Em thấy nhiều vụ vẫn quan ngại vì nhầm lẫn dự án cao tốc (300km/h) của team JI*A ủng hộ.
Còn DA tốc độ cao (200 km/h): mở rộng khổ ray (1435) và nâng cấp đường đôi để nâng tốc độ chạy tàu lên 200 km/h (khai thác 150km/h), có trong quy hoạch tổng thể 1468 rồi ạ. Vấn đề hiện tại phải được quốc hội thông qua để bắt đầu triển khai thôi.
Do DA phải đảm bảo tính thống nhất để xây dựng đồng bộ nên khó tách ra nhiều DA riêng biệt (nhưng phân ra nhiều DA thành phần có phân kì khác nhau).
Cơ bản DA trên có thể giải quyết một số vấn đề:
1. Vận tải hàng hóa bắc - nam (cạnh tranh thủy, bộ):
- So với đường bộ, giải quyết vấn đề chi phí vận tải nội địa khi ghép nhiều cont lên một chuyến. Thay vì 1 đầu kéo 1 cont, gây áp lực lên hạ tầng; phát sinh vấn đề ANGT (thực tiễn: 1 tài - 1 xe - toàn tuyến); phí đường bộ cao (bù đắp chi phí hạ tầng - các cụ đòi ngân sách bỏ vào thì em không bàn); giới hạn tải trọng phương tiện (do yếu tố khách quan về kỹ thuật); ... .
-Ưu điểm hơn thủy do thời gian chậm, phụ thuộc thủy văn, thời gian xếp dỡ, ... .
Đây là một phương thức để lựa chọn không thay thế hoàn toàn các phương thức khác.
Muốn giải quyết vấn đề trên ngoài hệ thống đường sắt phải đồng bộ, chuẩn hóa hệ thống kho bãi, xếp dỡ, đóng gói, ... . =>Chi phí đầu tư ban đầu rất lớn.
2. Vận tải hành khách trên tuyến.
Có nhu cầu di chuyển cao vào các dịp lễ lớn (tết âm lịch, quốc khánh, ...). Tuy không liên tục, không di chuyển toàn tuyến nhưng vẫn có thể phân bổ đều trong toàn DÁ.
3. An ninh - quốc phòng.
Phần này em không có kiến thức để bàn.
P/s: Các vấn đề trên là quan điểm cá nhân, không có số liệu như các Nghiên cứ ĐÁNH GIÁ TIỀN KHẢA THI - KHẢ THI.