Lâu lâu không thấy bàn chuyện này nữa, em khới lại để các cụ, các quan, các cấp ngành nghĩ lại. Cá nhân em mong nhập Tết Ta và Tết Tây lắm. Vẫn thịt mỡ dưa hành, vẫn câu đối đỏ bánh trưng xanh, vẫn lên chùa vẫn cúng sao giải hạn, vẫn thăm nom gia đình, nhưng nhập hai Tết để nghỉ dài ngày một chút, có điều kiện dắt díu nhau đi du lịch - du xuân, chỉ khác là sớm hơn độ 1 tháng so với Tết ta, mà guồng máy vận hành đất ước nó hòa cùng đại đa số các nước. Giao địch mua bán với quốc tế không bị ảnh hưởng.
Chứ để hai cái Tết như thế này phiền lắm. Ngân hàng, siêu thị, mọi giao dịch mua bán đình trệ vào dịp Tết ta. Tết ta tâm lý nặng nề lắm, cùng với nó là hủ tục. Tiếng là nghỉ vài ba ngày nhưng mọi việc tới những ngày cận tết, cúng ông Táo ông Công 23 Chạp trở đi là chẳng ai muốn làm nữa, chỉ lo đi trả ơn, lễ lạt, biếu xén, mua sắm... ra Giêng thì phải ngoài 15 công sở mới túc tắc làm việc, vì còn du xuân, thăm viếng danh thắng, cúng lễ, cuối năm trả lễ đầu năm xin vay lộc... công nhân về quê ăn Tết mà lên được sớm cũng phải ngoài 15, thường cả tháng Giêng nông thôn hội hè đình đám liên miên kéo theo công nhân ở lại nhà, mà họ ở nhà cũng chỉ chơi bời chứ làm gì đâu.
Giữ Tết ta là mất một tháng không làm gì hết. Nhập béng nó vào Tết Tây, XH giảm bớt những thói quen không hay.
Em biết phe phản đối đông và hùng mạnh, hẳn sẽ chửi những người muốn "ăn tết Tây" là không hiểu giá trị truyền thống, rằng Tết cổ truyền VN hay lắm, con cái, bạn bè có dịp gặp nhau, thăm nhau... vân văn vân... nhưng em cho rằng cái hay của Tết ta sẽ bảo tồn trong Tết chung - hai trong một - tức Tết Tây theo kiểu Tết Ta.