em mới xem cái này:
Kênh đào Panama sử dụng rất nhiều nước ngọt vì tàu phải đi qua hàng chục âu thuyền đưa chúng lên hoặc xuống ở độ sâu
26 m. Nó cần khoảng 200 triệu lít nước cho mỗi con tàu đi qua.
Xem trong video thì nó phải đến thế thật. Nhất là tàu đi qua lãnh thổ Cam ra biển thì đi từ cao xuống thấp nên phải xả nước ra biển rồi, nó giống chu trình từ 3 phút 40 trở đi
và con số về dữ liệu phương tiện về hành khách và hàng hóa nếu Cam chuyển toàn bộ qua con kênh này:
Việt Nam kết nối tuyến sông (thủy nội địa), tuyến ven biển với nhiều quốc gia láng giềng. Riêng tuyến vận tải thủy nội địa Việt Nam – Campuchia, ghi nhận có khoảng 20 triệu tấn hàng hóa thông qua, kể từ khi Hiệp định Vận tải thủy Việt Nam – Campuchia có hiệu lực từ tháng 01/2011...
vneconomy.vn
.
Cụ ví Phù Nam với Panama thì đúng như
"Máng mương với thủy điện".
Khi xây dựng kênh Panama người Pháp ( Pháp làm không được mới đến Mỹ làm) đã phát hiện mực nước ở TBD và DTD không bằng nhau. Nếu đào thông như kênh Suez. Thì tàu thuyền đi lại rất khó khăn và phải đào rất sâu.
Họ lợi dụng 1 con sông có sẵn. Chặn dòng nó lại tạo ra 1 hồ nhân tạo. Chỉ phải đào những khu vực hẹp và nông.
2 đầu xây 2 hệ thống âu thuyền.
Âu này có nhiệm vụ đưa tàu lên cao để đi vào hồ. Đến đầu kia lại đưa tàu xuống để ra biển.
Kênh Phù Nam là đào ở đồng bằng dễ hơn nhiều. Và cũng lợi dụng 1 vài con sông nhỏ nữa
Độ sâu của kênh Phù Nam có 5,4m. Nếu để chảy tự nhiên thì năm nào cũng phải nạo vét. Do mỗi năm phù sa sẽ bồi lắng khoảng 50cm vào mùa mưa.
Vào mùa khô mực nước xuống thấp không đủ độ sâu cho tàu thuyền qua lại. Nước biển sẽ theo kênh xâm nhập mặn sâu vào đất liền.
Nên sẽ xây 3 cửa cống ở 2 đầu và giữa kênh. 3 cửa cống này nhằm kiểm soát mực nước trong kênh.
Khi có tàu đi qua sẽ mở, bình thường sẽ luôn đóng. Kênh bé, âu thuyền bé, tàu bé nên không mất mấy nước đâu.
Kể cả mùa mưa nước lớn cũng không mở nhiều đâu. Vì sẽ bị bồi lắng trong kênh và cửa ngoài vịnh Thái Lan của kênh.
Vịnh này vốn đã nông rồi. Bồi lắng thì nạo vét liên tục.