứ quá lâu nhưng về cơ bản thì nghỉ cả tết tây, tết ta lẫn tết/ lễ quan trọng của 1 số sắc tộc khác.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,842
Động cơ
575,901 Mã lực
Đập cho cụ chủ thớt 1 phát vào "m" giờ.
Đề nghị gộp luôn mấy ngày lễ khác vào luôn 1 thể, có thể gộp luôn cả ngày giỗ, ngày cưới, hỏi, ma chay vào.
Đề nghị Mod xoá thớt. Năm nào cũng đưa mấy vấn đề nhảm nhí này ra để câu view ak?
 

cynus

Xe tải
Biển số
OF-370452
Ngày cấp bằng
15/6/15
Số km
223
Động cơ
252,753 Mã lực
@tuongbminh
Em đồng ý với cụ và ở nước Việt mình thì hình như người Việt vẫn nhiều hơn Người Tây nên nghỉ tết Việt nhiều hơn Tết Tây là hợp lý ạ.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,288
Động cơ
458,968 Mã lực
Tức là cứ cóp nhặt mỗi nơi một tý ạ?
Bỏ Tết Ta thì có thoát đc Tàu ko?
Người Sing họ tự hào "Tôi là người Sing" nhưng trong bản đồ Nhân chủng học thì Người Sing là Người gì?
Chắc bạn chưa đọc Sapiens, quyển sách "lịch sử" đang rất hot mà cả Bill Gate lẫn Mark Zukerberg khuyên đọc.

Mỗi quốc gia chỉ là một mẩu nhỏ trong lịch sử loài người. Và loài người hiện nay cũng có thể chỉ là 1 mảnh không dài lắm của chủng người đã tiến hóa từ vượn kia.

Mở trí óc thì hay hơn là đóng kín.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,288
Động cơ
458,968 Mã lực
Hơi lạ là sau khi đọc các còm men thì thấy phía ủng hộ giữ nguyên hiện trạng (2 Tết, đầy đủ những lệ bộ hiện nay) tỏ ra khá nóng nảy và khá nhiều cụ văng bậy.

Ta chẳng phải vẫn đang chiếm thượng phong cơ mà. Thường khi thua, hoặc sắp thua, người ta mới dễ dàng bốc hỏa chứ.

Phía đề nghị nhập 2 Tết (thực chất là đảo thời gian nghỉ Tết Ta sang ăn chung với Tết Tây, cho Tết này dài ra, để lại ngày nghỉ Têt ta ngắn thôi), ngược lại, khá là từ tốn và chủ yếu dựa trên lập luận chứ không cãi bằng được theo cảm tính.

Ở góc độ nào đó, ai dễ nhận được thiện cảm hơn?

Ngoài ra, hình như phần lớn chúng ta, những người đang đọc và bình luận, không phải là chủ DN, những người phải vắt óc ra nghĩ làm thế nào để vui lòng đối tác, quan chức, và cả ...nhân viên mỗi khi Tết đến, làm thế nào để công việc không đình trệ mất gần 1 tháng khi nhân viên về quê (khoảng 23 Tết) và lên rất muộn...(thường sau Rằm) vì lý do Tết.

Dưới đây là một số bình luận khi đọc bài viết về nhập 2 Tết, hy vọng các cụ bớt thời gian đọc cho nguội bớt xíu.

http://www.thesaigontimes.vn/268957/Nhap-hai-tet-thanh-mot-nong-tro-lai.html

Người Kinh chỉ chiếm 80% dân số, trong khi hơn 50 dân tộc khác cũng có những Tết riêng của họ, tại sao họ không được nghỉ nhỉ? Và tại sao họ bị bắt buộc phải ăn tết chung với người Kinh? Chúng ta cứ lạm dụng những giá trị truyền thống của người Kinh, mà đặc biệt là của vùng châu thổ sông Hồng, rồi quy chiếu ra, gán ghép cho đó là giá trị truyền thống của cả dân Việt Nam, thí dụ giổ tổ Hùng Vương, sự tích bánh chưng bánh dày, cúng ông công ông táo...

09/02/2018 - kiên giang

Theo ý của riêng tôi hiện nay Tết Nguyên đán không còn ý nghĩa như ngày xưa nữa nên có thể học theo số nước , tết tây là tết quốc tế cho nghỉ 4 ngày và Tết Nguyên đán cho nghỉ 30 và mùng 1 thôi đỡ phải tốn kém, đỡ phải bát nháo, tiêu cực (quà cáp, biếu xén, kẹt xe kẹt đường ...).

08/02/2018 - Nguyễn Tuấn Anh

Hội nhập nhưng không hòa tan. Tết Nguyên đán của người Việt đã có từ ngàn năm, nó không chỉ là Tết, mà còn là văn hóa của cả một dân tộc. Tại sao lại phải gộp Tết?

08/02/2018 - Trần Đức Bắc

Tôi xin góp ý thế này. Chúng ta không bỏ cái tết nào cả mà chỉ thay đổi một chút thôi. Tết dương sẽ nghỉ dài 3 ngày phù hợp với thế giới và Tết âm thì chỉ nghỉ một ngày thôi để không mất phong tục của người Kinh chúng ta.

08/02/2018 - Tri

Một quốc gia nhiều dân tộc có nhiều tết riêng. Tết Nguyên đán cũng là tết riêng của dân tộc Kinh không thể áp đặt tết cổ truyền chung. Do vậy theo tôi, tết chung là Tết Dương lịch chung theo quốc tế còn Tết Nguyên đán hiện nay Chính phủ vẫn duy trì không bỏ nhưng là tết riêng của dân tộc Kinh cũng như các dân tộc khác có tết riêng.

08/02/2018 - Đặng Quốc Huy
 

Đèn LED xe hơi SG

Xe container
Biển số
OF-468403
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
5,541
Động cơ
234,960 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
SÀI GÒN
Em muốn nghỉ Tết Tây cũng dài và hoành như Tết ta.
Lương gấp đôi, thưởng gấp ba, và tăng thêm ngày phép nữa mới hợp lý.
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,117
Động cơ
2,093,275 Mã lực
Lâu lâu không thấy bàn chuyện này nữa, em khới lại để các cụ, các quan, các cấp ngành nghĩ lại. Cá nhân em mong nhập Tết Ta và Tết Tây lắm. Vẫn thịt mỡ dưa hành, vẫn câu đối đỏ bánh trưng xanh, vẫn lên chùa vẫn cúng sao giải hạn, vẫn thăm nom gia đình, nhưng nhập hai Tết để nghỉ dài ngày một chút, có điều kiện dắt díu nhau đi du lịch - du xuân, chỉ khác là sớm hơn độ 1 tháng so với Tết ta, mà guồng máy vận hành đất ước nó hòa cùng đại đa số các nước. Giao địch mua bán với quốc tế không bị ảnh hưởng.
Chứ để hai cái Tết như thế này phiền lắm. Ngân hàng, siêu thị, mọi giao dịch mua bán đình trệ vào dịp Tết ta. Tết ta tâm lý nặng nề lắm, cùng với nó là hủ tục. Tiếng là nghỉ vài ba ngày nhưng mọi việc tới những ngày cận tết, cúng ông Táo ông Công 23 Chạp trở đi là chẳng ai muốn làm nữa, chỉ lo đi trả ơn, lễ lạt, biếu xén, mua sắm... ra Giêng thì phải ngoài 15 công sở mới túc tắc làm việc, vì còn du xuân, thăm viếng danh thắng, cúng lễ, cuối năm trả lễ đầu năm xin vay lộc... công nhân về quê ăn Tết mà lên được sớm cũng phải ngoài 15, thường cả tháng Giêng nông thôn hội hè đình đám liên miên kéo theo công nhân ở lại nhà, mà họ ở nhà cũng chỉ chơi bời chứ làm gì đâu.
Giữ Tết ta là mất một tháng không làm gì hết. Nhập béng nó vào Tết Tây, XH giảm bớt những thói quen không hay.
Em biết phe phản đối đông và hùng mạnh, hẳn sẽ chửi những người muốn "ăn tết Tây" là không hiểu giá trị truyền thống, rằng Tết cổ truyền VN hay lắm, con cái, bạn bè có dịp gặp nhau, thăm nhau... vân văn vân... nhưng em cho rằng cái hay của Tết ta sẽ bảo tồn trong Tết chung - hai trong một - tức Tết Tây theo kiểu Tết Ta.
Cái gì xấu thì loại bỏ. Cái gì tốt thì phát huy. Tại sao do cái xấu ko sửa lại đi sửa ngày Tết. E chả hiểu sao lại có nhiều suy nghĩ như vậy. Với người Việt thì tết Tây ko gọi là Tết. Nghỉ và ảnh hưởng cũng rất ít.
 

camaro1s

Xe tăng
Biển số
OF-43794
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
1,498
Động cơ
475,220 Mã lực
Nơi ở
Aroma Car Việt Nam
Website
www.aroma-car.vn
có thay đổi quan niệm hay ko? Chứ nhập vào thì cũng chỉ khác thời điểm
 

cynus

Xe tải
Biển số
OF-370452
Ngày cấp bằng
15/6/15
Số km
223
Động cơ
252,753 Mã lực
Chắc bạn chưa đọc Sapiens, quyển sách "lịch sử" đang rất hot mà cả Bill Gate lẫn Mark Zukerberg khuyên đọc.

Mỗi quốc gia chỉ là một mẩu nhỏ trong lịch sử loài người. Và loài người hiện nay cũng có thể chỉ là 1 mảnh không dài lắm của chủng người đã tiến hóa từ vượn kia.

Mở trí óc thì hay hơn là đóng kín.
Em ko bàn đến tầm vĩ mô như loài người hay thế giới đại đồng.
Vẫn câu nói cũ: Hòa nhập nhưng không hòa tan!
Về quan điểm mở cửa - hội nhập em thích theo cách thằng Tàu làm hơn vì mục tiêu của nó là bắt thế giới theo nó chứ nó đ' theo thằng nào cả.
Còn như ý kiến cụ và một số cụ khác thì theo mệt lắm, h theo Tây, rồi sau lại theo Hồi-Tàu chăng (bàn rộng và dài ra theo 50 năm, 100 năm sau hay hơn nữa).
 

Thd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31747
Ngày cấp bằng
19/3/09
Số km
3,977
Động cơ
509,345 Mã lực
Ông táo nhà cụ về trời cùng lúc ông rê su xuống trần à
 

thequietvnese

Xe hơi
Biển số
OF-204851
Ngày cấp bằng
5/8/13
Số km
140
Động cơ
320,672 Mã lực
Em thấy gộp là hợp lí, và thực tiễn/ thực tế.

Bản chất ngày tết nguyên đán là ngày do con người chọn ra, cũng đã thay đổi năm lần bảy lượt do TQ có tam hoàng, ngũ đế họ lần lượt thay đổi ngày này theo ý họ và bách tính cứ thế follow. Tết nguyên đán ngày nay là do Hán Vũ Đế đổi ngày và từ đó đến giờ ko thay đổi nữa. Người dân Bách Việt ngày xưa ăn tết vào tháng Tý (aka tháng 11 âm lịch ngày nay), và cũng đổi thành ăn tết tháng Dần (tháng 1 âm lịch như hiện tại) do ảnh hưởng của nhà Hán, TQ. Nếu có cái nhìn khách quan các cụ sẽ không quá quan trọng và thần thánh về việc các cụ ngày xưa làm thế nào nên mình phải răm rắp làm theo như vậy.

Gộp tết, các quyền lợi của các cụ vẫn giữ nguyên (thưởng tết, ngày nghỉ, celebrate,...) và được hưởng thêm lợi ích về kinh tế. Cho những cụ nào không biết, làm ăn với nước ngoài (aka ngoại thương) khi đến kỳ nghỉ của bọn tây chúng nó nghỉ dài mình đã bị gián đoạn rồi, chúng nó nghỉ xong lại đến mình nghỉ 1 trận dài không kém, không khí làm việc rất uể oải rã đám, chậm tiến độ.

Thực tế là Nhật đã gộp rồi, và họ vẫn sống nhăn chả sao cả. Em không hiểu sao phải chửi bới và miệt thị nhau và lý sự cùn thay vì sử dụng lý lẽ phản biện khoa học, và như 1 cụ ở trên đã nói, phe thủ cựu (giữ nguyên tết cũ) quả nhiên rất hung hăng và cảm tính :))
 

duongbinh07

Xe điện
Biển số
OF-538876
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
3,498
Động cơ
194,999 Mã lực
Tuổi
43
Ý cụ cũng hay, Cụ nêu giải pháp cụ thể xem, nhập như nào? ý chừng cụ bỏ hẳn Tết ta, ăn Tết tây từ Giáng sinh á ?

Nhập béng nó vào Tết Tây, XH giảm bớt những thói quen không hay... nhưng em cho rằng cái hay của Tết ta sẽ bảo tồn trong Tết chung - hai trong một - tức Tết Tây theo kiểu Tết Ta. Vẫn thịt mỡ dưa hành, vẫn câu đối đỏ bánh trưng xanh, vẫn lên chùa vẫn cúng sao giải hạn, vẫn thăm nom gia đình, nhưng nhập hai Tết để nghỉ dài ngày một chút, có điều kiện dắt díu nhau đi du lịch - du xuân, chỉ khác là sớm hơn độ 1 tháng so với Tết ta, mà guồng máy vận hành đất ước nó hòa cùng đại đa số các nước. Giao địch mua bán với quốc tế không bị ảnh hưởng.
Cụ nêu rất đúng, người Việt Nam, nhất là những người làm tự do, hoặc thu nhập thấp thường chịu ảnh hưởng bởi dư âm của Tết Âm lịch nhiều, về quê ăn Tết, ko quay lại hoặc quay lại nơi làm việc muộn, dẫn tới ảnh hưởng cả công việc sản xuất, ... buôn bán
du xuân, cúng lễ, trả lễ ... thì thực ra cũng bình thường.

Mỗi hiện tượng 1 nguyên nhân, em cùng phân tích với cụ:
1. Công nhân về quê rồi không quay lại hoặc quay lại muộn là do : thu nhập ko thực sự hấp dẫn, quãng đường đi lại xa xôi vất vả, chi phí đi lại đắt đỏ, ..
em cứ đoán mò, thu nhập 3-4 triệu / tháng hay kể cả 4-5 triệu, số công nhân quay lại sẽ ít hơn lương 7-8 triệu. Đâu đó nói năng suất lao động ta thấp, đó là do trình độ tổ chức sx và mức lương chi trả ko tạo động lực. Em tin vấn đề này sẽ được cải thiện khi các chủ cơ sở sxkd phát triển tốt hơn.

Chắc các cụ cũng thấy mấy năm gần đây, có nhiều chuyến xe miễn phí được các chủ sử dụng lao động thuê để chở công nhân về quê, điều đó là tất yếu và giúp công nhân yên tâm làm việc tới sát Tết ( chứ ko thấp thỏm chờ xe chờ tàu )
Trong tương lai sẽ có những chuyến xe đón ngược từ quê họ về nhà máy. Em lấy ví dụ : Samsung trả lương công nhân cao, lại có xe đưa đón hàng ngày cả đi lẫn về, thử hỏi có nhiều cn sẵn lòng bỏ việc hay ko?

2. Nhà nước quy định rõ số ngày nghỉ Tết, nếu công sở làm việc ngoài 15, thì đó là do quản lý nhà nước còn kém, theo em cũng chẳng còn lâu nữa sẽ tới ngày biên chế nhà nước cắt giảm 1/3 1/2 và nâng lương công chức viên chức lên, ai không làm được sẽ sa thải, như vậy cũng sẽ giải quyết được vấn đề trên ...

3. Du xuân, cúng lễ, trả lễ : đó là lựa chọn của người ít lo cơm áo gạo tiền, nhưng ở khía cạnh khác, đó là du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, cũng giải quyết khá nhiều về cải thiện thu nhập cho ngành du lịch, xe cộ, hướng dẫn, ... tạo động lực đầu tư cho cảnh quan, dịch vụ ...

Chứ để hai cái Tết như thế này phiền lắm. Ngân hàng, siêu thị, mọi giao dịch mua bán đình trệ vào dịp Tết ta. Tết ta tâm lý nặng nề lắm, cùng với nó là hủ tục. Tiếng là nghỉ vài ba ngày nhưng mọi việc tới những ngày cận tết, cúng ông Táo ông Công 23 Chạp trở đi là chẳng ai muốn làm nữa, chỉ lo đi trả ơn, lễ lạt, biếu xén, mua sắm... ra Giêng thì phải ngoài 15 công sở mới túc tắc làm việc, vì còn du xuân, thăm viếng danh thắng, cúng lễ, cuối năm trả lễ đầu năm xin vay lộc... công nhân về quê ăn Tết mà lên được sớm cũng phải ngoài 15, thường cả tháng Giêng nông thôn hội hè đình đám liên miên kéo theo công nhân ở lại nhà, mà họ ở nhà cũng chỉ chơi bời chứ làm gì đâu.
Giữ Tết ta là mất một tháng không làm gì hết.
Như vậy, theo em 1 phần lớn của vấn đề cụ nêu sẽ được giải quyết khi người lao động bị trói buộc hơn với công việc nhờ thu nhập, chứ không phải tâm lý, ko làm chỗ này thì xin sang chỗ mới, thu nhập đằng nào cũng như nhau.
Cũng như vậy nếu nhà nước nâng được hiệu quả của chi ngân sách, giảm người tăng thu nhập mà hiệu quả và trách nhiệm với chỗ làm việc lại được nâng lên.
Tóm lại, phải giống như tư bản, khiến người lao động SỢ MẤT VIỆC thì họ sẽ không lơ là với việc nhanh chóng quay lại với công việc sau kỳ nghỉ lễ dài.
-----
Còn nghỉ lễ quá dài ( dài hơn 3 ngày ) là điều hiếm ở nhiều nước có thu nhập cao và ít có quan hệ họ hàng gắn bó như ở ta. Ở ta thu nhập cao hẳn hoi, đi máy bay nhé, từ miền Nam về quê miền Bắc vào ngày nghỉ lễ thì ít nhất cũng phải nghỉ trên dưới 1 tuần.
Cái này khó mà giống Tây được.

Tây họ ít lễ, lễ cũng nghỉ ít ngày thôi, nhưng họ hay sử dụng nghỉ phép, và công việc thu nhập cao khiến họ có thể tích lũy được nhiều hơn, để có thể làm 10 tháng nghỉ 2 tháng.
 
Chỉnh sửa cuối:

anchoisadoa

Xe tăng
Biển số
OF-141145
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
1,409
Động cơ
374,082 Mã lực
"Tiểu dân chỉ cần yên trong một lúc, mà không nghĩ gì đến cái lợi trăm năm "
"Hành động không kiên quyết thì không nổi tiếng được, sự việc không xác định thì không nên công cán gì! Vả chăng, những kẻ làm việc cao hơn người thường bị thế tục chê bai. Những kẻ có ý nghĩ lỗi lạc thế nào cũng bị dân chúng trách móc. Người ngu thì việc đã thành vẫn còn mờ ám không biết ; người khôn thì việc chưa tỏ mầm mống đã thấy rồi. Dân chúng không thể cùng ta lo liệu buổi đầu mà chỉ có thể cùng ta yên vui khi công việc đã xong. Bàn cái “chí đức” không thể hoà đồng với thế tục; làm nên công lớn không cần hỏi ở dân chúng. Vì vậy cho nên bậc thánh nhân nếu có thể tìm cách làm cho nước mạnh thì khi không bắt chước phép cũ, nếu có thể làm cho dân lợi thì không câu nệ ở lề thói ngày xưa"
(Thương Ưởng)
 

Pvsc

Xe trâu
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
31,317
Động cơ
548,593 Mã lực
Chả bỏ cái nào mỗi tết nghỉ một tháng
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
3,443
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Lâu lâu không thấy bàn chuyện này nữa, em khới lại để các cụ, các quan, các cấp ngành nghĩ lại. Cá nhân em mong nhập Tết Ta và Tết Tây lắm. Vẫn thịt mỡ dưa hành, vẫn câu đối đỏ bánh trưng xanh, vẫn lên chùa vẫn cúng sao giải hạn, vẫn thăm nom gia đình, nhưng nhập hai Tết để nghỉ dài ngày một chút, có điều kiện dắt díu nhau đi du lịch - du xuân, chỉ khác là sớm hơn độ 1 tháng so với Tết ta, mà guồng máy vận hành đất ước nó hòa cùng đại đa số các nước. Giao địch mua bán với quốc tế không bị ảnh hưởng.
Chứ để hai cái Tết như thế này phiền lắm. Ngân hàng, siêu thị, mọi giao dịch mua bán đình trệ vào dịp Tết ta. Tết ta tâm lý nặng nề lắm, cùng với nó là hủ tục. Tiếng là nghỉ vài ba ngày nhưng mọi việc tới những ngày cận tết, cúng ông Táo ông Công 23 Chạp trở đi là chẳng ai muốn làm nữa, chỉ lo đi trả ơn, lễ lạt, biếu xén, mua sắm... ra Giêng thì phải ngoài 15 công sở mới túc tắc làm việc, vì còn du xuân, thăm viếng danh thắng, cúng lễ, cuối năm trả lễ đầu năm xin vay lộc... công nhân về quê ăn Tết mà lên được sớm cũng phải ngoài 15, thường cả tháng Giêng nông thôn hội hè đình đám liên miên kéo theo công nhân ở lại nhà, mà họ ở nhà cũng chỉ chơi bời chứ làm gì đâu.
Giữ Tết ta là mất một tháng không làm gì hết. Nhập béng nó vào Tết Tây, XH giảm bớt những thói quen không hay.
Em biết phe phản đối đông và hùng mạnh, hẳn sẽ chửi những người muốn "ăn tết Tây" là không hiểu giá trị truyền thống, rằng Tết cổ truyền VN hay lắm, con cái, bạn bè có dịp gặp nhau, thăm nhau... vân văn vân... nhưng em cho rằng cái hay của Tết ta sẽ bảo tồn trong Tết chung - hai trong một - tức Tết Tây theo kiểu Tết Ta.
em là em thích cái vụ nhập này nhưng khác với ý của cụ một tý: nghỉ luôn từ Tết Tây cho đến hết Tết Ta luôn nhé cụ - cụ xem có được không? . cụ có biết bọn Mẽo nó xem Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day) của như Tết Cổ truyền Việt không?
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
3,443
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Tốn cả triệu binh lính để đánh đuổi bọn Tây đi để rồi giờ cái gì cũng ý kiến theo Tây. Bọn Nhật Hàn nó cũng có nhiều lễ truyền thống nhưng nó vẫn giàu và văn minh đấy thôi. Tết đơn giản là ngày nghỉ mà không phải lo muộn phiền đấu đá. Thế thôi
bọn Đại Hàn dân quốc thôi cụ - nó đang chuẩn bị Tết giống mình đới. Bọn Nhật nó thoát Á lâu rồi nên nó không Tết giống mình đâu
 

Mậu Tuất

Xe đạp
Biển số
OF-483467
Ngày cấp bằng
11/1/17
Số km
17
Động cơ
194,120 Mã lực
Bản lĩnh thì tự bỏ tự tách tự gộp tùy, gì cứ phải rủ hội thế :D
 

duongbinh07

Xe điện
Biển số
OF-538876
Ngày cấp bằng
27/10/17
Số km
3,498
Động cơ
194,999 Mã lực
Tuổi
43
Em lấy ví dụ về việc tổ chức ngày nghỉ Tết đỡ xáo trộn hơn:
lấy 3 ngày Tết AL làm trung tâm, xây dựng khái niệm kỳ nghỉ Xuân ( là 1 số ngày ( ví dụ 8-10 ngày ) liên tục trong khoảng từ 23 tháng Chạp đến 09 tháng Giêng ) bao trùm kỳ nghỉ Tết.

cụ thể, người sử dụng lao động ở miền Nam có thể cho người lao động đăng ký nghỉ Tết từ 23 Tết đến hết mùng 3, hoặc nghỉ từ 28 đến hết mùng 8/9
thay phiên nhau, như vậy cũng sẽ giúp công việc ko bị hoàn toàn gián đoạn, bớt áp lực lên hệ thống giao thông,
từ 23 Tết 1/2 lao động có thể về quê, và mùng 4 là họ đã quay lại làm việc,
đến 28 Tết 1/2 còn lại có thể về nhà và họ chơi thoải mái đến 8/9 ...

dĩ nhiên lương phải cao, và phải có phương tiện hợp lý để người lao động được hưởng kỳ nghỉ ko phải trên đường và sẽ quay lại nơi làm việc đúng hạn.

Chả biết đâu chứ nhà máy em làm trước đây, 28 nghỉ, mùng 6 ra quân, 400 công nhân chả thiếu ai ( cơ bản là toàn dân ở miền Bắc ), vì có thể khiến người lao động sợ mất việc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top