Em dám chắc một điều CP sẽ không dùng bài tăng lệ phí trước bạ hay tăng tiền biển để áp dụng bù thu. Vì làm cách này mấy ông lắp ráp trong nước chết ngay.
EM có đọc bài phân tích của cụ ở trên, em chưa thấy cụ nói đến một giải pháp bù thu khi giảm thuế NK và thuế suất TTĐB đó là tăng gái tính thuế. Việc này hoàn toàn trong tay BTC.... tất nhiên đây không phải là giải pháp tối ưu 100% vì không thể vượt khung giá bán tại các thị trường xuất, nhưng nó là nguyên nhân không thể giảm giá xe sốc được.
Vì giảm sốc thì sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của CP !!
Cụ và nhiều cụ khác có một sự nhầm lẫn cơ bản, đó là hiểu sai đầu bài. Các cụ hiểu bài toàn giá xe như sau:
Khi thuế nhập khẩu ASEAN về 0 và thuế TTĐB giảm với một số loại xe, chính phủ phải tìm cách thu thêm cái gì để khỏi thất thu thuế. Và sau đó các cụ đưa ra những lo sợ về thuế phí mới, về giá tính thuế bị ép tăng, về nọ về kia.
Vậy bài toán này sai ở đâu. Năm 2015 chính phủ đã có cả năm để chuẩn bị và đệ trình Quốc Hôi thông qua đề án sửa đổi thuế TTĐB với xe hơi. Vậy mục đích của nó là gì?
Là để thu được nhiều thuế nhất cho ngân sách, chấm hết. Những gì gọi là khuyến khích xe nhỏ, phù hợp Việt Nam hay hạn chế xe lớn, ô nhiễm môi trường chỉ là cái cớ. Và Quốc Hội đã thông qua mức thuế TTĐB cho từng loại xe, mức thuế tối ưu nhất để số thu thuế là lớn nhất - ít ra là tối ưu nhất theo phương pháp tính của họ. Giờ họ không bàn nữa, trừ khi thực tế cho thấy đó không phải là mức thuế tối ưu.
Vậy nên, cụ nào lo cho ngân sách thất thu là sai hoàn toàn. Họ tính giỏi hơn các cụ. Những chiếc xe dung tích nhỏ thường là entry level của các hãng xe bất kể xe sang hay bình dân, là xe nhạy cảm về giá, họ áp thuế TTĐB thấp hơn để lượng bán tăng, bù lại phần thuế giảm. Tổng thu nhờ đó tăng. Những chiếc xe ít nhạy cảm về giá là xe dung tích lớn, đại gia không tiếc tiền xăng mà chỉ cần đẳng cấp nên họ cho rằng nhóm này sẽ không giảm dù bị thuế đến 150%. Thực tế, sau gần 1 năm áp dụng đã cho thấy họ tính đúng. Xe nhỏ sản lượng tăng không ngừng, năm 2016 tăng gần gấp đôi 2015 và 2017 tiếp tục tăng hơn 2016. Xe lớn, xe sang chịu thuế TTĐB cao sau vài tháng chững lại vì lượng mua đón đầu thuế trước 1/7/2016, nhưng bắt đầu hồi phục vào cuối năm 2016 và có dấu hiệu sẽ vượt 2016 về cả lượng lẫn doanh số trong năm nay. Mọi thứ đang đi đúng hướng, họ dại gì chỉnh thuế TTĐB. Ai bảo đảm khi tăng thuế TTĐB, lượng bán không sụt giảm tới mức tổng thu thuế giảm? Ai dám đưa thêm thuế phí khác, bởi nó có thể gây giảm số xe bán ra và đương nhiên giảm các khoản thu thuế phí hiện hành (thuế NK, thuế TTĐB, thuế VAT), liệu thuế phí thêm vào kia có đủ bù không? Những câu này họ đã tự hỏi và trả lời với nhau từ những kỳ họp quốc hội năm 2015.
Chốt lại, thuế TTĐB đang có là mức thuế tối ưu cho ngân sách! Bởi chả có lý do gì không chọn mức thuế như vậy, có ai bắt họ chọn khác đâu.
Vậy nếu thuế TTĐB tối ưu rồi, ngân sách đã có mức thu tối đa từ ô tô, vậy còn vấn đề gì nữa? Đây mới chính là bài toán cần bàn. Đó là sự bất bình đẳng giữa xe nhập khẩu ASEAN và xe lắp ráp. Trong khi phần lớn xe nhập khẩu ASEAN xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia - trung tâm xe hơi ở ĐNA - vốn có 20 năm nội địa hoá, giờ xe của họ tuyệt đại đa số đã vượt qua tiêu chí 40% nội địa hoá nên đều được hưởng thuế nhập khẩu 0% với linh kiện (kể cả phần linh kiện phi ASEAN). Ở ta thuế NK trung bình là 20% cho linh kiện. Đây mới chính là thứ mà các nhà sx trong nước đòi hỏi sự bình đẳng. Ngoài ra xe nhập trước đây phần thuế không tính trên giá bao gồm chi phí là lợi nhuận của nhà phân phối nhưng xe nội địa vẫn bị tính, vừa rồi họ có sửa đổi để thêm 5% vào giá tính thuế xe nhập.
Bài toán cần giải ở đây là: với thuế NK 0% ASEAN, nếu giữ nguyên chính sách thuế như hiện này, xe sản xuất trong nước chắc chắn chết. Vậy, chính phủ cần làm gì?
Để giải bài toán này cần trả lời câu hỏi: nếu xe nội địa chết thì sao? Ai thiệt, ai lợi? Ngân sách chắc chắn không thiệt rồi, kiểu gì họ cũng có cách thu tối đa thuế, và họ cũng đã lường trước những hãng xe sẽ chết và xu hướng chuyển sang nhập. Người dân cũng chả thiệt, họ mua được xe tốt và giá thì không bao giờ rẻ dù chết hay không. Chỉ có các hãng lắp ra xe trong nước là chết. Có thể có hàng chục nghìn công nhân lắp ráp xe ra đường, nhưng cũng có hàng chục nghìn công nhân bảo dưỡng sửa chữa xe được thuê thêm (của các hãng chuyển sang nhập khẩu). Ở đây cần làm rõ: tại sao phải cứu, không cứu thì sao, được gì, mất gì. (Chút nữa nhà cháu viết tiếp).