- Biển số
- OF-579269
- Ngày cấp bằng
- 15/7/18
- Số km
- 527
- Động cơ
- 144,158 Mã lực
- Tuổi
- 44
Phải xử cái thằng lùi xe chứ, trên cao tốc mà lùi thế thì chết
Quan điểm của nhà cháu là mọi người không thể chịu trách nhiệm với hành vi sai phạm của người khác được. Vụ này có thể tài xế xe cont ko đúng 100% nhưngNói xàm !
Luật quy định rất rõ xe trên 2 làn khác nhau đi nhanh hơn nhau không phải là vượt nhé !
Tham gia giao thông không chỉ đi đúng làn, đúng tốc độ mà phải làm đúng rất nhiều thứ khác. Vd : chú ý quan sát, giảm tốc độ tới mức có thể dừng lại an toàn khi có chướng ngại vật trên đường... !
Thằng nào làm sai cái gì thì phải chịu trách nhiệm vì cái đó. Không có chuyện miễn trừ cho thằng sai ít vì thằng kia sai nhiều hơn đâu !
Cao tốc thì bắt khách làm sao được hử lãoKhông ai đạp ngay, nhưng giảm tốc khi thấy không an toàn là điều cần thiết. Chạy cao tốc suốt ngày, gặp mấy bố xe khách lạng lên rồi tạt vào bắt khách mà cứ tư tưởng lái đó thì mình là thằng thiệt đầu tiên
Chuẩn cụ.Xã hội càng phát triển luật lá nó càng phức tạp, đến luật sư là người chuyên ngành về luật còn có người giỏi, người kém, có người chỉ chuyên ngành lĩnh vực thương mại, lại có người chỉ chuyên ngành hôn nhân gia đình.... nên phải chấp nhận thực tế đó thôi. Chịu khó học thì biết thêm nhiều. Ví dụ nhiều ông lái xe chỉ hiểu luật là đi đúng làn trong tốc độ tối thiểu tối đa cho phép thì được san bằng tất cả, đến khi đâm vào xe phía trước bị tòa nó bắt đi tù mới ngớ ra là luật nó còn có quy định thêm nữa là khi gặp chướng ngại vật hay tín hiệu nguy hiểm thì phải giảm tốc độ để có thể dừng lại an toàn. Không chịu học, học láng tráng, không nắm được tinh thần luật, nhưhg cái tôi to thích cãi cùn thì lại bị như anh H.
Sao k bắt? họ thích thế đáyCao tốc thì bắt khách làm sao được hử lão
Cháu gái có biết/đoán vụ việc tuơng tự thế này thì bên Nhật kế quả xử sẽ thế nào ko?!Bản đồ hiện trường tai nạn:
Tam giác đỏ: biển cảnh báo w245 "đi chậm"
Chữ nhật đỏ: xe container (tốc độ 62km/h).
Hình thoi đỏ: vị trí Innova khi bắt đầu xảy ra va chạm.
Lập luận buộc tội của Tòa Thái Nguyên:
1) Xe container đi thẳng, nhưng vẫn phải chịu hiệu lực của biển w245 "đi chậm" và phải giảm tốc độ (theo công văn 1541 của Tổng cục đường bộ Việt Nam).
2) Xe container đang đi ở tốc độ 62km/h (theo số liệu trước khi thiết bị giám sát mất tín hiệu), trong khi phải giảm tốc độ theo hiệu lực của biển w245 "đi chậm".
3) Biển w245 "đi chậm" là biển báo nguy hiểm và cảnh báo, không phải biển hiệu lệnh, nhưng theo điều 31, Quy chuẩn 41:2016
"Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn".
Từ (1) (2) (3) lập luận rằng xe container đã vi phạm điều 5, khoản 1, Thông tư 91/2015/TT-BGTVT.
Lập luận gỡ tội của luật sư bào chữa:
4) Xe container đi thẳng, không phải chịu hiệu lực của biển w245 "đi chậm" (theo công văn 2884 của Cục Quản lý đường bộ 1).
5) Xe container đang đi ở tốc độ 62km/h (theo số liệu trước khi thiết bị giám sát mất tín hiệu), là không vi phạm quy định tốc độ tối thiểu (60km/h).
Từ (4) (5) lập luận rằng xe container không vi phạm điều 5, khoản 1, Thông tư 91/2015/TT-BGTVT.
mời cháu gái ly rượu mà máy no cho!?Quan điểm của cháu:
1. Lập luận buộc tội của Tòa Thái Nguyên là đủ căn cứ pháp luật.
2. Nhưng lẽ ra lập luận buộc tội này, nên được đưa ra ngay trong phiên tòa sơ thẩm đầu tiên, thì tính thuyết phục sẽ cao hơn.
3. Bởi vì Tòa Thái Nguyên thay đổi đến 04 lần lập luận buộc tội, làm cho "định kiến" lập luận buộc tội "non" của cộng đồng mạng, trong 03 lần trước, tác động tiêu cực đến lập luận buộc tội lần thứ tư.
Cháu đang thử tra cứu xem có vụ tai nạn giao thông nào tương tự, xảy ra ở Nhật. Nếu tìm thấy cháu sẽ up lên đây ạ.Cháu gái có biết/đoán vụ việc tuơng tự thế này thì bên Nhật kế quả xử sẽ thế nào ko?!
Tư duy này cũng chết r, nếu như có xe phía trước đi chậm để chuẩn bị rẽ thì xe sau auto phải giảm tốc độ ( giữ khoảng cách an toàn ) kể cả ko có biển nhé, trường hợp cụ thể A Hoàng phía trước ko có xe rẽ phải tại sao phải giảm tốc độ??? ----> suy diễn luật.Nhiều vị cũng ăn bả của luật sư chày cối, cứ bám vào biển "đi chậm" để bật tòa
Chúng nó biện rằng biển "đi chậm" chỉ có hiệu lực cho xe chuẩn bị ra khỏi cao tốc, nhưng đường này chỉ có 2 làn, những xe đi thẳng đang đi cùng làn với xe chuẩn bị rẽ phải không đi chậm theo thì đốc ghi vào đít xe rẽ phải à?
Tư duy về luật như thế thì cãi sao thắng được?
Chả luật nào cấm nhưng biên bản lời khai với tư cách nào thì chỉ của duy nhất tư cách đó. Cụ thể không có chuyện biên bản lời khai đang với tư cách "bị cáo" được trích ra vài dòng và xem là lời khai với tư cách "người làm chứng"thế sao 2 ko ghi là người làm chứng,... Mắc thì phạt. Mà lại chỉ ghi là phạm tội thì làm sao. Khổ, luật sư thế này bảo sao vụ TN cứ đem nhau ra cãi bí bét
Ơ thế bị cáo thì không đc làm chứng à sư
Ông Lâm Tươi có phải "bị cáo" không?Đường Nhuệ làm chứng khi xử nhà Lâm Quyết
Vụ nhảy lầu cũng thế, Lâm Tươi đâm vào ông Phước, nhưng lại ngồi ở tòa với tư cách người làm chứng
Cháu lại suy diễn lung tung rồi, trong vụ án này lời khai của ông S ảnh hưởng đến ông H và ngược lại do đó cả 2 ông đều không thể thành "người làm chứng" vì nếu khai thật sẽ có thể rơi vào tình huống "buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình" trong khi BLTTHS quy định rõ "không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội"1. Trong cùng một phiên xét xử:
a) Bị cáo là bị cáo (điều 61, BLTTHS 2015).
b) Người làm chứng là người làm chứng (điều 66, BLTTHS 2015).
c) Khi bị cáo khai báo về các bị cáo khác, trong những tội: phạm tội do cố ý, đó không phải là làm chứng, mà là khai báo về đồng phạm (điều 17, Văn bản hợp nhất BLHS 2017).
d) Khi bị cáo khai báo về các bị cáo khác, trong những tội: phạm tội do không cố ý, thì tư cách của bị cáo khai báo đó, là người làm chứng.
2. Trong thực tế sẽ xảy ra tình huống, các bị cáo là đồng phạm, có bị cáo chấp nhận bản án có hiệu lực pháp luật, có bị cáo kháng cáo. Khi có phiên tòa dành cho bị cáo kháng cáo, các bị cáo không kháng cáo vẫn được triệu tập để khai báo. Hiện tại Tòa án nhân dân Tối cao vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, để xác định các bị cáo không kháng cáo, có tư cách gì: người làm chứng hay đồng phạm.
---------------
Quay trở lại vụ án Hoàng Cont và Sơn Innova.
Khi Hoàng Cont khai báo về hành vi của chính mình, thì đó là tư cách bị cáo, không phải là tư cách của người làm chứng, cho nên Hoàng Cont có thể thay đổi lời khai về chính mình một cách tùy ý, mà không bị khép tội khai báo gian dối theo điều 382, Văn bản hợp nhất BLHS 2017.
Khi Hoàng Cont khai báo về hành vi của Sơn Innova, thì đó là tư cách của người làm chứng, nếu lời khai của Hoàng Cont về Sơn Innova mà được chứng minh là gian dối, Hoàng Cont sẽ bị truy tố về tội khai báo gian dối theo điều 382, Văn bản hợp nhất BLHS 2017.
Cụ H hình như lúc đầu, mấy tháng sau khi tai nạn, thì chưa bị bắt đâu cụ. Vậy lời khai lúc đó, có coi là lời khai làm chứng để kết tội cụ S đc ko?Chả luật nào cấm nhưng biên bản lời khai với tư cách nào thì chỉ của duy nhất tư cách đó. Cụ thể không có chuyện biên bản lời khai đang với tư cách "bị cáo" được trích ra vài dòng và xem là lời khai với tư cách "người làm chứng"
Ông Lâm Tươi có phải "bị cáo" không?
Cháu lại suy diễn lung tung rồi, trong vụ án này lời khai của ông S ảnh hưởng đến ông H và ngược lại do đó cả 2 ông đều không thể thành "người làm chứng" vì nếu khai thật sẽ có thể rơi vào tình huống "buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình" trong khi BLTTHS quy định rõ "không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội"
Cháu nghĩ là bác đang suy diễn. "Không buộc phải" bác suy diễn thành "không được".Cháu lại suy diễn lung tung rồi, trong vụ án này lời khai của ông S ảnh hưởng đến ông H và ngược lại do đó cả 2 ông đều không thể thành "người làm chứng" vì nếu khai thật sẽ có thể rơi vào tình huống "buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình" trong khi BLTTHS quy định rõ "không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội"
Toà xử y án rồi, lùi vô tư đê:
Ô tô lùi trên Quốc lộ 3 hướng Hà Nội - Thái Nguyên
Ô tô bất chấp nguyên hiểm lùi trên QL 3 hướng Hà Nội - Thái Nguyên gây bức xúcphapluat.tuoitrethudo.com.vn
Công nhận, thằng nào nói là lùi trên cao tốc không sao đúng là ngu thật? Mà thằng nào nói câu đấy thế? Hay cụ cũng ngu khi đọc mà không hiểu?
Hình như em đã trả lời 1 lần là chả quan tâm lời khai của ai rồi mà? Khi tranh luận em chấp nhận nếu 50/50, cãi cho có 51/49 và chỉ tập trung vào những cái vô lý thấy rõ do đó sẽ không bao giờ sa đà vào lời khailuận điểm này thì em đồng ý với sư!? thế mà hôm qua sư cứ loanh quanh mãi khi dẫn chứng toàn theo lời khai của H
Chưa bị bắt nhưng có thể đã là "bị can"Cụ H hình như lúc đầu, mấy tháng sau khi tai nạn, thì chưa bị bắt đâu cụ. Vậy lời khai lúc đó, có coi là lời khai làm chứng để kết tội cụ S đc ko?
Cháu xem lại quyền, nghĩa vụ của "người làm chứng". Luật không có chuyện điều này đá điều kia cháu nhéCháu nghĩ là bác đang suy diễn.
Không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội (điều 61, khoản 2, điểm h, BLTTHS 2015) tức là bị cáo có quyền từ chối trả lời và viện dẫn điều 61, khoản 2, điểm h, BLTTHS 2015.
Bị cáo chỉ cần nói: từ chối trả lời, vậy là xong. Không cần phải khai thật, khai dối gì cả.
Đang còn cãi nhau như mổ bò về cái thực tế: các bị cáo là đồng phạm, bị cáo không kháng cáo, khi khai trong phiên xử của bị cáo kháng cáo, thì đóng vai trò gì: người làm chứng hay đồng phạm.Cháu xem lại quyền, nghĩa vụ của "người làm chứng". Luật không có chuyện điều này đá điều kia cháu nhé