Dạ
Nếu như cuộc sống đủ bản lĩnh để không thổi rồi đứng im, nhất là khi nếu đã có hơi men, hoặc cs không nói nhiều mà không thổi là lập biên bản kịch khung, giữ xe, ông kia đi luôn... thì câu chuyện nó cũng chỉ dừng ở đấy.
Còn cuộc sống thực tế, mấy ông chỉ nói một vài câu đâu nhỉ ? Thế nên mới có câu " cái sảy nảy cái ung". Một tàn thuốc gây ra đám cháy đâu có lạ đâu ạ.
À vâng! Thằng ngu này nó tự đưa nó từ hành chính sang hình sự chứ ai đưa đâu
Thế nên mấy đồng chí xxx còn tủm tỉm cười mà! Cái chính là em muốn làm rõ việc k thổi không phải là chống người thi hành công vụ thôi. Nếu là mới uống in ít thì thổi là “quyền lợi” chứ không phải “nghĩa vụ”, với lại có cả quy định rõ về xử phạt người không thổi thì cứ auto áp dụng, đỡ gây tranh cãi đáng tiếc. Giờ thằng ấy ngồi tạm giam đang mơ về 2 kịch bản cụ đang nói ấy nhưng đã muộn rồi
Mà chả hiểu sao em còn cảm giác thằng này không quá say đâu, chỉ là ngáo quyền lực và thích chơi ngu lấy tiếng thôi, mấy thằng ở mấy cái group kiểu ấy nó hay thế. Mỗi tội là phong cách và học thức chưa tới tầm
Theo khoản 10 Điều 5
Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có một trong trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Theo đó, người điều khiển ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền 30 triệu - 40 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.