[Funland] Khi cô giáo bị học sinh cấp 2 hành hung?

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,666
Động cơ
79,406 Mã lực
Không, em xấu hổ và nhục nhã vì bị phát hiện "tự ý sửa chữa kết quả học tập của 75 học sinh ở các lớp (nâng lên, hạ xuống và sửa nhận xét). Trong đó, có một số học sinh được nâng lên, hạ xuống nhiều lần," trong khi mình làm điều đấy một cách vô tư không vụ lợi gì. (Nguồn: https://vietnamnet.vn/tai-sao-phu-huynh-phan-doi-co-giao-day-am-nhac-o-gia-lai-truoc-khai-giang-2184117.html)
Điểm của giáo viên mà giáo viên không được" tự ý" thì phải xin phép ai ạ?!
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
12,944
Động cơ
667,994 Mã lực

Mrquickdn

Xe tải
Biển số
OF-820180
Ngày cấp bằng
4/10/22
Số km
445
Động cơ
25,779 Mã lực
Tuổi
38
Đánh giá chất lượng hs theo đúng thông tư đấy cụ. Chả có gì sai
Theo bài báo, trích dẫn kết luận của Phòng GDDT TP Pleiku đã chỉ ra một loạt sai của cô giáo ấy, mà cụ vẫn bảo cô ấy không sai. Vâng, cụ là nhất!
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
12,944
Động cơ
667,994 Mã lực
Theo bài báo, trích dẫn kết luận của Phòng GDDT TP Pleiku đã chỉ ra một loạt sai của cô giáo ấy, mà cụ vẫn bảo cô ấy không sai. Vâng, cụ là nhất!
Gây dư luận ko tốt, ảnh hưởng đến ngành, haiza, khô thân cô giáo thế chứ lị. Cứ chấm đúng theo thông tư, phụ huynh thấy con mình điểm thấp là căng băng rôn thì cô sẽ bị đuổi, phụ huynh quyền lực quá ạ
 

vkthang

Xe container
Biển số
OF-198129
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
6,648
Động cơ
742,335 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lương nó là thước đo chính xác và cụ thể nhất cho 1 nghề có được xã hội tôn trọng hay ko. Hoặc nói cách khác, nó là điều kiện cần.
Cụ nói thế thì em thấy cụ đừng chém nữa đi, tư duy thế cơ mà. Một ông làm lâu lương 10tr với 1 sinh thạc sĩ mới vào lương 8tr ai hơn ai?

Trong công ty tư nhân lương kinh doanh cao hơn hay thấp hơn lương các bộ phận khác như kế toán và kỹ thuật?

Nếu chỉ làm vì lương thì không ai vào nhà nước cụ nhỉ?
 

Mrquickdn

Xe tải
Biển số
OF-820180
Ngày cấp bằng
4/10/22
Số km
445
Động cơ
25,779 Mã lực
Tuổi
38
Gây dư luận ko tốt, ảnh hưởng đến ngành, haiza, khô thân cô giáo thế chứ lị. Cứ chấm đúng theo thông tư, phụ huynh thấy con mình điểm thấp là căng băng rôn thì cô sẽ bị đuổi, phụ huynh quyền lực quá ạ
Còn có những sai phạm sau: - "Kết quả kiểm tra khẳng định, giáo viên Nguyễn Đỗ Thị Bảo Trân đã để chất lượng giáo dục môn Âm nhạc tại một số lớp không đạt chỉ tiêu đã cam kết đầu năm học 2022-2023 " : Không hoàn thành nhiệm vụ nhé.
- không lập sổ ghi chép, theo dõi sự tiến bộ của học sinh; không có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh hoàn thành học kỳ I (kết quả khảo sát đầu năm học có 16 học sinh chưa hoàn thành, đến cuối học kỳ I, con số nâng lên 28 học sinh).
- Trong 2 năm (2021-2022 và 2022- 2023), bà Trân đã tự ý sửa chữa kết quả học tập của 75 học sinh ở các lớp (nâng lên, hạ xuống và sửa nhận xét). Trong đó, có một số học sinh được nâng lên, hạ xuống nhiều lần mà không báo cáo lãnh đạo nhà trường.
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
12,944
Động cơ
667,994 Mã lực
Còn có những sai phạm sau: - "Kết quả kiểm tra khẳng định, giáo viên Nguyễn Đỗ Thị Bảo Trân đã để chất lượng giáo dục môn Âm nhạc tại một số lớp không đạt chỉ tiêu đã cam kết đầu năm học 2022-2023 " : Không hoàn thành nhiệm vụ nhé.
- không lập sổ ghi chép, theo dõi sự tiến bộ của học sinh; không có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh hoàn thành học kỳ I (kết quả khảo sát đầu năm học có 16 học sinh chưa hoàn thành, đến cuối học kỳ I, con số nâng lên 28 học sinh).
- Trong 2 năm (2021-2022 và 2022- 2023), bà Trân đã tự ý sửa chữa kết quả học tập của 75 học sinh ở các lớp (nâng lên, hạ xuống và sửa nhận xét). Trong đó, có một số học sinh được nâng lên, hạ xuống nhiều lần mà không báo cáo lãnh đạo nhà trường.
KO rõ việc lập sổ ghi chép, theo dõi sự tiến bộ của hs có phải là bắt buộc ko? hóng cccm làm giáo viên vào giải thích trường hợp này?
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,666
Động cơ
79,406 Mã lực
Thế không sai, tức là trước đấy chấm đúng rồi, mắc mớ gì đi sửa?
Nói tóm lại cụ loanh qianh và không đưa ra được bằng chứng cô giáo ăn tiền hay không công chính phải không ạ.
P/s: Vậy mà cụ phang ngay câu "làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền".
 

dheIa

Tháo bánh
Biển số
OF-799261
Ngày cấp bằng
4/12/21
Số km
3,106
Động cơ
188,409 Mã lực
Thu nhập của dân ngành GD đúng là thấp thật, nếu so với các ngành khác. Em nghe đồn có mấy con số ntn, các cụ cần phơm cái nhở :)

- GD: 700k người/500k tỏi GTK (~0,71tỏi/人)
- Y tế: 90k người/400k tỏi GTK (~4,5tỏi/人)
- ĐL: 55k người/800k tỏi GTK (~14,5tỏi/人)
- HQ: 26k người/600k tỏi GTK (~23tỏi/人)

2 ngành Thầy mà thua đội Điện lực mí Hải quan xa quá :D
 

bomong

Xe điện
Biển số
OF-12106
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,148
Động cơ
477,869 Mã lực
Trước 75, mình còn nhỏ, lại sống ở miền Nam nên sự hiểu biết về cấu trúc của hệ thống Quân - Dân - Chính miền Bắc chẳng đc bao nhiêu, nên mình đoán người bác của cụ trong đoàn có nhiệm vụ tiếp quản ngành GD một khi vùng nào đã đc giải phóng.
Đến năm 75, bác của cụ niên kỷ tầm 39 - 40t. Lúc ấy, Nhà nước đưa CB ngành GD vào, nắm toàn bộ các cương vị chủ chốt ở miền Nam. Có lẽ bác của cụ cũng đc phân công về làm GĐ hoặc Phó GĐ tỉnh Cửu Long, nhưng ông ko muốn nhận nhiệm vụ nơi này nên lại trở ra Bắc.
Và khi hoài niệm, ông đã đối chiếu vs tên gọi hiện nay nên hơi nhầm lẫn như thế.
Lúc mình đc Sở GD đọc quyết định phân công, lần đầu tiên mới nghe địa danh Trà Cú.
Đường sá từ trung tâm tỉnh về cực xấu, hơn 100km, ngồi xe cứ ngỡ...ngồi ghe (mỗi lần về SG, mình đi xe đêm, từ 12h khuya đến 12h trưa mới vào đc Xa cảng miền Tây), có lẽ bác của cụ cũng đã đi khảo sát để quyết định có nên nhận nhiệm vụ hay ko? Nên thấy cơ sở hạ tầng....nản quá, thôi trở ra MB cho khỏe.
Sau khi tách tỉnh, Trà Vinh đc T.W đầu tư rất mạnh, nên hạ tầng giờ rất tốt. Các phà đã đc thay bằng cầu nên giao thông ko còn là nỗi e ngại như trước nữa.
Trà vinh có nhiều chùa Miên cực đẹp/
Tr V - Sg >> nay đi 4h
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,920
Động cơ
316,585 Mã lực
Copy fb Thanhvu
Khi cô giáo bị học sinh cấp 2 hành hung.

Vụ việc ở THCS Văn Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang được thấy lại qua 2 clip. 1 là khi cô giáo kết thúc giờ giảng, học sinh nhét rác vào cặp sách, khoá cửa quấy rối, chửi bới, ném dép, ném dị vật khiến cô choáng ngất ngã xuống. Trong clip thứ 2, lớp học với cơ sở vật chất khá tốt (có máy chiếu), vẫn bị khoá, cô giáo tự đứng dậy, bị khiêu khích, lũ trẻ dùng đt quay, chỉ chờ cô giáo phản ứng để vu khống cô đánh học sinh. Một cháu học sinh còn đang ở độ tuổi quàng khăn đỏ, tức dưới 14t, lăn ra đất ăn vạ cô giáo đánh nó. Cả chục đứa liên tục chửi bới ném đồ vào cô, ngay cả khi xuất hiện của một cô nhân viên khác trong trường.

Tôi rất muốn share clip mở đầu bằng câu của chúng : Đ C M nhà cô đấy, để mọi người thấy rằng bọn trẻ rất ít tuổi có thể ác quỉ đến mức độ nào, để sẽ bớt những câu chủ quan • Cháu nó ở nhà ngoan lắm ... Tuy nhiên, chúng quá ít tuổi, trong một thời đại tất cả những gì chúng ta làm hoặc lỡ làm, sẽ bị lưu trữ mãi mãi, phát tán những hình ảnh đó cũng không làm mọi việc tốt hơn.

Câu hỏi đặt ra là, đấy chỉ là hiện tượng cá biệt hay đã đang không quá dị biệt?

Tiếp đến, có phải đấy là một hệ quả trực tiếp của thời đại con người giao tiếp qua mxh, thông tin xấu thừa mứa, ngay cả 1 đứa trẻ lớp 6,7 cũng có thể truy cập không giới hạn???

Có một thực tế là, mxh và thông tin trên mạng có thể thay đổi hành vi, thông qua thay đổi nhận thức của từng cá nhân. Ngay cả người trưởng thành dùng mxh năm 40t còn bị fake news tha hoá chứ đừng nói những đứa trẻ chưa hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, giá trị quan để phân định đúng sai, nên hay không nên làm.

Độ phủ sống viral của những clip ngắn và cách thức giao tiếp nhanh gọn bí mật không thể kiểm soát đến mức chúng có thể gửi cho nhau những hình ảnh 18+. Các xh phương Tây gần đây xuất hiện hiện tượng những đứa trẻ tự s át do bị lộ clips nhạy cảm do chính nạn nhân phát tán và bị tống tiền, đe doạ, sai khiến ngược từ chính những trẻ dưới tuổi vị thành niên khác. Pháp luật sở tại nhiều khi bất lực. Các vòng rào bảo vệ truyền thống từ gia đình, cộng đồng bị phá vỡ, vô hiệu và có khi bị coi là sự can thiệp thô bạo vào riêng tư của những đứa trẻ.

Kiểm duyệt từ chính phủ giống như TQ đang làm, thật khó để nhiều người không liên tưởng tới 1984 và những hệ quả lâu dài khác. Tuy nhiên, các thần tượng trên mxh không thể là Huấn HH, Khá Bảnh Khánh sky .. các ngôi sao giải trí phải có 1 đời sống vô cùng sạch và chuẩn, tiktok phiên bản nội địa khó để lọt nội dung rác, trẻ 16-18t được dùng 2h/ ngày, 8-16t 1h/ ngày, dưới 8t được 40’ lướt net. Định danh mọi comment, ID trên mạng. Sự toàn trị đó rất áp lực/ ngột ngạt, nhưng mặt nào khác, nó có cơ sở lý lẽ và đạo đức nhất định.

Mxh cũng thay đổi trẻ nhỏ ở phương Tây ghê gớm. Nhưng các nước phát triển ở phương Tây, thực ra có một nền tảng tốt về pháp luật, cấu trúc ổn định của xh, nhận thức cao về dân trí, văn hoá, một tầng lớp trung lưu được đảm bảo về an sinh xã hội, có nhiều thời gian cho gia đình và 3-4-5 đời đọc sách triết, chơi nhạc cụ cổ điển. Đừng lo cho họ.

Còn VN, gần như là định mệnh, chúng ta sắp chứng kiến một lớp thanh niên lớn lên thực sự rác rưởi độc hại. Đó là sự thật khó tránh khỏi, khi ngay cả chúng ta cũng có thể đang vô tình phát tán sự xấu xa ngay trên fb hàng ngày, hoặc quá bận rộn với sinh tồn, với mưu sinh.

Nên, chỉ có thể tự cứu lấy những đứa trẻ của mình, gia đình mình thoát khỏi định mệnh rác rưởi đó. Rất tiếc việc đó cũng vô cùng khó, khó hơn cả kiếm $, khó hơn cả trở thành ông nọ bà kia.
Năm hết tết đến mà toàn thớt mang tin xấu độc bôi nhọ ngành thế này ko ổn. Cô tốt trò giỏi nhan nhản thì lờ tịt chối bỏ.
Kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 16: Vẫn nguyên giá trị câu thơ của Bác Hồ “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan…”

Cứ gần đến Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 hằng năm, trong mỗi chúng ta lại bồi hồi, xúc động nhớ lời thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Hai câu này ở trong bài thơ có tựa là “Trẻ con” của Bác Hồ đăng trên báo Việt Nam độc lập, số 106, ngày 21-9-1941, cách đây gần 82 năm.

Lời thơ chứa chan tình yêu thương trẻ em của Bác Hồ mãi cứ lay động cõi lòng của mỗi người Việt Nam. Theo dòng lịch sử, ở nước ta ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1-6 và Tết Trung thu (15-8 Âm lịch) hằng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước. Ngày Quốc tế thiếu nhi đầu tiên (1-6-1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go ác liệt nhất nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành sự quan tâm đến thiếu nhi cả nước và gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng.


Bác Hồ vui Tết Trung thu với các cháu thiếu nhi Hà Nội và Quốc tế, ngày 27.9.1958

Bởi vậy, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu không chỉ lo lắng, đấu tranh cho dân tộc, cho đời sống đồng bào trong cảnh nước mất nhà tan cũng như khi đất nước thống nhất, mà Người còn quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, đây luôn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Bác. Sự quan tâm đặc biệt đó, còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa, trông rộng “Vì lợi ích trăm năm”, từ chiến lược con người, Bác đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất nước.
Và Bác đã làm một tấm gương mẫu mực trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, hết lòng chăm sóc và dạy dỗ lớp mầm non cho Tổ quốc. Bác nói: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo...”; và “Đối với trẻ em phải dạy thế nào cho các cháu biết đoàn kết ham học, ham làm nhưng phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất trẻ con. Phải làm sao cho các cháu có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải khúm núm, đặt đâu ngồi đấy”. Bác ví các cháu như “Búp trên cành”, đang tuổi ăn tuổi ngủ nên Bác căn dặn: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Búp trên cành mơn mởn, tươi non, đẹp đẽ, lá cành xum xuê trong tương lai nhưng dễ bị gãy, dễ bị tổn thương nên phải nâng niu, chăm sóc. Người luôn đề cao vai trò giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, nền tảng của những công trình tương lai. Bác chỉ rõ “mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc”, do vậy, phải giáo dục các cháu trở thành “những công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sỹ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”, “những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta”. Bác yêu cầu giáo dục trẻ em toàn diện “không những có tri thức phổ thông, mà phải có đạo đức cách mạng”. Về phương pháp giáo dục, Người nói dạy trẻ em học “phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ người lớn”. “Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học”…


Bác Hồ thăm và chia quà cho các cháu thiếu nhi miền Nam tập kết ra Bắc ở tỉnh Thanh Hóa năm 1957

Cho đến ngày sắp đi xa về “với Các Mác, Lênin, thế giới người hiền”, trong Di chúc thiêng liêng của Người, Bác vẫn hai lần nhắc đến thế hệ “Mầm non” những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác muốn để lại “muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng” và Bác gửi gắm: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng...”
Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Hồ Chủ tịch về trẻ em đến nay tiếp tục được phát huy “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, sự quan tâm, tình cảm yêu thương của Người đối với trẻ em, những mầm xanh tương lai của đất nước và những lời căn dặn của Người sẽ mãi là những bài học, những định hướng, kim chỉ nam cho mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Và 80 năm qua lời thơ, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trẻ em như búp trên cành; Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” vẫn vẹn nguyên giá trị, nhất là trong giai đoạn cách mạng 4.0 hiện nay chúng ta càng phải coi trọng, thực hiện tâm niệm của Người là làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục các cháu, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo điều kiện tốt nhất mà nhà trường và gia đình có được để giúp các cháu học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi, xứng đáng là “Cháu ngoan Bác Hồ”; giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển thể lực, trí tuệ và nhân cách con người mới. Vì đây chính là nguồn nhân lực “vừa hồng vừa chuyên” trong hiện tại và cả tương lai thế hệ trẻ sẽ đáp ứng nguồn nhân lực phát triển đất nước trong thời đại mới, góp công sức, trí tuệ và bản lĩnh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng non sông, Tổ quốc Việt Nam ngày càng “Đàng hoàng, to đẹp hơn” như Bác kính yêu hằng mong đợi.

Lời vàng đấy, bao năm còn soi sáng!
Lũ trẻ kia, một khắc bỗng tối mù.​

 
Chỉnh sửa cuối:

Đừng sợ

Xe hơi
Biển số
OF-310164
Ngày cấp bằng
3/3/14
Số km
121
Động cơ
309,389 Mã lực
E đầu 8x, e học C3 ở cái trường được gọi là mất dạy nhất cái TP ở tỉnh e ở, hsinh chửi bậy, oánh nhau như hát hay, mang hàng nóng đến trường nhan nhản. Và cũng thỉnh thoảng có vụ 1 hsinh cầm gậy rượt oánh thầy, xin nhắc lại, là chỉ có 1 hsinh thôi. Nên e chưa từng chứng kiến và cũng chưa từng nghe đến kiểu hsinh hội đồng gvien như thế. Nếu chẳng may có con e trong đó, thực sự e chưa nghĩ ra được cách xử lý, nó vượt quá tầm tưởng tượng của e.
 

vo nho

Xì hơi lốp
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,491
Động cơ
23,308 Mã lực
Lời vàng đấy, bao năm còn soi sáng!
Lũ trẻ kia, một khắc bỗng tối mù.​

thui trả về gia đình cho giáo dục chứ đi học hành cái gì nữa...
 

Wind merchant

Xe buýt
Biển số
OF-400416
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
684
Động cơ
239,818 Mã lực
Tuổi
49
À cô giáo đấy không sai về mặt pháp luật. Nhưng ở đời sống đúng pháp luật chỉ giúp cụ không phải vào tù, còn có những thiết chế khác về mặt xã hội, đạo đức giúp chúng ta có được sự tôn trọng từ người khác với hành vi của mình. Không phải tự nhiên những hành vi của cô giáo đấy bị hàng loạt phụ huynh phản đối đến mức căng băng rôn biểu tình, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những rủa xả chửi bới bên lề. Vâng, cô giáo ấy làm đúng, không vi phạm gì cả, thế cụ bảo tại sao cô đấy lại phải chịu đựng nỗi nhục nhã tủi hổ ấy từ hàng trăm phụ huynh?
Cụ lấy hiện tượng suy bản chất à? và cụ cũng ủng hộ việc bọn trẻ kia đánh thầy cô sao? Ý là con cụ mà thầy cô dạy dỗ nghiêm khắc là bố con cụ đến đánh thầy cô luôn.
 

ldvie39

Xe tải
Biển số
OF-575171
Ngày cấp bằng
21/6/18
Số km
280
Động cơ
151,109 Mã lực
Ngày xưa giáo viên và phụ huynh 1 team.

Giờ thì phụ huynh và con mình 1 team.

Thầy cô giờ rất sợ học sinh. Đặc biệt là cấp MN, Tiểu học... Sợ lắm.
 

beSuSu

Xe điện
Biển số
OF-111306
Ngày cấp bằng
2/9/11
Số km
3,854
Động cơ
475,711 Mã lực
Bỏ "cao quý" giùm giáo viên, bác sĩ được không ạ. Họ muốn đồng lương đủ sống và được đối xử tử tế thôi. Sự cao quý mời phụ huynh đem về tự dùng giùm sao cứ gán cho họ vậy.
Uh thì bỏ chứ cao quý trong còm của em thay bằng chữ bị hại, đáng thương ... :))

Khi này ý cụ ntn.
 
Chỉnh sửa cuối:

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,689
Động cơ
139,761 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Thu nhập của dân ngành GD đúng là thấp thật, nếu so với các ngành khác. Em nghe đồn có mấy con số ntn, các cụ cần phơm cái nhở :)

- GD: 700k người/500k tỏi GTK (~0,71tỏi/人)
- Y tế: 90k người/400k tỏi GTK (~4,5tỏi/人)
- ĐL: 55k người/800k tỏi GTK (~14,5tỏi/人)
- HQ: 26k người/600k tỏi GTK (~23tỏi/人)

2 ngành Thầy mà thua đội Điện lực mí Hải quan xa quá :D
Bị gán cho cái danh nghề cao quý. Y tế và GD mà GV hở ra tí là bị chửi slm. Giỏi thì chửi điện và nước đê, chửi phát cắt mịa ló luôn :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top