Trước hết, cám ơn cụ vì đã có ý kiến thực sự muốn tranh luận, cùng với một số ý kiến khác, nó đáng quý giữa một loạt những cmts có thể nói là thô bỉ mà tôi không quan tâm. Văn thế nào, người thế ấy, cmt của ai thế nào tôi chắc nhân cách của họ cũng thế, và tôi chỉ thảo luận với những người tử tế thôi.
Đã trót hẹn với cụ nên hôm nay tôi phải vào, chứ dịp này tôi nhiều việc linh tinh mất công mất sức, nên tối đến chỉ đọc vớ vẩn chút rồi ngủ, không muốn gõ phím.
Căng mắt ra mới nhìn thấy trong biểu đô cơ cấu xuất nhập khẩu của ta với thế giới mà cụ cung cấp, thì TQ chiếm 17,7%,ASEAN 17,3, Châu Âu và Hoa Kì mỗi khu vực khoảng 12% (nhìn không rõ lắm), Nhật Bản khoảng 12%, Hàn Quốc khoảng 9%, các nước còn lại khoảng 23%.
Đại thể, có thể nói TQ là bạn hàng lớn nhất của ta.
Theo tôi biết, năm vừa qua, nếu tính riêng nhập khẩu thì thực ra TQ còn chiếm tỷ lệ lớn hơn, khoảng gần 30%, còn
nếu tính riêng trong tỷ lệ xuất khẩu của ta thì TQ chỉ chiếm khoảng 12% thua xa Mỹ khoảng trên 20%. (Tham khảo ở đây)
Con số đó nói lên điều gì:
TQ là bạn hàng quan trọng nhất, nhưng chúng ta làm ăn với toàn thế giới chứ không phải riêng TQ. Không kể "nhóm các nước còn lại" trong biểu đồ của cụ vượt TQ và Asean đã xấp xỉ TQ, thì trong các nước hay nhóm (Mỹ, Âu, Nhật, Hàn) còn lại, cứ gộp từng đôi với nhau, thì kim ngạch đều vượt TQ.
Đặc biệt, trong thị trường xuất khẩu của ta, Mỹ quan trọng hơn TQ rất nhiều.
Vậy, việc nghỉ tết âm lịch không thể không ảnh hưởng lớn đến giao dịch ngoại thương nói chung của ta, và giao dịch với khối các nước ăn tết dương lịch nói riêng.
Chúng ta có mong muốn chính đáng là bớt lệ thuộc vào TQ hơn, tăng tỷ lệ xuất nhập khẩu từ các nước và khu vực khác lên, giảm tỷ lệ của TQ đi, thế thì càng nên suy nghĩ đến khả năng nghỉ tết cùng số đông trên thế giới.
Còn vấn đề truyền thống: Truyền thống, phong tục, tập quán đều không phải thứ bất di bất dịch, nó ăn sâu vào tâm thức, thành thói quen, thông lệ, rất khó thay đổi, nhưng không phải là không thể thay đổi.
Bỏ đốt pháo một tục cầu mưa vốn có ý nghĩa tốt đẹp, đã thành truyền thống, nhưng gây nhiều hệ lụy, chúng ta đã làm và làm ngon ơ. Chỉ cần dám làm, dám thay đổi, là có thể làm được.
Thằng Nhật cũng hàng ngàn năm ăn tết âm lịch, nhưng nó chuyển sang ăn tết Dương lịch, có ai bảo nó mất gốc, chạy theo mít Tây không? Người Nhật vẫn bảo tồn văn hóa Nhật thật độc đáo và mạnh mẽ.
Còn liên quan đến trồng lúa nước, liệu có phải Tết nguyên đán là thuộc truyền thống lúa nước không?
Người ta cho rằng quê hương lúa nước ở khu vực Đông Nam Á tiền sử, bao gồm cả Nam Trung Hoa hiện nay, nhưng nghề trồng lúa nước cũng đã phát triển ra thành truyền thống canh tác nông nghiệp ở cả Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc từ lâu đời.
Ngay ở quê hương lúa nước ĐNA thì Tết liên quan đến tôn giáo nhiều hơn: Mianma, Thái, Lào, Căm ăn Tết theo tháng 1 của Phật giáo, khoảng tháng 4 dương lịch. Mã Lai, Brunei và dân Indo đa số theo Hồi giáo, nên ăn Tết theo Lịch Hồi giáo, không liên quan gì đến Dương lịch, cư dân Hoa ở Đông Nam Á thì ăn tết như chúng ta.
Như vậy Tết Nguyên đán không liên quan gì đến văn hóa lúa nước, dù nhiều phong tục trong tết ấy có liên quan đến nghề lúa nước.
Cách tính một năm khởi đầu bằng tháng Tý (tháng 11 âm lịch) và đón năm mới vào tháng Tý, tức tháng 11, theo nhiều nhà nghiên cứu thì đã từng phổ biến ở vùng Nam Trung Hoa và cả ở VN. sau này ta nội thuộc TQ nên ăn tết theo TQ:
Trích wiki: "Lịch sử Trung Quốc cũng cho rằng Tết được thay đổi qua các thời kỳ. Đời Tam đại,
nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn
tháng giêng, tức tháng Dần.
Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức
tháng chạp, làm tháng đầu năm.
Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức
tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.
[15] Đời
Đông Chu,
Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời
nhà Tần (
thế kỷ 3 TCN),
Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức
tháng mười. Đến thời
nhà Hán,
Hán Vũ Đế (
140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức
tháng giêng. Từ đó về sau, không còn
triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa. Song những chi tiết này chỉ tìm thấy trong sách sử Trung Quốc, không có các nguồn tư liệu khác để kiểm chứng. T
heo các nghiên cứu gần đây, thực tế cư dân Bách Việt ngày xưa ăn Tết vào tháng Tý (tháng 11 âm lịch ngày nay) đến thời Hán mới chính thức đổi thành tháng Dần (tháng Giêng)".
Cho nên vin vào lý do truyền thống, lịch sử v.v... trong vấn đề ta đang bàn rất không thuyết phục.