[Funland] Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ

tuanta

Xe điện
Biển số
OF-9024
Ngày cấp bằng
29/8/07
Số km
2,209
Động cơ
549,065 Mã lực
Em có mấy ý:
- Ngôn ngữ có 2 phần: tiếng nói và chữ viết. Cụ Rhodes dùng ký tự Latin để viết (ký hiệu) tiếng Việt, không phải sáng tác ra tiếng Việt. Vì vậy cụ nào thắc mắc sao Rhodes không "dạy" dân ta tiếng Anh hay tiếng Pháp là hết sức ngớ ngẩn.
- Việc bây giờ các cụ "không hòa nhập được" do kém ngoại ngữ là do:
1. Các cụ lười và dốt, không chịu học ngoại ngữ. Bằng chứng là Phillipines họ giỏi tiếng Anh hơn ta nhiều. Vì họ chịu khó học hơn.
2. Các cụ lười không chịu lao động. Bằng chứng là Nhật, Hàn vẫn tiến như vũ bão dù vẫn dùng chữ que, và có vẻ không giỏi tiếng Anh lắm.
Em kết: học tập, lao động đi. Đừng ngồi than với ước.
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,444
Động cơ
330,294 Mã lực
Thằng Anh, thằng Mỹ nó chiếm giữ thuộc địa nhưng nó có đầu tư để phát triển cụ ạ
Cái quan trọng nhất nó để lại là cái tư duy quản lý chuyên nghiệp cụ ạ.
 

reprocess_ed

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98860
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,149
Động cơ
413,680 Mã lực
Nơi ở
lò đúc
Cái quan trọng nhất nó để lại là cái tư duy quản lý chuyên nghiệp cụ ạ.
cái thế hệ tri thức pháp nó để lại đi làm cm chết mất xác trên chiến khu hoặc bị đấu tố sạch rồi cụ ơi, bọn trốn vào nam sau 75 cũng '' đi'' sạch rồi
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
dạ vâng, ko phải tốt đẹp gì nhưng em chỉ mong có thế thôi ạ. Em bị lệch lạc mất rồi.
nhũng cái Pháp nó để lại hơn 1 tk vẫn ngon lành như hệ thống đường sắt bắc nam, tuyến dường quốc lộ, nhà hát lớn, các nhà cổ, rồi dường pháp nó xây, các tuyến máy bay, rồi Đà Lạt, Bà Nà, chảng bù cho xxx vừa xây đã hỏng ạ
Đấy là những cái thiên hạ nhìn thấy được bằng mắt.
Có những cái cụ chẳng thể nhìn thấy những gì người Pháp để lại ở Việt nam và Đông dương.
Ví dụ:
-Đó là quy hoạch quản lý hành chính, địa chính. Ta cứ loay hoay gộp tỉnh, tách tỉnh. Cuối cùng quay lại như thời Tây :))
-Dữ liệu về thăm dò địa chất , khoáng sản
-Quy hoạch, phác tuyến giao thông. Hệ thống cảng. Đường 279 ta đang dùng chính là 1 phần của tuyến do người Pháp vạch ra để phòng thủ Đông dương.
-Tại EFEO, người Pháp lưu trữ rất nhiều tư liệu quý giá về văn hoá. Cho tới nay, có những lúc ta cần, họ vẫn cho ta tiếp cận sử dụng.
Còn nhiều thứ nữa. Kể được hết ra cũng ốm :D
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Cái quan trọng nhất nó để lại là cái tư duy quản lý chuyên nghiệp cụ ạ.
Chính Pháp mới đẻ ra hệ thống chức danh chuyên nghiệp cho hệ thống quản lý chứ không phải Anh cụ nhé. ANh giỏi về buôn bán, Pháp giỏi về hành chính quản trị và lưu trữ vì ngữ pháp chặt chẽ, từ nguyên dồi dào (thừa hưởng tiếng La tinh). Đưa cái tăm cho thằng Pháp là nó có ngay thuật ngữ chuyên ngành cho cái tăm từ đầu đến đuôi ngay.
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,444
Động cơ
330,294 Mã lực
Chính Pháp mới đẻ ra hệ thống chức danh chuyên nghiệp cho hệ thống quản lý chứ không phải Anh cụ nhé. ANh giỏi về buôn bán, Pháp giỏi về hành chính quản trị và lưu trữ vì ngữ pháp chặt chẽ, từ nguyên dồi dào (thừa hưởng tiếng La tinh). Đưa cái tăm cho thằng Pháp là nó có ngay thuật ngữ chuyên ngành cho cái tăm từ đầu đến đuôi ngay.
ý em là cái thói quen thực hành trên thực tế ấy cụ ạ, còn lý thuyết, ý tưởng là một chuyện. Những tư tưởng quản trị của Mông tét sờ ki ơ bi giờ vẫn phổ dụng đấy thôi. Nhưng nói gì thì nói, nhìn toàn cục, rõ ràng về quản lý, thương mại...Pháp ko còn tính cạnh tranh như một số nền quản trị hiện đại khác.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
ý em là cái thói quen thực hành trên thực tế ấy cụ ạ, còn lý thuyết, ý tưởng là một chuyện. Những tư tưởng quản trị của Mông tét sờ ki ơ bi giờ vẫn phổ dụng đấy thôi. Nhưng nói gì thì nói, nhìn toàn cục, rõ ràng về quản lý, thương mại...Pháp ko còn tính cạnh tranh như một số nền quản trị hiện đại khác.
Cái gì cũng phải dựa trên sản xuất.
Pháp có nhiều ý tưởng sản phẩm hay nhưng những đồ mang tính tiện dung, trâu bò thì hơi yếu.
Ngay như quần áo cái đồ hiệu thì nhiều mà những đồ cho số đông, cho giới trẻ kiểu nike hay dkny thì không có.
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,444
Động cơ
330,294 Mã lực
Cái gì cũng phải dựa trên sản xuất.
Pháp có nhiều ý tưởng sản phẩm hay nhưng những đồ mang tính tiện dung, trâu bò thì hơi yếu.
Ngay như quần áo cái đồ hiệu thì nhiều mà những đồ cho số đông, cho giới trẻ kiểu nike hay dkny thì không có.
Nga cũng như vậy, rất đáng tiếc. Khoa học cơ bản cực tốt nhưng khoa học ứng dụng kém nên ko kiếm được nhiều xèng từ chính chất xám của mình.
 

vinaconex47

Xe buýt
Biển số
OF-302726
Ngày cấp bằng
24/12/13
Số km
759
Động cơ
311,548 Mã lực
Nơi ở
TP Ho Chi Minh
Bác Quân ở Sài gòn mới sửa sai.
Bao giờ cái tiến bộ này lan ra tới được đất Thủ đô :-?:-?:-?
Bác Quân chỉ đưa con bác ấy mới 33t lên P.GĐ CA tỉnh ĐN ở hoàng hôn của nhiệm kỳ thôi. Chứ đưa Cụ Đắc lộ lên tên đường là người khác ạ.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,865
Động cơ
422,560 Mã lực
Công đi với tội...Ngài Rhodes này cùng với đám cha đạo khác chính là các thủ lĩnh tinh thần đã đi trc 1 bước trong cuộc chiến xâm lăng VN của Pháp sau này.
Vậy nên hoà, ko thờ cũng đúng!
Ông ấy sống vào thời trước khi Phú đĩ nổ súng xâm lược đến 200 năm.Chẳng nhẽ thuyết âm mưu dài đến thế sao.Mục đích ban đầu cũng chỉ là truyền bá đức tin tới các dân tộc bán khai trên toàn cầu mà thôi.
 

fiatcoi

Xe tăng
Biển số
OF-35914
Ngày cấp bằng
24/5/09
Số km
1,367
Động cơ
483,790 Mã lực

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,865
Động cơ
422,560 Mã lực
Cái gì cũng phải dựa trên sản xuất.
Pháp có nhiều ý tưởng sản phẩm hay nhưng những đồ mang tính tiện dung, trâu bò thì hơi yếu.
Ngay như quần áo cái đồ hiệu thì nhiều mà những đồ cho số đông, cho giới trẻ kiểu nike hay dkny thì không có.
Lại chê Phú à.Nó làm một cái túi xách bằng thằng khác làm cả trăm cái.Nước hoa,diệu vang,đồ hiệu...Chỉ cần làm ít thôi nhưng lợi nhuận cao.Nó là tinh hoa chủ nghĩa tư bản đó
 

Taxulo

Xe buýt
Biển số
OF-365438
Ngày cấp bằng
4/5/15
Số km
776
Động cơ
262,590 Mã lực
Giáo dục về lịch sử chữ viết, ký tự VN đã bỏ quên Ngài chăng !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!



Sau 351 năm mới tìm thấy ngôi mộ người đã khai sinh ra những mẫu tự Việt Nam.
Kỷ niệm 354 năm qua đời của linh mục Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ), Người đã khai sinh ra chữ Việt cho chúng ta đang sử dụng .

Xin cám ơn Người đã cho chúng ta biết được những mặt chữ tiếng Việt và từ đó chúng ta không còn lệ thuộc vào chữ viết của giặc Tàu nữa .
...
Cha Đắc Lộ, một nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ nói chung và của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng, "Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ".

Năm 1651 khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã giải phóng nước Việt Nam khỏi nô lệ giặc Tàu .

Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.

Trong khi đó, người Tàu của Mao Trạch Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ.

Với hy vọng có thể tìm được nơi linh mục trở về với cát bụi, chúng tôi, đoàn Việt Nam đang công tác tại Iran đã đến Isfahan – thành phố cổ cách Teheran 350 km về phía Nam. Đó là một ngày đầu năm 2011, một tuần sau lễ Giáng sinh.

Quảng trường Naghsh-i Jahan của Isfahan là một trong những quảng trường lớn nhất địa cầu với kiến trúc tiêu biểu Hồi giáo đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại. Tại thành phố này, Alexandre de Rhodes đã sống những năm cuối đời. Mặc dù trước đó, phần đời chính của ông là ở Việt Nam.

Chúng tôi đến Isfahan vào một ngày mùa đông se lạnh nhưng tràn ánh nắng. Hỏi đường đến một nhà thờ Công giáo nào đó, chúng tôi được người dân chỉ dẫn tận tình. Điểm chúng tôi đến là nhà thờ Vank, nhà thờ thiên chúa lớn nhất Isfahan.

Qua giây phút ngạc nhiên trước đoàn khách Việt Nam, cha xứ nhà thờ nồng nhiệt đón tiếp chúng tôi hồ hởi. Trước nay, hiếm có du khách Á đông nào, nhất là từ Việt Nam xa xôi tới nơi đây. Ông nhiệt tình dẫn chúng tôi đi tham quan và nói về lịch sử nhà thờ.

Nằm trong thế giới Hồi giáo, nhà thờ có kiến trúc bề ngoài đặc trưng Hồi giáo, nhưng vào bên trong, với các tranh và tượng Thánh đầy ắp khắp các bức tường, cứ ngỡ như đang ở một nhà thờ nào đó ở Roma hay Paris.

Cha xứ càng ngạc nhiên hơn khi chúng tôi hỏi về giáo sĩ Alexandre de Rhodes – người đã mất cách đây hơn 350 năm. Nhà thờ Vank có một thư viện lớn, lưu trữ nhiều tư liệu quý giá. Cha xứ nói người vào thư viện tìm kiếm. Lát sau, một thanh niên to khỏe khệ nệ mang ra một cuốn sổ dày cộp, to chừng nửa cái bàn, bìa bọc da nâu ghi chép về các giáo sĩ đã làm việc và mất tại đây. Ngạc nhiên và vui mừng tột độ, cha và chúng tôi tìm thấy dòng chữ ghi Alexandre de Rhodes mất năm 1660.

Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, chính tại nhà thờ Vank này, cha Đắc Lộ đã sống và làm việc những năm cuối đời. Chúng tôi hỏi: “Thưa cha, liệu có thể tìm thấy mộ của Alexandre de Rhodes ở đâu không?”.

Cha xứ tận tình chỉ đường cho đoàn khách đặc biệt tới Nghĩa trang Công giáo ở ngoại ô thành phố.

Nghĩa trang nằm dưới chân đồi. Các ngôi mộ nằm êm mát dưới tán rừng thông, tùng, bách mênh mông, vắng lặng. Lạ một điều, nghĩa trang Công giáo nhưng không thấy một cây thánh giá nào.

Chia nhau đi các ngả tìm kiếm, lần mò hồi lâu, chúng tôi reo lên khi thấy ngôi mộ có ghi rõ tên Alexandre de Rhodes. Mộ ông nằm bên cạnh hai ngôi mộ khác thành một cụm ba ngôi. Gọi là mộ, nhưng không đắp nổi như ở Việt Nam. Đó chỉ là tảng đá lớn nằm nghiêng nửa chìm, nửa nổi trên mặt đất. Dù đã trải qua mưa nắng, biến động cuộc đời hơn ba thế kỷ, chữ khắc trên tảng đá còn khá rõ nét.

Trong ánh nắng ban trưa, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước ngôi mộ, ai cũng thấy dâng lên trong lòng mình những cảm xúc bâng khuâng khó tả.
Cảm ơn cụ đã cung cấp thông tin nhé. Quả thật điều này đến bây giờ em mới đc biết :)
 

binhlt55

Xe tải
Biển số
OF-336175
Ngày cấp bằng
25/9/14
Số km
407
Động cơ
281,421 Mã lực
Em có mấy ý:
- Ngôn ngữ có 2 phần: tiếng nói và chữ viết. Cụ Rhodes dùng ký tự Latin để viết (ký hiệu) tiếng Việt, không phải sáng tác ra tiếng Việt. Vì vậy cụ nào thắc mắc sao Rhodes không "dạy" dân ta tiếng Anh hay tiếng Pháp là hết sức ngớ ngẩn.
- Việc bây giờ các cụ "không hòa nhập được" do kém ngoại ngữ là do:
1. Các cụ lười và dốt, không chịu học ngoại ngữ. Bằng chứng là Phillipines họ giỏi tiếng Anh hơn ta nhiều. Vì họ chịu khó học hơn.
2. Các cụ lười không chịu lao động. Bằng chứng là Nhật, Hàn vẫn tiến như vũ bão dù vẫn dùng chữ que, và có vẻ không giỏi tiếng Anh lắm.
Em kết: học tập, lao động đi. Đừng ngồi than với ước.
Em đồng ý với cụ, chẳng có cách gì để khá nếu ta không nỗ lực!:D
 

Pobeda

Xe buýt
Biển số
OF-8259
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
561
Động cơ
551,666 Mã lực
Dạ, xây tượng đài nữa chứ cụ..
Chả cần đâu cụ. Tượng đài của ông ấy chính là những con chữ, những trang sách chúng ta đọc hàng ngày đấy...thế mới gọi là "hơn tượng đồng phơi những lối mòn".
Có dịp đi thăm đầm Ô Loan từ thành phố Quy Nhơn, các cụ nhớ ghé nhà thờ Mằng Lăng, ở đó vẫn còn lưu giữ cuốn sách in chữ Quốc ngữ đầu tiên do chính Alexandre de Rhodes soạn và được in ở Roma vào năm 1651.
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,887
Động cơ
54,110 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
giá mà chúng ta, khi nhỡ bị đô hộ rồi thì, dùng luôn tiếng Pháp làm quốc ngữ, giờ con cháu được thừa kế cũng ổn phết đấy.
Mời cụ:

Nếu mình vẫn là thuộc địa thì cũng thế này thôi.
Nước Pháp "tốt " đến mức nào?. Hiện nay, 14 nước châu Phi vẫn phải trả "thuế thuộc địa" cho Pháp. Ở một số nước, chi phí này từng chiếm tới 40% ngân sách.

Sau thế chiến thứ 2, tiềm lực suy yếu Pháp không thể duy trì hệ thống thuộc địa như trước. Nhiều thuộc địa đã nhân cơ hội này nổi lên dành độc lập.

Đặc biệt Guinea đã không chịu tham gia vào liên hiệp Pháp và tuyên bố độc lập, đáp lại hành động này 3000 người Pháp rời khỏi Guinea sau khi đốt phá hêt trường học, nhà trẻ, các tòa nhà hành chính công ; xe ô tô, sách vở, thuốc men, dụng cụ viện nghiên cứu, máy kéo đã được nghiền nát và phá hoại; ngựa, bò trong các trang trại đã bị giết chết, và thực phẩm trong nhà kho đã bị cháy hoặc bị nhiễm độc. Hành động này của Pháp là sự "dằn mặt" với các thuộc địa khác nếu làm như Guinea thì đất nước sẽ về thời kì đồ đá.

Sợ đất nước của mình sẽ giống như Guinea các nước châu Phi khác mà tiên phong là Togo buộc phải trả cho Pháp một khoản tiền hàng năm, gọi là "trả cho các lợi ích mà họ đã nhận được từ Pháp trong thời thuộc địa". Năm 1963, khoản tiền này chiếm 40% ngân sách của Togo. Và đó là " điều kiện duy nhất để người Pháp không để tiêu diệt đất nước trước khi rời khỏi".

Và dưới đây là một số điều khoản "bình đẳng-tự do- bác ái" mà các nước châu Phi phải kí với Pháp để có được nền độc lập năm 1950:
1. Các quốc gia châu Phi phải trả tiền cho cơ sở hạ tầng mà Pháp xây trên đất nước họ trong thời kì thuộc địa.
2. Dự trữ quốc gia của các nước châu Phi phải được gửi trong ngân hàng quốc gia của Pháp. Hiện nay ước tính Pháp đang giữ khoản 500 tỷ đô dự trữ của các nước cựu thuôc địa châu Phi trong kho bạc của mình. Và các nước châu Phi không được rút quá 15% tiền dự trữ CỦA MÌNH mỗi năm, nếu muốn rút nhiều hơn thì buộc phải vay 65% số tiền từ ngân hàng Pháp với lãi suất thương mại.
3. Pháp có quyền được ưu tiên mua bất kì tài nguyên thiên nhiên nào tìm thấy trong các nước cự thuộc địa châu Phi.
4. Đối với các hợp đồng của chính phủ các nước châu Phi thì công ty Pháp phải được ưu tiên trước rồi mới đến các công ty khác.
....
Nguồn: http://www.siliconafrica.com/france-colonial-tax/
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,865
Động cơ
422,560 Mã lực
Chính Pháp mới đẻ ra hệ thống chức danh chuyên nghiệp cho hệ thống quản lý chứ không phải Anh cụ nhé. ANh giỏi về buôn bán, Pháp giỏi về hành chính quản trị và lưu trữ vì ngữ pháp chặt chẽ, từ nguyên dồi dào (thừa hưởng tiếng La tinh). Đưa cái tăm cho thằng Pháp là nó có ngay thuật ngữ chuyên ngành cho cái tăm từ đầu đến đuôi ngay.
Hầu như toàn bộ Âu châu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền hành chính Pháp.Đế chế Napoleon đã phủ bóng lên Đức,Ý,Tây ban nha...
 

Viking

Xe điện
Biển số
OF-8365
Ngày cấp bằng
17/8/07
Số km
4,485
Động cơ
579,203 Mã lực
Nơi ở
nơi ấy, trên ngọn núi cao.
Công của Alexandre de Rhodes là rất lớn và không thể phủ nhận, nhưng nâng lên hàng thánh thế này thì em vái cả nón.
Bài viết nặng tính nâng bi và tự sướng.
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,813
Động cơ
479,101 Mã lực
Hình như có cái bia bé tí ven hồ hoàn kiếm thì phải.
ngày trước là bia ghi công lao sau này phá bỏ làm tượng đài cảm tử đó. thật vớ vẩn chỉ phá hoại là giỏi
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,311
Động cơ
1,136,526 Mã lực
Các cha đạo Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sử dụng chữ la tinh để phiên âm tiếng Việt khi họ vào Việt Nam thế kỷ XÔ VIẾT
Trải qua nhiều năm tháng, mỗi cha phiên âm một cách
Ông Alexandre Rhodes chỉ là người thu thập và hệ thống hoá lại
Alexandre Rhodes KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI LÀM RA CHỮ VIỆT
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top