[Funland] Kênh đào Phù Nam Campuchia !

2508

Xe buýt
Biển số
OF-840999
Ngày cấp bằng
1/10/23
Số km
608
Động cơ
43,284 Mã lực
Đúng rồi. Gặp ODA Nhật thì còn khốn nạn hơn gấp nhiều lần.
Bởi vậy e thắc mắc lợi ích khi TQ toàn làm dự án BOT cho Cam mặc dù Cam cho TQ lợi ích theo e thấy chả có gì đáng kể cả, trong khi các nước lớn đầu tư ở các nước kém phát triển thì chơi bài khốn nạn như Nhật là hoàn hảo nhất.
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,467
Động cơ
468,032 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Cụ không cập nhật tin tức hay sao? Dự án này làm gì còn BOT nữa, TQ không chịu làm BOT vì cho rằng dự án không sinh lợi nên a Cam xoay sở tìm nguồn vốn để làm.
Lại tin tức mới à.
Đem con bỏ chợ thế này có chết không cơ chứ.
À mà kệ Cam, chết hay ngấp ngoải càng đỡ ảnh hưởng đến Vạn Niên.
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
790
Động cơ
388,346 Mã lực
Người ta làm hồ chứa trên núi chứ ai lại đi làm hồ chứa ở đồng bằng thì làm gì có chênh lệch cột nước mà cấp. Các nơi làm nhiều ao chứa nước bé thì được. Mấy cha có ý tưởng làm 3 cái hồ chứa lớn ở ĐBSCL thì lợi bất cập hại. Mùa khô hút nước từ hồ chứa lên để dùng làm hạ thấp mực nước ngầm thì tác hại các vùng xung quanh ăn đủ.

Làm vài cái đập ngăn ở gần cửa sông để điều tiết nước là ngon hơn nhiều, thích giữ lại bao nhiêu nước thì giữ, còn thì mở ra cho chảy ra biển.

Cụ chuẩn.

Dài hạn để đối phó với nạn nước biển dâng, ngắn hạn để có nước phục vụ nông nghiệp thì VN nên đào vài hồ ở miền Tây giống như hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh, hoặc vài con kênh thủy lợi, vừa để giữ nước ngọt mùa khô.
 

nkafe

Xe tải
Biển số
OF-838482
Ngày cấp bằng
10/8/23
Số km
289
Động cơ
7,512 Mã lực
Tuổi
30
Người ta làm hồ chứa trên núi chứ ai lại đi làm hồ chứa ở đồng bằng thì làm gì có chênh lệch cột nước mà cấp. Các nơi làm nhiều ao chứa nước bé thì được. Mấy cha có ý tưởng làm 3 cái hồ chứa lớn ở ĐBSCL thì lợi bất cập hại. Mùa khô hút nước từ hồ chứa lên để dùng làm hạ thấp mực nước ngầm thì tác hại các vùng xung quanh ăn đủ.

Làm vài cái đập ngăn ở gần cửa sông để điều tiết nước là ngon hơn nhiều, thích giữ lại bao nhiêu nước thì giữ, còn thì mở ra cho chảy ra biển.
Hồ Dầu Tiếng thì sao?
 

hongsonphan82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
822
Động cơ
335,729 Mã lực
Nếu TQ làm BOT rồi thì làm gì có tin mời a Nhật lùn đầu tư vào dự án này.
Bài của anh Huns thôi! Chào mừng Nhật mua cổ phần dự án BOT. Ý của ảnh là ai đầu tư ảnh cũng giang tay chào đón hết chứ không phải ưu tiên TQ như bọn mõm trên mạng rêu rao.
 

nkafe

Xe tải
Biển số
OF-838482
Ngày cấp bằng
10/8/23
Số km
289
Động cơ
7,512 Mã lực
Tuổi
30
Hồ Dầu Tiếng là trên núi đó
Điêu, trên bản đồ địa hình cao độ hồ Dầu Tiếng chả khác TP HCM, thực tế hồ cũng mở cống lấy nước từ sông Sài Gòn và tiếp nước cho các khu vực khắc bằng ống nước có cao độ 6m, tức là hồ đồng bằng, khác bì biển Hồ bên Cam đâu.
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
790
Động cơ
388,346 Mã lực
Cụ không biết chuyên môn thì không nên nói thế. Hồ Dầu Tiếng có mực nước dâng bình thường là 24,4 m (https://hodautieng.vn/index.html) nằm chủ yếu ở Tây Ninh (do địa thế cao) để phục vụ cho mấy tỉnh ở dưới thấp là Bình Dương và TP HCM. Do vậy mới có chuyện Bí thơ và chính quyền Tây Ninh phản đối việc mất đất xây hồ cho tỉnh khác hưởng (https://vi.wikipedia.org/wiki/Hồ_Dầu_Tiếng). Để cấp được nước thì quan trọng là mực nước hồ chứ không phải cao độ ống cấp nước. Nếu muốn đặt cao độ miệng ống cấp ở -6 m thì với mực nước 20 m nó vẫn chảy đến chỗ cao cao độ +6 m được.

Còn ĐBSCL thì làm hồ có mực nước cao bao nhiêu để cấp? Đỉnh lũ năm 2000 tại Tân Châu là 5,06 m đã làm ngập băng cả đồng bằng rồi.

Điêu, trên bản đồ địa hình cao độ hồ Dầu Tiếng chả khác TP HCM, thực tế hồ cũng mở cống lấy nước từ sông Sài Gòn và tiếp nước cho các khu vực khắc bằng ống nước có cao độ 6m, tức là hồ đồng bằng, khác bì biển Hồ bên Cam đâu.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,369
Động cơ
351,381 Mã lực
Điêu, trên bản đồ địa hình cao độ hồ Dầu Tiếng chả khác TP HCM, thực tế hồ cũng mở cống lấy nước từ sông Sài Gòn và tiếp nước cho các khu vực khắc bằng ống nước có cao độ 6m, tức là hồ đồng bằng, khác bì biển Hồ bên Cam đâu.
Hồ Dầu Tiếng thực ra là có lưng tựa núi nhưng cũng có mặt đồng bằng nữa, đoạn đó phải xây một con đê rất dài để ngăn nước. Như trong hình dưới chính là đoạn đường tỉnh DT781 đấy.
1723199135284.png
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,369
Động cơ
351,381 Mã lực
Biển Hồ bên Cam cũng phải có núi vây quanh thì mới giữ được nước
1723199294021.png
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
790
Động cơ
388,346 Mã lực
Để có nước chảy được vào hồ mà trữ thì phần lưu vực nhận nước của hồ phải cao hơn mực nước hồ rồi. Do vậy, hồ Dầu Tiếng chỉ có thể nhận nước từ trên núi thôi.

Hồ Dầu Tiếng thực ra là có lưng tựa núi nhưng cũng có mặt đồng bằng nữa, đoạn đó phải xây một con đê rất dài để ngăn nước. Như trong hình dưới chính là đoạn đường tỉnh DT781 đấy.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,369
Động cơ
351,381 Mã lực
Người ta làm hồ chứa trên núi chứ ai lại đi làm hồ chứa ở đồng bằng thì làm gì có chênh lệch cột nước mà cấp. Các nơi làm nhiều ao chứa nước bé thì được. Mấy cha có ý tưởng làm 3 cái hồ chứa lớn ở ĐBSCL thì lợi bất cập hại. Mùa khô hút nước từ hồ chứa lên để dùng làm hạ thấp mực nước ngầm thì tác hại các vùng xung quanh ăn đủ.

Làm vài cái đập ngăn ở gần cửa sông để điều tiết nước là ngon hơn nhiều, thích giữ lại bao nhiêu nước thì giữ, còn thì mở ra cho chảy ra biển.
Em cũng cho là miền Tây đất thấp làm hồ chứa không hiệu quả bằng làm đập ở cửa sông, vừa ngăn mặn mà cũng giúp nâng mực nước sông, từ đó chảy theo kênh về các vùng xa thuận tiện hơn.

Lưu lượng nước thấp nhất trong mùa khô của sông Tiền + Hậu cũng phải 2500m3/s, cơ bản đủ để phục vụ nhu cầu tưới tiêu của cả vùng.
 

nkafe

Xe tải
Biển số
OF-838482
Ngày cấp bằng
10/8/23
Số km
289
Động cơ
7,512 Mã lực
Tuổi
30
Cụ không biết chuyên môn thì không nên nói thế. Hồ Dầu Tiếng có mực nước dâng bình thường là 24,4 m (https://hodautieng.vn/index.html) nằm chủ yếu ở Tây Ninh (do địa thế cao) để phục vụ cho mấy tỉnh ở dưới thấp là Bình Dương và TP HCM. Do vậy mới có chuyện Bí thơ và chính quyền Tây Ninh phản đối việc mất đất xây hồ cho tỉnh khác hưởng (https://vi.wikipedia.org/wiki/Hồ_Dầu_Tiếng). Để cấp được nước thì quan trọng là mực nước hồ chứ không phải cao độ ống cấp nước. Nếu muốn đặt cao độ miệng ống cấp ở -6 m thì với mực nước 20 m nó vẫn chảy đến chỗ cao cao độ +6 m được.

Còn ĐBSCL thì làm hồ có mực nước cao bao nhiêu để cấp? Đỉnh lũ năm 2000 tại Tân Châu là 5,06 m đã làm ngập băng cả đồng bằng rồi.
Cụ lấy ví dụ Tân Châu không đúng. Trên bản đồ địa hình thì Tân Châu và cả dẻo đồng bằng kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu là vùng thấp trũng, ai đào hồ ở đó. Có đào hồ sông Tiền thì vùng trên vườn quốc gia Tràm Chim, sông Hậu thì vùng cao loanh quanh miếu bà chúa xứ chứ.
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
790
Động cơ
388,346 Mã lực
Nếu cụ là một trong các tác giả của ý tưởng này
https://congan.com.vn/doi-song/xon-xao-vu-de-xuat-xay-ho-tru-nuoc-ngot-135000-ty-o-mien-tay_165328.html#google_vignette thì em sẽ trao đổi với cụ. Còn không thì mạn phép em không tranh luận vì chuyên môn của cụ không liên quan đến các vấn đề này.
Em đang nói về mực nước lớn nhất gây ngập lụt đồng bằng để cụ hình dung chứ không nói về vị trí làm hồ ở Tân Châu.
Nếu làm hồ trữ nước để dùng mà làm ở cạnh vườn quốc gia Tràm Chim thì ngang với việc phá hoại, vứt cái vườn quốc gia ấy đi.

Cụ lấy ví dụ Tân Châu không đúng. Trên bản đồ địa hình thì Tân Châu và cả dẻo đồng bằng kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu là vùng thấp trũng, ai đào hồ ở đó. Có đào hồ sông Tiền thì vùng trên vườn quốc gia Tràm Chim, sông Hậu thì vùng cao loanh quanh miếu bà chúa xứ chứ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top