(Tiếp)
Thực ra từ cách đây hơn 10 năm, khi đàm phán AFTA người ta đã đặt ngành sản xuất ô tô lên bàn cân, và khi đó người ta đã đặt câu hỏi về sự cần thiết phải hỗ trợ ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Và như các cụ cũng đoán ra, AFTA ký kết năm 2009 đánh dấu chấm hết cho ngành sản xuất ô tô non trẻ về kinh nghiệm nhưng già dơ về tuổi đời, người ta chính thức bỏ rơi nó. Lộ trình đã vẽ ra rất cụ thể khi nào thuế về 0%. Tuy nhiên, như nhiều cụ trên này vẫn có niềm tin sắt đá rằng chính phủ này thường xuyên nói một đằng làm một nẻo, họ không tin rằng người ta dám bỏ rơi một ngành công nghiệp giá trị như ô tô, rằng sớm muộn gì người ta lại vẽ ra trò nọ trò kia và mọi thứ vẫn như cũ. Tiếc thay, lần đầu tiên họ nhầm. 6 năm sau 93% số dòng thuế về 0% và 3 năm tiếp theo là những dòng còn lại. Nhiều doanh nghiệp ngỡ ngàng, MOF và MOIT chưa bao giờ đông vui đến thế, ai cũng kêu oan mong được cứu, nhưng chả ai được cứu.
Cách đây hơn 1 năm, thấy trước con đường xuống vực thẳm, cả ngành ô tô giãy giụa, kẻ gào thét người rạch mặt ăn vạ. Có công ty còn dám mặc cả với chính phủ, đưa hẳn con số hỗ trợ tương đương 2 tỷ đô mới thèm ở lại. Anh lớn khác thì âm thầm chạy cửa sau, và nhận ra kết quả cũng như cửa trước. Một số anh ngậm ngùi chuyển sang nhập xe về bán, một số anh khác thần tốc chạy đua với thời gian tìm cách nâng công suất lên mức tối ưu nhằm hạ giá thành xuống sát mức bình quân của Thái và Indo. Như chính VAMA thừa nhận, chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam cao hơn chi phí bên Thái và Indo khoảng 20% ngay kê cả khi được bỏ thuế nhập khẩu linh kiện, cuộc đua này vô cùng khó khăn. Khi doanh số ô tô ở Thái Lan vượt 1 triệu xe/năm thì Việt Nam mới ngoi ngóp ở 100.000 xe. Giờ đây, lượng xe Thái xuất khẩu hàng năm còn lớn hơn cả lượng bán của Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà Thaco quyết tâm đạt công suất 50.000 xe Mazda trong năm nay và 100.000 xe trong những năm tới, bới đó là cách duy nhất nó có thể tồn tại. Với những gì đang xảy ra với ngành ô tô, có thể thấy rất rõ dã tâm à quên quyết tâm của chính phủ: Ngành lắp ráp ô tô phải tự cứu mình!
Dĩ nhiên, họ không bị hoàn toàn bỏ rơi. Năm 2016 họ đã được giúp bằng cách áp thêm 5% vào giá tính thuế của xe nhập. Có thể hết năm nay, họ sẽ được hưởng chính sách giống các nước Thái và Indo, là những xe đạt tỷ lệ nội địa hoá nhất định sẽ hưởng thuế nhập linh kiện = 0 (chưa chắc đã cần tỷ lệ NĐH 40% - nhưng nếu muốn xuất khẩu qua ASEAN thì vẫn cần 40% mới được hưởng thuế NK 0% của nước bạn). Nhưng có lẽ đó là tất cả những gì có thể làm mà không phương hại nhiều đến thu ngân sách - thứ đang cực kỳ nhạy cảm gần đây. Gần như không còn cửa cho thứ gì đó chỉ đánh lên xe nhập chứ không đánh lên xe lắp ráp. Các biểu thuế phí cũng đã xong xuôi, và những người nắm quyền lực trong tay đều đã hài lòng với những gì họ đạt được. Không ai muốn thay đổi gì nữa.
Nói thêm một chút về phí trước bạ, cái này là khoản thu của địa phương, giữ lại địa phương chi tiêu và không phải nộp lại ngân sách trung ương. Hiện mức trần do Quốc Hội quy định là 15% và hội đồng nhân dân các tỉnh tự quyết theo mức đó hoặc thấp hơn. Về bản chất thì đây là khoản chia ngân sách của Trung Ương cho địa phương, và do đó nếu ai đó được hưởng nhiều hơn thì người kia phải nhận bớt đi, chứ không thể cả hai cùng tăng được - chúng ta thống nhất với nhau rằng các mức thuế phí họ tính toán đã là con số tối ưu cho ngân sách. Vì vậy, 2018 sẽ không có biến động nhiều từ khoản này.
Một số cụ sợ rằng người ta tìm cách để giá tính thuế xe nhập tăng vọt lên. Nhà cháu rất hóng muốn biết các cụ làm cách nào, vì nhà cháu cũng muốn mà chưa nghĩ ra cách nào. Cũng vì AFTA mà nhà cháu khổ sở mấy năm nay, cũng đi lên đi xuống các bộ ngành mà không nghĩ ra mưu nào cho việc áp thêm thuế phí cho hàng nhập (như kiểu ngày xưa là thuế phụ thu, phí giám định...). Thật buồn là kể từ khi vào WTO, người ta không còn làm được mấy trò đó nữa.
Trở lại chủ đề, liệu 2018 giá xe giảm không? Có cụ nào còn nghi ngờ nữa không? Để nhà cháu suy luận thêm cho các cụ nhé, trong trường hơp giá xe giảm như dự đoán. Những năm tới, số lượng xe sẽ tăng, đường sẽ tắc. Người ta phải làm gì đó để đường đỡ tắc, và những việc đó đều cần chi tiêu ngân sách, lại có thứ để làm để ăn. Nó lại đẻ ra vố số ngành dịch vụ ăn theo, ví dụ như gửi xe qua đêm và gửi xe theo giờ. Với khoảng 1 triệu xe ô tô ở HN và TPHCM không có chỗ đỗ trong những năm tới, tức là khoảng 2.000 tỷ đồng tiền đỗ xe qua đêm/tháng, tức là 1 tỷ đô/năm tiền đỗ xe theo tháng chưa tính theo giờ, các cụ nhìn thấy cơ hội gì? Với đường cao tốc chạy dọc Bắc Nam, lên Lào Cai sang Hạ Long xuống Ninh Bình về Thanh Hoá, với lượng xe phổ cập đại chúng, các cụ nhìn thấy cơ hội gì về du lịch, kinh doanh? Hàng bao nhiêu con người ở trong những ngành kinh doanh đó? Cứ cuối tuần, cả triệu lượt xe ồ ạt đổ về các điểm vui chơi giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng, các cụ nhìn thấy xã hội được lợi hay bị thiệt? Ai dám cản trở sự phát triển của ô tô? Không có chuyện hạn chế ô tô đâu, ít ra trong 10 năm tới. Nếu chúng ta đang nói về việc tăng tiêu dùng nội địa, thì việc nhà nhà có ô tô là cú hích không thể tốt hơn của nền kinh tế.
Một việc hay như thế, lợi cho ngân sách, lợi cho người dân, lợi cho nền kinh tế và sự phát triển văn hoá, xã hội, sao phải cản trở nó? Toy, Ford hay bất cứ doanh nghiệp nào chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu, họ chả thiệt đâu, họ vẫn bán được xe, thậm chí còn bán nhiều hơn. Thaco hay Thành Công phải tự mà thích nghi hoàn cảnh mới, phải tự thay đổi để tồn tại, và họ đang làm như thế rồi, không cần cụ nào phải lo. Cái duy nhất các cụ nên lo, là làm thế nào sang năm có tiền mua được chiếc xe mình muốn.
Rất vui được tiếp cận cách thông tin cụ đưa ra. Cháu xin bày tỏ nhận thức riêng của nhà cháu trong câu chuyện này.
Đầu tiên, cháu phải thú nhận với cụ trước là cháu không có trình độ chuyên môn gì về tầm vĩ mô. Tất cả những thứ nói ra chỉ là cóp nhặt trên báo đài, nên chỗ nào không phải cụ vui lòng chỉ bảo thêm.
1. Những cái cùng suy nghĩ giống cụ:
- Ngành ô tô sẽ phát triển tiếp trong thời gian tới.
- THaco đầu tư lắp ráp Mazda là đúng hướng và tự cứu họ, vì tổng số lượng lắp ráp trong khu vực cũng chỉ đạt 300.000 xe/năm.
- Về lệ phí trước bạ và những thứ phi để có đc cái biển số xe.
- Lợi ích đem lại cho người dân khi giá xe giảm xuống.
2. Những cái chưa thấy ổn khi đọc phân tích của cụ:
- NSNN có bị giảm không khi thuế suất NK về 0%: Theo như cụ phân tích thì CP đang tính toán và đã ban hành là: một lấy số lượng của xe dung tích thấp dưới 2.0 để bù đắp và đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cao vào dòng xe trên 2.0 để bù đắp số thiếu hụt.
Như nhà cháu hiểu từ khi thuế suất NK từ 50% về 0% vào năm sau thì tương đương với giá xe sẽ giảm từ 25-30% giá trị xe. Nhưng điều này thì chưa thấy có dù các năm qua đều đã có lộ trình giảm. CP vẫn đang cố gắng bảo vệ nguồn thu bằng cách thay đổi giá tính thuế đố với xe nhập khẩu và mức sàn để tính thuế TTĐB. Cụ thể là giá tính thuế TTĐB đã phải cộng thêm chi phí lưu thông và lãi định mức của nhà nhập khẩu vào.
Vậy nếu như cụ phân tích thì sao CP lại phải làm việc này? Sao không cho nhập về lấy số lượng lớn về để bù thu và cho dân được hưởng lợi ích do có xe đem lại như cụ phân tích? ( Khoan hãy nói đến việc bảo hộ sx trong nước).
Đứng trên góc độ nhà nước thì cháu thấy họ đưa ra chính sách họ cần phải tính toán thêm về cơ sở hạ tầng, cán cân thanh toán thương mại, bảo hộ sản xuất lắp ráp và phụ trợ trong nước ( dù rằng cái này ở ta không quá lớn, chỉ chủ yếu bảo vệ quyền lợi của những nhà lắp ráp nhưng đã nói thì cũng viết cho hết). Nếu cứ cho nhập thả phanh về cho dân sướng thì lấy ngoại tệ đâu để nhập... cụ đừng bào là cứ in tiền ra là có hết đó nhé
Rõ ràng CP phải tính toán các phương án để đảm bảo sự án toán và phát triển chung của quốc gia nhưng vẫn phải đảm bảo được yếu tố nguồn thu. Chứ không phải chỉ quan tâm bù đắp nguồn thu như cụ phân tích: thu được do tăng sản lượng, thu phí đỗ xe... mà quên đi các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, cán cân thương mại, bỏ qua yếu tố lợi ích nhóm vì cái này phân tích cả ngày cũng không hết.
Vì vậy chỗ này nhà cháu vẫn giữ quan điểm rằng khi thuế suất NK về 0% thì chắc chắn số thu NS sẽ giảm. Để bù đắp lại số thu đó thì CP phải đưa các hàng rào kỹ thuật để không vi phạm hiệp định nhưng vẫn phải đảm bảo số thu NS và đảm bảo các yếu tố khác như cở sở hạ tầng. Chứ CP không chọn giải pháp như cụ đưa ra là tăng số lượng để bù đắp, nếu tư duy này đứng dưới góc độ nhà kinh doanh thì đúng chứ đứng trên góc độ vĩ mô thì chắc chắn sai. Cháu không rõ khi xây dựng chính sách thuế thì họ có suy nghĩ như cụ không? Có thể cụ đang làm việc trên tầm vĩ mô nói ra thì đúng nhưng xin phép cháu nghi ngờ.
- Về kỹ thuật để đảm bảo nguồn thu: Cháu cũng hóng hớt được hiện tại dư địa đất để CP đảm bảo cở sở hạ tầng, đảm bảo không bị thâm hụt ngoại tệ do nhập khẩu ô tô và đồng thời bảo vệ sản xuất và phụ trợ trong nước, lợi ích nhóm.... mà vẫn đảm bảo đủ bù đắp tương đối số thu do thuế NK về 0% là:
+ Thay đổi giá tính thuế nhập khẩu: Vì thuế suất về 0% nên số thuế NK cũng =0... nhưng khi tính giá để tính thuế TTĐB thì số thuế TTĐB phải nộp sẽ cao gần bằng với trước. Điều này có nghĩa là việc giảm thuế TTĐB gần như không có giá trị. Người dùng cuối cùng vẫn phải nộp gần đủ số tiền như trước khi giảm thuế TTĐB ( đối với xe dưới 2.0). Còn đối với xe từ 2.0 trở lên thì sẽ là một lớn ( vì số lượng xe trên 2.0 nhập về tương ứng với khoảng 20-25% tổng số nhập về.
+ Thay đổi nâng mức giá sàn để tính thuế TTĐB: Trước kia thì chỉ đơn giản là lấy giá xe NK + Thuế NK để tính thuế TTĐB thì nay đã thay đổi bằng cách bắt cộng thêm chi phí lưu thông và lãi định mức của nhà NK. Cái này theo nhà cháu hiểu thì không vi phạm gì các hiệp định như cụ nói trên. Vấn đề là 5% hay 7% hay 10% hoàn toàn do CP quyết định. Trường hợp số thu bị giảm nhiều và bảo hộ lợi ích nhóm như cụ nói trên thì họ hoàn toàn đưa ra nhận định và áp mức sàn cho doanh nghiệp NK phải theo.
Từ 2 yếu tố trên thì có thể thấy việc giảm nhiều hay ít phụ thuộc và chính sách nhà nước chứ không phải do các hiệp định cụ kể trên mà có thể thay đổi được giá xe cuối cùng người dân mua đc.
3. Về lợi hại khi giá xe giảm xuống:
- Đứng trên góc độ người dân thì rõ ràng khi giá giảm sẽ có nhiều người được tiếp cận với mức sống tiên tiến. Ai cũng mong điều này cả ... nhất là những thằng như nhà cháu dân đi buôn oto.
- Đứng về góc độ xã hội: Khi nhiều người dân mua xe thì rõ ràng áp lực lớn cơ sở hạ tầng, không giải quyết bài toán này thì kinh tế không phát triển được... thời gian tắc đường hết cả thời gian đi làm ra của cả vật chất. Và khi đó chính phủ cũng móm theo... sinh ra vỡ nợ... và sẽ có kết cục tất yếu.
- Như trong bài cụ có nói khi áp lực về hạ tầng thì CP lại đi xây dựng thêm rồi kiếm miếng... về việc kiếm cháu không bàn nhưng cháu thấy đi vay bây giờ khó lắm, nhà nghèo mà ăn chơi quá thì càng nhanh đi. Không đơn giản cứ đi vay mạnh về mở đường để các cụ mang oto ra đi nghỉ ngơi cuối tuần đâu ạ.
Qua mấy vấn đề trên cháu thấy con đường để dân ta tiếp cần sự văn minh còn gian nan lắm. Có thể giá xe 2018 sẽ giảm nhưng chắc chắn không sốc như một số cụ dự giảm 20-25%. Cháu cũng mạnh dạn đưa ra dự đoán sẽ giảm tối đa 7%-10% cho dòng giảm nhiều nhất, còn các dòng xe từ châu âu thì không có cửa nào giảm cả.
Cũng còn mấy vấn đề nữa muốn viết thêm chút nữa, nhưng em lại có việc nên tạm xin dừng ở đây.
Cám ơn cụ đã tiếp chuyện.